Epidermophyton floccosum là gì

Nấm da chân là bệnh nhiễm trùng da khá phổ biến, đặc biệt ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Bệnh gây ra do các vi nấm kí sinh, có khả năng lây lan sang các vùng da khác của cơ thể. Các địa điểm công cộng như phòng tắm công cộng, phòng thay đồ là những nơi có khả năng lây truyền bệnh cao. Nhiễm nấm da chân không phải là bệnh lí nguy hiểm. Tuy nhiên có thể làm bạn khó chịu vì triệu chứng của chúng. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh nấm da chân để phòng tránh chúng nhé.

1. Nấm da chân [tinea pedis] là gì ?

Nấm da chân hay là lác đồng tiền ở chân là một bệnh nhiễm trùng ở bàn chân do một loại nấm Dermatophyte. Đây là bệnh nhiễm trùng da liễu phổ biến nhất và đặc biệt phổ biến ở môi trường đô thị, nhiệt đới, nóng nực. Nó thường xảy ra ở những người có bàn chân ra nhiều mồ hôi khi bị bó buộc trong những đôi giày kín.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm phát ban có vảy. Các sang thường này thường gây ngứa, châm chích và bỏng rát. Bệnh này rất dễ lây lan và có thể lây lan qua sàn nhà, khăn tắm hoặc quần áo bị dính bệnh.

Phân bố vùng giữa các ngón thường được thấy nhiều nhất [Biểu hiện này còn được gọi là bàn chân vận động viên].

Nấm da chân có thể đi kèm với nấm da ở háng [tinea cruris], nấm da bàn tay [tinea manuum] hoặc nấm móng [tinea unguium].

2. Nguyên nhân

Trichophyton rubrum là một trong những chủng nấm gây bệnh nấm da chân

Ba loại nấm dermatophyte phổ biến nhất gây ra :

  • Trichophyton [T.] rubrum
  • T. interdigitale, trước đây được gọi là T. mentagrophytes var. interdigitale
  • Epidermophyton floccosum

Sử dụng các enzym gọi là keratinase, các tế bào nấm xâm nhập vào lớp sừng thượng bì của da. Và nhiễm trùng vẫn chỉ giới hạn ở lớp này. Tế bào nấm cũng chứa chất có thể ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Bã nhờn được cho là có tính ức chế tế bào nấm. Do đó phần nào giải thích xu hướng nhiễm nấm da ở bàn chân, nơi không có tuyến bã nhờn. Các yếu tố khác như vết nứt trên da có thể hỗ trợ sự xâm nhập của nấm da. Mức độ của nấm da chân cũng phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của vật chủ và nhóm nấm lây nhiễm.

>> Tìm hiểu thêm về Nấm móng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán

3. Ai sẽ dễ bị nấm da chân ?

Nấm da chân thường xảy ra ở nam giới và thanh thiếu niên / thanh niên, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi. Nhiễm trùng thường mắc phải khi tiếp xúc trực tiếp với sinh vật gây bệnh. Ví dụ như dùng chung chiếu, thảm, khăn trải giường, quần áo hoặc giày dép với người bị nhiễm nấm. Đi chân trần ở những nơi công cộng cũng có thể lây lan, chẳng hạn như phòng thay đồ, phòng tắm hơi, hồ bơi, phòng tắm chung và vòi sen

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Giày dép bịt kín [ví dụ: ủng công nghiệp nặng]
  • Đổ mồ hôi quá nhiều [hyperhidrosis]
  • Suy giảm miễn dịch tiềm ẩn hoặc bệnh đái tháo đường
  • Corticosteroid toàn thân hoặc thuốc ức chế miễn dịch
  • Tuần hoàn ngoại vi kém hoặc phù bạch huyết.

4. Các đặc điểm lâm sàng của bệnh

Nấm da chân có xu hướng không đối xứng, và có thể là một bên. Nó thường biểu hiện theo một trong ba đặc điểm sau:

  • Vết mòn ngứa và / hoặc vảy giữa các ngón chân, đặc biệt là giữa ngón chân thứ 4 và thứ 5
  • Lớp vảy bao phủ lòng bàn chân và hai bên bàn chân [loại hyperkeratotic / moccasin, thường do T. rubrum gây ra]
  • Các mụn nước có kích thước vừa và nhỏ, thường ảnh hưởng đến mặt trong của bàn chân [dạng mụn nước].Nó cũng có thể gây chảy nước và loét giữa các ngón chân [kiểu loét], hoặc mụn mủ [thường gặp do T. interdigitale hơn là do T. rubrum].

5. Chẩn đoán nấm da bàn chân được thực hiện như thế nào?

Việc chẩn đoán nấm da ở hầu hết các trường hợp có thể được thực hiện dựa trên các đặc điểm lâm sàng đặc trưng. Các vị trí điển hình khác như móng chân, bẹn, lòng bàn tay cần được kiểm tra xem có bị nhiễm nấm hay không, điều này có thể hỗ trợ chẩn đoán nấm da chân .Chẩn đoán được xác nhận bằng cách cạo da, được gửi đi soi kính hiển vi trong kali hydroxit [để có thể quan sát thấy các sợi nấm và bào tử] và nuôi cấy [mô học]. Có thể không cần nuôi cấy nếu các phần tử nấm điển hình được quan sát trên kính hiển vi.

6. Chẩn đoán phân biệt với bệnh nấm da bàn chân là gì ?

Vảy nến bàn chân một trong những chẩn đoán cần phân biệt với nấm da chân

Chẩn đoán phân biệt với bệnh nấm da bàn chân bao gồm:

  • Chàm bàn chân đặc biệt là bệnh phồng rộp [pedopompholyx], hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng do độ ẩm dai dẳng giữa các ngón chân dính chặt vào nhau
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc với thành phần của giày dép [chẳng hạn như chất tăng tốc cao su, keo dán giày, kali dicromat được sử dụng làm chất thuộc da hoặc thuốc nhuộm vải]
  • Bệnh vẩy nến [vảy nến bàn chân]
  • Mụn mủ lòng bàn chân
  • Dày sừng da bàn chân

Các bệnh lí viêm này phần lớn có sang thương đối xứng và hai bên. Xét nghiệm nấm âm tính.

7. Cách điều trị nấm da bàn chân là gì ?

Các biện pháp chăm sóc chung cần được ưu tiên hàng đầu. Chúng bao gồm lau khô chân tỉ mỉ, đặc biệt là giữa các ngón chân, tránh mang giày dép bít kín, và sử dụng phương tiện bảo vệ [dép] trong các cơ sở cộng đồng.

Điều trị chống nấm tại chỗ một hoặc hai lần mỗi ngày thường là đủ. Các loại thuốc bôi bao gồm azoles, allylamine, butenafine, ciclopirox và tolnaftate. Một liệu trình điển hình là từ 2 đến 4 tuần, nhưng chế độ đơn liều có thể thành công đối với nhiễm trùng nhẹ. Đối với những người không đáp ứng với điều trị tại chỗ, có thể cần dùng thuốc kháng nấm uống trong vài tuần. Bao gồm các: Terbinafine, Itraconazole, Fluconazole, Griseofulvin.

Bệnh nhân bị tăng sừng của nấm da bàn chân có thể được kê dùng kem tiêu sừng tại chỗ có chứa axit salicylic hoặc urê.

8. Các biến chứng

Bệnh có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm:

  • Tay: Những người cào gãi hoặc chọc ngoáy vào các vị trí bị nhiễm nấm của bàn chân có thể bị nhiễm trùng tương tự ở một trong hai bàn tay của họ.
  • Móng: Các loại nấm liên quan đến bệnh nấm da chân cũng có thể lây nhiễm sang móng chân của bạn. Đây là một vị trí có xu hướng khó điều trị hơn.
  • Vùng bẹn: Nấm bẹn thường do cùng một loại nấm gây ra bệnh nấm da chân. Tình trạng nhiễm trùng thường lây lan từ chân đến bẹn vì nấm có thể di chuyển từ tay hoặc trên khăn của bạn.

9. Phòng ngừa

Những mẹo này có thể giúp bạn tránh bị nấm da chân hoặc giảm bớt các triệu chứng nếu nhiễm nấm xảy ra:

  • Giữ chân khô ráo, đặc biệt là giữa các ngón chân. Đi chân trần để chân thoát khí nhiều nhất có thể khi ở nhà. Lau khô các kẽ ngón chân sau khi tắm.
  • Thay tất thường xuyên. Nếu chân bạn ra nhiều mồ hôi, hãy thay tất hai lần một ngày.
  • Đi giày nhẹ, thông thoáng. Tránh giày làm bằng chất liệu tổng hợp, chẳng hạn như nhựa vinyl hoặc cao su.
  • Mang thay đổi các đôi giày. Đừng mang cùng một đôi mỗi ngày để giày có thời gian khô sau mỗi lần sử dụng.
  • Bảo vệ đôi chân của bạn ở những nơi công cộng. Mang dép hoặc giày không thấm nước xung quanh hồ bơi công cộng, phòng tắm vòi sen và phòng để tủ khóa.
  • Điều trị bàn chân của bạn. Dùng bột, tốt nhất là thuốc chống nấm, bôi lên chân hàng ngày.
  • Đừng dùng chung giày. Điều này sẽ làm nguy cơ lây nhiễm nấm.

Như vậy, nấm da chân là bệnh lý khá dễ lây truyền khi sinh hoạt ở những nơi công cộng. Vì vậy qua bài viết này chúng tôi hi vọng các bạn đã có những kiến thức để phòng tránh chúng. Mặt khác, trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ của nhiễm nấm. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia y khoa để được tham vấn điều trị sớm bạn nhé.

Bác sĩ Huỳnh Thị Như Mỹ

Video liên quan

Chủ Đề