Đơn xin nghỉ việc song ngữ anh việt

Mẫu đơn xin nghỉ việc là giấy tờ giúp bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Đơn xin nghỉ việc được coi là văn bản chính thống, xác nhận bạn đã thông báo cho công ty về việc chấm dứt hợp đồng theo quy định.

Một số lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

- Theo quy định bạn cần phải thông báo trước 5 ngày đối với hợp đồng dưới 12 tháng, 30 ngày đối với hợp đồng trên 12 tháng và 45 ngày đối với hợp đồng không có thời hạn.

- Bàn giao đầy đủ đồ cho phòng nhân sự.

- Bàn giao đầy đủ công nợ với phòng kế toán.

- Làm việc nghiêm túc, đào tạo người mới tiếp nhận vị trí của bạn.

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin việc và Mẫu sơ yếu lý lịch

Full name/Họ và tên:

D.O.B./Ngày sinh:

STAFF ID No./Số thẻ NV:

STARTING DATE/Làm việc từ ngày:

POSITION/Chức vụ:

Department/Bộ phận:

SECTION/Tổ - Ban:

I WOULD LIKE TO TERMINATE THE EMPLOYMENT CONTRACT FROM/ Xin chấm dứt Hợp đồng lao động kể từ ngày:

FOLLOWING..... THE REQUIRED PRIOR NOTICE OF ...... DAYS FROM THE DATE OF RESIGNATION/ Theo yêu cầu báo trước với thời hạn ...... ngày kể từ ngày nộp đơn xin thôi việc.

THE AGREEMENT BETWEEN THE HOTEL MANAGEMENT AND MYSELF ON TERMINATION/ Theo sự thỏa thuận với Ban Giám đốc khách sạn/ nhà hàng về việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Reason for resignation/Lý do xin thôi việc:

I DO SOLEMNLY AFFIRM THAT I WILL BE AT WORK REGULARLY UNTIL A DECISION IS ISSUED BY THE GM/ Tôi xin cam đoan sẽ tiếp tục làm việc bình thường trong lúc chờ đợi Quyết định chính thức của Ban Giám đốc.

Chữ ký của:

- RESIGNING/Người xin thôi việc

- MANAGER/TP Nhân sự

- H.O.D./Trưởng bộ phận

Comments/Nhận xét của Ban Giám đốc

THE FOLLOWINGS HAVE BEEN RETURNED BY THE RESIGNING/Các thứ đồ đã trả lại cho Phòng Nhân sự Khách sạn/ nhà hàng:

- Staff Manual/ Sổ tay nhân viên

- Name Badge/ Biển tên

- Staff ID Card/ Thẻ nhân viên

- Uniform/ Đồng phục

- Health Insurance Card/ Thẻ bảo hiểm y tế

- Shoes/ Dầy

- Locker Key/ Chìa khóa tủ đựng đồ

- Other/ Khác

C/c: H.O.D., CHIEF ACCOUNTANT, RESIGNING/Sao gửi: Trưởng bộ phận, Kế toán trưởng, Người làm đơn.

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc song ngữ tại đây

Linkedin.com vừa chia sẻ mẫu đơn xin nghỉ việc song ngữ. Hi vọng, những thông tin này sẽ giúp ích các bạn sớm hoàn thành thủ tục xin nghỉ việc và tìm kiếm một công việc mới ưng ý. Chúc các bạn sức khỏe và thành công

 Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh 2022? Hướng dẫn làm mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh?

Đối với người lao động thì ngoài các quyền lợi về tiền lương ra thì người lao dộng còn được hưởng các chế độ về ngày nghỉ theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó có một số trường hợp nghỉ phép khi có công việc riêng cần phải báo cáo và xin phép phía quản lý người sử dụng lao dộng để dược nghỉ. Đối với những công ty liên doanh hay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì người lao dộng cần chuẩn bị mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh theo yêu cầu của doanh nghiệp đó. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn và cung cấp cho bạn đọc về mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh mới nhất.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh là gì?

Đối với người lao động thì ngoài chế độ tiền lương ra thì chế độ về nghỉ phép cũng rất được quan tâm đây là cụm từ gọi tắt cho 2 chế độ nghỉ ngơi của người lao động được quy định trong Bộ luật lao động 2019 bao gồm nghỉ phép năm và nghỉ việc riêng. Theo đó, đây là các chế độ lao động giúp người lao động vừa có thể nghỉ ngơi nhưng vẫn được hưởng lương. Trong đó: Trường hợp nghỉ phép năm và nghỉ lễ sẽ được hưởng nguyên lương còn trường hợp nghỉ việc riêng chỉ được hưởng lương nếu thuộc các trường hợp theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định “Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Như vậy từ quy định được đề ra như trên ta thấy đây cũng là trường hợp nghỉ phép phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Không những vậy theo một số quy định khác thì người lao động họ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương trong trường hợp nghỉ do ốm đau, nghỉ do có việc đột xuất,…

Từ đó chúng tôi nắm bắt được tâm lý của bạn đọc với những nội dung về nghỉ phép, đôi khi chũng ta tìm hiểu các nội dung cơ bản về nghỉ phép, nhiều người vẫn không khỏi lúng túng trong việc soạn thảo đơn xin nghỉ phép, đặc biệt là đơn xin nghỉ phép song ngữ. Sau đây, để hỗ trợ Quý vị khắc phục khó khăn trên, chúng tôi xin đưa ra mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ mới nhất.

Có thể hiểu về đơn xin nghỉ phép song ngữ đây chính là mẫu đơn xin nghỉ phép được soạn sẵn nội dung song ngữ Việt – Anh để người lao động gửi đến ban giám đốc công ty, phòng hành chính nhân sự của công ty nơi đang công tác xin nghỉ phép. Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ dựng sẵn nội dung chuẩn dễ chỉnh sửa trên file Word nên tiện sử dụng ngay để người lao động làm đơn xin nghỉ phép năm, đơn xin nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ hưởng lương, nghỉ không hưởng lương.

2. Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh để làm gì?

Về mục đích khi soạn thảo ra mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh là dùng để dùng trong các công ty liên doanh; công ty có vốn đầu tư nước ngoài; công ty có người nước ngoài và dùng trọng các trường hợp khi xin visa du lịch, công tác, thăm thân đi nước ngoài. Hầu hết các nước đều yêu cầu hồ sơ xin visa phải được dịch thuật sang Tiếng Anh.

3. Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM]

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

[Independence – Freedom – Happiness]

***

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

[LEAVE APPLICATION FORM]

Kính gửi [To]:

Tôi tên là:…

 [My name is:…….]

Chức vụ:…

[Position:……]

Nay tôi làm đơn này xin đề nghị lãnh đạo công ty cho tôi nghỉ phép từ ngày……đến ngày…..,

[Now I am writing this application to get the approval by the Board of Directors for my leave of absence from….to……]

Lý do [With the reason:……]

Trong thời gian nghỉ phép, tôi sẽ bàn giao đầy đủ công viejc cho đồng nghiệp của tôi

[During vacation, I will hand over the work to my colleagues].

Kinh mong Ban giám đốc xem xét chấp thuận.

[I sincerely hope the Board of Directors would consider and approve my leaving].

Trân trọng.

[Your faithfully].

Xác nhận của công ty

[Confirmation of the Company]

…….ngày[date]……tháng[month]….năm[year]……

Người làm đơn [Applicant]

[Ký và ghi rõ họ tên]

[Sign and write the full name]

4. Hướng dẫn làm mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ:

Đơn xin nghỉ phép song ngữ chuẩn có nội dung như sau:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ chuẩn văn bản hành chính viết bằng ngôn ngữ Việt – Anh;

+ Tên đơn: Đơn xin nghỉ phép/Application for leave

+ Thông tin kính gửi/To;

+ Họ tên đầy đủ của người làm đơn [Full name], chức vụ [Title] và bộ phận công tác [Department] của người làm đơn;

+ Nội dung đơn xin nghỉ phép viết bằng ngôn ngữ Việt – Anh;

+ Lý do xin nghỉ phép [Reason]: Nghỉ phép năm/Annual leave, nghỉ ốm/sick leave, nghỉ thai sản/maternity leave, nghỉ phép hưởng lương/orther paid leave, nghỉ phép không hưởng lương/unpaid leave;

+ Lời đề nghị giải quyết và lời cảm ơn;

+ Ngày tháng năm làm đơn, người làm đơn ký tên và ghi rõ họ tên;

+ Phần xét duyệt của Giám đốc công ty.

5. Mỗi người lao động có bao nhiêu ngày phép trên một năm:

Căn cứ theo quy định tại điều 113. Nghỉ hằng năm Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a] 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b] 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c] 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo đó, tùy trường hợp cụ thể mà người lao động làm đủ năm sẽ được nghỉ phép từ 12 – 16 ngày làm việc. Còn nếu làm chưa đủ năm thì sẽ chia tỷ lệ số ngày phép và tính theo số tháng làm việc. Thậm chí, theo Điều 114 Bộ luật này, nếu làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng, người lao động còn được tăng thêm 01 ngày phép/năm.

Như vậy, lịch nghỉ phép năm sẽ do người sử dụng lao động quy định. Tuy nhiên, trước khi ban hành lịch nghỉ phép, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Điều này giúp hài hòa về quyền lợi giữa người lao động và phía người sử dụng lao động. Người lao động vẫn được nghỉ mà người sử dụng lao động có thể điều chỉnh nhân sự để không ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh.

Không những vậy trọng các trường hợp khác nhau nếu người lao động tự ý nghỉ phép năm không theo lịch đã quy định thì sẽ bị coi là tự ý bỏ việc. Theo đó, người này sẽ bị xử phạt lý kỷ luật lao động. Nặng nhất, người lao động còn bị xử lý sa thải nếu tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng [theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động]. Thậm chí, người lao động còn có thể bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không được báo trước nếu nghỉ không phép từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng [theo điểm e khoản 1 và khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động].

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh mới nhất” và các thông tin pháp lý khác dưa trên quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi cũng rất hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc và dừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Video liên quan

Chủ Đề