Độ xe như thế nào thì không bị phạt

    • Giới thiệu - Góp ý
    • Nội quy - Thông báo
    • Thủ tục xe máy
    • Kiến thức xe máy
    • Thông tin các giải đua
    • Honda
    • Yamaha
    • Suzuki
    • Piaggio
    • Phân khối lớn
    • Harley-Davidson
    • Kawasaki
    • Triumph
    • Ducati
    • Chuyện trò
    • Phượt
    • Hình ảnh các hội xe
    • Mua bán xe cũ
    • Mua bán xe mới
    • Mua bán Moto PKL
    • Phụ tùng
    • Xe đạp - Xe điện

  1. Luật giao thông đường bộ đã có quy định cấm thay đổi màu sơn so với thiết kế ban đầu. Nếu tự ý thay đổi nhãn hiệu cũng như màu sơn không đúng với giấy đăng kí xe sẽ bị phạt tiền. Vậy độ xe như thế nào thì không bị phạt?

    Độ xe có thể gây ảnh hưởng ảnh hưởng và mất an toàn
    Độ xe như thế nào thì không bị phạt


    Thông thường, trước khi tung ra những sản phẩm hoặc mẫu xe mới. Các nhà sản xuất dường như đã tính toán và có sự kiểm nghiệm cẩn thận. Vấn đề đặt ra là phải đáp ứng đủ các yêu cầu và mục đích sử dụng. Cũng như việc tự ý độ xe và không tuân thủ luật giao thông. Có thể dẫn đến việc làm thay đổi cấu tạo hình dáng. Và dẫn đến tai nạn không mong muốn.

    Chẳng hạn như việc khiến người đi đường chói mắt, chỉ 1 hành động như nhỏ thay bóng đèn sai tiêu chuẩn, sai thông số. Hoặc lốp không đúng kích cỡ. Các trường hợp độ xe không theo tiêu chuẩn, hoặc quy chuẩn kỹ thuật gây nguy hiểm. Làm mẫt an toàn khi tham gia giao thông, góp phần không nhỏ và làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

    Các trường hợp độ xe không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật gây nguy hiểm, làm mất an toàn giao thông đều bị xử phạt theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.

    Độ xe như thế nào không bị phạt

    Độ xe như thế nào thì không bị phạt

    Ảnh minh họa từ Zing.vn

    Tại thị trường Việt Nam, có 1 số phụ kiện bên ngoài được thay thế. Nhưng không ảnh hưởng đến sự an toàn, mà không bị cấm. Tuy vậy, pháp luật không cho phép tự ý đổi kết cấu và cấu tạo của xe. Như làm lại hơi để tăng công suất động cơ, thay đèn, lốp hoặc vành xe… không đúng chuẩn.

    Chủ phương tiện sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 – 400.000 đối với tổ chức nếu tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với Giấy đăng ký xe.

    Trường hợp tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe thì mức phạt đối với 2 đối tượng kể trên lần tượng là từ 800.000 – 1.000.000 đồng và từ 1.600.000 – 2.000.000 đồng.

    Như vậy việc độ xe không được khuyến khích tại Việt Nam , cá nhân hoặc tổ chức sở hữu phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vì vậy nếu bạn thay đổi một số phụ kiện bên ngoài của xe. Mà không thay đổi kết cấu cũng như cấu tạo của xe. Và vẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo độ an toàn của xe thì bạn sẽ không bị xử phạt.

    Trên đây là thông tin độ xe như thế nào thì không bị phạt. Mong rằng sẽ giúp ích được 1 phần an toàn nào đó cho bạn khi tham gia giao thông. Chúc bạn thành công !

    Độ xe như thế nào thì không bị phạt

    2banh.vn

    Xem thêm

  2. Cảm ơn bạn đã xem video. Nếu thấy video hay, hãy ấn Đăng ký DMPKL Channel giúp chúng mình có thêm động lực để làm ra thêm nhiều nội dung hấp dẫn hơn nữa nha
    Link Kênh Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCNNW2tk3HRoqTdR_D08TZVg

Luật giao thông đường bộ cấm thay đổi màu sơn, thiết kế ban đầu. Nếu tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với giấy đăng ký xe, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền. Thông thường, các nhà sản xuất đã tính toán và thử nghiệm cẩn thận trước khi tung ra sản phẩm mới. Chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng. Việc tự ý độ xe không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất như làm thay đổi cấu tạo, hình dáng,… có thể dễ gây tai nạn giao thông.

Các trường hợp độ xe không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật gây nguy hiểm, làm mất an toàn giao thông đều bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Đơn cử như:

- Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đồng thời sẽ bị buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.

- Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài ra còn phụ thuộc vào lỗi, hành vi và mức độ vi phạm mà chủ phương tiện có thể sẽ bị xử phạt vì những hành vi vi phạm khác.

Như vậy, nếu chỉ thay thế một số chi tiết phụ kiện bên ngoài, không ảnh hưởng đến an toàn thì pháp luật không cấm. Nhưng tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, cấu tạo của xe như: Làm lại hơi để tăng công suất động cơ, thay đèn, thay lốp, vành xe, màu sơn… thì bị cấm bởi như vậy sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống kết cấu, gây mất ATGT và nguy hiểm cho người đi đường. Bạn nên cân nhắc về vấn đề này!

Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi đi xe độ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!