Heo kỳ bao nhiêu 1kg?

Theo đó, sau khi hạ nhẹ một giá, hai tỉnh Bắc Giang và Lào Cai cùng đưa giao dịch xuống mức thấp nhất khu vực là 48.000 đồng/kg.

Tương tự, Tuyên Quang và Hà Nội cũng giảm nhẹ một giá, lần lượt xuống mức 49.000 đồng/kg và 50.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg.

Địa phương
Giá [đồng]
Tăng/giảm [đồng]
Bắc Giang
48.000
-1.000
Yên Bái
49.000
-
Lào Cai
48.000
-1.000
Hưng Yên
50.000
-
Nam Định
49.000
-
Thái Nguyên
50.000
-
Phú Thọ
49.000
-
Thái Bình
50.000
-
Hà Nam
49.000
-
Vĩnh Phúc
49.000
-
Hà Nội
50.000
-1.000
Ninh Bình
49.000
-
Tuyên Quang
49.000
-1.000
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc. Tổng hợp: Thanh Hạ.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên tăng giảm không đồng nhất

Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận biến động trái chiều.

Cụ thể, giá heo hơi tại Bình Thuận hiện đang neo ở ngưỡng cao nhất khu vực là 53.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.

Trái lại, heo hơi tại tỉnh Lâm Đồng đang được giao dịch với giá 52.000 đồng/kg sau khi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, ngang bằng với Quảng Ngãi.

Các tỉnh còn lại duy trì giao dịch ổn định so với ngày hôm qua.

Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg.

Địa phương
Giá [đồng]
Tăng/giảm [đồng]
Thanh Hóa
49.000
-
Nghệ An
48.000
-
Hà Tĩnh
49.000
-
Quảng Bình
51.000
-
Quảng Trị
51.000
-
Thừa Thiên Huế
50.000
-
Quảng Nam
51.000
-
Quảng Ngãi
52.000
-
Bình Định
51.000
-
Khánh Hoà
51.000
-
Lâm Đồng
52.000
-1.000
Đắk Lắk
50.000
-
Ninh Thuận
50.000
-
Bình Thuận
53.000
+2.000
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên. Tổng hợp: Thanh Hạ

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam giảm rải rác

Tại miền Nam, giá heo hơi ghi nhận giảm 1.000 đồng/kg ở một vài nơi.

Trong đó, 50.000 đồng/kg là mốc giao dịch heo hơi được ghi nhận tại các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang và Bến Tre sau khi hạ nhẹ một giá.

Thương lái tại An Giang và Vũng Tàu đang thu mua heo hơi lần lượt với giá 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg.

Địa phương
Giá [đồng]
Tăng/giảm [đồng]
Bình Phước
51.000
-
Đồng Nai
50.000
-
TP HCM
52.000
-
Bình Dương
51.000
-
Tây Ninh
50.000
-
Vũng Tàu
52.000
-1.000
Long An
51.000
-
Đồng Tháp
52.000
-
An Giang
51.000
-1.000
Vĩnh Long
50.000
-1.000
Cần Thơ
51.000
-
Kiên Giang
51.000
-
Hậu Giang
50.000
-1.000
Cà Mau
53.000
-
Tiền Giang
51.000
-
Bạc Liêu
52.000
-
Trà Vinh
52.000
-
Bến Tre
50.000
-1.000
Sóc Trăng
51.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam. Tổng hợp: Thanh Hạ

Trong năm 2022, cả nước đã xây dựng được 608 vùng, cơ sở ATDB, tăng 195 vùng, cơ sở so với năm 2021 [413 vùng, cơ sở]. Trong đó, có 328 vùng, cơ sở ATDB trên gia súc [năm 2021 là 227 vùng, cơ sở]; 271 vùng, cơ sở ATDB trên gia cầm [năm 2021 là 175 vùng, cơ sở] và 9 vùng ATDB Dại động vật cấp quận, huyện [năm 2021 có 11 cơ sở cấp xã], theo báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Lũy kế từ năm 2016 đến nay, cả nước đã xây dựng được 2.394 vùng, cơ sở ATDB tại 55 tỉnh, thành phố. Trong đó: Có 2.210 cơ sở, vùng ATDB tại 55 tỉnh, thành phố với 4.125 lượt chứng nhận ATDB đối với 20 bệnh [1.687 lượt chứng nhận cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm ATDB; 2.386 lượt chứng nhận cơ sở, vùng chăn nuôi heo ATDB và 52 vùng ATDB bệnh Dại động vật còn hiệu lực].

Nhìn chung, giá heo hơi trong hôm nay điều chỉnh 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương trên cả nước. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg.

>>> Xem thêm: Dự báo giá heo hơi trong thời gian tới, thông tin về dịch tả heo châu Phi và giá cả thị trường mới nhất hôm nay.

Tình hình chăn nuôi heo và bệnh dịch tả heo châu phi mới nhất

Dịch tả heo châu Phi là một loại bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm do virus gây ra ở trên heo. Bệnh này xuất hiện lần đầu tiên ở châu Phi vào năm 1921 và đã gây nên nhiều thiệt hại vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ heo chết lên đến 100%.

Tại Việt Nam, dịch bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 2 năm ngoái sau đó lan rộng ra trên phạm vi cả nước. Số lượng heo buộc phải tiêu hủy theo thống kê trên 6 triệu con, tổng thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng [CPI] của cả nước. Cho đến hiện tại, dịch tả heo châu Phi vẫn còn xảy ra rải rác ở nhiều tỉnh thành trên phạm vi cả nước.

Trong khi đó,các doanh nghiệp lớn sản xuất heo giống chủ yếu dành cho nội bộ của doanh nghiệp và mạng lưới gia công, rất hạn chế bán con giống ra ngoài.

Hiện nay công tác tái đàn tại các địa phương rất e dè, một phần ngại dịch tả heo châu Phi, một phần ngại các rủi ro từ thị trường khi người tiêu dùng đang chuyển dần sang các nhóm thực phẩm khác cũng như việc nhập khẩu heo sống từ nước ngoài.

Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn heo và bảo đảm nguồn cung thịt heo.

Quản lý heo để theo nhóm trong chăn nuôi

Cùng với sự phát triển và chuyên nghiệp hóa của ngành chăn nuôi heo, điều quan trọng cũng như tính cần thiết để có một nhóm sản xuất đồng nhất, quản lý nái sinh sản theo lô/theo nhóm có một số lợi thế đáng kể từ việc quản lý nhân sự và tổ chức công việc, cũng như việc tạo ra một lợi thế về sức khỏe và an toàn sinh học cho vật nuôi.

Quản lý nái đẻ theo nhóm đã từng là một thực tế phổ biến, nhưng khi các trang trại phát triển ngày một lớn hơn, sản xuất đẻ liên tục lại trở thành phương thức phổ thông hơn. Trước đây, quản lý nái đẻ theo nhóm có khuynh hướng hấp dẫn hơn đối với các trang trại nhỏ, khi các nhà chăn nuôi cần một số lượng heo nhất định để sử dụng cho một chuyến xe hoặc một dãy chuồng nào đó, xu hướng quản lý cho nái đẻ theo nhóm được áp dụng ở quy mô trại lớn hơn.

Các trại nái có thể chọn từ một số tùy chọn khác nhau để tạo thành các lô sản xuất của họ, nhóm hàng tuần hoặc 2, 3, 4 tuần hoặc thậm chí 5 tuần một lần.

Việc sử dụng thời gian hiệu quả hơn và cải thiện quản lý đàn nái có thể đạt được bằng cách phân chia đàn nái sinh sản của trại trở thành các nhóm riêng biệt. Mỗi nhóm đủ lớn để phù hợp với năng suất của chuồng đẻ, sau đó nhóm nái đẻ sẽ đẻ trong cùng một thời gian. Việc kết hợp hệ thống quản lý cùng vào - cùng ra với việc cho nái đẻ theo nhóm được chứng minh là có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng, gia tăng thêm 100g/ngày [hoặc hơn thế nữa] trong vòng đời của heo thịt.

Điều cần thiết của việc quản lý nái đẻ theo nhóm không chỉ bởi vì cần tạo ra một nhóm heo đồng nhất sau cai sữa đến xuất thịt, mà điều quan trọng của kỹ thuật này là giúp cho nhà chăn nuôi tối đa hóa về công suất chuồng trại và năng suất đàn heo.

Trước đây, quản lý đẻ theo nhóm có lẽ phù hợp hơn với quy mô chăn nuôi gia đình – nhỏ hơn 300 nái hoặc ít hơn. Tuy nhiên ngày nay dưới áp lực của an toàn sinh học, sự cải thiện của tốc độ tăng trưởng, việc quản lý nái đẻ theo nhóm đã trở thành xu hướng mới cho các nhà chăn nuôi cần quan tâm đến.

Đây là một hình thức quản lý rất phù hợp để vận hành các hoạt động hợp tác giữa các nhà sản xuất/chủ trang trại. Ví dụ: có ba chủ trang trại có thể quyết định rằng một trong các trang trại của họ nên được chuyển đổi thành khu vực nuôi nái đẻ theo nhóm, một trang trại khác có thể trở thành khu vực nuôi heo con cai sữa và trại thứ ba sẽ đóng vai trò là đơn vị chăn nuôi giai đoạn xuất chuồng. Sự sắp xếp này tạo ra các lợi ích về sức khỏe và hiệu quả quản lý của tất cả trong việc điều hành cùng vào-cùng ra trên khu vực chăn nuôi.

Đẻ theo nhóm cũng là cách tốt nhất để sản xuất heo cho các hệ thống nuôi nhiều heo cai sữa quy mô lớn, nơi một nhóm cai sữa đến xuất thịt cần đến đến vài trăm heo cùng độ tuổi có thể phát triển và xuất chuồng cùng nhau.

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt

Heo thịt ở nước ta thường nuôi tới 5 – 6 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 95 – 105 kg. Ở mức thể trọng này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu hướng tích lũy nhiều mỡ, nếu tiếp tục nuôi thường không có lợi… Người chăn nuôi luôn mong muốn heo lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn ít và heo có phẩm chất thịt tốt. Nên với những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ góp phần giúp nhà chăn nuôi đạt được các mục tiêu ở trên.

Dinh dưỡng cho đàn heo thịt

Thời gian nuôi heo thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.

a. Giai đoạn 1

Heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 – 60 kg. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân. Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây hại cho môi trường, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Người chăn nuôi nên cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18% protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3100 – 3250 Kcal.

b. Giai đoạn 2

Heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 – 105 kg. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn. Dư dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất sẽ làm heo trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng. Giai đoạn này nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn có khẩu phần có protein thô từ 14 – 16%, giá trị khẩu phần có từ 3000 – 3100 kcal.

Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace, Hampshire hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên [xem thêm ở bài Kỹ Thuật Chọn Giống Heo]. Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao, và cả hai giai đoạn nuôi đều phải cân đối thành phần các axit amin và axit béo không no mạch dài.

Phẩm chất thức ăn có quan hệ trực tiếp đến phẩm chất thịt heo khi giết mổ. Nếu khẩu phần chứa nhiều chất béo xấu thì sẽ cho quầy thịt có mỡ bệu, dễ bị hóa lỏng và hôi dầu khi tồn trữ lạnh lâu [chất béo của bột cá xấu sẽ tạo mùi tanh cho thịt và ít người ưa chuộng].

Kỹ thuật cho ăn đàn heo thịt

a. Số lượng thức ăn

Theo như phần trình bày về Dinh Dưỡng ở trên thì cơ thể heo phát triển theo 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu cơ thể heo sẽ phát triển số lượng tế bào cơ và giai đoạn còn lại sẽ phát triển kích thước tế bào. Do đó, ở giai đoạn đầu ta cần cho heo thịt ăn với số lượng tự do theo nhu cầu để giúp heo tăng tối đa số lượng tế bào và ở giai đoạn sau cho heo ăn theo định mức để hạn chế quá trình hình thành tế bào mỡ. Như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho đàn heo thịt và tăng tỉ lệ nạc.

b. Cách cho ăn

Nên bố trí máng ăn đủ cho số heo trong đàn để hạn chế mức ăn không đồng đều và nên cho ăn nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tập cho heo có phản xạ ăn theo giờ để tăng khả năng tiêu hóa. Trong khi cho ăn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào của từng con trong chuồng. Ngoài ra, cần chú ý đến chất lượng thức ăn phải đủ dưỡng chất và không bị nhiễm độc tố nấm mốc.

Nước uống: nước uống cho heo cần phải sạch và đầy đủ.

Kỹ thuật chăm sóc heo thịt

a. Phân lô, phân đàn

– Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

– Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.

– Mật độ nuôi thích hợp như sau: từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m2/con, từ 35 – 100 kg có 0,8 m2/con.

b. Chuồng trại và vệ sinh

– Việc quản lý đàn heo thông qua thiết kế chuồng trại phù hợp, mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi, các stress nhiệt và chất lượng không khí… cũng rất quan trọng.

– Chuồng trại phải thoáng mát, có sự lưu chuyển không khí với vận tốc gió trung bình từ 0,5 – 1m/giây. Nếu thông gió bằng quạt hút cần điều chỉnh vận tốc cho phù hợp với từng mùa, tránh sự ngột ngạt, và nên đề phòng sự cố mất điện, quạt không chạy dẫn đến đàn heo bị chết do ngộp.

– Nền chuồng luôn khô ráo, có độ dốc thoát nước tốt, tránh trơn trượt hoặc gồ ghề, hạn chế chất thải trong khu vực nuôi.

– Trục dọc của dãy chuồng nên chạy theo hướng đông bắc tây nam để tránh các hướng nắng bất lợi, hướng mưa tạt gió lùa. Nên thiết kế chuồng có chỗ phơi nắng khoảng 2/3 diện tích chỗ nằm kể trên. Sân nắng ngoài việc cung cấp vitamin D cho heo, còn có tác dụng sưởi ấm và sát trùng bằng tia tử ngoại.

– Quanh chuồng nên trồng cây che mát, tuy tốt vào ban ngày, nhưng về đêm nếu không khí ngưng đọng, không có gió, cây hô hấp thải CO2 cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự tăng trưởng của heo nuôi.

– Khuynh hướng gần đây của các trại nuôi heo cao sản thì chỉ tắm heo trong những trường hợp thật cần thiết vì việc tắm heo sẽ làm cho heo tăng độ dày của lớp mỡ lưng [đây là phản ứng của heo để chống lại nước lạnh]. Như vậy heo sẽ mất nhiều năng lượng hơn và chất lượng của quầy thịt không đạt theo yêu cầu về tỷ lệ nạc. Mặt khác, tắm heo cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những yếu trong đàn dễ nhiễm bệnh.

c. Phòng bệnh

– Tiêm phòng: Nên tiêm phòng cho heo lúc 8 – 12 tuần tuổi [giai đoạn trước khi heo đưa vào nuôi thịt]. Tiêm các loại vacxin thông thường [Dịch tả, FMD], riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kỳ heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung.

Chủ Đề