Giải thưởng văn hóa giải trí hàn quốc năm 2024

Jungkook [BTS], Stray Kids và TXT là những nghệ sĩ Hàn Quốc được đề cử giải thưởng People's Choice Awards năm nay.

Jungkook nhóm BTS. Ảnh: Yonhap

Theo Yonhap, mới đây, ban tổ chức People's Choice Awards 2024 đã công bố danh sách đề cử cho lễ trao giải sắp tới, nhằm xác định người chiến thắng thông qua phiếu bầu của công chúng.

Jungkook - thành viên nhóm nhạc nam Kpop BTS - giành được 4 trong năm nay, bao gồm: Nghệ sĩ nhạc Pop của năm, Nghệ sĩ nam của năm, Nghệ sĩ mới của năm và Bài hát hợp tác của năm [cho “Seven” hợp tác với nữ rapper Latto].

Năm ngoái, Jungkook xuất sắc giành giải Bài hát hợp tác của năm cho màn kết hợp với Charlie Puth trong “Left and Right”.

Ngoài Jungkook, năm nay, 2 nhóm nhạc nam Kpop Stray Kids và TXT đều được đề cử hạng mục Nhóm/Bộ đôi của năm.

People's Choice Awards là giải thưởng âm nhạc, điện ảnh và truyền hình của Mỹ được trao thường niên kể từ năm 1975, nhằm công nhận các nhân vật và tác phẩm trong văn hóa đại chúng, được bầu chọn bởi cộng đồng chung.

Lễ trao giải People's Choice Awards 2024 sẽ được phát sóng trực tiếp từ Santa Monica [Mỹ], vào lúc 20h ngày 18.2, theo giờ địa phương. Cuộc bình chọn đang được mở trên trang web của chương trình, kéo dài đến hết ngày 19.1.2024.

Làn sóng Hallyu lấy mốc ra đời từ những năm 1990, nhưng đỉnh cao của nó đã xuất hiện vào những năm 2000 và 2010. Một số yếu tố chính đã góp phần vào sự phát triển của Hallyu bao gồm: Phim ảnh và truyền hình Hàn Quốc; Nhạc K-Pop; Phong cách thời trang; Ẩm thực.

Lễ hội K-Pop do Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vào tháng 5/2023. [Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN]

Làn sóng Hallyu là một thuật ngữ tiếng Hàn [한류] được dùng để miêu tả sự lan tỏa và phổ biến của văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài.

"한" có nghĩa là Hàn Quốc và "류" có nghĩa là làn sóng hoặc dòng chảy. Làn sóng Hallyu bao gồm nhiều khía cạnh của văn hóa Hàn Quốc, như âm nhạc, phim ảnh, truyền hình, thực phẩm, thời trang, và văn hóa truyền thống.

Trong số này, phim ảnh và âm nhạc có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất. Nếu như các bộ phim truyền hình Hàn Quốc [còn được gọi là K-Drama] khiến các bà nội trợ và giới trẻ khắp châu Á dán mắt và màn ảnh [truyền hình lẫn web], cũng như tốn không biết bao nhiêu là giấy lau nước mắt, thì những bộ phim điện ảnh cũng vươn tầm quốc tế, với đỉnh cao là “Parasite” thắng giải Oscar Phim hay nhất năm 2020, “Broker” và “Decision to Leave” được vinh danh ở Liên hoan phim Cannes năm 2022.

Âm nhạc Hàn Quốc thậm chí còn “càn quét” các bảng xếp hạng âm nhạc uy tín nhất thế giới sớm hơn thế, khi hết BTS lại tới BlackPink khiến giới trẻ từ châu Mỹ, châu Âu tới tận châu Phi phải điên đảo.

Vậy điều gì giúp văn hóa Hàn Quốc có sức lan tỏa mạnh mẽ đến vậy, liệu có phải “hữu xạ tự nhiên hương”?

Trên thực tế, bên cạnh sự hỗ trợ và đầu tư một cách bài bản từ chính phủ, phải thừa nhận rằng công nghệ giải trí của Hàn Quốc đã tiến những bước rất dài, trở thành một nền công nghiệp đem lại nhiều giá trị, cả về văn hóa lẫn kinh tế. Và đương nhiên, không có thành công nào mà không được xây lên từ mồ hôi, và cả nước mắt.

K-Pop: Áp lực tạo kim cương

Trở thành thần tượng K-Pop có lẽ là ước mơ của nhiều người trẻ Hàn Quốc nói riêng và quốc tế nói chung. Cùng với sự thành công qua từng thế hệ nghệ sĩ mà yêu cầu ở một nghệ sĩ K-Pop ngày càng khắt khe.

Ngày 13/6/2023, chính quyền thủ đô Seoul của Hàn Quốc cho biết các địa điểm nổi tiếng của thành phố và nhiều biển quảng cáo ngoài trời sẽ được nhuộm tím [màu tượng trưng của nhóm nhạc BTS], đặc biệt là khu vực xung quanh trụ sở công ty giải trí HYBE cũng sẽ ngập tràn hình ảnh của 7 chàng trai BTS nhân sự kiện “BTS 10th Anniversary Festa” kỷ niệm 10 năm ngày nhóm nhạc K-pop đình đám này ra mắt công chúng. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Những thần tượng K-Pop đều đi lên từ vị trí thực tập sinh cho một công ty chủ quản. Đồng thời, họ phải trải qua quá trình tập luyện nghiêm ngặt kéo dài hàng năm, nhiều thần tượng K-pop thậm chí bắt đầu trở thành một thực tập sinh từ khi chỉ mới 10-16 tuổi.

Cũng vì sức hút của ngành công nghiệp này, nhiều cuộc thi lớn nhỏ được diễn ra với mục đích tìm kiếm những gương mặt sáng giá nhất để trở thành thần tượng K-Pop. Những chương trình được tổ chức theo kiểu "sống còn" [loại dần dần qua các vòng] chính là những “lò luyện” lý tưởng để các nghệ sĩ tương lai mài dũa tài năng, làm quen với những áp lực trước khi ra mắt công chúng.

Đơn cử như chương trình truyền hình thực tế I-land 2020, do Belift Lab sản xuất, là thành quả của sự hợp tác giữa Big Hit Entertainment và công ty truyền thông CJ E&M. Đây là sân chơi dành cho 23 thực tập sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. 7 thí sinh cuối cùng được chọn ra mắt trong đội hình nhóm nhạc Enhypen - hoạt động dưới sự quản lý của Belift Lab.

Nhóm nhạc nhanh chóng thu hút một lượng fan đông đảo bên cạnh những người yêu thích họ từ khi chương trình phát sóng. Kênh Youtube của Enhypen thu hút 8,12 triệu lượt đăng ký chỉ sau chưa đầy 3 năm ra mắt khán giả.

Ngay cả những thí sinh dừng bước sớm cũng tạo dựng được chỗ đứng, chẳng hạn như Hanbin [tên thật là Ngô Ngọc Hưng], thần tượng K-pop người Việt đầu tiên bước ra từ I-land. Chàng trai này gây ấn tượng tốt với cộng đồng người hâm mộ quốc tế mặc dù chỉ dừng chân ở top 10. Tại thời điểm chưa chính thức ra mắt công chúng, số lượng người theo dõi tài khoản Twitter cá nhân của Hanbin đã lên tới 600 nghìn - một con số ấn tượng. Năm 2022, Hanbin chính thức ra mắt cùng 6 thành viên khác trong đội hình nhóm nhạc TEMPEST, hoạt động dưới sự quản lý của YueHua Entertainment.

Tiết mục biểu diễn của Nhóm K-pop ENHYPEN tại lễ khai mạc Seoul Festa 2022. Ảnh: Anh Nguyên, PV TTXVN tại Hàn Quốc

Các công ty quản lý nghệ sĩ Hàn Quốc đều hướng đến việc xây dựng hình ảnh thần tượng hoàn hảo, đa năng. Chính vì vậy, bên cạnh các việc luyện thanh nhạc, họ phải trải qua các lớp học vũ đạo, kĩ năng trình diễn trên sân khấu hay thậm chí là diễn xuất. Nhờ vậy mà nhiều ca sĩ đã lấn sân sang truyền hình hoặc điện ảnh và đạt được thành công.

Ngoài ra, các nghệ sĩ đều phải đầu tư nhiều vào yếu tố ngoại hình như phục trang biểu diễn, layout trang điểm. Bên cạnh đó, việc kiểm soát cân nặng và tình trạng thể chất cũng là yếu tố được các công ty quản lý đặc biệt chú trọng.

Lượng fandom [nhóm những người yêu mến] đông đảo cũng là một trong những thước đo về độ thành công của một nhóm nhạc K-pop. Chính vì vậy, những nghệ sĩ K-pop luôn biết cách “chiều” fan dưới nhiều hình thức, thường xuyên giao lưu trực tiếp với khán giả trên các nền tảng mạng xã hội, tổ chức những buổi ký tặng, gặp mặt...

Từ điển K-pop

Fansign: Cơ hội gặp mặt trực tiếp 1:1 giữa thần tượng với người hâm mộ. Đây là một trong số những cách thu hút người hâm mộ mua album vật lý bởi fansign chỉ dành cho những fan hâm mộ có mặt trong danh sách mua nhiều album nhất.

Fancall: Một hình thức trò chuyện tương tự fansign nhưng trên nền tảng trực tuyến dành cho cả người hâm mộ quốc tế

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc kết nối từ xa giữa người hâm mộ và thần tượng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Những công ty quản lý nghệ sĩ Hàn Quốc đã tận dụng triệt để các kênh truyền thông tiềm năng này. Bên cạnh việc phát hành các MV âm nhạc và teaser giới thiệu sản phẩm mới trên YouTube, các công ty giải trí mở và quản lý tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội lớn khác như Facebook và Twitter để đáp ứng chiến lược truyền thông xã hội cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng.

Những năm gần đây, khi Tiktok nổi lên như một hiện tượng, các nhóm nhạc K-pop cũng nhanh chóng tận dụng triệt để nền tảng này. Lần lượt các Tik Tok Dance challenge [thử thách nhảy cùng thần tượng trên Tiktok] được khởi xướng nhằm quảng bá sản phẩm âm nhạc mới mới, thu hút sự hưởng ứng của fan K-pop nói riêng và người dùng Tik Tok nói chung trên toàn cầu.

Phim Hàn Quốc: Không chỉ có...ung thư

Thật ra, nếu nói âm nhạc Hàn Quốc tạo ra cú hích sau phim ảnh thì cũng chưa thật chính xác, bởi trước khi siêu hit “Gangnam Style” [2012] gây bão toàn cầu thì từ đầu những năm 2000, các bộ phim thuộc dòng kén khán giả như "Oldboy" của Park Chan-wook hay "Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring" của Đạo diễn Kim Ki-duk cũng từng thu hút nhiều sự chú ý bởi ngôn ngữ điện ảnh mới lạ.

Ngày nay, phim điện ảnh và phim truyền hình Hàn Quốc là một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp giải trí toàn cầu. Bên cạnh "Parasite," "Decision to Leave" thắng những giải thưởng quan trọng thì "Squid Game" cũng trở thành hiện tượng trên nền tảng chiếu phim trực tuyến Netflix.

Bên cạnh đó, Liên hoan phim quốc tế Busan là một trong những ngày hội điện ảnh có sức ảnh hưởng lớn nhất châu Á. Hiện Hàn Quốc là thị trường điện ảnh lớn thứ 5 trên thế giới, thu về khoảng 1,7 tỷ USD [1,6 tỷ euro] mỗi năm.

.jpg]Nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Yoo Mi nhận giải thưởng Emmy tại Los Angeles [Mỹ] ngày 4/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhận thấy tiềm lực kinh tế từ ngành công nghiệp phim ảnh Hàn Quốc qua sự thành công vang dội của series "Squid Game" hay "The Glory", Netflix đã thảo luận về kế hoạch đầu tư kéo dài 4 năm, với tổng giá trị đầu tư lên tới 2,5 tỉ USD vào lĩnh vực phim truyền hình, điện ảnh và chương trình truyền hình thực tế của Hàn Quốc, gấp đôi số tiền mà họ đã công bố trước đó.

Thành công của phim Hàn Quốc ở nước ngoài bắt đầu vào những năm 1990 khi Luật kiểm duyệt được nới lỏng và các công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh phim ảnh. Các khoản đầu tư từ các tập đoàn lớn như CJ, Samsung, Daewoo và Hyundai hay giới tài phiệt Hàn Quốc đều đóng vai trò quan trọng trong ngành phim ảnh nước này.

Và giờ, việc các “ông lớn” liên tục rót vốn chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy chất lượng và mức độ phủ sóng toàn cầu của phim ảnh Hàn Quốc, xóa tan định kiến "thấy phim Hàn là thấy ung thư."

Thực tế, phim Hàn Quốc luôn đầu tư chỉn chu vào mặt hình ảnh, từ hiệu ứng kỹ xảo, đồ họa, kỹ thuật dàn dựng, chuyển cảnh, màu phim... Tất cả đều được chú trọng nhằm mang đến cho khán giả những trải nghiệm chân thực nhất.

Bên cạnh đó, diễn viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bộ phim. Từ khả năng diễn xuất, ngoại hình, chemistry [tương tác tự nhiên] giữa các diễn viên đều được cân nhắc kỹ càng trước khi bấm máy.

Bên cạnh hiệu ứng âm thanh sống động, nhạc phim Hàn cũng là yếu tố góp phần đẩy cảm xúc của người xem lên cao trào. Vì lẽ đó, các nhà làm phim Hàn luôn chủ động đầu tư chất xám và hợp tác với các nghệ sĩ đình đám như: Ailee, Gummy, Taeyeon, Chanyeol... để tạo nên các bản nhạc hit, nhằm lôi kéo sự chú ý của người xem về bộ phim. Trong các trailer quảng bá, nhà sản xuất phim luôn biết cách lồng ghép những điệp khúc bắt tai trong album nhạc phim vào từng phân cảnh.

Ngoài những bộ phim mang tính giải trí đơn thuần, phim ảnh Hàn Quốc ngày càng tập trung vào nội dung phim “bóc trần” hiện thực, phản ánh thực tế những góc khuất cuộc sống hay vấn đề nhức nhối còn tồn đọng ở các tầng lớp xã hội. Yếu tố “đời” không chỉ giúp cho người xem thấu cảm sâu sắc, mà còn là “chìa khóa” mở cửa làn sóng dư luận, thu hút sự quan tâm của khán giả.

Ngoài những bộ phim mang tính giải trí đơn thuần, phim ảnh Hàn Quốc ngày càng tập trung vào nội dung phim “bóc trần” hiện thực, phản ánh thực tế những góc khuất cuộc sống hay vấn đề nhức nhối còn tồn đọng ở các tầng lớp xã hội.

Đơn cử, thành tích nổi bật của “Parasite” [Ký sinh trùng] có lẽ cũng nhờ vào yếu tố này. Là một bộ phim hài kịch đen đầy độc đáo về địa vị xã hội, sự phân biệt đẳng cấp và khát vọng đổi đời ở một cuộc sống hiện đại. Điều đó khơi gợi sự tò mò và hứng thú cho người xem ngay từ những phân cảnh đầu tiên.

Tương tự là “Squid Game” [Trò chơi con mực], bên cạnh những yếu tố hình ảnh, màu phim, kỹ xảo, sự thành công của phim còn nằm ở yếu tố trần trụi của nó. Xoay quanh những trò chơi của trẻ em Hàn Quốc, chỉ có một người chiến thắng cuối cùng, trong khi những người thua cuộc đều phải bỏ mạng theo nghĩa đen. Bộ phim lột tả sự bất bình đẳng đang ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người trong xã hội Hàn Quốc. Cụ thể hơn là cuộc khủng hoảng nợ theo hộ gia đình ngày càng sâu sắc ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu.

đòn bẩy từ chính phủ

Như đã nói, đằng sau sự thành công đáng kinh ngạc của làn sóng Hallyu là hàng loạt các chính sách chiến lược có tầm nhìn dài hạn của chính phủ nước này trong định hướng, hỗ trợ tài chính và kiến tạo môi trường thuận lợi nhằm quảng bá văn hóa Hàn Quốc này trên trường quốc tế.

Bắt đầu từ khoảng cuối những năm 1980, khi Hàn Quốc tổ chức Thế vận hội Seoul, chính phủ nước này bắt đầu nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển, giới thiệu quảng bá văn hóa của đất nước mình với bạn bè năm châu.

Từ những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc đầu xây dựng các chính sách liên quan để phát triển và hỗ trợ nền công nghiệp văn hóa trong nước, nới lỏng các quy tắc kiểm duyệt, tạo môi trường thuận lợi để cho các văn nghệ sĩ có thể tự do thể hiện bản thân.

Ngân sách năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được chính phủ Hàn Quốc thông qua là 7.153 tỷ won [7 tỷ USD], tăng 289,3 tỷ won [280 triệu USD] so với năm 2021. Chỉ riêng trong năm 2023, nước này dự định sẽ chi khoảng 790 tỷ won [hơn 622 triệu USD] để đầu tư, hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp mạo hiểm trong ngành công nghiệp nội dung.

Năm 1999, Quốc hội Hàn Quốc thông qua Đạo luật về xúc tiến ngành công nghiệp văn hóa, đi kèm theo đó là việc thành lập một quỹ hỗ trợ đặc biệt.

Tới nay, chính phủ Hàn Quốc vẫn tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách để giúp cho các doanh nghiệp có động lực hơn trong việc sản xuất các tác phẩm văn hóa, đầu tư sản xuất và phân phối các sản phẩm sáng tạo; xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, bảo đảm điều kiện vật chất cho các địa điểm biểu diễn; hình thành nhiều quỹ hỗ trợ hay miễn giảm thuế cho một số sản phẩm văn hóa.

Cụ thể, ngân sách năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được chính phủ Hàn Quốc thông qua là 7.153 tỷ won [7 tỷ USD], tăng 289,3 tỷ won [280 triệu USD] so với năm 2021. Chỉ riêng trong năm 2023, nước này dự định sẽ chi khoảng 790 tỷ won [hơn 622 triệu USD] để đầu tư, hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp mạo hiểm trong ngành công nghiệp nội dung.

Hàn Quốc cũng nhận ra tiềm năng của ngoại giao văn hóa như một công cụ để xây dựng cầu nối và quảng bá bản sắc dân tộc ở nước ngoài. Chính phủ nước này thành lập hàng loạt Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc trên toàn cầu, cũng như tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên, các lễ hội văn hóa, biểu diễn văn nghệ ở nước ngoài.

tới ngày hái quả ngọt

Các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc đã thâm nhập sâu rộng vào nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại nguồn lợi kinh tế rõ rệt cũng như góp phần quảng bá, nâng cao vị thế của Hàn Quốc trên thế giới.

Cụ thể,theo báo cáo "Ước tính hiệu quả kinh tế từ sự lan rộng của làn sóng văn hóa Hàn-Hallyu" của Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc [KERI], từ năm 2017 đến năm 2022, làn sóng Hallyu đã góp phần tạo ra hiệu quả kinh tế lên tới 37.000 tỷ won [28,4 tỷ USD], trong đó có 30.500 tỷ won [23,4 tỷ USD] ở lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Một báo cáo khác công bố hồi đầu năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cho thấy kim ngạch xuất khẩu các nội dung văn hóa của nước này năm 2021 đạt mức cao kỷ lục 12,4 tỷ USD, vượt xa một số ngành công nghiệp khác như đồ gia dụng, pin sạc, xe điện hay màn hình.

Một nghiên cứu của Đại học London cũng chỉ ra rằng Hàn Quốc nhận lại 5 USD với mỗi USD chi cho K-pop. Con số thu về không chỉ từ âm nhạc, mà còn từ bán các mặt hàng khác có liên quan. Thậm chí, sự thành công của một nhóm nhạc cũng có tác động đáng kể lên thị trường chứng khoán.

Trong 5 ngày sau khi BTS đứng đầu bảng Billboard 200 vào ngày 28 tháng 5 năm 2018, giá cổ phiếu các công ty giải trí đã tăng vọt. Chỉ riêng trong năm 2018, ban nhạc này cũng đã đóng góp cho nền kinh tế nước này

Trong 5 ngày sau khi BTS đứng đầu bảng Billboard 200 vào ngày 28 tháng 5 năm 2018, giá cổ phiếu các công ty giải trí đã tăng vọt. Chỉ riêng trong năm 2018, ban nhạc này cũng đã đóng góp cho nền kinh tế nước này 4,65 tỷ USD [chiếm 0,3% GDP Hàn Quốc].

Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu từ làn sóng văn hóa Hallyu tạo ra thêm 160.000 việc làm, tương đương 19,6% của tổng số lượng việc làm mới tại Hàn Quốc vào năm ngoái, làm giảm sự phụ thuộc vào các ngành nghề truyền thống và thúc đẩy một nền kinh tế sôi động và đa dạng hơn.

Thế nên, khi cơn sốt BlackPink quét qua sân Mỹ Đình vào những ngày cuối tháng Bảy, thì đó không phải là một cơn sốt nhất thời. Mà đó sẽ đặt cho chúng ta câu hỏi: Làm thế nào để biến văn hóa-giải trí trở thành một ngành công nghiệp "tỷ đô" như người Hàn đã và đang khuynh đảo thế giới?

Chủ Đề