Cook là gì trong nồi COM điện

Đong gạo và vo gạo

  • Cốc đong sử dụng để đong gạo nấu, cốc đong gạo nấu tương đương 0.18 lít [tương đương 150g]. Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con, để tránh xước lớp chống dính, hoặc méo do va chạm, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia nhiệt kém vì tiếp xúc với mâm phát nhiệt không tốt.
  • Cho gạo vào nồi con và cho nước vào các mức tương ứng. Ví dụ, cho nước vào nồi ở mức cao nhất, mức 10 nếu lượng gạo nấu là 10 cốc], có thể tăng hoặc giảm lượng nước tùy vào loại gạo nở nhiều hay ít.
  • Dùng vải mềm lau khô bên ngoài lòng nồi rồi nhẹ nhàng đặt vào thân nồi. Xoay lòng nồi vài lần sao cho đáy nồi và mâm phát nhiệt tiếp xúc với nhau.
  • Không được để các vật lạ nằm giữa đáy lòng nồi và mâm điện phát nhiệt.

Qui trình nấu cơm

  • Lớp chống dính được phủ bên trong lòng nồi phù hợp với tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, hoàn toàn không gây hại sức khỏe con người.
  • Nhẹ nhàng nhấn mặt nắp xuống cho đến khi nút mở nắp ăn khớp nhau: Cần chắc chắn là nắp nồi đã được đậy khít, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nấu. Lưu ý: Luôn để chức năng Cook khi bắt đầu nấu và chức năng Warm khi hâm nóng lại.
  • Khi đã chuẩn bị nấu xong, trước tiên cắm dây nguồn vào ổ cắm của nồi, sau đó cắm dây nguồn vào ổ cắm nguồn điện xoay chiều.
  • Sau khi cắm phích vào nguồn điện, đèn Giữ ấm Keep Warm sẽ sáng lên, bạn phải nhấn nút nấu Nấu cơm Cooking xuống để khởi động việc nấu cơm. [Nếu để đèn Warm cơm sẽ không chín]
  • Khi hoàn tất việc nấu Nút nấu sẽ nhảy lên tự động bạn sẽ nghe Tắc 1 tiếng. Đồng thời Đèn nấu Cooking sẽ tắt và đèn Giữ ấm Keep Warm sẽ sáng.
  • Phích cắm phải được cắm vào chắc chắn. Không nên sử dụng các loại ổ cắm nhiều lổ cắm để sự dụng nhiều loại thiết bị gia dụng cùng 1 thời điểm.
  • Khi không sự dụng nồi nhớ phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm nguồn.
  • Khi cắm phích nguồn vào ổ cắm, phải cắm phích thật khớp, nếu phích cắm tiếp xúc không tốt dẫn đến phích cắm bị cháy.
  • Nồi cơm điện không được đặt ở vị trí không bằng phẳng, ẩm ướt hoặc gần với các dụng cụ phát nhiệt khác, đó là nguyên nhân làm hỏng nồi phát sinh sự cố khác.
  • Khi nấu cơm, cụm thoát hơi rất nóng, vì vậy không để tay hay tiếp xúc trực tiếp với lỗ thoát hơi nhằm tránh trường hợp bỏng.
  • Thân nồi và nắp nồi không được vệ sinh trực tiếp bằng nước, tránh làm hỏng các bộ phận cách điện gây nguy hiểm.
  • Để tránh bị điện giật không được để nắp nồi cơm hoặc các bộ phận mang điện khác tiếp xúc với nước hay tất cả các loại dung dịch khác.
  • Nếu dây nguồn của nồi bị hư, nó phải được thay thế bởi 1 dây mới của chính nhà SX
  • Không được để trẻ em sử dụng sản phẩm một mình, và phải đặt nồi tránh xa tầm tay trẻ em để tránh các trường hợp điện giật xảy ra.

Vệ sinh nồi

  • Cụm thoát hơi phải được làm vệ sinh kịp thời, nắp và thân cụm thoát hơi phải vệ sinh riêng.
  • Dùng vài lau khô vắt khô để lau sạch nắp cụm thoát hơi, thân cụm thoát hơi.
  • Lấy lòng nồi ra khỏi thân nồi cơm, rửa sạch bằng chất tẩy rửa dùng trong gia đình và rửa lại bằng nước sạch và sau đó lau lại bằng vải mềm.
  • Không dùng các loại bàn chải bằng kim loại hoặc các dụng cụ cứng khác để chủi rửa lòng nồi nhằm tránh làm hỏng lớp chống dính bên trong lòng nồi.
  • Tháo hộp chứa nước ra và đổ nước thừa bên trong, rửa sạch và lắp lại giá đỡ hộp chứa nước.
  • Các hạt cơm vật thể lạ khác có thể dính trên mâm nhiệt, có thể dùng các giấy nhám mịn để chà và dùng vải lau lại để giữ cho bề mặt tiếp xúc của mâm phát nhiệt

Video liên quan

Chủ Đề