Giáo án ngữ văn 12 bài vợ chồng a phủ

Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12. Nhằm hỗ trợ các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài học trước khi đến lớp, VUIHOC xin đưa ra gợi ý soạn bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài chi tiết và dễ hiểu nhất. Bài soạn sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm bắt và tiếp cận kiến thức bài học. Cùng VUIHOC tìm hiểu nhé!

1. Soạn bài Vợ chồng A Phủ phần tác giả

1.1 Cuộc đời

- Tô Hoài [1920 - 2014], tên thật của ông là Nguyễn Sen.

- Ông sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ.

- Ông sinh sống và lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông [thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội].

1.2 Thành tựu văn học

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại Dế mèn phiêu lưu ký. Tô Hoài là một nhà văn lớn sáng tác nhiều thể loại. Tô Hoài sáng tác rất nhiều tác phẩm mang lại nhiều giá trị to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Lối viết hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ giàu có, bình dân, thông tục nhưng rất cuốn hút người đọc đặc biệt ở vốn hiểu biết sâu rộng về tập quán nhiều vùng khác nhau. Sở trường của ông là viết về loại truyện phong tục và hồi kí. Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như: Dế mèn phiêu lưu ký [truyện,1941], Nhà nghèo [truyện ngắn,1944], Chiều chiều [tự truyện,1999],..

2. Soạn bài Vợ chồng A Phủ phần tác phẩm

2.1 Xuất xứ

- “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập “Truyện Tây Bắc” [1953]. Tập truyện được trao giải Nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

2.2 Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được viết vào năm 1952 là kết quả của những chuyến đi thực tế cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc của tác giả năm 1952. Trong chuyến đi này, ông có cơ hội, điều kiện tiếp xúc với nhiều đồng bào Tây Bắc và cuộc sống của đồng bào nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng cho ông.

2.3 Bố cục

Gồm ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Đến bao giờ chết thì thôi” kể về hoàn cảnh sống của nhân vật Mị.
  • Phần 2. Tiếp theo đến .. "đánh nhau ở Hồng Ngài" kể về cuộc đời của A Phủ.
  • Phần 3. Phần còn lại kể về cuộc gặp gỡ và hành trình giải thoát của Mị và A Phủ.

2.4 Ý nghĩa nhan đề

– Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là thành quả của những chuyến đi thực tế cùng các cán bộ lên giải phóng Tây Bắc của tác giả năm 1952, nhà văn có điều kiện được tiếp xúc trực tiếp với đời sống thường ngày của đồng bào miền núi Tây Bắc.

– Tô Hoài đặt nhan đề cho tác phẩm súc tích, ngắn gọn mà mang nhiều ý nghĩa. “Vợ chồng A Phủ” – tên nhan đề đã làm nổi bật lên hai nhân vật trung tâm được đề cập trong tác phẩm đó là: A Phủ và Mị.

–Ở đây tác giả Tô Hoài cũng muốn nhấn mạnh,làm rõ mối quan hệ của hai nhân vật trung tâm của tác phẩm là quan hệ “vợ chồng” thay vì đặt cái tên khác như “A Phủ và Mị”. Hai con người xa lạ vốn chẳng quen biết nhau A Phủ và Mị lại tình cờ gặp nhau trong hoàn cảnh khốn cùng, khổ sở. Đó là cùng vì món nợ với nhà thống lí Pá Trá lúc đó Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lý, còn A Phủ vì đánh A Sử – con trai thống lý mà phải nộp tiền theo lệ làng, vì không có đủ tiền nộp nên trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.

- Sự xuất hiện của A Phủ vào những ngày tháng khốn khổ, cùng cực của Mị tại nhà thống lý Pá Tra dường như đã xoa dịu tâm hồn của Mị vốn đã lạnh lẽo và vô cảm từ lâu, Mị cảm nhận được sự đồng cảm nơi tâm hồn nhau bởi họ là cùng là người chung cảnh ngộ như nhau. Chính vì lẽ đó, Mị giác ngộ được lẽ sống và quyết định tìm cách giải thoát cho bản thân mình cũng như A Phủ bằng hành động quyết định cắt dây cởi trói cứu A Phủ - bước đầu tự giải cứu bản thân.

- Chạy trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra, khỏi ách thống trị của Thống lí Pá Tra để đến Phiềng Sa, nơi họ thấy được ánh sáng của cách mạng. Quá trình họ gặp gỡ, nương tựa vào nhau, kết nối với nhau và trở thành vợ chồng cũng chính là quá trình họ bước ra từ bóng tối tìm đến ánh sáng đến sự tự do. Cuộc đời của vợ chồng A Phủ hoàn toàn sang trang mới khi gặp được lý tưởng cao cả của cách mạng. Nhà văn Tô Hoài viết lên tác phẩm này nhằm phản ánh số phận đau thương, cùng cực và con đường tìm đến tự do của con người nơi đây. Qua nhan đề “Vợ chồng A Phủ”, người đọc cũng có thể cảm nhận được sức sống tiềm tàng cũng như khát vọng tự do của nhân dân vùng miền núi Tây Bắc.

2.5 Tóm tắt tác phẩm

- Nội dung chính của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”

Mị khi đó là một cô gái xinh đẹp, mang trong mình bao khát vọng tự do, hạnh phúc lại bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. Dù phản kháng đến mấy Mị cũng chỉ dần dần trở nên tê liệt,trở thành nô lệ, ngày ngày “lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa”. Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử [chồng Mị] trói vào cột nhà. A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt vì đánh A Sử - con trai thống lí Pá Tra và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí. Không may hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. Nhưng đêm ấy, khi bắt gặp hai dòng nước mắt lấp lánh trên má A Phủ. Mị thương người, Mị nghĩ đến thân phận mình, Mị đã cắt dây trói của A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Phiềng Sa, trở thành vợ chồng. Mị và A Phủ gặp được A Châu, được giác ngộ, trở thành du kích, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ bản làng.

\>>> COMBO sổ tay tổng hợp kiến thức tất cả các môn giúp bạn chinh phục mọi kì thi chung và riêng Mị giam cầm cả về thể xác lẫn tâm hồn, cảm xúc vô cảm, dần bị chai sạn trước những đau khổ, mất hết ý thức về cuộc sống. Một cô gái xinh đẹp, ngoan hiền lại bị coi là nô lệ không công, là công cụ biết nói trong cái địa ngục trần gian ở Hồng Ngài - một số phận bi thảm của một con người bị áp bức dưới chế độ phong kiến khắc nghiệt và tàn bạo trên vùng cao

  1. Diễn biến tâm trạng và hành động:

- Thiên nhiên Hồng Ngài khi vào xuân, cảnh chuẩn bị đón tết, tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân đánh thức tâm hồn Mị một sức sống tiềm ẩn. Mị nghe tiếng sáo Mị bỗng thấy tâm hồn như phơi phới, Mị uống ực từng bát như uống cho hết nỗi nhục số phận, trong cơn say men rượu giúp Mị thoát khỏi cuộc sống lầm lũi để vươn tới những ý nghĩ về cuộc đời đẹp đẽ.

+ Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi với tay lấy chiếc váy hoa chải chuốt lại đầu tóc để đi chơi.

+ A Sử không cho Mị đi, buộc Mị vào cột giữa nhà cột cả tóc lên khiến Mị không thể cúi đầu được.

- Trong đêm cắt dây trói để cứu A Phủ:

+ Mùa đông đến Mị thường dậy nửa đêm để hơ tay ấm cho đỡ lạnh

+ Khi ấy Mị bắt gặp A Phủ đang bị trói, ban đầu Mị thản nhiên, dửng dưng như không thấy gì vì đó là chuyện rất đỗi bình thường trong nhà thống lí.

+ Nhưng đêm ấy, khi bắt gặp hai dòng nước mắt lấp lánh trên má A Phủ. Mị thương người, thương cho cả chính bản thân mình. Mị dứt khoát trong hành động cắt dây trói cứu A Phủ => Hành động cắt dây trói dây giải thoát cho A Phủ. Đó không phải là một hành động tự phát mà nó là kết quả của một quá trình bị chà đạp, dồn ép đến chân bước đường cùng, nó thể hiện sức sống tiềm ẩn trong con người của Mị.

+ Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối với bao sự bứt rứt, giằng xé trong lòng Mị. Lúc đó khát vọng trỗi dậy thật mạnh mẽ, ý thức được kiếp sống tủi nhục , khắc khổ, Mị đã can đảm vượt qua và chạy trốn cùng A Phủ tới Phiềng Sa tìm thấy ánh sáng của cách mạng.

\>>> Lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia từ các thầy cô có kinh nghiệm thực chiến hàng đầu Việt Nam Chăm chỉ, chất phác, vô tư

  1. Điểm nổi bật khi khắc họa hình tượng nhân vật Mị Và A Phủ:

- Nhân vật A Phủ được khắc họa chủ yếu qua ngoại hình, chuỗi hành động để làm nổi bật lên nét táo bạo, gan góc, tinh thần phản kháng của một chàng trai miền núi.

- Nhân vật Mị xây dựng thông qua tâm lí nhân vật. Cách tạo ra nghịch lú trong cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mị. Kết hợp cùng cách dùng hình ảnh ẩn dụ độc đáo [căn buồng của Mị] gây cảm giác bức bối về nơi giam giữ, một hình tượng hóa giàu sức khái quát về ngục tù cuộc sống của Mị.

Câu 3 [trang 15 SGK Ngữ văn 12 tập 1]:

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động có cá tính đậm nét.

- Biệt tài miêu tả thiên nhiên miền núi và phong tục tập quán của người miền núi với chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ [trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ... Đám trẻ con chơi quay cười ầm trước sân nhà]

- Nghệ thuật dẫn truyện tự nhiên, chân thực không kém phần sinh động, hấp dẫn với ngôn ngữ mang đậm màu sắc của người dân miền núi. Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt, cách dẫn dắt khéo léo mà gây được ấn tượng.

5. Hướng dẫn luyện tập

Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:

- Cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ của người nông dân miền núi ấy, nhà văn đã miêu tả đầy khổ cực cuộc sống của Mị và A Phủ. Qua đây, ngợi ca vẻ đẹp và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, đặc biệt là ca ngợi sức mạnh tiềm tàng mãnh liệt.

- Lên án, tố cáo tội ác của bọn phong kiến miền núi tàn bạo đã đẩy người dân vào bao nỗi đau khổ của người dân nghèo khổ.

- Đặt niềm tin mãnh liệt về tương lai, về sức sống kì diệu trong tâm hồn con người, con đường tươi sáng là tự giải phóng mình, tìm đến cách mạng và cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù để thay đổi cuộc đời của mình.

\>>> Nhanh tay đăng ký để được học thử hoàn toàn miễn phí khóa học PAS THPT của vuihoc nhé!

Chủ Đề