Giáo viên đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu?

Công văn nêu rõ, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH], bảo hiểm y tế [BHYT], bảo hiểm thất nghiệp [BHTN], bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp [BHTNLĐ-BNN]; người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTNLĐ-BNN [áp dụng từ 01-01-2018] là những đối tượng được đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

Hằng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động, đồng thời trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Trường hợp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên phải chịu tiền lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương [từ 01-01-2016] và các khoản bổ sung khác [từ 01/01/2018] theo quy định của pháp luật lao động. Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề.

BHXH thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban, các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ- BNN, và thực hiện truy đóng thời gian tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động [nếu có] theo quy định, không để xảy ra khiếu kiện.

Chiều ngày 11/11/2022, tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, Nghị quyết được Quốc hội thông qua nêu rõ, chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023.

Từ ngày 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Mức đóng BHYT của người lao động từ ngày 01/7/2023? Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2023?

Mức đóng BHYT của người lao động sau khi tăng lương cơ sở 2023 là bao nhiêu?

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động:

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế bằng 1,5% lần tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và khoản 5 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 [được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014] như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
...
5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở

Như vậy, từ ngày 01/7/2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT tối đa mà người lao động sẽ đóng tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức:

Cũng theo khoản 1 Điều 18 và điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 mỗi tháng, cán bộ, công chức viên chức sẽ phải đóng bảo hiểm y tế bằng 1,5% lần tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

Tuy nhiên, tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có]. Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Đồng thời căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, tiền đóng BHYT cụ thể của cán bộ, công chức, viên chức sẽ phụ thuộc vào hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức. Khi tiền lương cơ sở chính thức tăng lên 1.800.000 đồng từ ngày 01/7/2023 thì mức đóng BHYT tối đa của nhóm đối tượng này sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng.

Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và điểm 1.3 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng BHYT của người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường bằng 1,5% mức lương cơ sở.

Theo đó, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ tăng từ 22.350 đồng/tháng lên thành 27.000 đồng/tháng.

Mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 11 Điều 18 và điểm 4.2 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đóng với BHYT thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.

Như vậy, mức đóng BHYT mà học sinh, sinh viên phải đóng bằng 70% x 4,5% x mức lương cơ sở. Số tiền mà học sinh, sinh viên đóng BHYT tăng từ 46.935 đồng/tháng lên 56.700/tháng.

Mức đóng BHYT đối với hộ gia đình là bao nhiêu?

Đối với hộ gia đình:

Căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 18 và khoản 5 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 [được sửa đổi bổ sung bởi khoản 24, khoản 20 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020], mức đóng BHYT đối với hộ gia đình như sau:

Thành viên hộ gia đình

Số tiền đóng BHYT

Số tiền đóng BHYT khi tăng lương cơ sở

Người thứ nhất

4,5% mức lương cơ sở = 67.050 đồng/tháng

Tăng từ 67.050 đồng/tháng lên thành 81.000 đồng/tháng

Người thứ hai

70% mức đóng của người thứ nhất = 46.935 đồng/tháng

Tăng từ 46.935 đồng/tháng lên thành 56.700 đồng/tháng

Người thứ ba

60% mức đóng của người thứ nhất = 40.230 đồng/tháng

Tăng từ 40.230 đồng/tháng lên thành 48.600 đồng/tháng

Người thứ tư

50% mức đóng của người thứ nhất = 33.525 đồng/tháng

Tăng từ 33.525 đồng/tháng lên thành 40.500 đồng/tháng

Người thứ năm trở đi

40% mức đóng của người thứ nhất = 26.820 đồng/tháng

Tăng từ 26.820 đồng/tháng lên thành 32.400 đồng/tháng

Đối với hộ nghèo, cận nghèo:

Theo khoản 10 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 [được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020] và điểm 4.1 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 [được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 và khoản 23 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020] những người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều tham gia BHYT thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng.

Theo đó, hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều phải đóng BHYT bằng 30% x 4,5% x mức lương cơ sở.

Như vậy, kể từ khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều sẽ tăng từ 20.115 đồng/tháng lên thành 24.300 đồng/tháng.

Đối với hộ nông - lâm - ngư nghiệp có mức sống trung bình:

Theo khoản 12 Điều 18 và điểm 4.3 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình phải đóng với BHYT bằng 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở.

Như vậy, khi lương cơ sở tăng thì mức đóng BHYT của người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình sẽ tăng từ 46.935 đồng/tháng lên thành 56.700 đồng/tháng.

Mua bảo hiểm y tế 4 người bao nhiêu tiền?

4. Mức giá mua bảo hiểm y tế 4 người..

Mức đóng bảo hiểm y tế là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, như sau: Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ hai: 70% mức đóng của người thứ nhất [3,15% mức lương cơ sở]. Người thứ ba: 60% mức đóng của người thứ nhất [2,7% mức lương cơ sở].

Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình giá bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. - Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; - Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; - Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Công chức viên chức đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Cụ thể: Cán bộ, công chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT. Còn viên chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.

Chủ Đề