Crom với fe cái nào hoạt động mạnh hơn năm 2024

Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với flo. Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng với oxi, clo, lưu huỳnh,...

2. Tác dụng với nước

Crom có độ hoạt động hóa học kém Zn và mạnh hơn Fe, nhưng crom bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ. Do đó, người ta mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng crom để chế thép không gỉ.

3. Tác dụng với axit

Vì có màng oxit bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng và nguội. Khi đun nóng màng oxit tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng H và tạo ra muối crom[II] khi không có không khí.

Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội.

IV. Hợp chất của crom

1. Hợp chất crom[III]

  1. Crom[III] oxit [Cr2O3]

- Là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước, dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

- Là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc.

  1. Crom[III] hiđroxit [Cr[OH]3]

- Là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước.

- Là một hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

Vì ở trạng thái số oxi hóa trung gian, ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa [trong môi trường axit] vừa có tính khử [trong môi trường bazơ].

2. Hợp chất crom[VI]

  1. Crom[VI] oxit [CrO3]

- Là chất rắn, màu đỏ thẫm.

- Là một oxit axit, tác dụng với nước tạo ra axit. Những axit cromic này không tách ra được ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung dịch.

- Có tính oxi hóa mạnh.

  1. Muối crom[VI]

- Khác với những axit cromic và đicromic, các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền.

+ Muối cromat là muối của axit cromic, có màu vàng của ion cromat [CrO42-].

+ Muối đicromat là muối của axit đicromic, có màu da cam của ion đicromat [Cr2O72-].

Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit, muối crom[VI] bị khử thành muối crom[III].

Trong dung dịch của ion Cr2O72-[màu da cam] luôn luôn có cả ion CrO42-[màu vàng] ở trạng thái cân bằng với nhau nên khi thêm dung dịch axit vào muối cromat [màu vàng] sẽ tạo thành đicromat [màu da cam]. Ngược lại khi thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, sẽ tạo thành cromat.

Crom [Chrome] lần đầu tiên được nhà bác học người Pháp Louis Vauquelin [1763-1829] điều chế vào năm 1797. Tên gọi Crom [chrome] xuất phát từ tiếng Hi Lạp chroma có nghĩa là màu sắc vì các hợp chất của Crom đều có màu. Crom là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất với nồng độ trung bình 100 ppm.

Các hợp chất Crom được tìm thấy trong môi trường do bào mòn các đá chứa Crom và có thể được cung cấp từ nguồn núi lửa. Nồng độ trong đất nằm trong khoảng 1 đến 3000 mg/kg, trong nước biểt từ 5 đến 800 µg/lit, và trong sông và hồ từ 26 µg/lit đến 5,2 mg/lit. Crom [Chrome] được khai thác dưới dạng quặng Cromit [FeCr2O4]. Gần một nửa quặng Cromit trên thế giới được khai thác tại Nam Phi, bên cạnh đó Kazakhstan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là các khu vực sản xuất đáng kể.

TÍNH CHẤT CỦA CROM [CHROME]

Tính chất vật lý

  • Crom là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn [d= 7.2g/cm3], t0nc=18900C
  • Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.
  • Nhiệt độ nóng chảy 19070C
  • Nhiệt lượng sôi: 2671oC
  • Nhiệt lượng nóng chảy: 21,0 kJ·mol−1
  • Nhiệt lượng bay hơi: 339,5 kJ·mol−1
  • Nhiệt dung: 23,35 J·mol−1K−1
  • Khối lượng riêng: 7,2 g/cm3
  • Nhiệt thăng hoa: 368,2 kJ/mol

Tính chất hóa học

  • Là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
  • Trong các hợp chất Crom có số oxi hoá từ +1 → +6 [hay gặp +2, +3 và +6].

SỰ HÌNH THÀNH CROM [CHROME] TRONG HỆ THỐNG NƯỚC VÀ ĐẤT

Crom [Chrome] trong hệ thống nước

Crom được tạo thành trong nước từ các nguồn tự nhiên như sự phong hóa của các thành phần đá, sự xói mòn của Crom và các bụi khoáng xạ khô trong bầu khí quyển. Nồng độ của Crom tại các con sông và hồ trong giới hạn khoảng 0.5-100nM. Trong khi ở vùng nước biển khoảng 0.1-16Nm. Nồng độ của Crom ở những vùng bị ô nhiễm nặng có thể cao hơn rất nhiều. Nồng độ của Crom trong nước tăng ở những vùng có lượng nước thải lớn thải ra từ các hoạt động công nghiệp như ngành công nghiệp luyện kim, mạ điện, công nghiệp thuộc da, từ các bãi rác vệ sinh, nước tháp làm mát và các ngành công nghiệp hóa chất khác.

Crom [Chrome] trong đất và trầm tích

Các nguồn chính của Crom trong đất là do sự phong hóa của đất, sự xói mòn của Crom. Khối lượng trung bình của nguyên tố này trong đất dao động khoảng 0.02-58µmol/g. Nồng độ của Crom trong đất tăng bắt nguồn từ đất bỏ hoang và các hạt bụi phóng xạ cũng như từ các Crom [Chrome] mang bùn và phế thải của các hoạt động công nghiệp. Trong nhiều loại đất chua [pH

Chủ Đề