F trong vật lý 11 là gì

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Tags:

  • các công thức lý 11 hk1
  • các công thức vật lý 11 cần nhớ
  • công thức giải nhanh trắc nghiệm vật lý 11
  • công thức tính nhanh vật lý 11
  • công thức tính nhanh vật lý 11 hk2
  • công thức tính nhanh vật lý 11 học kì 2
  • công thức vật lý 11 học kì 2
  • công thức vật lý 11 nâng cao

  1. Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:16/11/14Bài viết:4,630Đã được thích:282Điểm thành tích:83Giới tính:Nam

    CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

    Bài 1: Định luật Culong
    Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm Q$_1$; Q$_2$ đặt cách nhau một khoảng r trong môi trường có hằng số điện môi ε là ${\vec F_{12}};{\vec F_{21}}$ có: $F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}$
    - Điểm đặt: trên 2 điện tích.
    - Phương: đường nối 2 điện tích.
    - Chiều:
    • Hướng ra xa nhau nếu: Q$_1$.Q$_2$ > 0 [Q$_1$; Q$_2$ cùng dấu]
    • Hướng vào nhau nếu: Q$_1$.Q$_2$ < 0 [Q$_1$; Q$_2$ trái dấu]
    - Độ lớn: ; k = 9.10$^9$$\left[ {\frac{{N.{m^2}}}{{{C^2}}}} \right]$ [ghi chú: F là lực tĩnh điện
    Biểu diễn:

    Bài 2: Thuyết electron
    Cách nhiễm điện:
    Có 3 cách nhiễm điện một vật: Cọ xát, tiếp xúc ,hưởng ứng
    Vật dẫn điện, điện môi:
    + Vật [chất] có nhiều điện tích tự do → dẫn điện
    + Vật [chất] có chứa ít điện tích tự do → cách điện. [điện môi]
    Định luật bảo toàn điện tích: Trong 1 hệ cô lập về điện [hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác] thì tổng đại số các điện tích trong hệ là 1 hằng số

    Bài 3. Điện trường
    + Khái niệm
    : Là môi trường tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực lên điện tích khác đặt trong nó.
    + Cường độ điện trường: Là đại lượng đặc trưng cho điện trường về khả năng tác dụng lực.
    $\vec E = \frac{{\vec F}}{q} \Rightarrow \vec F = q.\vec E$
    • Đơn vị: E[V/m]
    • q > 0 : $\vec F$ cùng phương, cùng chiều với $\vec E$.
    • q < 0 : $\vec F$ cùng phương, ngược chiều với $\vec E$.
    + Đường sức điện trường: Là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tưyến tại bất kỳ điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của véc tơ CĐĐT tại điểm đó.
    Tính chất của đường sức:

    • Qua mỗi điểm trong đ.trường ta chỉ có thể vẽ được 1 và chỉ 1 đường sức điện trường. Qua mỗi điểm trong đ.trường ta chỉ có thể vẽ được 1 và chỉ 1 đường sức điện trường.
    • Các đường sức điện là các đường cong không kín,nó xuất phát từ các điện tích dương,tận cùng ở các điện tích âm.
    • Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.
    • Nơi nào có CĐĐT lớn hơn thì các đường sức ở đó vẽ mau và ngược lại
    + Điện trường đều:

    • Có véc tơ CĐĐT tại mọi điểm đều bằng nhau.
    • Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song cách đều nhau
    + Véctơ cường độ điện trường $\vec E$ do 1 điện tích điểm Q gây ra tại một điểm M cách Q một đoạn r có:

    - Điểm đặt: Tại M.
    Phương: đường nối M và Q
    Chiều: Hướng ra xa Q nếu Q > 0
    Hướng vào Q nếu Q

Chủ Đề