Hệ thống thông tin viễn thông là gì

An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin. Để bảo đảm an toàn thông tin mạng, Nhà nước quy định cần bảo vệ các thông tin sau: bảo vệ thông tin mạng; bảo vệ thông tin cá nhân; bảo vệ hệ thống thông tin; ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Theo Khoản 3 Điều 3 của Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Hệ thống thông tin được hiểu là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng.

Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia là hệ thống thông tin mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.

Theo Điều 6 của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, Chính phủ phân loại thông tin và hệ thống thông tin như sau:

1. Thông tin xử lý thông qua hệ thống thông tin được phân loại theo thuộc tính bí mật như sau:

a) Thông tin công cộng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân được công khai cho tất cả các đối tượng mà không cần xác định danh tính, địa chỉ cụ thể của các đối tượng đó;

b) Thông tin riêng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khai hoặc chỉ công khai cho một hoặc một nhóm đối tượng đã được xác định danh tính, địa chỉ cụ thể;

c) Thông tin cá nhân là thông tin trên mạng gắn với việc xác định danh tính một người cụ thể;

d) Thông tin bí mật nhà nước là thông tin ở mức Mật, Tối Mật, Tuyệt Mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Hệ thống thông tin được phân loại theo chức năng phục vụ hoạt động nghiệp vụ như sau:

a) Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ là hệ thống chỉ phục vụ hoạt động quản trị, vận hành nội bộ của cơ quan, tổ chức;

b) Hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp là hệ thống trực tiếp hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ trực tuyến, bao gồm dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ trực tuyến khác trong các lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác;

c) Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin là tập hợp trang thiết bị, đường truyền dẫn kết nối phục vụ chung hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức như mạng diện rộng, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; xác thực điện tử, chứng thực điện tử, chữ ký số; kết nối liên thông các hệ thống thông tin;

d) Hệ thống thông tin Điều khiển công nghiệp là hệ thống có chức năng giám sát, thu thập dữ liệu, quản lý và kiểm soát các hạng Mục quan trọng phục vụ Điều khiển, vận hành hoạt động bình thường của các công trình xây dựng;

đ) Hệ thống thông tin khác.

Căn cứ theo Điều 21 của Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19 tháng 11 năm 2015, Luật quy định phân loại cấp độ an toàn hệ thống thông tin là việc xác định cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin theo cấp độ tăng dần từ 1 đến 5 để áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm bảo vệ hệ thống thông tin phù hợp theo cấp độ.

Hệ thống thông tin được phân loại theo cấp độ an toàn như sau:

a) Cấp độ 1 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhưng không làm tổn hại tới lợi ích công cộng, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

b) Cấp độ 2 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích công cộng nhưng không làm tổn hại tới trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

c) Cấp độ 3 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới sản xuất, lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia;

d) Cấp độ 4 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia;

đ) Cấp độ 5 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.

Căn cứ theo Điều 26 của Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19 tháng 11 năm 2015, Luật quy định Khi thiết lập, mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải thực hiện kiểm định an toàn thông tin trước khi đưa vào vận hành, khai thác.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày khái niệm về hệ thống thông tin và phân loại thông tin, hệ thống thông tin.

Viễn thông (Telecommunication) được hiểu là việc truyền thông tin bằng con đường điện tử, giữa những điểm cách xa nhau về mặt địa lí. Trước kia, khi nói đến viễn thông là nói đến việc truyền các cuộc nói chuyện qua đường điện thoại, thì ngày nay viễn thông chủ yếu thực hiện việc truyền các dữ liệu số, bằng cách sử dụng các máy tính để truyền các dữ liệu từ điểm nọ tới điểm kia. Sản phẩm và dịch vụ viễn thông thường rất đa dạng và phong phú: Từ dịch vụ điện thoại vùng cho tới các dịch vụ điện thoại tầm xa, từ dịch vụ truyền thông không dây, truyền hình cáp tới truyền thông qua vệ tinh, các dịch vụ Internet, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là quyết định cách thức tích hợp các dịch vụ viễn thông này như thế nào vào các HTTT và các tiến trình nghiệp vụ của tổ chức sao cho các hệ thống đó có thể mang lại giá trị kinh doanh cao nhất.

a, Các yếu tố cấu thành hệ thống viễn thông

Hệ thống viễn thông (Telecommunication System) là tập hợp các yếu tố phần cứng và phần mềm tương thích, phối hợp với nhau để truyền thông tin từ điểm này đến điểm khác. Các hệ thống viễn thông cho phép truyền văn bản, ảnh đồ họa, âm thanh và video. Các yếu tố cấu thành hệ thống viễn thông bao gồm:

Các máy tính để xử lý thông tin.

Các thiết bị đầu cuối hay các thiết bị vào/ra để gửi/nhận dữ liệu.

Các kênh truyền thông để truyền dữ liệu hoặc âm thanh giữa các thiết bị nhận/gửi trong một hệ thống mạng. Các kênh truyền thông sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như: đường điện thoại, cáp quang, cáp xoăn và truyền thông không dây.

Các bộ xử lý truyền thông như Modem, bộ tập trung (Concentrator), bộ phân kênh (Multiplex), bộ kiểm soát truyền thông (Controller) và bộ tiền xử lý (Front- End Proccesor) với chức năng hỗ trợ truyền và nhận thông tin.

Phần mềm truyền thông (Telecommunications Software) có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động vào/ra và quản lý các chức năng khác của mạng truyền thông.

Modem

Modem là thiết bị chuyển đổi tín hiệu số từ máy tính ra tín hiệu tương tự cho kênh tương tự và ngược lại.

Máy chủ

Máy chủ (Host Computer) thường là những máy tính lớn hoặc máy mini, cung cấp năng lực tính toán, truy nhập vào các cơ sở dữ liệu, cung cấp các chương trình ứng dụng và điều hành toàn mạng.

Bộ tiền xử lý

Bộ tiền xử lý (Front - End Processor) là máy tính hoặc thiết bị xử lý thường được dùng để xử lý các tác vụ vào/ra và một số tác vụ khác, trước khi vào máy chủ.

Thiết bị đầu cuối

Thiết bị đầu cuối (Terminal) thường được hiểu là những thiết bị vào/ra được gán vào mạng, không có trí tuệ và bộ nhớ. Máy vi tính có thể đóng vai trò như một thiết bị đầu cuối, nhưng nó thuộc thiết bị đầu cuối thông minh.

Bộ tập trung

Bộ tập trung (Concentrator) là một máy tính viễn thông có chức năng thu thập và lưu trữ tạm thời các thông báo đến từ các máy trạm chờ cho tới khi các thông báo được tập hợp đủ rồi mới gửi đi.

Bộ phân kênh

Bộ phân kênh (Multiplexer) là thiết bị cho phép một kênh truyền thông truyền đồng thời dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Thiết bị này sẽ thực hiện phân chia kênh truyền thông, sao cho kênh này có thể được chia sẻ cho nhiều thiết bị truyền thông. Bộ phân kênh có thể chia một kênh truyền thông tốc độ cao thành nhiều kênh có tốc độ thấp hơn hoặc gán cho mỗi nguồn truyền thông một khoảng thời gian rất ngắn quyền sử dụng đường truyền tốc độ cao đó.

Bộ kiểm soát

Bộ kiểm soát (Controller) là một máy tính chuyên dùng, thực hiện chức năng theo dõi dòng truyền thông giữa CPU và các thiết bị ngoại vi trong một hệ thống viễn thông.

b, Các chức năng cơ bản của hệ thống viễn thông

Để có thể thực hiện truyền và nhận thông tin từ một điểm tới điểm khác, một hệ thống viễn thông phải thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau:

Truyền thông tin.

Thiết lập các giao diện giữa người nhận và người gửi. Chuyển các thông báo theo đường truyền hiệu quả nhất.

Thực hiện các thao tác xử lý thông tin cơ bản để đảm bảo rằng các thông báo đúng loại đến đúng người nhận.

Thực hiện các thao tác hiệu chỉnh dữ liệu, ví dụ kiểm tra những lồi truyền thông và tái tạo lại khuôn dạng cho dữ liệu.

Chuyển đổi các thông báo từ một tốc độ (ví dụ tốc độ của máy tính) sang một tốc độ khác (ví dụ tốc độ của đường truyền) hay chuyển đổi dữ liệu từ khuôn dạng này sang khuôn dạng khác.

Về nguyên tắc, hệ thống viễn thông phải kiểm soát được dòng thông tin. Rất nhiều hoạt động được máy tính điện tử thực hiện. Một mạng viễn thông thường bao gồm nhiều yếu tố phần cứng và phần mềm khác nhau. Những yếu tố này cần phối hợp hoạt động với nhau để thực hiện chức năng truyền thông. Các thành phần khác nhau trong một hệ thống mạng có thể “giao tiếp”, “nói chuyện” được với nhau thông qua việc tuân thủ một bộ các quy tắc chung. Bộ các quy tắc và các thủ tục liên quan đến truyền thông giữa hai điểm trong mạng gọi là một giao thức (Protocol). Mỗi một thiết bị trong mạng đều phải có khả năng diễn dịch được giao thức của thiết bị khác.

Các chức năng chính của các giao thức trong một mạng viễn thông là nhận diện mỗi thiêt bị trong đường truyền, xác nhận sự hoàn hảo của việc nhận thông báo, xác nhận một thông báo cần phải được truyền lại vì thông báo đó không được diễn dịch đúng, khôi phục lại dữ liệu nếu có lỗi xảy ra.

c, Các loại tín hiệu

Thông tin được truyền đi trên mạng viễn thông ờ dạng các tín hiệu số hoặc tương tự. Tín hiệu tương tự (Analog Signal) được biểu diễn ờ dạng sóng liên tục và được truyền qua môi trường truyền thông. Các tín hiệu tương tự được dùng để truyền các cuộc nói chuyện (Voice).

Tín hiệu số (Digital Signal) được biểu diễn ở dạng sóng rời rạc. Tín hiệu số truyền dữ liệu đã được mã hóa thành 2 trạng thái: 1-bits và 0-bits.

Tín hiệu số được dùng để truyền dữ liệu. Phần lớn các máy tính truyền thông bằng các tín hiệu số. Mặc dù vậy, với các mạng điện thoại truyền thống được thiết lập để xử lý các tín hiệu tương tự thì chúng sẽ không xử lý được các tín hiệu số nếu không có một quá trình biến đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự. Về nguyên tắc, tất cả các tín hiệu số phải được chuyển đổi thành tín hiệu tương tự, trước khi chúng có thể được truyền đi trong hệ thống vốn chỉ dành để truyền tín hiệu tương tự. Thiết bị thực hiện chyển đổi này gọi là MODEM (viết ghép các ký tự đầu của từ tiếng anh MOdulation và DEModulation). Một MODEM sẽ thực hiện chức năng biến đổi các tín hiệu số của một máy tính thành dạng tương tự để có thể truyền chúng qua đường điện thoại và chức năng chuyển các tín hiệu tương tự trở lại dạng tín hiệu số để một máy tính khác có thể tiếp nhận và xử lý được chúng.

Có hai giải pháp cho vấn đề truyền dữ liệu máy tính:

Sử dụng thiết bị MODEM: Việc sử dụng MODEM và mạng điện thoại tương tự là khả dĩ trong nhiều ứng dụng, tuy nhiên giải pháp này có những hạn chế về tốc độ truyền dữ liệu và tỷ lệ lỗi.

Sử dụng mạng số: Việc sử dụng mạng số cho phép truyền trực tiếp các tín hiệu 0,1. Giải pháp này có ưu điểm cơ bản là tốc độ truyền cao hơn và tỷ lệ lỗi thấp hơn.

d, Các kênh truyền thông

Kênh truyền thông (Communication Channel) được hiểu là một đường truyền dữ liệu từ một thiết bị này đến một thiết bị khác trong mạng. Một kênh truyền thông có thể sử dụng các loại môi trường truyền khác nhau: cáp xoắn, cáp đồng trục, các quang, sóng điện từ, vệ tinh và các môi trường truyền thông không dây khác.

Mỗi loại môi trường truyền thông có những ưu thế và hạn chế riêng của chúng. Các môi trường truyền thông tốc độ cao thì thường đòi hỏi chi phí lớn nhưng chúng cho phép hạ chi phí dành cho truyền thông mỗi bit. Ví dụ, nếu sử dụng kết nối qua vệ tinh thay vì sử dụng đường điện thoại thì chi phí truyền thông mỗi bit sẽ thấp hơn. Các kênh truyền thông được xếp thành hai nhóm: Kênh truyền hữu tuyến (dây xoắn đôi, cáp đồng trục hoặc cáp quang) và kênh vô tuyến (kênh vi sóng, kênh vệ tinh, sóng vô tuyến hoặc hồng ngoại).

Để xác định được phương tiện truyền thông phù hợp nhất cho một ứng dụng cụ thể cần xem xét các yếu tố: Năng lực đường truyền, độ tin cậy, chi phí, khoảng cách truyền và khả năng di động của người sử dụng mạng.

Hệ thống viễn thông là gì cho ví dụ?

Nói một cách dễ hiểu, truyền hình bạn đang xem, Internet bạn đang sử dụng, mạng điện thoại bạn đang gọi,… tóm lại tất tần tật các phương thức truyền dẫn thông tin đều là hệ thống mạng viễn thông.

Đâu là khâu cuối cùng của hệ thống thông tin?

– Thiết bị đầu cuối: là khâu cuối cùng của hệ thống (loa, màn hình, in ra giấy, . . . )

Truyền thông tin nội bộ của một công ty có được xem là một hệ thống thông tin và viễn thông hay không tại sao?

Câu 2 trang 71 Công nghệ 12: Truyền thông tin nội bộ của một công ty có được coi là hệ thống thông tin và viễn thông hay không? Truyền thông tin nội bộ trong một công ty hiện nay được truyền bằng mạng nội bộ, nên đây thể coi là hệ thống thông tin quy mô nhỏ.