Hành lang an toàn rạch tiếng anh là gì

Năm 2004, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 150/2004/QĐ-UB quy định về quản lý, sử dụng hành lang bờ sông, kênh, rạch. Quyết định 150 đã giúp thành phố quản lý chặt hành lang sông, suối, kênh, rạch, nhưng người dân sống trong khu vực này gần như bị “treo” mọi quyền lợi liên quan đến việc sử dụng nhà, đất. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc giải tỏa nhà ở ven kênh, rạch của thành phố gặp nhiều khó khăn khi bồi thường tái định cư, khiến tiến độ các dự án chỉnh trang đô thị bị chậm.

Theo UBND huyện Nhà Bè, toàn huyện hiện có 760 hộ dân sống trong hành lang bảo vệ kênh Cây Khô. Nhiều năm nay, người dân rất bức xúc vì quyền lợi về nhà, đất bị “treo” theo quy hoạch hành lang bảo vệ kênh. Trước đó, Nhà Bè từng kiến nghị giảm bớt hành lang kênh để giải quyết quyền lợi cho dân nhưng không được chấp thuận. UBND quận 8 cũng cho biết, chỉ riêng hai bên bờ kênh Đôi đã có 26 nghìn hộ dân sinh sống. Hiện nay, công tác bồi thường giải tỏa, tái định cư hết sức khó khăn do các hộ dân không đáp ứng đủ quy định về bồi thường, tái định cư.

Tình cảnh này cũng xảy ra tương tự đối với người dân sống trong hành lang sông, kênh, rạch ở các quận 2, Bình Thạnh, Thủ Đức. Quận Bình Thạnh có hơn 11 km kênh, rạch tiêu thoát nước với 26 nghìn hộ dân sinh sống. Năm 2013, để giải quyết bức xúc của người dân có nhà, đất bị ảnh hưởng bởi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, quận đã có công văn gửi Sở Xây dựng kiến nghị cho phép xây dựng tạm, sửa chữa lại nhà đã xuống cấp, có thể sập bất cứ lúc nào.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho những người dân có đất nằm trong hành lang kênh rạch trong sinh hoạt, dự thảo thay thế Quyết định 150 quy định: Đối với đất ở thuộc hành lang bảo vệ trên bờ, nằm ngoài phạm vi 20 m của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc và quá trình sử dụng trước ngày 24-6-2004 sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và cấp phép xây dựng nhà ở để bảo đảm quyền lợi hợp pháp về nhà, đất. Đối với trường hợp chưa xây dựng và không thuộc phạm vi các dự án chỉnh trang đô thị thì UBND quận, huyện sẽ xem xét cấp phép xây dựng, tạo điều kiện về nhà ở cho người dân. Riêng đối với nhà ở [dạng nhà sàn] nằm trong phạm vi 20m thuộc hành lang bảo vệ trên bờ hiện hữu trước ngày 24-6-2004 cho phép tồn tại theo hiện trạng và được sửa chữa, cải tạo, gia cố nhưng không được thay đổi quy mô, diện tích, kết cấu nhà cũ để chống sập, sạt lở trong trường hợp không ảnh hưởng đến dòng chảy và giao thông thủy.

Như vậy, trước đây, những nhà dân này không được phép xây dựng, sửa chữa, nay được sửa chữa để ở nhưng không được bồi thường khi giải phóng mặt bằng.

Xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm kênh, rạch

Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Minh, dự thảo, ngoài việc bảo đảm quyền lợi cho người dân còn nhằm mục đích ngăn chặn hành vi lấn chiếm hành lang kênh, rạch. Trên địa bàn thành phố hiện có hơn 1.000km hệ thống bờ sông, trong đó 600 km có chức năng đường thủy nội địa, còn lại là chức năng thoát nước, nông nghiệp… Theo quy định tại dự thảo thay thế Quyết định 150/2004/QĐ-UB, đối với các sông, suối, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy thì hành lang bảo vệ vẫn được giữ nguyên từ 20 m đến 50 m mỗi bên, tùy cấp độ. Còn đối với các sông, suối, kênh, mương có chức năng thoát nước, theo quy định hiện hành thì hành lang bảo vệ là 10 m mỗi bên, thì dự thảo mới chia thành các nhóm với hành lang từ 5m đến 10m mỗi bên.

Dự thảo cũng quy định đối với dự án phát triển nhà ở nằm trong hành lang bảo vệ trên bờ, đã có đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt trước thời điểm có quy hoạch, sẽ được duy trì nguyên trạng theo đúng vị trí, quy mô đã duyệt đối với các công trình đã xây dựng hoàn chỉnh theo giấy phép xây dựng hoặc theo đồ án quy hoạch 1/500, hoặc theo dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Trong trường hợp Nhà nước cần giải tỏa, thu hồi đất để xây dựng các công trình khác được xem xét bồi thường theo quy định. Các lô đất thuộc dự án phát triển nhà ở [chưa xây nhà], được tiếp tục xây dựng nhà theo quy hoạch chi tiết 1/500 đã duyệt; được tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng theo đúng quy mô công trình đã duyệt với công trình đang đầu tư xây dựng. Trong trường hợp công trình đang đầu tư xây dựng nhưng không đúng giấy phép xây dựng hoặc không theo quy hoạch 1/500, Sở Xây dựng sẽ phối hợp các đơn vị có liên quan rà soát, thống kê và có biện pháp xử lý, trình UBND thành phố xem xét quyết định.

Tại hội nghị phản biện xã hội về dự thảo “Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch và hồ công cộng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, luật sư Trương Thị Hòa cho rằng, việc UBND thành phố đưa ra quy định bảo vệ hành lang bờ sông, kênh, rạch là cần thiết, phù hợp. Tuy nhiên, nên xem xét lại quyền được xác định hành lang các sông, suối, kênh, mương có chức năng thoát nước của UBND quận, huyện. Bởi theo Luật Giao thông đường thủy nội địa, chỉ UBND thành phố mới có thẩm quyền xem xét quyết định phạm vi hành lang. Chưa kể, nếu các quận, huyện đều có thẩm quyền này thì mỗi nơi sẽ ban hành một cách và rất khó quản lý.

Chủ Đề