Đến năm 2022 Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên?

Theo AP, phát biểu tại sự kiện diễn ra ngày 16-10 vừa qua, Thủ tướng Olaf Scholz đã kêu gọi mở rộng EU. Ông cho rằng: "Một EU với 27, 30, rồi 36 quốc gia, khi đó sẽ có hơn 500 triệu công dân tự do và bình đẳng, có thể nâng tầm ảnh hưởng của khối để gánh vác trọng trách lớn hơn trên thế giới". Nhà lãnh đạo Đức cũng cam kết sẽ nỗ lực để thúc đẩy cải cách mở rộng EU, khẳng định việc này sẽ mang lại lợi ích cho cả khối.

Trong lịch sử hình thành và phát triển, EU đã nhiều lần mở rộng kết nạp thêm thành viên. Đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối diễn ra cách đây ngót nghét gần hai thập kỷ. Năm 2004, từ 15 quốc gia thành viên, EU đón nhận thêm 10 nước thành viên mới ở Đông Âu và vùng Balkan. 3 năm sau đó, EU tiếp nhận thêm 2 quốc gia nữa là Romania và Bulgaria.

Đến năm 2022 Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên?
Đến năm 2022 Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên?
Đến năm 2022 Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên?
Đến năm 2022 Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên?
Đến năm 2022 Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên?
 Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại đại hội của PES ở thủ đô Berlin. Ảnh: Reuters

Việc EU mở rộng “ồ ạt” nâng số thành viên của khối này lên gần gấp đôi, với diện tích rộng thêm 35% và dân số đông hơn gần 30% (hơn 500 triệu người). Đó là những bước tiến vững chắc về phía Đông của EU để khẳng định vai trò và vị thế của khối này trên trường quốc tế.

Kể từ tháng 5-2004, EU thực sự là một thể chế có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, với việc quy tụ nhiều quốc gia lớn trên thế giới, có vị trí và tiếng nói quan trọng trong Liên hợp quốc như Đức, Pháp, Anh... EU cũng là thị trường đầy tiềm năng cho việc trao đổi thương mại song phương giữa các khu vực và các quốc gia với khối này.

Tuy nhiên, sau khi Croatia gia nhập khối vào năm 2013, EU đã không kết nạp thêm bất cứ quốc gia thành viên mới nào. Nguyên nhân là bởi những năm qua, EU luôn trong cảnh căng mình đối phó với khủng hoảng kép cả về kinh tế lẫn di cư. Điều này buộc EU phải tập trung giải quyết những vấn đề nội tại hơn là hướng tới mở rộng cho tương lai.

Mãi tới khi Anh rời khỏi "mái nhà chung" châu Âu, khoảng trống lớn mà nước này để lại cho EU khiến vấn đề kết nạp thành viên mới một lần nữa được chú ý. Nhiều nhà lãnh đạo EU cho rằng, sau khi Brexit đã ngã ngũ và các cuộc khủng hoảng kinh tế, di cư đã lắng dịu, đây là lúc thích hợp để EU có thể mở rộng vòng tay với các quốc gia vùng Balkan có vị trí chiến lược quan trọng.

Song, tại Hội nghị thượng đỉnh ở Slovenia hồi tháng 10 năm ngoái, các lãnh đạo EU vẫn chỉ dừng lại ở cam kết về tiến trình mở rộng khối mà không thể đề ra thời gian biểu cụ thể, gây thất vọng cho 6 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Tây Balkan luôn muốn gia nhập EU.

Theo AP, tiến trình mở rộng khối diễn ra chậm chạp bởi những tác động từ mâu thuẫn nội tại trong EU. Một số quốc gia đã sử dụng nguyên tắc đồng thuận để kìm hãm việc kết nạp thêm thành viên mới. Chỉ tới tháng 7 vừa qua, dưới tác động lớn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, EU mới khởi động các cuộc đàm phán về việc kết nạp Albania và Bắc Macedonia làm thành viên. Dẫu vậy, một số nhà phân tích dự báo, tiến trình đàm phán này cũng sẽ kéo dài trước khi hai quốc gia có thể chính thức bước chân vào "ngôi nhà chung" châu Âu.

Hiện EU có 27 nước thành viên. Việc mở rộng quy mô khối lên 29, 30 thành viên hoặc nhiều hơn nữa được cho là sẽ buộc EU phải thay đổi quy trình ra quyết định vốn đang gây căng thẳng và tiến hành cải cách nội khối mà không phải thành viên nào cũng sẵn sàng tham gia.

Trong bối cảnh tất cả thành viên EU chưa đạt được đồng thuận, việc kết nạp ồ ạt thành viên mới có thể càng khoét sâu bất đồng, làm suy yếu khối này. Ngoài ra, nếu không lựa chọn thành viên mới bằng các tiêu chuẩn khắt khe hơn, việc mở rộng thành viên của EU có thể sẽ làm gia tăng những “mắt xích yếu” trong khối liên kết kinh tế của EU.

Các quốc gia Tây Balkan dù sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng nhưng suốt nhiều thập kỷ qua, khu vực này vẫn luôn tiềm ẩn bất ổn về an ninh do mâu thuẫn tôn giáo, tác động của cuộc chiến giữa các nhóm “dân tộc chủ nghĩa” ở mỗi quốc gia cũng như tranh cãi giữa các nước.

EU lâu nay luôn tìm cách bình ổn khu vực Tây Balkan bằng những lời hứa hẹn về tương lai gia nhập khối để các nước này chủ động cải thiện tình hình chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, đồng thời đổ tiền đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện an sinh xã hội với hy vọng khu vực này trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, nếu tiến trình kết nạp kéo dài quá lâu, đây có thể trở thành yếu tố thúc đẩy thái độ chống đối EU ở khu vực Balkan. Vậy, chẳng khác nào "lợi bất cập hại" cho EU.

là khu vực gồm 27 nước châu Âu, cho phép công dân của các nước thành viên được tự do sinh sống, đi lại, làm việc và học tập tại bất kỳ quốc gia nào trong các nước thành viên. Công dân ngoài khối có quyền cư trú hợp pháp tại các nước thành viên hoặc các nước được miễn visa đến các nước EU cũng có thể tự do đi lại đến một số quốc gia trong khối.

Theo trang web chính thức của Liên minh châu Âu, mục đích của liên minh là thúc đẩy hòa bình, thiết lập một hệ thống kinh tế và tiền tệ thống nhất, thúc đẩy hòa nhập và chống phân biệt đối xử, phá bỏ các rào cản về thương mại và biên giới, khuyến khích phát triển công nghệ, khoa học, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các mục tiêu như xây dựng thị trường toàn cầu cạnh tranh và tiến bộ xã hội.

Để đảm bảo được tính hiệu quả, minh bạch và dân chủ trong toàn khối, EU tập trung xây dựng một thể chế quản lý trong đó các quyết định được thực hiện một cách công khai và gắn bó chặt chẽ nhất có thể với quyền lợi của người dân. EU hoạt động dựa trên nền tảng pháp quyền. Mọi quyết định, chính sách EU thực hiện đều dựa trên các hiệp ước, được các nước EU đồng ý một cách tự nguyện và dân chủ. Luật pháp và công lý được duy trì bởi một cơ quan tư pháp độc lập. Các nước EU đã trao quyền tài phán cuối cùng cho Tòa án Công lý châu Âu, nơi đưa ra các phán quyết được tất cả mọi người tôn trọng và tuân theo.

Các nước thành viên khối EU

Danh sách 27 nước thành viên chính thức của khối EU:
ÁoBa Lan (Poland)BỉBồ Đào NhaBulgariaCroatiaCộng hòa SécĐan MạchĐảo Síp ĐứcEstoniaHà LanHungaryHy Lạp Ireland Latvia LithuaniaLuxembourg Malta PhápPhần LanRomaniaSlovakiaSloveniaTây Ban NhaThụy Điển (Sweden)Ý (Italy)

Phân biệt Liên minh châu Âu EU và khối Schengen

Dù có chung 1 số quốc gia thành viên, nhưng khối Schengen và Liên minh châu Âu (EU) là hai mô hình hợp tác quốc tế khác nhau. Việc phân biệt rõ ràng để hiểu được quyền lợi tương ứng có được khi nắm giữ passport hoặc quyền cư trú hay visa của từng quốc gia cụ thể, tránh nhầm lẫn và vượt quá ranh giới của mỗi khu vực. Ví dụ như: một người có visa Schengen thì có thể di chuyển tự do giữa các nước châu Âu trong khối Schengen, bao gồm các nước Schengen là thành viên của EU, nhưng chưa chắc sẽ được bước sang biên giới của các nước châu Âu là thanh viên của EU nhưng không thuộc khối Schengen.

Đến năm 2022 Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên?

  • Liên minh châu Âu (European Union – viết tắt EU) là một liên minh gồm 27 nước châu Âu, hợp tác sâu sắc về kinh tế và chính trị, có bộ máy chính trị chung và hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm ngặt bắt buộc các nước thành viên phải tuân thủ. Trên trường quốc tế, trong hầu hết các hoạt động hợp tác về kinh tế, chính trị, EU được xem là một quốc gia thống nhất, một thị trường chung. Ủy ban châu Âu (European Commision) bao gồm các ủy viên từ 27 nước thành viên, đại diện cho toàn bộ liên minh châu Âu để làm việc với các nước bên ngoài.
  • Trong khi Schengen là hiệp ước đơn thuần tập trung duy nhất vào sự tự do di chuyển, đi lại giữa các nước thành viên. Mỗi nước sẽ tự chủ động về chính sách chính trị, kinh tế của mình để tận dụng được tốt nhất sự tự do biên giới trong khối Schengen.

Schengen chỉ nhắm đến mục đích di chuyển thường xuyên và ở lại ngắn hạn, tối đa 90 ngày (cho mỗi giai đoạn 180 ngày) tại một quốc gia trong khối. EU cũng cho phép công dân trong khối di chuyển, đi lại tự do giữa các nước trong khối, nhưng ngoài ra, nếu muốn, người dân của một nước còn có quyền ở lại lâu dài cho mục đích sinh sống, học tập, làm việc, và thậm chí là định cư tại một nước thành viên khác.

Xét về địa lý, châu Âu có 44 quốc gia, trong đó:
  • 22 quốc gia vừa là thành viên Schengen và là thành viên EU
ÁoBa Lan (Poland)BỉBồ Đào NhaCộng hòa SécĐan MạchĐứcEstoniaHà LanHungaryHy LạpLatviaLithuaniaLuxembourgMaltaPhápPhần LanSlovakiaSloveniaTây Ban NhaThụy Điển (Sweden)Ý (Italy)
  • 4 quốc gia là thành viên Schengen nhưng không phải thành viên EU

– Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sỹ.

  • 5 quốc gia không phải là thành viên Schengen nhưng là thành viên EU

– Bulgaria, Croatia, Cyprus, Ireland, Romania.

  • 15 quốc gia / vùng lãnh thổ châu Âu không thuộc Schengen, không thuộc Liên minh châu Âu (EU)
AlbaniaAndorraBelarusBosnia and HerzegovinaKosovoMoldovaMonacoMontenegroNorth MacedoniaNgaSan MarinoSerbiaUkraineAnh quốcVatican City (Holy See)

Lợi ích của passport EU

Passport Liên minh châu Âu mang đến những đặc quyền quan trọng sau: 

Tự do đi lại, sinh sống và làm việc trong khối

Vì hộ chiếu châu Âu về bản chất là thị thực cho phép thường trú ở châu Âu, nên quyền lợi cao nhất của công dân EU là có thể tự do đi lại và sinh sống ở bất kỳ quốc gia nào trong Liên minh. Công dân EU có thể xin làm việc hay học tập ở quốc gia EU khác mà không cần bất kỳ giấy phép gì, sinh sống và hưởng mọi quyền lợi về việc làm, các lợi ích thuế, quyền lợi an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe của quốc gia đó. 

Quyền dân chủ

Hoạt động của EU được thiết lập dựa trên nền dân chủ đại diện. Trở thành công dân châu Âu cũng có nghĩa là được hưởng các quyền lợi về chính trị. Mọi công dân EU trưởng thành đều có quyền ứng cử và bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử vào Nghị viện châu Âu. Công dân EU có quyền ứng cử và bỏ phiếu tại quốc gia cư trú hoặc quốc gia quê hương của mình.

Miễn giảm thuế

Công dân EU còn có quyền được giảm thuế. Châu Âu là nơi có nhiều thiên đường thuế và cung cấp môi trường thuận lợi cho các vấn đề như đánh thuế trên tiền tăng vốn, thu nhập và các tập đoàn.

Ví dụ, Luxembourg là một điểm đến phổ biến cho các chủ doanh nghiệp do luật thuế cho phép miễn thuế đối với cổ tức của công ty và thu nhập vốn dài hạn trên cổ phiếu. 

Các chương trình quốc tịch, thường trú cho phép tự do đi lại & quyền lợi Liên minh châu Âu

Nếu anh chị nhà đầu tư và gia đình muốn có quyền tự do đi lại hoặc quyền lợi công dân châu Âu thì có thể cân nhắc thực hiện một trong các phương án sau để cả gia đình không cần phải xin visa khi đi du lịch châu Âu hoặc lấy thẳng quyền công dân châu Âu:

  • Chương trình đầu tư lấy thẳng quốc tịch châu Âu của các nước thành viên EU như Malta, Bulgaria với mức đầu tư tối thiểu từ 257.000 EUR. Thời gian thực hiện đầu tư và xét duyệt hồ sơ trong vòng khoảng 2 năm, và hầu hết các thủ tục có thể được tiến hành ngay tại Việt Nam. Nhà đầu tư chỉ phải đến châu Âu hoàn tất thủ tục lấy quốc tịch khi đã có kết quả chấp thuận.
  • Chương trình đầu tư lấy quyền cư trú của các quốc gia thành viên EU như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ireland, Đảo Síp, tiến đến nhập tịch châu Âu sau khoảng 5 năm có quyền cư trú. Mức đầu tư tối thiểu từ 280.000 EUR, thời gian thực hiện đầu tư và xét duyệt hồ sơ tối thiểu chỉ từ 2 tháng. Hầu hết các thủ tục có thể được tiến hành ngay tại Việt Nam. Nhà đầu tư chỉ phải đến châu Âu hoàn tất thủ tục lấy quyền cư trú khi đã có kết quả chấp thuận. Khi có quyền cư trú, gia đình nhà đầu tư có thể tự do đi lại các nước trong khối Schengen. Sau khi có quốc tịch, cả gia đình có thể tự do sinh sống, làm việc và học tập tại bất kỳ quốc gia EU nào.  
  • Chương trình đầu tư bất động sản nhận quốc tịch các nước Caribbean và những nước được miễn visa đến hầu hết các nước EU như Grenada, Dominica, St. Kitts and Nevis, hay Montenegro với mức đầu tư tối thiểu từ 200.000 USD, hoặc trao tặng chính phủ từ 150.000 USD. Thời gian thực hiện đầu tư và xét duyệt hồ sơ nhanh chóng chỉ trong vòng 3-6 tháng, toàn bộ quy trình thủ tục có thể được thực hiện ngay tại Việt Nam, nhà đầu tư không cần bay sang những nước này một lần nào.

Anh chị nhà đầu tư quan tâm muốn tự do đi lại hay hưởng quyền công dân khối Liên minh châu Âu, vui lòng liên hệ IMM Group để được tư vấn so sánh chi tiết chương trình của các quốc gia và các dự án đầu tư để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình mình.

Hiện nay Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên?

- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh.

Hiện nay EU dẫn đầu thế giới về cái gì?

Hiện nay EU đang dẫn đầu thế giới về thương mại.

Em hiểu như thế nào về Liên minh châu Âu?

Đây được xem là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất và có quyền lực nhất trên thế giới. EU gồm các thành viên có nền kinh tế hùng mạnh như Đức, Anh, Pháp, Tây Ba Nha… Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên gồm: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia thành viên.

EU có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới?

EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20. - EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.