Công văn sô 42 bgtvt-kchtgt nga y 05 01 2010

1. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Dự án cầu Đại Ngãi tỉnh Sóc Trăng được Chính phủ đồng ý chuyển hình thức đầu tư từ nguồn vốn BOT sang sử dụng vốn ODA của Nhật Bản. Đề nghị Chính phủ có ý kiến với Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để sớm triển khai thi công công trình.

Trả lời: Tại công văn số 7965/BGTVT-KHĐT ngày 19/7/2017

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã đồng ý đề xuất dự án xây dựng cầu Đại Ngãi sử dụng ODA vốn vay Nhật Bản [Văn bản số 2743/VPCP-HTQT ngày 22/3/2017 của Văn phòng Chính phủ], hiện Bộ GTVT đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án để lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện.

2. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn từ thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Trả lời: Tại công văn số 7965/BGTVT-KHĐT ngày 19/7/2017

Tại Thông báo số 239/TB-VPCP ngày 26/5/2017 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý và giao Bộ GTVT bố trí từ nguồn vốn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 và đường Hồ chí Minh qua Tây Nguyên để triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn từ thị xã Ngã Bảy đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng; đối với số vốn còn thiếu, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, Dự án có kính phí đầu tư lớn [khoảng 1.400 tỷ đồng], đồng thời phần vốn TPCP còn dư đang giữ lại [276 tỷ đồng] để giải quyết các vướng mắc, phát sinh liên quan đến các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 và đường Hồ chí Minh qua Tây Nguyên và vốn tiếp tục còn dư sau khi quyết toán [nếu có], Bộ KH&ĐT đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sử dụng để cải tạo, sửa chữa các tuyến đường địa phương kết nối với đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên [Văn bản số 4444/BKHĐT-KCHTĐT ngày 02/6/2017]. Do vậy, Bộ GTVT đã có Văn bản số 6718/BGTVT-KHĐT ngày 21/6/2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ không còn nguồn dư để cân đối cho Dự án này.

3. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Bộ Giao thông vận tải có các phương án rà soát lại các đoạn đường ngang dân sinh để lắp đặt hệ thống đèn báo và biển báo giữa các điểm giao nhau giữa đường bộ và đường sắt để đảm bảo an toàn của người dân khi tham gia giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 8543/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

1. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An:

Tuyến đường sắt Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn tỉnh Nghệ An với chiều dài khoảng 94,5km [từ km 239 + 500 đến km 334 + 000]; tổng số có 243 vị trí giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt, cụ thể: 76 đường ngang [26 đường ngang có người gác, 07 đường ngang cảnh báo tự động được lắp cần chắn tự động, 06 đường ngang cảnh báo tự động, 37 đường ngang biển báo] và 167 lối đi dân sinh.

Đến tháng 6 năm 2017: Xây dựng mới 18 đường ngang, đồng thời giảm 47 lối đi dân sinh; đã thực hiện cắm biển “ CHÚ Ý TÀU HỎA” tại 106 lối đi dân sinh và thu hẹp 61 lối đi dân sinh trong tổng số 167 lối đi dân sinh; đã bàn giao hồ sơ các lối đi dân sinh cho địa phương để cùng phối hợp thực hiện công tác quản lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thường xuyên rà soát, thống kê các vị trí giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt, có giải pháp phù hợp đối với các vị trí tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; làm việc với các địa phương và cơ quan quản lý đường bộ để làm gờ giảm tốc, bổ sung biển báo theo quy định; chỉnh sửa các biển không đúng quy cách, các biển không đúng vị trí quy định.

Từ năm 2017 đến năm 2020: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam triển khai lắp đặt bổ sung cần chắn tự động cho các đường ngang cảnh báo tự động còn lại; thực hiện nâng cấp các đường ngang biển báo thành đường ngang cảnh báo tự động có lắp cần chắn tự động; xây dựng đường gom, hàng rào để đóng toàn bộ các lối đi dân sinh.

3. Để phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông đường sắt, đường bộ, đề nghị địa phương:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nghiêm chỉnh chấp hành Luật đường sắt; không mở các đường đi trái phép qua đường sắt, việc mở đường ngang phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 62/2015/TT-BGTVT ngày 04/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải;

- Phối hợp cùng đơn vị đường sắt tổ chức kiểm tra việc chấp hành Luật Đường sắt, thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Công điện số 03/CĐ-UBATGTQG ngày 04/02/2017 của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia; tổ chức cảnh giới, chốt gác bổ sung tại các lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; Phối hợp chặt chẽ với đơn vị đường sắt trong công tác rào, đóng, thu hẹp và quản lý lối đi dân sinh.

4. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các ngành liên quan khi thi công các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ cần đảm bảo triển khai đồng bộ hệ thống mương tiêu thoát nước dọc 2 bên đường. Thực tế, việc thi công một số tuyến đường như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48B đoạn qua thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu chưa tiến hành triển khai đồng bộ hệ thống mương thoát nước dẫn đến tình trạng ngập lụt cục bộ, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân hai bên đường khi trời mưa và khiến mặt đường nhanh xuống cấp.

Trả lời: Tại công văn số 7487/BGTVT-CQLXD ngày 10/7/2017

Trong quá trình khảo sát, thiết kế các tuyến đường, hệ thống mương tiêu, thoát nước dọc hai bên đường nếu bị ảnh hưởng do việc xây dựng công trình, các hạng mục công trình của đường bộ đều được hoàn trả hoặc làm mới theo quy định. Phương án thiết kế hoàn trả hệ thống kênh, mương dọc tuyến đều được các đơn vị Tư vấn thiết kế thỏa thuận với địa phương hoặc đơn vị quản lý để thống nhất trước khi triển khai thi công, đảm bảo phù hợp với quy hoạch và phương án tiêu thoát nước của địa phương. Ngoài ra, hệ thống rãnh dọc, cống ngang cũng được xây dựng để thu dẫn nước mặt về các vị trí cửa xả theo quy định.

Trong quá trình triển khai thi công, nếu có ý kiến của địa phương hoặc cơ quan quản lý về bất cập của thiết kế, các Chủ đầu tư, Nhà đầu tư, Ban QLDA đều chỉ đạo Tư vấn thiết kế kiểm tra, rà soát hiện trường và thống nhất lại với địa phương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Hiện nay, các dự án mở rộng, nâng cấp QL1 đoạn qua địa phận tỉnh Nghệ An đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng; dọc tuyến QL1 đoạn qua địa phận thị xã Hoàng Mai đã được bổ sung hệ thống rãnh dọc theo đề nghị của địa phương [văn bản số 4889/BGTVT-CQLXD ngày 04/5/2016 của Bộ GTVT]. Đối với đoạn nối từ QL48B đến cảng Lạch Quèn, trên cơ sở đề xuất của địa phương, Bộ GTVT đã điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục, trong đó có hạng mục hoàn trả hệ thống mương tiêu, thoát nước dọc tuyến cho phù hợp [văn bản số 6629/BGTVT-CQLXD ngày 20/6/2017 của Bộ GTVT].

5. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Bộ giao thông vận tải quan tâm đến tuyến đường dân sinh hai bên đường cao tốc Bến Lức - Long Thành [qua địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An], hiện chưa được thảm nhựa nên gây khó khăn [bụi] cho việc đi lại của người dân [do trước đây có đường giao thông nông thôn ở khu vực này đã được bê tông hóa, khi thi công tuyến cao tốc trên thì được thay thế bằng đường dân sinh].

Trả lời: Tại công văn số 8299/BGTVT-CQLXD ngày 27/7/2017

Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An thuộc Gói thầu A1 do liên danh Nhà thầu Halla - Vinaconex E&C thi công. Đến nay khối lượng thi công đạt gần 50% sản lượng, phần thi công đường, cống chui và cống thoát nước đang được triển khai. Tại Km4+800, theo thiết kế của dự án [đã thỏa thuận với địa phương] sẽ đào bỏ một phần đường Nhựa Chợ Lớn [mặt đường bê tông] đồng thời hoàn trả bằng cống chui dân sinh tại Km5+141 và 02 đường gom nối Km4+800 đến Km5+141. Thời gian trước đây, do việc duy tu bảo dưỡng chưa tốt, đoạn đường bị bong tróc lớp đá cấp phối trên mặt gây khó khăn cho việc đi lại. Sau khi nhận được phản ánh của người dân địa phương, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam chỉ đạo Ban QLDA đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và các đơn vị liên quan cùng chính quyền địa phương đi kiểm tra thực tế để có biện pháp xử lý. Ngày 16/6/2017, việc khắc phục, sửa chữa đoạn đường dân sinh nêu trên đã được hoàn thành.

6. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Đề nghị khẩn trương đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi bắt qua sông Hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi về lưu thông, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng nói riêng và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời: Tại công văn số 7969/BGTVT-KHĐT ngày 19/7/2017

Về kiến nghị đầu tư cầu Đại Ngãi: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã đồng ý đề xuất dự án xây dựng cầu Đại Ngãi sử dụng ODA vốn vay Nhật Bản [Văn bản số 2743/VPCP-HTQT ngày 22/3/2017 của Văn phòng Chính phủ], hiện Bộ GTVT đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án để lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện.

7. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri bức xúc về chất lượng các tuyến đường giao thông, nhất là các quốc lộ được đầu tư rất tốn kém nhưng hư hỏng, xuống cấp rất nhanh. Tuy nhiên, việc khắc phục, sửa chữa không kịp thời; khi sửa chữa thì chỉ dặm vá qua loa, sơ sài, gây mất an toàn giao thông. Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần có biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm của các đơn vị chủ đầu tư, thiết kế, thi công để đảm bảo chất lượng công trình. Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan quản lý các quốc lộ phải kịp thời kiểm tra duy tu, sửa chữa, khắc phục các tuyến đường hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long [trong đó có Quốc lộ 30 của tỉnh Đồng Tháp] nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 8406/BGTVT-CQLXD ngày 28/7/2017

1.Về việc giám sát, quản lý chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm của các đơn vị chủ đầu tư, thiết kế, thi công để đảm bảo chất lượng công trình:

Trong thời gian qua các dự án xây dựng giao thông nói chung đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả; đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các vùng, địa phương nơi có công trình, dự án triển khai. Tuy nhiên, tại một số công trình, dự án khi đưa vào sử dụng đã xuất hiện một số tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng ở một số hạng mục hoặc bộ phận công trình làm hạn chế khả năng khai thác sử dụng của công trình.

Đối với các tuyến đường giao thông, các công trình do Bộ GTVT quản lý, để tránh trường hợp công trình vừa đưa vào khai thác đã xuất hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, Bộ GTVT đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng công trình từ lúc bắt đầu thực hiện dự án; trong đó ban hành nhiều quy định cụ thể nhằm “siết chặt” các chủ thể tham gia thực hiện như: Quy định về đánh giá kết quả thực hiện và xếp hạng, phân loại Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công làm căn cứ để lựa chọn các đơn vị tham gia thực hiện dự án; quy định về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giao thông; quy định về nâng cao trách nhiệm bảo hành đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ GTVT quyết định đầu tư...

Đối với những dự án, công trình để xảy ra tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá đúng nguyên nhân, xác định trách nhiệm của từng chủ thể để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bằng các hình thức như: Nhắc nhở, cảnh cáo; đình chỉ thi công; yêu cầu đơn vị khắc phục, sửa chữa bằng kinh phí của mình; hạn chế và cấm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định thực hiện các dự án của ngành GTVT…

Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện dự án, Bộ GTVT đã yêu cầu sau khi kết thúc thời hạn bảo hành công trình, nếu xảy ra hư hỏng, khiếm khuyết về chất lượng do lỗi của Nhà thầu thi công thì Nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết tương ứng với phần công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp như nêu trên để hạn chế các khiếm khuyết về chất lượng và xử lý ngay các hư hỏng trong quá trình khai thác sử dụng.

2.Về việc chỉ đạo các cơ quan quản lý các quốc lộ phải kịp thời kiểm tra duy tu, sửa chữa, khắc phục các tuyến đường hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông

Hiện nay, các tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Cục Quản lý Đường bộ IV thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong những năm gần đây, tại các tuyến này, Cục Quản lý Đường bộ IV thường xuyên thực hiện công tác sửa chữa định kỳ hoặc sửa chữa đột xuất, khắc phục các hư hỏng cục bộ mặt đường; xây dựng bổ sung hệ thống thoát nước, hệ thống báo hiệu giao thông… để tăng cường khả năng khai thác tuyến từ nguồn vốn bảo dưỡng thường xuyên và Quỹ bảo trì đường bộ, các công tác này đã được thi công hoàn thành, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

Các tuyến quốc lộ đi qua tỉnh Đồng Tháp đều là tuyến huyết mạch giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên Cục Quản lý Đường bộ IV đã liên tục kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc quản lý, bảo trì theo đúng quy định; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra tuyến, kịp thời phát hiện các hư hỏng phát sinh, đồng thời tăng cường nạo vét rãnh dọc, khơi thông thoát nước đọng mặt đường sau mưa, nhằm tăng cường khả năng tiêu thoát nước và giảm khả năng phát sinh hư hỏng trên tuyến quản lý; đồng thời có đánh giá cụ thể về công việc tồn tại, yêu cầu khắc phục theo đúng quy định. Hiện nay, trên các tuyến đều cơ bản đảm bảo đảm bảo an toàn công trình và an toàn giao thông trên tuyến.

3.Về việc đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long [trong đó có Quốc lộ 30 của tỉnh Đồng Tháp] nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Bộ GTVT đang đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đồng thời triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Trong đó, Bộ GTVT luôn ưu tiên thực hiện các dự án trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Hiện nay, tình hình các dự án đầu tư liên quan đến Quốc lộ 30 thuộc tỉnh Đồng Tháp như sau:

a.Về Quốc lộ 30 đoạn Cái Bè [tỉnh Tiền Giang] - Tp. Cao Lãnh [tỉnh Đồng Tháp]

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến QL30 [đoạn từ Km1+200 - Km34+230] qua 02 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp theo hình thức hợp đồng BOT đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1090/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2015 và đã triển khai thực hiện từ tháng 4/2016. Tuy nhiên, công tác triển khai còn chậm trễ do có vướng mắc về công tác GPMB [liên quan công tác lập Khung chính sách GPMB] và việc huy động vốn vay của Nhà đầu tư. Bộ GTVT đã triển khai các thủ tục xử lý vi phạm của Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án theo quy định của hợp đồng BOT. Để giải quyết những tồn tại, vướng mắc, Bộ GTVT đã thống nhất về nguyên tắc chủ trương cho Nhà đầu tư dự án được cơ cấu lại danh sách cổ đông, chuyển nhượng và thay thế, bổ sung thêm cổ đông có năng lực thực hiện dự án theo quy định. Hiện Bộ GTVT đã ký thỏa thuận đầu tư với nhà đầu tư nhận chuyển nhượng đủ năng lực và đang đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư để triển khai các bước tiếp theo, đẩy nhanh tiến độ dự án.

b.Về Quốc lộ 30 đoạn Tp. Cao Lãnh - thị xã Hồng Ngự

Dự án nâng cấp, mở rộng QL30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự đã được Bộ GTVT thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 2.243 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn ngân sách Nhà nước [NSNN và TPCP] giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu, theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do đó, chỉ đủ bố trí vốn để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Vì vậy không đủ cân đối, bố trí vốn cho Dự án này.

c.Về Quốc lộ 30 đoạn thị xã Hồng Ngự - cửa khẩu Dinh Bà

Dự án đầu tư xây dựng QL30, đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý sử dụng nguồn vốn NSNN giai đoạn 2016-2020 để đầu tư xây dựng. Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án này từ tháng 3/2016. Hiện nay, Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp đang triển khai thiết kế chi tiết. Kế hoạch bố trí vốn cho Dự án đến hết năm 2017 là 30 tỷ đồng. Nếu không được tiếp tục bổ sung vốn thì sẽ phải bắt buộc dừng giãn Dự án này.

8. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Về công tác bảo đảm giao thông trên tuyến đường tỉnh 446: Tuyến đường này thời gian qua được nhà đầu tư sử dụng làm đường công vụ, phục vụ thi công đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, hiện nay đường đã bị hư hỏng nặng gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn giao thông, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến. Đề nghị Bộ GTVT có ý kiến chỉ đạo nhà đầu tư thực hiện công tác đảm bảo giao thông trên tuyến đường tỉnh 446.

Trả lời: Tại công văn số 7674/BGTVT-CQLXD ngày 13/7/2017

Theo nội dung Hợp đồng BOT ký giữa Bộ GTVT và Nhà đầu tư, trong quá trình thực hiện dự án, Nhà đầu tư có trách nhiệm khảo sát hệ thống đường địa phương dùng làm đường vận chuyển vật liệu thi công, thống nhất với địa phương về việc mượn đường và chịu trách nhiệm hoàn trả theo quy định nếu phát sinh hư hỏng do hoạt động vận tải phục vụ thi công dự án. Vì vậy, đối với các tuyến đường do địa phương quản lý mà các đơn vị thi công hoặc Nhà đầu tư đã ký biên bản cam kết mượn làm đường công vụ phục vụ thi công, Bộ GTVT sẽ yêu cầu Nhà đầu tư thực hiện nghiêm theo cam kết tại biên bản đã thống nhất với địa phương và Hợp đồng đã ký với Bộ GTVT.

Về việc hoàn trả đường tỉnh 446: Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của UBND tỉnh Hòa Bình về việc cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 446 đoạn Km12-Km13+200; Kết nối đường tỉnh 446 [tại khoảng Km12+500 lý trình ĐT 466] với đường Hòa Lạc - Hòa Bình [khoảng Km13+500 lý trình đường cao tốc, đường dẫn đầu cầu Trung Mường 2], Bộ GTVT đã yêu cầu Ban QLDA 2, Nhà đầu tư chỉ đạo Tư vấn khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án thiết kế, khái toán kinh phí, nguồn kinh phí đầu tư … cho phù hợp. Trên cơ sở báo cáo của Nhà đầu tư, Ban QLDA 2, hiện tại Bộ GTVT đang tổng hợp, kiểm tra, rà soát kinh phí, nguồn kinh phí thực hiện để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

9. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình giao thông, để đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư dự án.

Trả lời: Tại công văn số 8003/BGTVT-CQLXD ngày 20/7/2017

Trong những năm vừa qua, Bộ GTVT đã xác định tầm quan trọng của công tác quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, giá thành tại các dự án nhằm mục tiêu sớm đưa công trình vào khai thác để phát huy hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các vùng, các địa phương nơi có công trình, dự án triển khai.

1. Về đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông:

Hiện nay, các dự án công trình do Bộ GTVT quản lý được xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng về cơ bản đều đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra; đặc biệt có nhiều công trình đã hoàn thành vượt tiến độ, sớm phát huy hiệu quả đầu tư như: cầu Vĩnh Thịnh, cầu Ghềnh [cầu Đồng Nai lớn], cầu Nhật Tân, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nhà ga T2 sân bay Nội Bài, các dự án mở rộng QL1A…

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ GTVT sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để giám sát, quản lý tiến độ triển khai thực hiện của các dự án, đặc biệt là các dự án giao thông trọng điểm, cụ thể như: Tăng cường kiểm tra hiện trường, phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan để giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc; kiên quyết xử lý các nhà thầu thi công chậm tiến độ với nhiều hình thức như điều chuyển nhiệm vụ, khối lượng, chấm dứt hợp đồng, lựa chọn nhà thầu khác thay thế…

2. Về chất lượng thi công các công trình giao thông:

Đồng thời với việc đẩy nhanh tiến độ thi công, công tác quản lý chất lượng các công trình luôn được Bộ GTVT chú trọng. Trong thời gian qua, các dự án xây dựng giao thông cơ bản hoàn thành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả. Bộ GTVT luôn xác định công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, tiến độ trong đầu tư xây dựng công trình giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án. Vừa qua, Bộ GTVT đã triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng công trình như:

- Nâng cao năng lực, phân định cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể tham gia dự án [Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát…] trong quá trình thực hiện đầu tư nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện từ khâu lập dự án đầu tư, khảo sát - thiết kế đến thi công xây lắp;

- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật và chế độ chính sách để tăng cường công tác quản lý chất lượng và công tác lựa chọn Nhà thầu;

- Rà soát, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, ứng dụng công nghệ mới... đảm bảo thực hiện có chất lượng từ giai đoạn lập dự án đầu tư, khảo sát-thiết kế đến giai đoạn thi công, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát quản lý chất lượng, góp phần đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án;

- Ban hành các quy định đánh giá kết quả thực hiện và xếp hạng, phân loại các chủ thể tham gia quá trình thực hiện các dự án: Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công và tiến hành thực hiện nghiêm túc, khách quan công tác đánh giá, xếp loại các chủ thể làm căn cứ để lựa chọn các đơn vị tham gia thực hiện dự án;

- Chủ động kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các yếu tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, kiên quyết xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm;

- Tăng cường công tác kiểm định, giám định chất lượng tại các dự án có nghi ngờ về chất lượng để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh đảm bảo chất lượng công trình.

10. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án cầu Thịnh Long, Dự án đường trục kết nối vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, tạo bước phát triển đột phá kinh tế - xã hội, du lịch vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng, đảm bảo trong công tác Quốc phòng và công tác phòng chống thiên tai.

Trả lời: Tại công văn số 8052/BGTVT-CQLXD ngày 21/7/2017

1. Dự án cầu Thịnh Long

Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định là dự án sử dụng vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế [EDCF] của Chính phủ Hàn Quốc. Việc đầu tư xây dựng dự án nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc, tạo động lực phát triển kinh tế cho khu vực theo quy hoạch phát triển giao thông quốc gia.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long, Tư vấn và các đơn vị liên quan tiến hành thỏa thuận với địa phương để triển khai công tác thiết kế kỹ thuật, lập dự toán để Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt làm cơ sở lựa chọn Nhà thầu xây lắp. Hiện nay, dự án đang tiến hành công tác lựa chọn Nhà thầu xây lắp, dự kiến đến tháng 8/2017 hoàn thành việc lựa chọn và ký hợp đồng với Nhà thầu xây lắp. Sau khi ký Hợp đồng, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long, Nhà thầu phối hợp với địa phương khẩn trương triển khai thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.

2. Dự án đường trục kết nối vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình

Dự án đường trục kết nối vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình là dự án nhóm A, công trình cấp I do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định là cấp quyết định đầu tư. Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở và dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2017.

Trong quá trình thực hiện dự án, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan tham mưu sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của tỉnh Nam Định để dự án hoàn thành đảm bảo chất lượng và tiến độ theo kế hoạch.

11. Cử tri tỉnh Đăk Nông kiến nghị: Khi xây dựng Quốc lộ 14 đoạn qua huyện Đắk Mil và các địa phương trong tỉnh thì việc vận chuyển đá từ mỏ ra tới công trường xây dựng gây hư hỏng nặng một số tuyến đường nhưng đến nay chưa được đầu tư xây dựng hoàn trả theo quy định. Vì vậy, cử tri đề nghị Bộ GTVT khẩn trương giải quyết dứt điểm.

Trả lời: Tại công văn số 7684/BGTVT-CQLXD ngày 13/7/2017

Về nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông nêu trên Bộ GTVT đã thống nhất với UBND tỉnh Đắk Nông tại Thông báo số 582/BGTVT-UBND ngày 07/10/2016 trong đó có nội dung đầu tư các tuyến đường kết nối với dự án đường Hồ Chí Minh. Ngày 27/10/2016 UBND tỉnh Đắk Nông có Văn bản số 5617/UBND-CNXD báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sửa chữa, cải tạo các tuyến đường địa phương kết nối với dự án đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh.

Tại Văn bản số 10437/VPCP-KTN ngày 02/12/2016 của Thủ tướng Chính Phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT và UBND địa phương liên quan trong đó có tỉnh Đắk Nông để đề xuất thực hiện đầu tư các tuyến đường kết nối.

Đến thời điểm hiện nay Bộ Tài chính đã có ý kiến tại Văn bản số 5511/BTC-ĐT ngày 27/4/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 4444/BKHĐT-KCHTĐT ngày 16/6/2017 tổng hợp báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ GTVT cùng các địa phương thực hiện việc cải tạo sửa chữa các tuyến đường địa phương nêu trên, sử dụng nguồn vốn còn dư của Dự án nâng cấp mở rộng QL1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên để triển khai thực hiện các tuyến đường kết nối với đường Hồ Chí Minh qua địa bàn các tỉnh.

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, Bộ GTVT sẽ phối hợp cùng địa phương khẩn trương triển khai thực hiện tuân thủ quy định.

12. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra chất lượng thi công các công trình giao thông đường bộ [thi công mặt đường, chất lượng nền đường] để bảo đảm các công trình khi hoàn thiện đi vào sử dụng bảo đảm an toàn, hạn chế tai nạn giao thông; đồng thời kiểm tra, tìm nguyên nhân và có phương án xử lý dứt điểm các vị trí lồi lõm, các lằn ranh, con lăn trên mặt đường [tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10] để giảm thiểu tai nạn cho người tham gia giao thông, vì đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông thời gian qua.

Trả lời: Tại công văn số 8600/BGTVT-CQLXD ngày 19/7/2017

Về công tác tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra chất lượng thi công các công trình giao thông:

Để đảm bảo chất lượng công trình, trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm các nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 53- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ: Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải phân công cụ thể cho đơn vị chức năng thực hiện giám sát quá trình thi công các dự án; thực hiện công tác kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các lỗi của nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, ban quản lý dự án, chủ đầu tư…làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của dự án. Bất cứ chủ thể tham gia xây dựng công trình nào có các hành vi làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của dự án đều bị nghiêm khắc xử lý như xử phạt hành chính, chấm dứt hợp đồng, cấm tham gia các dự án tiếp theo.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng đã ban hành các văn bản, chế tài siết chặt hơn nữa trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý chất lượng, tiến độ như quy định về áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tăng cường chất lượng thiết kế và thi công; quy định về kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào, kiểm soát quy trình thi công; quy định nâng cao thời hạn bảo hành công trình; quy định về xử lý các đơn vị vi phạm về chất lượng.

Với các giải pháp đã thực hiện, trong thời gian gần đây phần lớn các công trình, dự án của ngành giao thông vận tải đều được thi công hoàn thành đảm bảo chất lượng, điển hình như Dự án cầu Nhật Tân, Dự án đường nối cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài, Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,... Tuy nhiên, ở một số công trình, dự án vẫn còn một số khiếm khuyết cục bộ ở một số đoạn tuyến, hạng mục công trình. Trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng các dự án xây dựng công trình giao thông, đảm bảo chất lượng, tuổi thọ công trình, an toàn, thuận lợi trong quá trình khai thác, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu đi lại của nhân dân.

Về công tác xử lý các hiện tượng hư hỏng như lồi lõm, các lằn ranh, con lươn trên mặt đường Quốc lộ 5 [QL5] và Quốc lộ 10 [QL10]:

Hiện tại tuyến QL5 đã được giao cho Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam [Vidifi] quản lý, khai thác. Để đảm bảo an toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Vidifi tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên, đối với các vị trí hằn lún có chiều sâu ≥ 2,5cm trước mắt tập trung cào tạo phẳng đảm bảo an toàn giao thông. Để giải quyết dứt điểm các hư hỏng nêu trên, Vidifi đã và đang lập dự án sửa chữa định kỳ giai đoạn 2017-2018, Bộ Giao thông vận tải đã xem xét và có văn bản số 1600/BGTVT-ĐTCT ngày 20/2/2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung này.

Với tuyến Quốc lộ 10, Tổng cục đường bộ Việt Nam đang triển khai các thủ tục đấu thầu sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt đường đoạn Km6+500-Km25. Đoạn từ Km25+500-Km58+200 [từ cầu Quán Toan đến cầu Nghìn] đang được Bộ Giao thông vận tải đầu tư nâng cấp mở rộng [theo hình thức BOT], dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2017.

Sau khi các dự án nêu trên được hoàn thành thì tình trạng mặt đường tuyến QL5, QL10 trên địa bàn Thành phố sẽ được cải thiện đáng kể, khắc phục các vị trí hư hỏng [hằn lún, lồi lõm, con lươn,...trên mặt đường] gây mất an toàn giao thông thời gian vừa qua. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường kiểm tra tình trạng mặt đường trên tuyến QL5, QL10 nói riêng và hệ thống cao tốc, quốc lộ trên cả nước nói chung để kịp thời phát hiện, sửa chữa, khắc phục các vị trí hư hỏng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

13. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT tập trung chỉ đạo và đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công Quốc lộ 37 để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh Quốc phòng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các địa phương có Quốc lộ 37 đi qua.

Trả lời: Tại công văn số 7971/BGTVT-CQLXD ngày 19/7/2017

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 [Km23+200 - Km47+888], đoạn Vĩnh Bảo [Hải Phòng] - Gia Lộc [Hải Dương] được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3177/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2009 và triển khai xây dựng từ năm 2010 bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước [NSNN]. Do khó khăn về nguồn vốn NSNN, đến nay Dự án mới được bố trí 725,5 tỷ đồng để thi công hoàn thành các hạng mục quan trọng, xung yếu là công trình cầu Chanh và đường hai đầu cầu [Km24+200÷Km27+500], công trình cầu Ràm và đường dẫn hai đầu cầu [Km32+060 ÷ Km34+800]. Đối với phần đường còn lại dài 17,96Km [Km23+200 ÷ Km24+200; Km27+500 ÷ Km32+060; Km34+800 ÷ Km47+888, trừ đoạn cầu Bía và phạm vi đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng] hiện đang thi công dở dang cầm chừng, một số đoạn tuyến tạm dừng thi công do nguồn vốn bố trí cho Dự án còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu [nhu cầu vốn cần thiết để thi công hoàn thành dự án khoảng 450 tỷ đồng].

Để giảm thiểu ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT Hải Dương [Chủ đầu tư], Nhà thầu thi công tổ chức đảm bảo giao thông trên tuyến như sửa chữa mặt đường hư hỏng, thi công hệ thống thoát nước đoạn qua khu vực đông dân cư, duy trì công tác điều tiết đảm bảo giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài trên tuyến.

Hiện tại, Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu phương án bố trí vốn cho Dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội.

Sau khi dự án được bố trí vốn, Bộ GTVT sẽ tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa dự án vào khai thác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu đi lại của nhân dân.

14. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Hiện nay, dự án tuyến đường bộ ven biển Quảng Ninh - Thanh Hóa đang được thi công dở dang ảnh hưởng đến việc đi lại, sản xuất của người dân. Cử tri đề nghị Nhà nước tiếp tục bổ sung kinh phí để hoàn thiện tuyến đường này.

Trả lời: Tại công văn số 8697/BGTVT-KHĐT ngày 04/8/2017

Tuyến đường ven biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 129/QĐ-TTG ngày 18/1/2010, trong đó giao Bộ GTVT tổ chức lập dự án, huy động vốn, đầu tư các đoạn đi trùng cao tốc, quốc lộ; UBND các tỉnh/thành phố liên quan tổ chức lập dự án, huy động vốn, thực hiện đầu tư các đoạn còn lại.

Tuyến đường ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình dài 9km, quy mô đường cấp III, 2 làn xe do UBND tỉnh Ninh Bình quản lý đầu tư xây dựng và hiện đang tạm dừng thi công do thiếu vốn. Bộ GTVT thống nhất với ý kiến của cử tri về việc sớm đầu tư tuyến đường ven biển đoạn Quảng Ninh - Thanh Hóa nói chung, đoạn qua tỉnh Ninh Bình nói riêng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai.

Đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp để tiếp tục đầu tư dự án; trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh Ninh Bình vốn đầu tư hoàn thành tuyến đường này.

15. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Căn cứ Nghị quyết số 94/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và Tờ trình số 146/TTr-CP ngày 20/4/2017 của Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã chủ động xây dựng đề án cơ chế đặc thù trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án. Qua quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Đồng Nai đề nghị sớm tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án thành tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập trong năm 2017; giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và các dự án xây dựng khu tái định cư, nghĩa trang; Bộ GTVT phối hợp với địa phương trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng và bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.

Trả lời: Tại công văn số 8114/BGTVT-KHĐT ngày 24/7/2017

Ngày 10 tháng 11 năm 2016, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã thông Nghị quyết số 26/2016/QH14 về Kế hoạch vốn trung hạn [giai đoạn 2016 - 2020] trong đó bố trí vốn cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 5.000 tỷ đồng để thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng.

Ngày 19/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 38/2017/QH14 về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án Cảng hàng không quốc tế [CHKQT] Long Thành thành dự án thành phần, trong đó giao: “Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV’.

Như vậy trong thời gian tới, với khối lượng công việc theo yêu cầu của Chính phủ và Quốc hội là rất lớn, Bộ GTVT đề nghị Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quan tâm, tích cực đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, để kịp thời báo cáo Chính phủ trong tháng 8 năm 2017 làm cơ sở thẩm định và báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

16. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Dự án cải tạo nâng cấp đường Quốc lộ 39 trong thời gian 18 tháng phải hoàn thành, đến nay đã gần hết thời hạn mà đoạn từ Hồng Lĩnh đến Hưng Nhân [Hưng Hà] vẫn chưa xong. Đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Đồng thời do thi công nâng cấp đường Quốc lộ 39 nhiều đoạn mương máng phục vụ tưới tiêu nông nghiệp đã bị hư hỏng, chia cắt, đề nghị phải khắc phục, sửa chữa.

Trả lời: Tại công văn số 8240/BGTVT-CQLXD ngày 26/7/2017

Về tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp tuyến QL39:

Gói thầu cải tạo, nâng cấp QL39 đoạn qua huyện Đông Hưng và Hưng Hà tỉnh Thái Bình thuộc Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam [VRAMP] sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới do Tổng cục đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài tuyến 19 km, trong đó cải tạo nâng cấp đường cũ 17Km, làm mới 1,6km; tổng kinh phí xây dựng 332 tỷ đồng [sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới]; kinh phí GPMB 190 tỷ đồng [sử dụng vốn đối ứng trong nước]; thời gian thực hiện Gói thầu 18 tháng từ tháng 01/2016 đến tháng 7/2017, Do khó khăn, vướng mắc về công tác GPMB, tiến độ Gói thầu đã được Ngân hàng Thế giới đồng ý gia hạn đến tháng 4/2018.

Đến thời điểm này, Gói thầu cải tạo, nâng cấp QL39 bị chậm tiến độ do một số nguyên nhân như: Kinh phí GPMB khó khăn nên bố trí chậm và chưa đủ [còn thiếu khoảng 80 tỷ phải chờ vốn kế hoạch năm 2018]; Mặt bằng địa phương mới bàn giao 10km/17,5km, tương đương 57%; Phần mặt bằng đã bàn giao chưa liên tục [đoạn dài nhất dài khoảng 500m, còn lại phổ biến từ 200-300m] làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức thi công; Ngoài ra công tác triển khai thi công bị gián đoạn do nhiều vị trí, đoạn tuyến người dân chưa thống nhất về mức hỗ trợ, đền bù nên chưa cho Nhà thầu thi công.

Trên cơ sở mặt bằng đã được bàn giao và nguồn kinh phí được bố trí, Dự án đã thi công cơ bản hoàn thiện 9,5km. Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ Việt Nam đang chỉ đạo Ban QLDA 3, các nhà thầu tập trung thi công các hạng mục công việc còn lại để đảm bảo hoàn thành Gói thầu cải tạo, nâng cấp QL39 đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình trong tháng 4/2018.

Về việc khắc phục, sửa chữa, hoàn trả hệ thống mương dẫn nước phục vụ tưới, tiêu:

Trong quá trình khảo sát, thiết kế tuyến đường, hệ thống mương tiêu, thoát nước dọc hai bên đường nếu bị ảnh hưởng do việc xây dựng công trình, các hạng mục công trình của đường bộ đều được hoàn trả hoặc làm mới theo quy định. Phương án thiết kế hoàn trả hệ thống kênh, mương dọc tuyến đều được các đơn vị Tư vấn thiết kế thỏa thuận với địa phương hoặc đơn vị quản lý để thống nhất trước khi triển khai thi công, đảm bảo phù hợp với quy hoạch và phương án tiêu thoát nước của địa phương. Ngoài ra, hệ thống rãnh dọc, cống ngang cũng được xây dựng để thu dẫn nước mặt về các vị trí cửa xả theo quy định. Trong quá trình triển khai thi công, nếu còn tồn tại các bất cập, ý kiến của địa phương hoặc cơ quan quản lý phản ánh; Bộ GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng cục đường bộ Việt Nam, Ban QLDA3, Tư vấn thiết kế kiểm tra, rà soát hiện trường và thống nhất lại với địa phương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

17. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã được chủ đầu tư tiến hành khởi công từ tháng 7/2015; một số đoạn dự kiến tuyến đường sẽ đi qua tại một số xã thuộc địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành việc đo đạc kiểm đếm. Tuy nhiên, đến nay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn chưa được triển khai thực hiện, gây ảnh hưởng đến việc chủ động sử dụng quỹ đất, lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống của người dân. Cử tri đề nghị có phương án đẩy nhanh tiến độ thực hiện cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn [đoạn Bắc Giang đến Lạng Sơn] để sớm đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả.

Trả lời: Tại công văn số 8455/BGTVT-ĐTCT ngày 28/7/2017

Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - TP Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức Hợp đồng BOT [Dự án] đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1249/QĐ-BGTVT ngày 09/4/2015 và đã lựa chọn Liên danh Nhà đầu tư Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC, Công ty Cổ phần Đầu tư 468, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà, Công ty Cổ phần Giao thông xây dựng số 1 và Công ty Cổ phần Đầu tư và XDGT Phương Thành là nhà đầu tư thực hiện dự án.

Dự án đã được Bộ KH&ĐT cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 110/BKHĐT-GCNĐKĐTTN ngày 29/3/2016, giấy chứng nhận điều chỉnh lần 1 số 110/BKHĐT-GCNĐKĐTTN/ĐC1 ngày 19/10/2016 và Bộ GTVT đã ký Hợp đồng Dự án số 15/HĐ.BOT-BGTVT ngày 25/12/2016.

Do khó khăn về nguồn vốn nên đến ngày 31/5/2017, Nhà đầu tư Dự án mới ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam để triển khai Dự án. Hiện nay, Bộ GTVT đang tích cực đôn đốc Nhà đầu tư phối hợp chặt chẽ với địa phương để đẩy nhanh tiến độ GPMB, sớm triển khai thi công ngoài hiện trường đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2019.

18. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải nâng mức phân bổ nguồn 35% thu phí ô tô từ Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương cho Quỹ bảo trì đường bộ Lạng Sơn hàng năm lên 50 tỷ đồng để nâng tỷ lệ nhựa hoá đường tỉnh, đường huyện; đầu tư xây dựng đường giao thông ở các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa đi lại còn rất khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 88/QBTTW-VB ngày 07/8/2017

- Đối với nguồn vốn Quỹ BTĐB Trung ương phân chia về cho Quỹ BTĐB Lạng Sơn theo quy định tại Nghị định số 18/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ thì hàng năm Quỹ BTĐB Lạng Sơn được tiếp nhận khoảng 14 tỷ đồng để thực hiện bảo trì đường địa phương; tuy nhiên kể từ năm 2013, Hội đồng Quỹ BTĐB Trung ương đã cân đối điều chỉnh tăng nguồn vốn phân chia cho các Quỹ Địa phương khó khăn [hoặc nhận nguồn phân bổ thấp], trong đó Quỹ BTĐB Lạng Sơn đã được điều chỉnh tăng từ 14 tỷ đồng lên khoảng 24 tỷ đồng để địa phương có thêm nguồn sửa chữa đường bộ hàng năm. Quỹ BTĐB Trung ương đề nghị địa phương tiếp tục sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về an toàn giao thông theo kiến nghị của cử tri và nhân dân địa phương.

- Trong công tác xây dựng phương án phân chia về Quỹ Địa phương từ năm 2018, Quỹ BTĐB Trung ương sẽ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền xem xét bổ sung tiêu chí tính toán có yếu tố cửa khẩu biên giới phục vụ giao thương [trong đó Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế [Hữu Nghị - đường bộ; Đồng Đăng - đường sắt], 2 cửa khẩu chính [Chi Ma - Lộc Bình, Bình Nghi - Tràng Định] và 7 cửa khẩu phụ...] để có thể tăng nguồn vốn bảo trì cho địa phương.

19. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm, đầu tư mở rộng Quốc lộ 12B đoạn từ Nho Quan - Ninh Bình đến đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình nhằm đảm bảo đồng cấp đường kết nối giữa Quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh.

Trả lời: Tại công văn số 8415/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

Về đầu tư mở rộng QL12: Quốc lộ 12B đoạn từ Nho Quan - Ninh Bình đến đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình đã được đầu tư nâng cấp, tiêu chuẩn đường cấp IV, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ [TPCP] mới được hoàn thành năm 2015, hiện đang khai thác bình thường. Hiện nay, do các nguồn vốn của Bộ GTVT rất khó khăn nên việc đề nghị nâng lên cấp III đoạn tuyến trên cho đồng bộ với đoạn Tam Điệp - Nho Quan [Ninh Bình] là chưa thể thực hiện được. Việc đầu tư dự án sẽ được Bộ GTVT xem xét triển khai khi cân đối được nguồn lực.

20. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị ngành giao thông xem xét lại thời gian thi công các công trình xây dựng, nhất là về lĩnh vực cầu đường không nên chọn thời điểm gần tết, xe lưu thông rất nhiều, gây kẹt xe rất trầm trọng.

Trả lời: Tại công văn số 8408/BGTVT-CQLXD ngày 28/7/2017

Thời gian thi công các dự án kết cấu hạ tầng giao thông thường kéo dài một vài năm. Với đặc điểm khí hậu của Việt Nam có hai mùa mưa và khô, trong đó mùa khô từ tháng mười đến tháng tư năm sau [bao gồm thời điểm Tết] là thời gian thuận lợi nhất cho việc thi công các công trình cầu đường. Do vậy, các đơn vị thường tận dụng mùa khô để đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đáp ứng thời gian hoàn thành của dự án.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của việc thi công các công trình/dự án trên đường bộ đang khai thác, Chính phủ có Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Bộ GTVT đã có Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP, trong đó quy định khi cấp phép thi công cho các công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác phải có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông được cấp thẩm quyền chấp thuận hoặc thỏa thuận.

Hàng năm vào dịp Tết và các ngày lễ lớn, Bộ GTVT đều có văn bản đôn đốc, nhắc nhở các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư, các đơn vị thi công phải thực hiện tốt công tác đảm bảo giao thông, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương điều tiết, phân luồng và tuyệt đối dừng thi công vào các ngày cao điểm để không gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông trong những dịp này, đồng thời nghiêm khắc xử lý các đơn vị không thực hiện đúng yêu cầu.

21. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT sớm thực hiện đền bù cho các hộ dân bị giải tỏa trên đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; đồng thời sớm thi công cầu trên đường cao tốc bắc qua sông Ba Rài do cầu hiện tại làm từ vật liệu sắt lâu ngày đã bị rỉ sét, không đảm bảo chất lượng.

Trả lời: Tại công văn số 8703/BGTVT-QLXD ngày 04/8/2017

- Trong thời gian qua, các cơ quan liên quan của Bộ GTVT và Nhà đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của địa phương tích cực thực hiện công tác kiểm kê, xây dựng phương án bồi thường và đã chuyển kinh phí cho địa phương chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo tiến độ để giải tỏa mặt bằng cho dự án.

Tuy nhiên đến nay còn một số phạm vi UBND tỉnh Tiền Giang chưa có quyết định phê duyệt kinh phí GPMB; mặt khác địa phương còn thiếu quỹ đất tái định cư một số hộ bị giải tỏa trắng và có một số hộ dân chưa nhận kinh phí bồi thường, bàn giao mặt bằng do chưa đồng thuận với quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Tiền Giang, nên tiến độ GPMB còn chậm. Do đó đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang có ý kiến với các cơ quan chức năng ở địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt chi phí GPMB và vận động nhân dân chấp hành quy định của Pháp luật để đẩy nhanh GPMB, bàn giao cho dự án.

- Cầu Cai Lậy [gói thầu XL05] trên đường cao tốc bắc qua kênh Ba Rài tạm dừng thi công theo chủ trương của Bộ GTVT về điều chỉnh quy mô dự án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đến nay, Dự án đầu tư XDCT đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy mô từ Bn=13,75m lên Bn=17m với 4 làn xe [quyết định số 1700/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2017]. Hiện nay các đơn vị Tư vấn đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thiết kế điều chỉnh để tiếp tục triển khai thi công.

Đối với cầu qua kênh Ba Rài, đã cơ bản hoàn thành hồ sơ thiết kế điều chỉnh, các nhà thầu đang chuẩn bị triển khai và dự kiến tiếp tục thi công trước 15/8/2017.

22. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Thực hiện công văn số 948/BGTVT-QLXD ngày 24/01/2017 của Bộ GTVT về trả lời cử tri liên quan đến việc thi công mương thoát nước Quốc lộ 1A thuộc khu vực thôn Hội Tâm, xã Hào Minh, tỉnh Bình Thuận. Đến nay cơ quan chức năng của địa phương đã tiến hành rà soát và đã tham mưu UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo triển khai thực hiện. Đến nay, mùa mưa nguy cơ ngập nặng ở khu vực này rất cao. Đề nghị Bộ GTVT sớm chỉ đạo thi công mương thoát nước ở khu vực này.

Trả lời: Tại công văn số 8616/BGTVT-QLXD ngày 02/7/2017

Ngay sau khi nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Sở GTVT Bình Thuận và các cơ quan liên quan của địa phương kiểm tra thực tế tình trạng thoát nước khu vực, thống nhất giải pháp xử lý và Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị triển khai khảo sát, lập hồ sơ thiết kế xử lý để triển khai thi công.

Đến nay, Bộ GTVT đã phê duyệt hồ sơ thiết kế cải tạo hệ thống thoát nước chống úng ngập khu vực hạ lưu cống ngang Km1628+175 Quốc lộ 1, thuộc thôn Hội Tâm, xã Hào Minh, tỉnh Bình Thuận [quyết định số 2147/QĐ-BGTVT ngày 24/7/2017] và chỉ đạo các đơn vị thi công khẩn trương triển khai thi công, dự kiến thi công hoàn thành vào cuối tháng 9/2017. Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận có ý kiến với các cơ quan chức năng ở địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về mặt bằng để đơn vị thi công hoàn thành đúng tiến độ.

23. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ GTVT cần có phương án, giải pháp hợp lý để nâng cấp, tu bổ QL.5A. Vì đây là tuyến đường hay xảy ra hiện tượng ùn tắc, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Kiểm tra việc nâng cấp giao thông tại trạm thu phí Như Quỳnh - huyện Văn Lâm để giảm mức thu phí và theo phản ánh không có đầu tư mới nhưng vẫn tăng phí bất thường từ 10 nghìn đồng lên 40 nghìn đồng/lần.

Trả lời: Tại công văn số 9086/BGTVT-KCHT ngày 14/8/2017

1. Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN đã có Công văn số 1378/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 14/3/2017, trong đó yêu cầu Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời các hư hỏng, bất cập phát sinh trong quá trình khai thác để có phương án sửa chữa, khắc phục nhằm đảm bảo ATGT trên QL.5.

Hiện nay, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam đang triển khai thực hiện lập phương án sửa chữa định kỳ trên QL.5, trong đó sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa hàng năm được bố trí từ phương án tài chính của Hợp đồng BOT - Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

2. Việc thu phí tại trạm Như Quỳnh, huyện Văn Lâm:

- Theo Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 và Công văn số 1337/TTg-KTN ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam được phép thực hiện thu phí tại trạm thu phí Như Quỳnh [Km18+150, QL.5] và trạm thu phí số 2 [Km82+788, QL.5] để hoàn vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Dự án cải tạo, khôi phục mặt đường QL.5 và chi phí bảo trì QL.5.

- Để đảm bảo hoàn vốn theo phương án tài chính của Hợp đồng BOT, việc thu phí tại trạm Như Quỳnh huyện Văn Lâm, Hưng Yên được thực hiện theo lộ trình, tuân thủ theo quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính, cụ thể: Thông tư số 233/2012/TT-BTC ngày 31/12/2012; Thông tư số 153/2015/TT-BTC ngày 01/12/2015; Thông tư số 254/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016. Với mức thu phí hiện nay tại trạm thu phí Như Quỳnh còn thấp hơn phương án tài chính của Hợp đồng BOT, tương đương với mức phí tại các trạm thu phí khác đã được Bộ Tài chính ban hành thông tư quy định mức phí trên tuyến QL.1 hiện hữu và nằm trong khung mức phí tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính.

24. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị sớm đầu tư nút giao Tân Phúc thuộc tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đề phát huy hiệu quả đầu tư toàn tuyến, không đợi đến cuối năm 2018 như thông báo của Bộ GTVT.

Trả lời: Tại công văn số 8456/BGTVT-ĐTCT ngày 28/7/2017

Thực hiện việc rà soát, điều chỉnh Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng [sau đây gọi là Dự án] vào năm 2012 nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư Dự án, Bộ GTVT đã thống nhất với Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam [VIDIFI] việc xây dựng các nút giao hoàn chỉnh sẽ thực hiện ở giai đoạn 2 [Tổng mức đầu tư đã phê duyệt hiện chưa bao gồm chi phí đầu tư hạng mục này].

Hiện tỉnh Hưng Yên có kết nối trực tiếp với Dự án tại Quốc lộ 39 [Km20+300], việc đầu tư hai điểm kết nối với khoảng cách chỉ 9,5Km [Nút giao Quốc lộ 38 tại Km29+850, địa phân Hưng Yên] trong điều kiện hiện tại là chưa phù hợp [nhu cầu còn thấp, chưa thực sự cần thiết], phương án tài chính Dự án còn có nhiều rủi ro: Nhà nước đã có cơ chế hỗ trợ, tuy nhiên đến nay chưa có nguồn; nguồn thu hiện chưa đủ trả lãi vay. Việc đầu tư sẽ phát sinh thêm chi phí, đồng thời phải có chi phí để tổ chức bộ máy để thu giá dịch vụ đường bộ.

Căn cứ nhu cầu và lưu lượng xe tại khu vực, VIDIFI [là Chủ đầu tư, phê duyệt Dự án đầu tư] sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định [dự kiến khoảng cuối năm 2018].

25. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu sớm đầu tư nâng các tuyến đường tỉnh ĐT 952, ĐT 954, ĐT 942, ĐT 848 thành Quốc lộ 80; sớm đầu tư tuyến N1, đoạn từ Thị xã Tân Châu đến Thành phố Châu Đốc và đẩy nhanh tiến độ công trình nâng cấp Quốc lộ 91C.

Trả lời: Tại công văn số 8563/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

1. Đối với kiến nghị:”Đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu sớm đầu tư nâng các tuyến đường tỉnh ĐT 952, ĐT 954, ĐT 942, ĐT 848 thành Quốc lộ 80”

Sau khi có Quyết định phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ [trong đó có Quốc lộ 80B: dự kiến đi trùng các tuyến đường tỉnh ĐT 952, ĐT 942 trên địa phận tỉnh An Giang], Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét việc đầu tư Quốc lộ 80B như kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang.

2. Đối với kiến nghị:”Đề nghị Bộ GTVT sớm đầu tư tuyến N1, đoạn từ Thị xã Tân Châu đến Thành phố Châu Đốc và đẩy nhanh tiến độ công trình nâng cấp Quốc lộ 91C”

Bộ Giao thông vận tải đã cho phép lập chủ trương đầu tư và thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật đầu tư công đối với 02 dự án nêu trên. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao cho Bộ Giao thông vận tải trong giai đoạn 2016-2020 đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu, chỉ đủ bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Do đó, không đủ cân đối, bố trí vốn cho 02 dự án nêu trên.

26. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT quan tâm nguồn lực đầu tư nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 17 [trước đây là tỉnh lộ ĐT269] tương xứng với quốc lộ, hiện nay mật độ lưu thông xe lớn, hơn nữa đây là tuyến đường chính phục vụ giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực.

Trả lời: Tại công văn số 8418/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

QL.17 được Bộ GTVT nâng cấp từ tỉnh lộ lên quốc lộ tại Quyết định số 4888/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2014 của Bộ GTVT, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2016-2020 bố trí cho Bộ GTVT rất hạn chế, không thể cân đối để thực hiện đầu tư nâng cấp tuyến đường này.

Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai các thủ tục để bổ sung QL.17 vào quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ]; đồng thời thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và sẽ xem xét đầu tư công trình khi cân đối được nguồn lực.

Trước mắt, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam sử dụng nguồn vốn bảo trì để tăng cường duy tu, sửa chữa các tuyến QL.17, đảm bảo khai thác êm thuận, an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực.

27. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu di dời trạm thu phí T2 tuyến QL91 [đặt tại ngã ba Lộ Tẻ, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ] đến vị trí khác cho phù hợp.

Trả lời: Tại công văn số 7598/BGTVT-ĐTCT ngày 12/7/2017

Việc giải quyết các bất cập tại trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ dự án BOT nói chung và Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn Km14 - Km50+889 theo hình thức Hợp đồng BOT nói riêng, Bộ GTVT đã có văn bản 4819/BGTVT-ĐTCT ngày 5/5/2017 và văn bản số 6020/BGTVT-ĐTCT ngày 6/6/2017 hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, giải quyết. Đồng thời, Bộ GTVT đã có văn bản số 6123/BGTVT-ĐTCT ngày 08/6/2017 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang về việc nghiên cứu di dời trạm thu phí T2 tuyến QL91. Hiện Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án đang phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo rà soát, khảo sát tiếp tục nghiên cứu theo đề xuất về phương án di dời, đánh giá toàn diện phương án, các tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng và Ngân hàng đã tài trợ vốn vay cho dự án, phù hợp với quy định pháp luật khi di dời trạm, sớm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

28. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri lo lắng trước tình hình tai nạn giao thông diễn biến ngày càng phức tạp, gây hậu quả nghiệm trọng về người và tài sản. Cử tri đề nghị tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế ùn tắc và giảm thấp nhất tai nạn giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn giao thông; tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

Trả lời: Tại công văn số 7416/BGTVT-ATGT ngày 07/7/2017

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 6 năm [từ 2011 ÷ 2016] tai nạn giao thông [TNGT] đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2016, cụ thể: toàn quốc xảy ra 9.593 vụ, làm chết 4.134 người, làm bị thương 7.935 người. So với cùng kỳ năm 2016, giảm 636 vụ [giảm 6,22%], giảm 229 người chết [giảm 5,25%], giảm 1.004 người bị thương [giảm 11,23%].

Tuy nhiên, đúng như phản ánh của cử tri công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông vẫn còn một số tồn tại hạn chế: tình hình ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường bộ, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém, nhiều vi phạm còn diễn ra khá phổ biến…đây thực sự là thách thức và là nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn đối với an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; đặc biệt là tập trung sửa đổi dự án Luật Đường sắt [sửa đổi]; Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; trong đó, tập trung tuyên truyền theo chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, tiếp tục tuyên truyền về siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải; thường xuyên, kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT trong các bản tin thời sự hàng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT, hướng dẫn người dân tham gia giao thông an toàn và các biện pháp phòng tránh TNGT.

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định về bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực thi công trên đường bộ đang khai thác, gắn trách nhiệm Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công trong việc bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công dự án, công trình giao thông; khắc phục kịp thời các điểm đen, các vị trí mất an toàn giao thông trên đường bộ đường sắt, đường thủy nội địa; rà soát điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định ATGT đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

- Tăng cường kiểm tra xe kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm tăng cường phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông tại địa phương trong việc kiểm soát xử lý xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định.

- Tăng cường giám sát phương tiện chở khách, xe tải nặng, xe container thông qua thiết bị giám sát hành trình, các phương tiện thủy vận chuyển khách từ bờ ra đảo, phương tiện chở khách du lịch, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Tập trung siết chặt và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, cấp Giấy phép lái xe; thường xuyên kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT.

29. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền các quy định về An toàn giao thông trong công sở, nhà máy và nhân dân, đặc biệt là trong các trường học tại tất cả các cấp học nhằm nâng cao nhận thức của mọi người khi tham gia giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 7906/BGTVT-ATGT ngày 18/7/2017

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT], xây dựng văn hóa giao thông luôn được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần kiềm chế tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông.

Để nâng cao hiệu hiệu quả của công tác bảo đảm TTATGT, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT, cụ thể:

- Bộ Giao thông thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành tăng cường công tác tuyên truyền, các báo, Tạp chí của ngành phải có chuyên mục riêng về an toàn giao thông, tăng thêm số lượng tin bài trong chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm TTATGT, ùn tắc giao thông, phản ánh, biểu dương kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt và phê phán mạnh mẽ những hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm TTATGT; đồng thời Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng và đang triển khai thực hiện các đề án: Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012-2016”; Đề án “Tăng cường bảo đảm TTATGT nông thôn đến năm 2020”; Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc và xây dựng mô hình tuyên truyền an toàn giao thông theo hình thức xã hội hóa”; Đề án “Tăng cường các giải pháp bảo đảm TTATGT đường bộ tại những khu vực có khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn toàn quốc”.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT vào chương trình chính khóa trong các cấp học; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông trong từng cấp học.

- Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống “văn hóa giao thông”, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn và thân thiện.

- Mặt trật Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động toàn dân thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” và tiếp tục hướng dẫn các cấp Mặt trận thực hiện nội dung đưa văn hóa giao thông gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Trung ương Đoàn TNCS HCM triển khai sâu rộng cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” và “Ngày hội thanh - thiếu nhi với văn hóa giao thông”.

- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã ký kết các Chương trình phối hợp về tuyên truyền: với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS HCM đã ký kết Chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên giai đoạn 2012-2017; với Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động “Nông dân tham gia bảo đảm TTATGT”; với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với cuộc vận động “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc mỗi gia đình”; với Hội Cựu chiến binh Việt Nam về thực hiện cuộc vận động “Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn TTATGT”…

- Các tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên tuyền về TTATGT, Ban ATGT các tỉnh, thành phố đã xây dựng các phóng sự tuyên truyền, biên tập phát hành hàng triệu tờ rơi tuyên truyền, cấp phát hàng trăm nghìn cẩm nang hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông, đặc biệt là các mô hình hay, cách làm mới trong công tác tuyên truyền ở các tỉnh, thành phố được áp dụng và nhân rộng.

- Các cơ quan thông tin, truyền thông từ Trung ương đến địa phương đã chủ động phản ánh những vấn đề thực tế về TTATGT, nhiều chuyên trang, chuyên mục về TTATGT đã xuất hiện trong các chương trình tryền hình, trên các báo viết, báo điện tử…

Có thể nói trong thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và việc triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo đảm TTATGT đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tình hình TTATGT đã có những chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông từng bước được nâng cao, tai nạn giao thông trong các năm [từ 2011 đến nay] liên tục được kiềm chế và kéo giảm cả ba tiêu chí.

30. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT cho biết cơ sở nào để ban hành Thông tư số 43/2016/TT-BGTVT ngày 20/12/2016 quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu PPC trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trả lời: Tại công văn số 6275/BGTVT-KHCN ngày 12/6/2017

- Xuất phát từ nhu cầu của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Séc [Vũng Tàu] và Công ty cổ phần Công nghệ James Boat [Hà Nội] trong việc sản xuất tàu, thuyền bằng vật liệu polypropylen copolyme [PPC]; trên cơ sở kết quả hội nghị xin ý kiến chuyên gia về đánh giá khả năng sử dụng vật liệu PPC trong thiết kế, chế tạo tàu thủy, phương tiện nổi cỡ nhỏ do Viện Khoa học công nghệ tàu thủy Việt Nam tổ chức ngày 07/4/2014 cùng Phiếu nhận xét đánh giá của các chuyên gia tham gia hội nghị. Để có cơ sở pháp lý trong quản lý chất lượng và ứng dụng vật liệu PPC để chế tạo phương tiện thủy đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật, Bộ GTVT đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn; thẩm định thiết kế; giám sát kỹ thuật và đánh giá chất lượng thử nghiệm phương tiện thủy nội địa đóng bằng vật liệu PPC [sau đây gọi là “Tổ công tác”] theo quyết định số 2017/QĐ-BGTVT ngày 05/6/2015.

- Năm 2015 và 2016, Tổ công tác đã tiến hành nhiều nghiên cứu, thí nghiệm; tổ chức đoàn việc với Tổ chức CS Lloyd và Công ty Rochling [là nhà chế tạo vật liệu PPC] tại Cộng hòa Séc để trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng vật liệu PPC trong chế tạo tàu, thuyền; theo dõi tình trạng hoạt động, tổng hợp đánh giá kết quả thử nghiệm các phương tiện PPC, làm cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện xây dựng Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu PPC theo đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Dự thảo Quy chuẩn sau khi được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Thông tư số 43/2016/TT-BGTVT ngày 20/12/2016 về việc ban hành ”Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu polypropylen copolyme”, mã số đăng ký QCVN 95: 2016/BGTVT. Phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này được áp dụng cho phương tiện thủy nội địa, chế tạo bằng vật liệu PPC, có chiều dài dưới 20m và có sức chở đến 12 người [không kể thuyền viên và người lái phương tiện]. Việc kịp thời ban hành Quy chuẩn này vừa nhằm đáp ứng nhu cầu chế tạo phương tiện thủy nội địa của các doanh nghiệp trong nước nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo đảm an toàn cho con người, hàng hóa, phương tiện và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Theo báo cáo của Cục Đăng kiểm Việt Nam đến thời điểm hiện tại, trên thế giới chưa có nước nào hay tổ chức đăng kiểm nào có quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn về tàu thủy chế tạo bằng vật liệu PPC; vật liệu PPC mới chỉ được sử dụng để chế tạo tàu thuyền vui chơi giải trí, tàu thuyền công tác với chiều dài lớn nhất không quá 17m, sức chở tối đa không quá 12 người; chưa có nước nào thực hiện việc thử nghiệm chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với tàu thuyền có sức chở trên 12 người bằng vật liệu PPC, cũng như chưa có nước nào sử dụng để đóng tàu, thuyền phục vụ cho mục đích thương mại. Việt Nam đang là quốc gia đi tiên phong trong việc chế tạo các phương tiện thủy bằng vật liệu PPC lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia duy nhất ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho loại phương tiện này.

- Theo tài liệu do Công ty Rochling cung cấp và kết quả thử nghiệm thực tế tại Việt Nam do Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện cho thấy, so với các vật liệu đóng tàu truyền thống khác thì vật liệu PPC có những nhược điểm cần phải xem xét thận trọng khi sử dụng trong đóng tàu thuyền, đó là: PPC là vật liệu dễ cháy, mật độ quang của khói khi cháy cao hơn mức cho phép, có ứng suất chảy cho phép là 23 MPa, thấp hơn nhiều so với các loại vật liệu đóng tàu như thép [235 MPa], hợp kim nhôm [110 Mpa]; đồng thời, vật liệu PPC bị rão [creep] và đặc tính cơ học sẽ suy giảm theo thời gian do tác động của các yếu tố về điều kiện làm việc như nhiệt độ, tải trọng, liên kết hàn, môi trường.

- Trong nước hiện có 02 doanh nghiệp dùng PPC để chế tạo phương tiện thủy là Công ty cổ phần công nghệ James Boat [Hà Nội] và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Séc [Vũng Tàu]. Hai doanh nghiệp này nhập khẩu vật liệu PPC, thiết bị, công nghệ và dùng PPC chế tạo thử nghiệm phương tiện thủy nội địa từ trước khi QCVN 95:2016/BGTVT được ban hành. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc giám sát kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho 13 phương tiện chở người do hai doanh nghiệp chế tạo để hoạt động thử nghiệm, làm cơ sở thu thập dữ liệu và kinh nghiệm cho việc xây dựng quy chuẩn với mục tiêu áp dụng cho mọi loại phương tiện thủy chế tạo bằng vật liệu PPC. Kết quả thử nghiệm trong thời gian vừa qua được Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp đánh giá như sau:

+ 11 phương tiện có sức chở từ 12 người trở xuống [không kể thuyền viên và người lái phương tiện], đến nay đều rất an toàn, các đơn vị sử dụng không có phản hồi hoặc thông báo về việc các phương tiện này không bảo đảm an toàn hoặc có khiếm khuyết.

+ 02 phương tiện lớn hơn là tàu khách Ferry 42 [sức chở 32 người, không kể thuyền viên] và Ferry 56 [sức chở 56 người, không kể thuyền viên] là những tàu chở khách được chế tạo bằng vật liệu PPC lớn nhất thế giới. Theo báo cáo của đơn vị sử dụng và đơn vị đăng kiểm quản lý địa bàn thì cả hai phương tiện trong quá trình khai thác đều gặp sự cố, đã khắc phục sự cố và đến nay đã được cấp hồ sơ đăng kiểm để hoạt động trở lại nhưng rất ít hoạt động, chủ yếu vận hành để duy trì, bảo dưỡng. Mặt khác, hiện nay, việc sử dụng thử nghiệm mới chỉ trong thời gian ngắn, vì vậy chưa có cơ sở xem xét đánh giá kết quả sử dụng thử nghiệm đối với loại phương tiện cỡ lớn chế tạo bằng vật liệu PPC này.

Từ thực tế đã trình bày nêu trên cho thấy, việc Bộ GTVT ban hành QCVN 95:2016/BGTVT là có cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện kỹ thuật, công nghệ và Quy chuẩn được ban hành cũng không có nghĩa là cấm việc chế tạo các phương tiện thủy nội địa có kích thước và khả năng chở người lớn hơn. Đối với các phương tiện có kích thước và khả năng chở người lớn hơn phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn hiện vẫn phải tiếp tục được nghiên cứu, thử nghiệm để có cơ sở xây dựng, hoàn thiện Quy chuẩn, đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật đối với phương tiện được chế tạo trong quá trình khai thác sử dụng.

31. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị cho biết tại sao Công ty Việt Séc [khu công nghiệp Đông Xuyên thành phố Vũng Tàu] đã gửi 02 hồ sơ đăng ký kiểm định đối với 02 tàu chở khách PPC [có chiều dài 20 và 35m] tại Cục Đăng kiểm Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết cho doanh nghiệp. Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam khẩn trương giải quyết để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.

Trả lời: Tại công văn số 6275/BGTVT-KHCN ngày 12/6/2017

Theo báo cáo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Séc đã có đề nghị gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc đăng kiểm đối với các phương tiện H30 [chiều dài 9,00 m, sức chở 20 người] và H38 [chiều dài 9,79 m, sức chở 35 người]. Do phạm vi điều chỉnh của QCVN 95:2016/BGTVT giới hạn áp dụng cho phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu PPC, có chiều dài dưới 20m, có sức chở đến 12 người như đã báo cáo tại mục 1 nêu trên, vì vậy đối với phương tiện có kích cỡ và sức chở người lớn hơn [như đề nghị của doanh nghiệp] vẫn cần phải tiếp tục được nghiên cứu thử nghiệm để có cơ sở xây dựng, hoàn thiện, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn. Do vậy, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có thông báo tới Công ty cổ phần Công nghệ Việt Séc về việc phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu PPC có sức chở trên 12 người vẫn đang được tiếp tục thử nghiệm theo quy định.

Đến nay, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Séc đã có đề nghị gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc đăng kiểm các phương tiện H30 và H38 đã điều chỉnh lại thiết kế của tàu với sức chở 12 người [phù hợp với phạm phi điều chỉnh của QCVN 95:2016/BGTVT] do vậy, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có hướng dẫn cụ thể cho Công ty cổ phần Công nghệ Việt Séc về việc thực hiện các công việc cần thiết nhằm đảm bảo công tác đăng kiểm cho phương tiện được thực hiện theo đúng quy định và cho đến nay Cục Đăng kiểm Việt Nam đã xem xét hồ sơ thiết kế kỹ thuật và gửi ý kiến nhận xét về thiết kế để Công ty cổ phần Công nghệ Việt Séc để hoàn thiện hồ sơ.

Về kiểm tra chứng nhận vật liệu: Các quy định đối với vật liệu PPC trong QCVN 95:2016/BGTVT được Tổ công tác lấy căn cứ theo các tính chất của vật liệu PPC đã được sử dụng để chế tạo phương tiện thủy tại Cộng hòa Séc từ nhiều năm nay [vật liệu này do Công ty Rochling sản xuất] và đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam thu thập tài liệu, nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan để tiến hành các thí nghiệm cần thiết. Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại vật liệu PPC được sản xuất từ các hãng khác nhau, do vậy các vật liệu này có tính chất khác nhau. Đối với mỗi loại vật liệu PPC có nguồn gốc khác với vật liệu PPC đã được nghiên cứu ở trên, khi dùng để chế tạo phương tiện thì đều phải chứng minh nguồn gốc cũng như thực hiện các thí nghiệm cần thiết để đảm bảo vật liệu thỏa mãn các quy định của QCVN 95:2016/BGTVT. Vì vậy, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã chỉ đạo Chi cục Đăng kiểm số 9 [Vũng Tàu] phối hợp, hướng dẫn Công ty cổ phần Công nghệ Việt Séc để kiểm tra chứng nhận vật liệu theo quy định nhằm đảm bảo vật liệu thỏa mãn các quy định của QCVN 95:2016/BGTVT.

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra chứng nhận vật liệu, Chi cục Đăng kiểm số 9 sẽ tiến hành kiểm tra đối với phương tiện. Các công việc này đang được khẩn trương phối hợp thực hiện theo quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp nhưng cũng phải đảm bảo điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tính mạng con người là trên hết.

Tại Việt Nam, hiện nay có 2 doanh nghiệp sử dụng vật liệu PPC để chế tạo phương tiện thủy nội địa là Công ty cổ phần công nghệ James Boat và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Séc. Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp này tuân thủ các quy định liên quan trong việc thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng cho phương tiện thủy do mình chế tạo. Từ khâu thiết kế đến chế tạo, Công ty cổ phần công nghệ James Boat đều thông báo, phối hợp để Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra theo quy định. Công ty này cũng đã phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị liên quan để thực hiện các thí nghiệm cần thiết đối với vật liệu PPC. Ngoài các phương tiện có sức chở đến 12 người, Công ty cổ phần công nghệ James Boat đã đề xuất chế tạo thử nghiệm 02 tàu khách là Ferry 42 và Ferry 56 hiện đang hoạt động thử nghiệm tại vịnh Nha Trang, Khánh Hòa. Do 02 phương tiện này mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn và gặp sự cố, hiện rất ít hoạt động, nên hiện nay Công ty cổ phần Công nghệ James Boat đã tiếp tục có đề nghị chế tạo thử nghiệm tiếp 02 tàu khách FAVOURITE 55 có sức chở 35 người và FAVOURITE 65 có sức chở 60 người.

Để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mở rộng phạm vi ứng dụng vật liệu PPC trong chế tạo phương tiện thủy nội địa, Bộ GTVT đã và đang tiếp tục chỉ đạo Tổ công tác tiếp tục thử nghiệm các phương tiện thủy nội địa có kích cỡ và khả năng chở người lớn hơn so với phạm vi điều chỉnh của QCVN 95: 2016/BGTVT, tổ chức đánh giá kết quả thử nghiệm trước 30/06/2018 theo đúng kế hoạch; phối hợp với các tổ chức liên quan trong và ngoài nước xem xét, nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lý kỹ thuật cho công tác đăng kiểm các phương tiện nêu trên đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho người và phương tiện trong khai thác sử dụng.

32. Cử tri các tỉnh, thành phố Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Bình Dương, Vĩnh Phúc kiến nghị: Tình trạng các trạm thu phí bủa vây các thành phố lớn, giá thu phí cao, thời gian kéo dài gây bức xúc cho doanh nghiệp và người dân. Đề nghị có biện pháp xử lý.

Trả lời: Tại công văn số 8583/BGTVT-ĐTCT ngày 01/8/2017

Trong quá trình lập, phê duyệt dự án đầu tư, quản lý vận hành thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án BOT, vị trí trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ và mức giá được Bộ GTVT thực hiện tuân thủ đúng các quy định pháp luật, cụ thể:

- Về vị trí trạm thu giá dịch vụ:

Trong quá trình thực hiện, trình tự, thủ tục liên quan đến việc xác định vị trí trạm thu giá được Bộ GTVT thực hiện đúng quy định pháp luật: Tư vấn khảo sát hiện trường dự kiến vị trí trạm thu giá và thỏa thuận với địa phương; Bộ GTVT lấy ý kiến của các địa phương [có nhiều trạm thu giá nhận được sự ủng hộ của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội] và Bộ Tài chính. Quá trình ban hành thông tư thu phí của Bộ Tài chính cũng đã thực hiện đúng quy định pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật [lấy ý kiến các cơ quan liên quan, đăng tải trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến góp ý, có chính sách miễn giảm đối với người dân có nhu cầu qua lại gần trạm thu giá thông qua yêu cầu nhà đầu tư phải bán vé quý, vé tháng, miễn phí toàn bộ cho mô tô, xe thô sơ...].

- Về mức giá dịch vụ: Theo quy định Thông tư số 159/2013/TT-BTC, chậm nhất trước 90 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức thu phí, nhà đầu tư phải gửi Bộ GTVT công văn đề nghị quy định mức thu, kèm theo hồ sơ. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét ban hành văn bản quy định thu phí. Mức phí chính thức áp dụng sẽ được Bộ Tài chính ban hành thông tư riêng cho từng trạm thu giá và trước khi ban hành thông tư, Bộ Tài chính có lấy ý kiến của địa phương, lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể khẳng định, trình tự thủ tục xác định mức phí, ban hành thông tư và triển khai thu phí đều thực hiện chặt chẽ, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Về ý kiến tập trung nhiều trạm thu phí tại của ngõ của một số thành phố lớn, nguyên nhân do trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn, nhu cầu bức thiết phải đầu tư các dự án tuyến tránh như [tuyến tránh Vĩnh Yên, tránh TP Hà Tĩnh], các tuyến cửa ngõ có lưu lượng lớn để đảm bảo giải quyết ùn tắc, tai nạn giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại tại các thành phố lớn. Việc đầu tư các dự án này trên cơ sở có ý kiến đề xuất địa phương và có chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Về giải pháp trong thời gian tới: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến của các địa phương, các hiệp hội vận tải, trong thời gian qua Bộ GTVT đã rà soát và có nhiều giải pháp điều chỉnh miễn, giảm giá tại các trạm BOT để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, cụ thể:

- Để hạn chế ảnh hưởng đối với người dân trong khu vực trạm thu phí, trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã miễn phí đối với các phương tiện xe máy [là phương tiện chủ yếu của đại bộ phận người dân đi lại trong cự ly ngắn với thống kê chưa đầy đủ khoảng 37 triệu so với tổng số ô tô đang lưu hành trên cả nước khoảng 2.211.414], xe thô sơ, xe máy nông nghiệp, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải bán vé quý, vé tháng để các phương tiện cơ giới có quyền đi lại nhiều lần nhưng chỉ phải trả phí một lần trong ngày.

- Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, Bộ GTVT đã đàm phán thống nhất với các nhà đầu tư để điều chỉnh mức giá và lộ trình thực hiện đối với từng dự án BOT. Đến nay, Bộ GTVT đàm phán và có văn bản thỏa thuận điều chỉnh giảm giá được 35 dự án. Đồng thời, Bộ GTVT đang nghiên cứu các phương án điều chỉnh giảm giá dịch vụ của các trạm BOT sau khi có giá trị quyết toán công trình.

- Hiện nay, tiếp tục xử lý bất cập đối với người dân xung quanh các trạm thu giá BOT, Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, vị trí của từng trạm thu phí, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương để đề xuất phương án xử lý các bất cập tại các trạm thu phí trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của các dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, phù hợp với quy định pháp luật, trình Bộ GTVT thống nhất để xử lý. Sau khi có đầy đủ phương án kiến nghị xử lý của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Bộ GTVT sẽ xem xét phương án giảm phí đối với các đối tượng bị ảnh hưởng.

33. Cử tri các tỉnh Hà Nam, Bình Dương kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ GTVT cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc xử lý xe quá tải, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhằm kiểm soát chặt chẽ tải trọng xe, tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Trả lời: Tại công văn số 7392/BGTVT-ATGT ngày 07/7/2017

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ [tại các Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10/01/2013, số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013], ngày 21/11/2013, liên Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Kế hoạch liên ngành số 12593/KHPH-BGTVT-BCA về phối hợp thực hiện kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng của xe ô tô; kế hoạch được thực hiện đồng loạt trên toàn quốc từ ngày 01/4/2014.

Sau hơn 02 năm thực hiện, ngày 30/8/2016, hai Bộ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA. Tại Hội nghị này, hai Bộ đánh giá kết quả triển khai thực hiện, cơ bản đã đạt được mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA đề ra, vi phạm quá tải trọng đã giảm trên 92%, ý thức của người tham gia giao thông và các cơ quan quản lý về vận tải đường bộ đã được nâng cao. Vì vậy, hai Bộ thống nhất kết thúc thực hiện Kế hoạch liên ngành số 12593/KHPH-BGTVT-BCA và thống nhất chủ trương chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trong thời gian tới theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng được pháp luật quy định. Theo đó, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát lưu động để phát hiện, xử lý các vi phạm về tải trọng xe trên các tuyến giao thông; lực lượng Thanh tra giao thông tập trung kiểm soát tải trọng xe tại nơi xuất phát, các điểm tập kết hàng hóa, kho cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu và tại các điểm đặt thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do ngành Giao thông vận tải quản lý.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc thực hiện Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA, tình hình xe quá tải trọng cho phép tham gia giao thông trên đường bộ tại một số địa phương đang có diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, trong đó có 02 tỉnh Hà Nam và Bình Dương.

Nguyên nhân chủ yếu là do: sau khi lực lượng Cảnh sát giao thông rút không tham gia phối hợp hoạt động tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, các địa phương đang chỉ đạo Sở Giao thông vận tải kiện toàn, tổ chức lại lực lượng hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe, một số chủ xe, lái xe lợi dụng khoảng thời gian các Trạm tạm dừng hoạt động để thực hiện hành vi chở hàng hóa quá tải trọng cho phép; ngoài ra, tại một số địa phương sau hơn 02 năm triển khai Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA thấy tình trạng xe quá tải cơ bản được ngăn chặn và kéo giảm nên đã có biểu hiện chủ quan, lơi lỏng trong triển khai nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn, chậm triển khai việc kiện toàn, tổ chức lại lực lượng hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe, kịp thời ngăn chặn tái diễn và tiến tới chấm dứt tình trạng xe ô tô vi phạm tải trọng, cơi nới kích thước thùng xe tại các địa phương, Bộ GTVT đã và đang chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; đồng thời, đã ban hành Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

2. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát tải trọng xe:

- Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi và thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ- CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó đã nâng mức xử phạt đối với chủ xe, lái xe, người xếp hàng hóa nhằm bảo đảm tính răn đe và khả thi khi thực hiện.

- Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28/02/2017 quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai sửa đổi Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác kiểm soát tải trọng xe.

3. Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt [tại Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2016]; hiện đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện thiết kế mô hình mẫu Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để làm cơ sở triển khai lắp đặt tại các vị trí Trạm theo quy hoạch được phê duyệt. Các Trạm có kết nối dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc xử lý vi phạm sẽ được tiến hành công khai và minh bạch.

4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải: quản lý, vận hành các Trạm kiểm tra tải trọng xe [do Bộ GTVT trang cấp] và kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe phù hợp với tình hình của địa phương; rà soát, kiểm tra tại các đơn vị, địa phương về việc tổ chức ký cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện, không chở hàng quá trọng tải, không xếp hàng hóa lên xe quá trọng tải cho phép; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện cam kết đã ký.

5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện; đã có văn bản giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền đến Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ và cử tri của một số địa phương những quy định mới của pháp luật về kiểm soát tải trọng xe; đồng thời, đã tổ chức 03 Hội nghị tập huấn để hướng dẫn và nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra ngành GTVT trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng.

6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tháng 12 năm 2016, Bộ GTVT đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tổ chức 02 Đoàn Kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ tại một số địa phương [như: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương...];

- Trong tháng 6 năm 2017, Bộ GTVT đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tổ chức 04 Đoàn Kiểm tra thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại một số địa phương [trong đó có nội dung về kiểm soát tải trọng xe];

- Bộ GTVT đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng xe tại các cảng biển, các mỏ vật liệu trên địa bàn một số địa phương [như: Hòa Bình, Hà Nam, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang và Cần Thơ]. Kiểm tra tại các địa phương, Đoàn Kiểm tra đã kiến nghị Thanh tra Sở GTVT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với một số đơn vị vi phạm về việc bốc xếp lên phương tiện vi phạm tải trọng theo quy định của pháp luật.

7. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan đơn vị trong ngành tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng của Bộ Công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng nhằm chia sẻ thông tin trong việc kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý vi phạm hành chính.

34. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri cho rằng quy định việc lưu thông xe công nông chưa phù hợp với tình hình thực tế, đây là phương tiện chính mà người nông dân phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp như tưới tiêu, vận chuyển dụng cụ và mặt hàng nông sản;phù hợp với địa hình đồng ruộng, nương rẫy mà các loại xe khác không thể đáp ứng được. Cử tri đề nghị cho phép xe công nông được lưu thông trên các tuyến đường cụ thể nơi mật độ lưu thông thấp để người dân sản xuất thuận lợi hơn.

Trả lời: Tại công văn số 8184/BGTVT-VT ngày 25/7/2017

Trong thời gian vừa qua, việc triển khai thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; các Nghị quyết: số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007, số 05/2008/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008, số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ; Chỉ thị số 1405/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản: số 1702/TTg-KTN ngày 24 tháng 9 năm 2011, số 8688/VPCP-KTN ngày 04 tháng - 12 năm 2009, số 6901/VPCP-KTN ngày 30 tháng 9 năm 2011 và số 319/TTg-KTN ngày 11 tháng 3 năm 2014 của toàn xã hội đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông.

Cùng với các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, để giải quyết khó khăn cho người dân có phương tiện thuộc diện bị đình chỉ lưu hành theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1491/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2007 về việc hỗ trợ để thay thế xe công nông, xe tải quá niên hạn sử dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 về việc hỗ trợ thay thế xe công công; xe lôi máy; xe cơ giới ba bánh; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 122/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 về việc hỗ trợ thay thế xe công công; xe lôi máy; xe cơ giới ba bánh; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông.

Ngày 21 tháng 11 năm 2013, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác quản lý và hỗ trợ thay thế xe công nông; xe lôi máy; xe cơ giới ba bành; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông và có văn bản số 14232/BGTVT-VT ngày 27 tháng 12 năm 2013 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện. Trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo số 319/TTg-KTN ngày 11 tháng 3 năm 2014. Trong đó có nội dung: “không kéo dài thời gian hỗ trợ việc thay thế các phương tiện thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông theo Quyết định số 1491/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 và Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ”.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã ban hành thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13/5/2014 quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ, qua đó góp phần tạo thuận lợi hơn cho việc vận chuyển dụng cụ và thu hoạch nông sản.

Tại Chỉ thị số 1405/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn ắc giao thông và số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ có quy định: “Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số công việc sau:

... d] Đối với loại xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp có tính năng đa dụng như làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển:

- Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật, đăng ký, cấp biển số cho phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển theo quy định hiện hành;

- Căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương, quy định cụ thể phạm vi và thời gian hoạt động đối với loại xe này.”.

Như vậy, để đáp ứng việc vận chuyển vật tư nông sản trong phạm vi nội đồng, nội làng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quy định việc sử dụng, thời gian và phạm vi hoạt động đối với các loại xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp có tính năng đa dụng như làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển, đảm bảo đúng quy định hiện hành và phù hợp với thực hiện tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

35. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Việc thi công dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh Thuận theo hình thức BOT đã gây nứt 779 nhà ở của người dân trong vùng dự án [tổng thiệt hại khoảng 8,5 tỷ đồng]. Đề nghị sớm có giải pháp hỗ trợ những hộ dân có nhà bị ảnh hưởng do công tác thi công thực hiện dự án.

Trả lời: Tại công văn số 8481/BGTVT-QLXD ngày 31/7/2017

Việc giải quyết bồi thường hỗ trợ các công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng do hoạt động thi công xây dựng công trình mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên đã được Bộ GTVT tích cực giải quyết. Quá trình triển khai thực hiện đến nay như sau:

- Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ chi tiết tại các văn bản số 8117/BGTVT-CQLXD ngày 24/6/2015, số 11371/BGTVT-CQLXD ngày 27/8/2015, trong đó đề xuất: đối với các dự án có chi phí đền bù vượt hạn mức tối đa về trách nhiệm dân sự đối với bên thứ 3 trong hợp đồng bảo hiểm, cho phép sử dụng nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng [GPMB] của dự án để thực hiện chi trả đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng, giao UBND các tỉnh, Hội đồng GPMB địa phương quyết định mức đền bù, chi trả cho các hộ dân và đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 7452/VPCP-KTN ngày 18/9/2015 giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung kiến nghị của Bộ GTVT trong quá trình xây dựng Nghị định hướng dẫn quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động xây dựng. Ngày 13/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2015/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP nhưng không có nội dung hướng dẫn để giải quyết các đề xuất nêu trên của Bộ GTVT nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện.

- Bộ GTVT tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết tại Văn bản số 10406/BGTVT-CQLXD ngày 06/9/2016. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo thực hiện tại Văn bản số 10507/VPCP-KTTH ngày 06/12/2016; Bộ GTVT đã có các Văn bản số 15124/BGTVT-CQLXD ngày 19/12/2016, số 906/BGTVT-CQLXD ngày 23/01/2017 đề nghị UBND các tỉnh, các chủ đầu tư, nhà đầu tư, Ban QLDA xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan [chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế, doanh nghiệp bảo hiểm, …], mức độ thiệt hại và số lượng các hộ dân có nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi GPMB bị ảnh hưởng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở số liệu báo cáo của các địa phương, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Bộ GTVT tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 2714/BGTVT-CQLXD ngày 16/3/2017, trong đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước mắt chấp thuận đối với 19 dự án đã có đủ hồ sơ, tài liệu liên quan, các dự án còn lại, Bộ GTVT sẽ tiếp tục cập nhật, báo cáo Thủ tướng sau khi có đủ thông tin.

- Trên cơ sở ý kiến của 05 Bộ [Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp], Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT: “Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng nguồn kinh phí GPMB của các dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ để bồi thường thiệt hại [ngoài phần thuộc trách nhiệm do bảo hiểm chi trả] cho nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi GPMB bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng các dự án” [Văn bản số 7084/VPCP-KTTH ngày 06/7/2017 của Văn phòng Chính phủ].

Hiện nay, Bộ GTVT đang tổng hợp số liệu và lập báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau khi được Quốc hội chấp thuận, Bộ GTVT sẽ triển khai các công việc tiếp theo.

Bộ GTVT xin chân thành cảm ơn cử tri tỉnh Ninh Thuận đã góp ý đối với công tác quản lý nhà nước ngành giao thông vận tải và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý kiến của cử tri trong thời gian tới.

36. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri bày tỏ sự lo lắng trước một số vụ việc ô tô, xe máy đang lưu thông trên đường thì đột ngột bị cháy. Cử tri đề nghị Bộ GTVT xem xét các nguyên nhân và có hướng xử lý để đảm bảo sự an toàn của người dân.

Trả lời: Tại công văn số 8186/BGTVT-KHCN ngày 25/7/2017

1. Hiện trạng quản lý chất lượng phương tiện giao thông vận tải

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa thì việc xây dựng quy định, Quy chuẩn kỹ thuật và tổ chức thực hiện quản lý chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó có ô tô, xe máy [Xe] thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các quy định, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ để làm căn cứ trong việc kiểm soát chất lượng an toàn kỹ thuật đối với Xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu lưu thông tại Việt Nam.

Hệ thống các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được Bộ Giao thông vận tải xây dựng trên cơ sở các Quy định, Tiêu chuẩn của Châu Âu [ECE, EEC], có tham khảo tiêu chuẩn của các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Hàn quốc và các nước ASEAN đảm bảo phù hợp với trình độ công nghệ tại Việt Nam và phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam.

2. Về hiện tượng cháy xe trên thế giới và tại Việt Nam

Hiện tượng ô tô, xe máy đang lưu thông bị cháy không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà có ở các quốc gia khác, nhất là các nước có nền công nghiệp ô tô phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Tại các quốc gia này đều có các tổ chức chuyên nghiên cứu về hiện tượng cháy xe. Theo thống kê của Hiệp hội phòng chống cháy nổ quốc gia Mỹ [NFPA] hàng năm có hàng trăm nghìn phương tiện xảy ra cháy.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa chát và Cứu nạn cứu hộ, từ năm 2014 đến tháng 02/2017 cả nước xảy ra 387 vụ cháy phương tiện giao thông cơ giới [do lực lượng Cảnh sát PCCC trực tiếp hoặc phối hợp tham gia chữa cháy]. Trong đó có 338 vụ cháy ô tô, 49 vụ cháy xe mô tô và 184 vụ đã làm rõ nguyên nhân cháy, 203 vụ chưa làm rõ nguyên nhân. Trong số các nguyên nhân gây ra cháy xe thì nguyên nhân chủ yếu do sự cố hệ thống nhiên liệu và hệ thống điện. Tổng hợp nhóm các nguyên nhân chính chính gây cháy xe trong thời gian vừa qua như sau:

- Cháy do sử dụng nhiên liệu, phụ gia có pha thêm tạp chất;

- Cháy do hệ thống điện [đặc biệt là các phụ tải lắp thêm, các dây dẫn, mối nối không đảm bảo], hệ thống tản nhiệt, làm mát, xả khí không đảm bảo hoặc bị hư hỏng dẫn đến quá tải, quá nhiệt của động cơ;

- Cháy do rò rỉ nhiên liệu, sử dụng vật liệu chế tạo làm các chi tiết tiếp xúc với nhiên liệu [các đường ống dẫn nhiên liệu];

- Cháy do kỹ thuật vận hành, môi trường và địa điểm tổ chức bảo quản: sử dụng phanh quá lâu gây sinh nhiệt lớn;

- Cháy do cố ý hủy hoại xe;

- Cháy do vận chuyển hàng hóa trên xe là chất dễ cháy, nổ.

Với các nguyên nhân nêu trên, thời gian qua Bộ Giao thông vận tải đã có các văn bản chỉ đạo các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan:

Nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông, trong đó có các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các vụ cháy xe với các nguyên nhân nêu trên, thời gian qua Bộ Giao thông vận tải đã có nhắc nhở, chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện các chỉ đạo tại các văn bản: số 7462/BGTVT-ATGT ngày 30/06/2016 của Bộ Giao thông vận tải về tăng cường các biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong quý III năm 2016, tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn đối với ô tô khách tại các bến xe khu vực Hà Nội; số 7628/BGTVT-ATGT ngày 4/07/2016 về tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn đối với xe ô tô chở khách.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam triển khai đến tất cả các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tăng cường kiểm soát các phương tiện có các kết cấu dẫn đến nguy cơ cháy, nổ đặc biệt các hành vi tự ý lắp đặt thêm các kết cấu, thiết bị không theo thiết kế của nhà sản xuất. Các phương tiện chở chất dễ cháy, nổ cần có khuyến cáo, tuyên truyền, hướng dẫn về cách thức vận chuyển để người dân biết nhằm hạn chế các nguyên nhân gây cháy trong quá trình vận chuyển; phối hợp với các cơ quan truyền thông và báo chí cần tuyên truyền đến người dân về phòng chống cháy nổ, phương pháp vận hành và sử dụng phương tiện đúng cách.

3. Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro cháy Xe

Để đảm bảo an toàn kỹ thuật và phòng, chống cháy nổ trong quá trình sử dụng Xe, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị người dân cần sử dụng phương tiện đúng cách và theo hướng dẫn của nhà sản xuất như:

- Tuân thủ chế độ bảo dưỡng định kỳ theo quy định của nhà sản xuất để duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện tốt;

- Thường xuyên chăm sóc, kiểm tra xe trước và trong chuyến đi [kiểm tra nước làm mát, sự rò rỉ nhiên liệu];

- Không tự ý thay đổi kết cấu của xe, lắp thêm các phụ tải, sử dụng và thay thế các phụ tùng có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, nhất là các phụ tùng liên quan trực tiếp đến các bộ phận có nguy cơ gây cháy.

- Thận trọng khi lái xe qua các khu vực có nhiều rơm, rạ phơi trên đường hoặc có nhiều rác dễ cháy như giấy, túi ni lon, cỏ khô.

- Chỉ mua nhiên liệu từ các trạm nhiên liệu có uy tín về chất lượng, không tự ý mua nhiên liệu, sử dụng phụ gia tiết kiệm nhiên liệu trôi nổi trên thị trường.

- Không vận chuyển hàng hóa dễ gây cháy, nổ trên ô tô chở người. Khi vận chuyển các loại nhiên liệu như xăng, diesel… thì phải thực hiện vận chuyển theo đúng quy trình, quy định.

37. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Các dự án BOT đã góp phần thay đổi diện mạo giao thông đường bộ nước ta. Tuy nhiên, việc đầu tư, khai thác trong lĩnh vực này bộc lộ nhiều điểm bất cập, có hiện tượng lợi dụng chính sách này để lạm thu, người không đi trên đường BOT vẫn bị thu phí là bất hợp lý. Đề nghị Bộ GTVT rà soát lại việc đầu tư và đặt các Trạm thu phí BOT cho phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của đơn vị đầu tư và người sử dụng.

Trả lời: Tại công văn số 8515/BGTVT-ĐTCT ngày 31/7/2017

1. Về các quy định của pháp luật liên quan đến vị trí đặt trạm và mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ

Trong quá trình lập, phê duyệt dự án đầu tư, quản lý vận hành thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án BOT, vị trí đặt trạm và mức giá được Bộ GTVT thực hiện tuân thủ đúng các quy định pháp luật, cụ thể:

- Về vị trí trạm thu giá dịch vụ: Trong quá trình thực hiện, trình tự, thủ tục liên quan đến việc xác định vị trí được Bộ GTVT thực hiện theo trình tự thủ tục quy định cụ thể: [1] Đường bộ đặt trạm thu phí đảm bảo khoảng cách giữa các trạm trên 70 km thì do cơ quan có thẩm quyền quyết định; [2] Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí có khoảng cách giữa các trạm không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường thì trước khi xây dựng trạm, Bộ GTVT thống nhất ý kiến với Uỷ ban nhân dân [UBND] cấp tỉnh và Bộ Tài chính quyết định. Ngoài ra, quá trình ban hành thông tư thu phí của Bộ Tài chính cũng thực hiện đúng quy định pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật [lấy ý kiến các cơ quan liên quan, đăng tải trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến góp ý, có chính sách miễn giảm đối với người dân có nhu cầu qua lại gần trạm thu giá thông qua yêu cầu nhà đầu tư phải bán vé quý, vé tháng, miễn phí toàn bộ cho mô tô, xe thô sơ...].

- Về mức giá dịch vụ: Trước đây, theo quy định Thông tư số 159/2013/TT-BTC, chậm nhất trước 90 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức thu phí, nhà đầu tư phải gửi Bộ GTVT công văn đề nghị quy định mức thu, kèm theo hồ sơ. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của nhà đầu tư, Bộ GTVT có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét ban hành văn bản quy định thu phí. Mức phí chính thức áp dụng sẽ được Bộ Tài chính ban hành thông tư riêng cho từng trạm thu giá và trước khi ban hành thông tư, Bộ Tài chính có lấy ý kiến của địa phương, lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể khẳng định, trình tự thủ tục xác định mức phí, ban hành thông tư và triển khai thu phí đều thực hiện chặt chẽ, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Sau khi Luật phí và lệ phí đối với dịch vụ sử dụng đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý, theo đó có quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ tại các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý; mức giá tại các BOT do Nhà đầu tư quyết định phù hợp với Thông tư 35/2015/TT-BGTVT nhưng phải trên cơ sở được Bộ GTVT chấp thuận, như vậy sẽ không có sự lạm thu trong quá trình thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các dự án BOT.

2. Về việc rà soát, điều chỉnh vị trí và mức giá dịch vụ tại các trạm BOT

- Về vị trí: Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại văn bản số 3874/VPCP ngày 28/5/2015, Bộ GTVT đã rà soát tổng thể, đàm phán với nhà đầu tư các dự án có vị trí trạm chưa hợp lý [cự ly các trạm quá gần hoặc không nằm trên phạm vi dự án] và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án xử lý: [i] Dịch chuyển vị trí trạm thu phí; [ii] Sáp nhập các dự án; [iii] Ngân sách bố trí một phần để thanh toán cho các nhà đầu tư hàng năm theo phương án tài chính đã ký hợp đồng trong trường hợp hai giải pháp trên không khả thi. Kết quả sau khi rà soát điều chỉnh, Bộ GTVT đã xóa bỏ 03 trạm và di chuyển 03 trạm để đảm bảo khoảng cách hợp lý, tuy nhiên vẫn còn một số trạm không thể xóa bỏ hoặc dịch chuyển do Nhà nước chưa thể cân đối được nguồn lực để trả nhà đầu tư, một số trạm thu giá hoàn vốn đầu tư các công trình tập trung [cầu lớn, hầm] hoặc một số là do vướng về địa hình, khu dân cư tập trung.

- Về mức giá dịch vụ: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến của các địa phương, các hiệp hội vận tải, trong thời gian qua Bộ GTVT đã rà soát và có nhiều giải pháp điều chỉnh miễn, giảm giá tại các trạm BOT để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, cụ thể:

+ Để hạn chế ảnh hưởng đối với người dân trong khu vực trạm thu phí, trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã miễn phí đối với các phương tiện xe máy [là phương tiện chủ yếu của đại bộ phận người dân đi lại trong cự ly ngắn với thống kê chưa đầy đủ khoảng 37 triệu so với tổng số ô tô đang lưu hành trên cả nước khoảng 2.211.414], xe thô sơ, xe máy nông nghiệp, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải bán vé quý, vé tháng để các phương tiện cơ giới có quyền đi lại nhiều lần nhưng chỉ phải trả phí một lần trong ngày.

+ Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, Bộ GTVT đã đàm phán thống nhất với các nhà đầu tư để điều chỉnh mức giá và lộ trình thực hiện đối với từng dự án BOT. Đến nay, Bộ GTVT đàm phán và có văn bản thỏa thuận điều chỉnh giảm giá được 35 dự án. Đồng thời, Bộ GTVT đang nghiên cứu các phương án điều chỉnh giá dịch vụ của các trạm đã quyết toán theo hướng ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian thu phí.

- Về hình thức thu giá dịch vụ: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam chỉ có 2 hình thức là thu phí lượt [hở] và thu phí theo chiều dài quãng đường sử dụng [kín]. Đối với hình thức thu phí kín, người dân trả phí trên số km thực đi và đảm bảo công bằng nhưng chỉ áp dụng đối với đường cao tốc vì kiểm soát được sự ra - vào của các phương tiện. Đối với các quốc lộ, chỉ áp dụng được hình thức thu phí lượt và hình thức này có hạn chế là chỉ đáp ứng được tính công bằng một cách tương đối [người dân ở gần trạm thu giá đi quãng đường ngắn nhưng vẫn phải trả phí trong khi đó những người đi quãng đường dài 40÷50 km ở khoảng giữa hai trạm thu giá thì vẫn không phải trả phí]. Đây là một tồn tại về mặt công nghệ nên thời gian vừa qua có một số phản ứng chưa đồng thuận từ người dân xung quanh trạm. Qua phản ánh của người dân, doanh nghiệp, Bộ GTVT đã xử lý những bất cập về phí tại 06 trạm [trạm Quốc lộ 6, trạm Quốc lộ 32, trạm cầu Hạc Trì, trạm Quốc lộ 3, trạm Bến Thủy, trạm Cầu Rác] và đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát tổng thể toàn bộ hệ thống trạm thu giá để đưa ra giải pháp xử lý tất cả các trạm còn lại trên toàn quốc

3. Đối với các dự án đang nghiên cứu để triển khai trong thời gian tới: Để đánh giá một cách khách quan, toàn diện các kết quả đạt được cũng như các tồn tại, khó khăn, vướng mắc; từ đó đề ra các giải pháp để thực hiện tốt hơn việc huy động nguồn lực từ xã hội, Bộ GTVT đã tổ chức “Hội nghị đánh giá công tác đầu tư KCHTGT theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011÷2015”. Trên cơ sở ý kiến của đại diện các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Bộ GTVT đã thống nhất quan điểm, định hướng đầu tư trong thời gian tới và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ [văn bản số 7271/BGTVT-ĐTCT ngày 27/6/2016], theo đó trong thời gian tới Bộ GTVT tiếp tục đẩy mạnh thu hút mọi nguồn lực, trong đó có sự tham gia của tư nhân vào đầu tư các công trình xây dựng mới, tính khả thi cao. Trường hợp dự án đầu tư áp dụng hình thức hợp đồng BOT [có thu phí người sử dụng] sẽ phải đảm bảo quyền đi lại của người dân và người sử dụng dịch vụ có quyền lựa chọn khi tham gia giao thông để đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng; đối với các dự án cải tạo, nâng cấp đường hiện hữu thực sự cấp bách, không thể cân đối được nguồn vốn phải triển khai quy trình tham vấn ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Hiệp hội vận tải và chỉ triển khai khi có sự đồng thuận của các bên. Ngoài ra, để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc quản lý doanh thu thu giá dịch vụ, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đang đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng đối với các trạm thu giá BOT, đảm bảo áp dụng đồng bộ trên toàn quốc trong năm 2019.

38. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT xem xét, hỗ trợ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, sớm triển khai thi công dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ 21 đoạn qua địa phận Chợ Bến, thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Hiện nay, mặt đường đã xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 8415/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

Về việc hỗ trợ kinh phí đề bù và cải tạo nâng cấp quốc lộ 21: Quốc lộ 21 đoạn qua thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đã được Tổng cục ĐBVN, Quỹ bảo trì bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng, đảm bảo cho người và phương tiện qua lại được êm thuận, hoàn thành năm 2016. Hiện nay, các nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 bố trí cho Bộ GTVT hết sức khó khăn, việc hỗ trợ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư nâng cấp đoạn tuyến này chưa thể thực hiện được, Bộ GTVT sẽ ưu tiên triển khai nâng cấp khi nguồn lực cho phép.

39. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Đề nghị quan tâm, xem xét có chính sách ưu đãi cho các đối tượng chính sách là người có công khi tham gia giao thông công cộng được hưởng các chế độ như người cao tuổi quy định tại Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải; đồng thời xem xét, sửa đổi Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT theo hướng quy định cụ thể đơn vị giảm giá vé và mức giảm giá vé của các doanh nghiệp vận tải giao thông đường bộ [thuộc các thành phần kinh tế] cho các đối tượng chính sách là người có công và người cao tuổi theo hướng các doanh nghiệp vận tải phải xây dựng phương án miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi và người có công để việc áp dụng được thống nhất trong cả nước.

Trả lời: Tại công văn số 8331/BGTVT-VT ngày 29/7/2017

1. Về nội dung “Đề nghị quan tâm, xem xét có chính sách ưu đãi cho các đối tượng chính sách là người có công khi tham gia giao thông công cộng được hưởng các chế độ như người cao tuổi quy định tại Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải”

- Trong những năm qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền và thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày thương binh - liệt sĩ [27/7/1947 - 27/7/2017]. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải đã và tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải có những việc làm thiết thực, thực hiện tốt nhất chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng [Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Chỉ thị số 30/CT-BGTVT ngày 25/12/2014 chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các hãng hàng không khai thác tại Việt Nam thực hiện việc ưu tiên đối với người có công với cách mạng].

- Về chính sách ưu đãi cho các đối tượng chính sách là người có công với cách mạng khi tham gia giao thông công cộng, Bộ Giao thông vận tải xin ghi nhận và sẽ phối hợp, kiến nghị để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày thương binh - liệt sĩ [27/7/1947 - 27/7/2017]. Cụ thể:

“2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện những kết quả nhất là những bất cập, vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét, ban hành Luật Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Hoàn thiện Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để trình cơ quan có thẩm quyền trong năm 2018.”

Trên cơ sở đó, bảo đảm việc hướng dẫn, triển khai đồng bộ các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của các bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.

2. Về nội dung “xem xét, sửa đổi Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT theo hướng quy định cụ thể đơn vị giảm giá vé và mức giảm giá vé của các doanh nghiệp vận tải giao thông đường bộ [thuộc các thành phần kinh tế] cho các đối tượng chính sách là người có công và người cao tuổi theo hướng các doanh nghiệp vận tải phải xây dựng phương án miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi và người có công để việc áp dụng được thống nhất trong cả nước”

Thực hiện Luật Người cao tuổi năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi, trong đó quy định: “Người cao tuổi được giảm ít nhất mười lăm phần trăm [15%] giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở khách, máy bay chở khách”.

Triển khai thực hiện Luật, một số kết quả ngành giao thông vận tải đã thực hiện, như sau:

- Thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, mới nhất là Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014, trong đó đã quy định chi tiết lộ trình áp dụng đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định, phương tiện xe buýt phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi; Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt...

- Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các Thông tư hướng dẫn trong đó có quy định các nội dung bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật sử dụng như: số 81/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 quy định về vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, số 71/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 quy định về hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng, số 36/2014/TT-BGTVT ngày 29/8/2014 quy định về chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không, số 62/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố, số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ…

Ngoài ra, Bộ GTVT cùng tham gia với các Bộ, Ngành và các địa phương trong việc hướng dẫn thực hiện Luật Người cao tuổi.

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Người cao tuổi năm 2009, các đơn vị của ngành giao thông đã triển khai thực hiện nhiều ưu đãi trong hoạt động vận tải:

+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản quy định của pháp luật về người cao tuổi dưới nhiều hình thức khác nhau để nâng cao nhận thức về vai trò của người cao tuổi trong mọi hoạt động của xã hội cũng như đối với hoạt động liên quan tới ngành Giao thông vận tải.

+ Tổ chức giảm giá vé, phí dịch vụ cho đối tượng là người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng, có thông báo phương án hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng tại các bến xe, bến tàu, nhà ga và một số nơi công cộng khác để cho người cao tuổi biết thực hiện.

+ Tuyên truyền cho các đối tượng là chủ doanh nghiệp vận tải, lái xe, lái tàu và nhân viên phục vụ trên xe có trách nhiệm hướng dẫn người tham gia giao thông là người cao tuổi khi lên, xuống tàu, xe và bố trí, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý trên phương tiện.

+ Trong lĩnh vực hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô, tại một số địa phương như: Đồng Nai, Hải Dương, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Lào Cai, Đà Nẵng, Hà Tĩnh … là những địa phương có số lượng đơn vị vận tải hành khách tuyến cộng cộng và vận tải khách bằng xe ô tô tuyến cố định đã thực hiện giảm giá vé cho nhiều người cao tuổi khi tham gia giao thông, dành một số lượng ghế ngồi trên xe buýt, xe khách tuyến cố định cho người cao tuổi khi tham gia giao thông.

Tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: từ năm 2012 đến nay, về hạ tầng xe buýt đã đầu tư xây dựng mới nhiều nhà chờ xe buýt có mái che cho hành khách, đầu tư nhiều phương tiện xe buýt có vị trí và tạo thuận lợi cho người cao tuổi tiếp cận sử dụng. Tuyến xe buýt nhanh BRT tại nhà chờ và trên phương tiện đều có những vị trí thuận lợi cho người cao tuổi sử dụng, các thành phố đã áp dụng chính sách giảm giá vé xe buýt cho người cao tuổi.

+ Trong lĩnh vực đường thủy: một số địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu đã giảm 15% giá vé cho hành khách là người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng tàu cao tốc cánh ngầm và trên một số tuyến khác như tuyến từ Vũng Tàu đến Vàm Láng, từ Vũng Tàu đến Cần Giờ. Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị vận tải khách có tuyến vận tải giảm giá vé cho các đối tượng là người cao tuổi khi đi phương tiện thủy, tàu cao tốc.

+ Trong lĩnh vực hàng không: Các hãng hàng không Việt Nam đang áp dụng chính sách thực hiện giảm giá vé cho Người cao tuổi đối với loại giá vé đủ [full-fare] là hạng vé ít có điều kiện hạn chế nhất. Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, hãng hàng không tiếp tục triển khai giảm giá vé cho người cao tuổi tại các phòng vé và đại lý trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Trong lĩnh vực đường sắt: trước khi có Luật Người cao tuổi, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, ngành đường sắt đã giảm 10 - 15% giá vé đối với người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên. Từ ngày 01/06/2011, ngành đường sắt đã thực hiện giảm giá vé 20% đối với người cao tuổi. Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành đường sắt đã thực hiện giảm giá vé cho người cao tuổi lê đến hàng chục tỷ đồng.

Hiện tại, Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục thực hiện và chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các chính sách đối với Người cao tuổi.

- Đối với đề nghị Bộ Giao thông vận tải có quy định cụ thể đơn vị giảm giá vé và mức giảm giá vé của các doanh nghiệp vận tải giao thông đường bộ [thuộc các thành phần kinh tế] cho các đối tượng chính sách là người có công và người cao tuổi theo hướng các doanh nghiệp vận tải phải xây dựng phương án miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi và người có công để việc áp dụng được thống nhất trong cả nước. Nội dung này, trước hết cần phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Người cao tuổi và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ và các luật có liên quan [Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư…]. Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục khuyến khích các đơn vị vận tải có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với Người cao tuổi.

40. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Về tuyến tránh Quốc Lộ 26 tại thị xã Ninh Hòa: Cử tri phản ánh những tuyến đường dân dinh cắt ngang QL26 đều khuất tầm nhìn, độ dốc quá cao, gây khó khăn và nguy hiểm cho người tham gia giao thông và người dân ở 2 bên đường. Việc khảo sát, thiết kế, thẩm định dự án tuyến tránh QL26 còn nhiều bất cập, khi đền bù, giải tỏa không cắm mốc lộ giới, sau khi người dân xây dựng nhà ở mới tiến hành cắm mốc lộ giới. Đề nghị Bộ GTVT quan tâm ý kiến trên.

Trả lời: Tại công văn số 8041/BGTVT-CQLXD ngày 20/7/2017

Dự án Đầu tư xây dựng tuyến tránh thị xã Ninh Hòa [Km0+00 - Km2+897] và cải tạo, nâng cấp QL26 đoạn Km3+411 - Km11+504 [tỉnh Khánh Hòa] & đoạn Km91+383 - Km98+800 [tỉnh Đắk Lắk] theo hình thức hợp đồng BOT [Dự án], do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 501 là Nhà đầu tư,Công ty TNHH MTV CICO 501 BOT QL26 là Doanh nghiệp Dự án thực hiện chức năng Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật; Dự án khởi công từ tháng 12/2015, hoàn thành tháng 4/2017, đến nay Nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục để đưa Dự án vào khai thác, sử dụng.

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, Bộ Giao thông vận tải, Nhà đầu tư Dự án đã nhận được sự quan tâm, phối hợp tích cực của các cấp chính quyền tỉnh Khánh Hòa, nhiều ý kiến chia sẻ của người dân địa phương. Tiếp thu kiến nghị của người dân địa phương, Chủ đầu tư Dự án đã chỉ đạo các đơn vị Tư vấn rà soát hồ sơ thiết kế, điều kiện thực tế thi công. Để khắc phục những tồn tại, bất cập của hồ sơ thiết kế, đảm bảo việc đi lại thuận tiện, an toàn cho người dân địa phương, Chủ đầu tư Dự án đã báo cáo và được Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh, bổ sung thiết kế [Bổ sung, hoàn trả hệ thống mương dẫn phục vụ tưới tiêu và thoát nước khu vực; thi công hoàn trả đường địa phương; điều chỉnh độ dốc vuốt nối đoạn nghỉ trên đường dân sinh để đảm bảo an toàn giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại; lắp đặt bổ sung các biển cảnh báo, …]. Thực tế đến nay các nội dung nêu trên đã được Chủ đầu tư dự án chỉ đạo Nhà thầu thi công thực hiện.

Đối với công tác cắm cọc, đền bù giải phóng mặt bằng [GPMB] và bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng, Bộ GTVT đã tích cực phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa nhằm kịp thời đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị liên quan [Chủ đầu tư Dự án,Trung tâm phát triển quỹ đất Thị xã Ninh Hòa,…] triển khai thực hiện, đáp ứng tiến độ Dự án. Tuy nhiên, bên cạnh việc triển khai chưa quyết liệt của Chủ đầu tư Dự án và một số đơn vị liên quan, công tác cắm cọc, đền bù GPMB, bố trí tái định cư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện [Bố trí đất tái định cư, tái định cư tại chỗ, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân kéo dài,...].Để thuận lợi trong công tác GPMB, Trung tâm phát triển quỹ đất Thị xã Ninh Hòa tiến hành cắm mốc lộ giới đường bộ ngay sau khi hoàn tất công tác GPMB và bàn giao dứt điểm mặt bằng thi công cho Chủ đầu tư.

41. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Việc đặt 02 trạm thu phí BOT cách nhau chưa tới 8km trên địa bàn thị xã Ninh Hòa [01 trạm ở xã Ninh Xuân, 01 trạm ở xã Ninh Lộc] là không đúng với quy định Nhà nước [khoảng cách giữa 02 trạm thu phí BOT là 70km]. Đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, xử lý vấn đề này.

Trả lời: Tại công văn số 8602/BGTVT-ĐTCT ngày 02/8/2017

- Về 02 trạm thu phí trên địa bàn thị xã Ninh Hoà:

+ Trên Quốc lộ 1 [Km1425+250, thuộc xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa]:

Triển khai Đề án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hoá - Cần Thơ, Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1374+525÷Km1392 và Km1405÷Km1425+500, tỉnh Khánh Hoà theo hình thức hợp đồng BOT tại các Quyết định số 825/QĐ-BGTVT ngày 02/4/2013 và số 2763/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2015. Công trình dự án đã hoàn thành đầu tư, đưa vào khai thác và thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ từ ngày 20/01/2016 tại trạm Ninh An, đặt tại khoảng Km1425+250. Thời gian thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự kiến khoảng 21 năm 8 tháng.

Việc thành lập trạm được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật: UBND tỉnh Khánh Hoà có ý kiến thoả thuận tại các văn bản số 2600/UBND-XDNĐ ngày 11/5/2015, số 2828/UBND-XDNĐ ngày 11/5/2015 và Bộ Tài chính chấp thuận tại văn bản số 11810/BTC-HCSN ngày 22/8/2014; đảm bảo khoảng cách tới trạm phía trước là 71km [trạm Đèo Cả, chưa hoạt động], tới trạm phía sau là 92km [trạm Cam Thịnh].

+ Trên Quốc lộ 26 [Km8+800, thuộc xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa]:

Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh thị xã Ninh Hòa, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 26 đoạn Km3+411÷Km11+504 [tỉnh Khánh Hòa] và đoạn Km91+383÷Km98+800 [tỉnh Đắk Lắk] theo hình thức hợp đồng BOT được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 645/QĐ-BGTVT ngày 13/02/2015. Dự án triển khai thi công từ năm 2015, đến nay đã cơ bản hoàn thành và đang hoàn chỉnh thủ tục nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Để hoàn vốn đầu tư dự án, nhà đầu tư được thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của 02 trạm đặt trên Quốc lộ 26 [tại Km8+800, thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hoà và tại Km93+770, Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk] với thời gian dự kiến khoảng 18 năm 6 tháng.

Việc thành lập các trạm này được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật: UBND tỉnh Khánh Hoà có ý kiến thoả thuận tại các văn bản số 6017/UBND-XDNĐ ngày 26/9/2014 và Bộ Tài chính chấp thuận tại văn bản số 17641/BTC-HCSN ngày 03/12/2014; đảm bảo khoảng cách giữa các trạm trên Quốc lộ 26 là khoảng 85km.

- Về nguyên tắc đặt trạm thu phí đường bộ [nay gọi là trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ]:

+ Quy định của pháp luật: theo quy định tại các Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 và số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính: [1] Trạm thu phí phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định; [2] Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí không thuộc quy hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70km trên cùng tuyến đường thì trước khi xây dựng trạm thu phí, Bộ GTVT thống nhất ý kiến với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài chính quyết định [đối với đường quốc lộ], Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định [đối với đường địa phương].

+ Tính hợp lý khi đặt trạm: vị trí đặt trạm có điều kiện về địa hình thuận lợi để giảm chí phí đầu tư, đảm bảo an toàn và thông suốt khi vận hành khai thác, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp.

Như vậy, trạm Ninh An tại Km1425+250 trên Quốc lộ 1 [thuộc xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa] và trạm tại Km8+800 trên Quốc lộ 26 [thuộc xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa] đã được thành lập tuân thủ các quy định của pháp luật; có khoảng cách tới các trạm trên cùng tuyến đường lớn hơn 70km; đồng thời, đã được UBND tỉnh Khánh Hoà thống nhất và Bộ Tài chính quyết định theo đúng quy định tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trong bối cảnh nguồn lực đất nước hạn hẹp và nợ công ở mức cao như hiện nay thì giải pháp đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là sự tham gia của tư nhân vào đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là cần thiết, tất yếu, là thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ. Tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra giải pháp: “Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư; mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm…; có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng...” - trích Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012; đồng thời, tại Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một lần nữa đã xác định nhiệm vụ “đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP, bảo đảm tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án” - trích Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016.

Như vậy, việc đặt trạm thu phí trên QL1 và Ql26 Bộ GTVT đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, các trạm này dung để hoàn vốn cho các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

42. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Cử tri đề nghị tại mỗi Trạm thu phí BOT cần đặt các bảng điện tử công khai về thời hạn thu phí, mức phí, thu phí phục vụ dự án nào để dân biết, giám sát.

Trả lời: Tại công văn số 8475/BGTVT-ĐTCT ngày 31/7/2017

Bộ GTVT đồng thuận với ý kiến của cử tri tỉnh Khánh Hòa về sự cần thiết phải lắp đặt các bảng điện tử công khai về thời hạn thu phí, mức phí, thu phí phục vụ dự án nào để dân biết, giám sát. Trong quá trình triển khai các dự án BOT, Bộ GTVT xác định quản lý doanh thu là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình vận hành khai thác các dự án. Do vậy, ngày 30/12/2016, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ [có hiệu lực từ tháng 3/2017], trong đó có quy định “Trong suốt quá trình thu, đơn vị thu giá phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử được gắn tại khu vực nhà điều hành trạm thu giá, bao gồm: tên dự án, tổng mức đầu tư của dự án [tổng mức đầu tư cập nhật theo giá trị quyết toán nếu dự án đã được quyết toán], tổng thời gian thu, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước, doanh thu lũy kế của trạm thu giá tính đến thời điểm cuối tháng trước liền kề [số liệu doanh thu cập nhật chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo], số điện thoại đường dây nóng để phản ánh tiêu cực tại trạm thu giá”. Để thực hiện các quy định tại Thông tư này, hiện nay Bộ GTVT đã và đang đàm phán với Nhà đầu tư để đưa các quy định liên quan đến việc quản lý, vận hành, hoạt động của các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ vào Hợp đồng. Sau khi bổ sung các nội dung trên vào Hợp đồng BOT, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các Nhà đầu tư nghiêm túc thực hiện.

Đồng thời, Bộ GTVT đã xây dựng và công bố trang WEB riêng để công khai các thông số chủ yếu của các dự án đầu tư theo hình thức PPP cho người dân quan tâm, giám sát [địa chỉ trang Web: //ppp.mt.gov.vn]. Ngoài ra, định hướng trong tương lai khi triển khai đồng bộ hệ thống thu phí tự động không dừng thì người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan quản lý có thể giám sát trực tuyến việc thu phí tại các trạm BOT thông qua hệ thống mạng internet.

43. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Hiện nay, hành lang an toàn đường sắt chưa đảm bảo, việc quản lý lộ giới và vệ sinh môi trường bị buông lỏng. Đề nghị Bộ quan tâm, chỉ đạo tăng cường quản lý bảo vệ hành lang an toàn đường sắt, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm vi phạm lộ giới hành lang an toàn đường sắt.

Trả lời: Tại công văn số 8542/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

1. Về hành lang an toàn giao thông đường sắt:

- Theo báo cáo của Tổng công ty ĐSVN tại Công văn số 1932/BC-ĐS ngày 04/7/2017, tính đến ngày 15/5/2017 trên toàn mạng lưới đường sắt có 13.320 vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, trong đó trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 1236 vị trí vi phạm. Trong 06 tháng đầu năm 2017, lực lượng thanh tra Cục ĐSVN đã kiểm tra và xử phạt 273 hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt.

- Trong tháng cao điểm tuyên truyền và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hành lang an toàn giao thông đường sắt [từ 16/5/2017 đến 15/6/2017], các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền đã ra quân giải tỏa được 494 điểm vi phạm.

2. Về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường: trong các năm qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng công ty ĐSVN đầu tư và thực hiện các giải pháp đảm bảo môi trường đường sắt, cụ thể:

- Lắp đặt hệ thống vệ sinh tự hoại cho 929 toa xe trên tổng số 1047 toa xe khách [chiếm tỷ lệ 88,7%] để không xả thải trực tiếp các chất thải ra môi trường dọc đường sắt;

- Khử mùi hôi trên các toa xe trên tàu khách; bố trí các thùng đựng rác tại các khoang giường ngủ và tại 2 đầu toa xe để thu gom, tập kết rác và đưa xuống ga tàu có dừng đỗ theo quy định để vận chuyển đến nơi tập kết xử lý rác;

- Tại các ga thành phố, thị xã đều trang bị nhà vệ sinh tự hoại phục vụ hành khách. Tuy nhiên, do ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường của một số hành khách còn hạn chế, vẫn còn những trường hợp ném rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt gây mất vệ sinh dọc hai bên đường sắt.

3. Các giải pháp: thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, Bộ GTVT đang chỉ đạo Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN thực hiện các giải pháp sau:

- Cắm mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt trên tất cả các tuyến và bàn giao cho các địa phương quản lý;

- Xây dựng, hệ thống đường gom và hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các lối đi dân sinh mở trái phép trên các tuyến đường sắt quốc gia;

- Xây dựng các đường ngang, hầm chui; nâng cấp, cải tạo các đường ngang hợp pháp nhưng vi phạm các quy định về đường ngang do tồn tại lịch sử [cải tạo giảm độ dốc dọc, giải tỏa tầm nhìn, bổ sung tín hiệu, thay đổi hình thức phòng vệ...]; xây dựng cầu đường bộ tách khỏi cầu chung đường sắt;

- Xây dựng cầu vượt giao cắt lập thể tại những điểm giao cắt giữa đường sắt với quốc lộ trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.

4. Đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Tổng công ty ĐSVN tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT theo nội dung của Quy chế phối hợp đã được ký kết giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh Khánh Hòa.

44. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Đề nghị làm rõ vấn đề người khuyết tật điều khiển phương tiện là xe gắn máy ba bánh khi tham gia giao thông có được cấp phép không? Cơ quan nào kiểm định xe và cấp giấy phép điều khiển phương tiện.

Trả lời: Tại công văn số 8774/BGTVT-TCCB ngày 07/8/2017

1. Vấn đề người khuyết tật điều khiển phương tiện là xe gắn máy ba bánh khi tham gia giao thông

Căn cứ Khoản 3 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1…” và Khoản 2 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định người lái xe phải có sức khoẻ phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe. Vì vậy, người khuyết tật có đủ điều kiện về sức khỏe tham gia học, đạt kỳ sát hạch lái xe thì được cấp giấy phép lái xe hạng A1 để điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật tham gia giao thông.

2. Cơ quan kiểm định xe

Căn cứ Khoản 5 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông…”; Theo đó, xe mô tô, xe gắn máy dùng cho người khuyết tật là xe mô tô, xe gắn máy ba bánh được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu theo yêu cầu kỹ thuật tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BGTVT ngày 22/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người tàn tật. Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm Thực hiện quy định trên và có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong việc bảo đảm yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu.

3. Cơ quan cấp giấy phép điều khiển phương tiện

Căn cứ Khoản 10 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo, quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe…”. Trường hợp công dân có đủ điều kiện về sức khỏe để được điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật, thì tham gia học, sát hạch để được cấp giấy phép lái xe theo quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 43 và Khoản 1 Điều 44 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan chỉ đạo tổ chức thực hiện đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.

45. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Vấn đề mất an toàn giao thông đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, việc ý thức tham gia giao thông còn kém, phương tiện giao thông còn nhiều xe cũ nát hết niên hạn sử dụng, xe quá khổ quá tải vẫn ngang nhiên hoạt động. Cử tri đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền cho người dân để có ý thức hơn khi tham gia giao thông, cần có chế tài xử lý mạnh hơn nữa đối với những xe quá khổ, quá tải và quy định nâng mức phạt có thể bị tịch thu xe và nên đưa thành tội phá hoại tài sản công.

Trả lời: Tại công văn số 7558/BGTVT-ATGT ngày 11/7/2017

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước. Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 6 năm [từ 2011 - 2016] tai nạn giao thông [TNGT] đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí. Tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2016, cụ thể: toàn quốc xảy ra 9.593 vụ TNGT, làm chết 4.134 người, bị thương 7.935 người. So với 6 tháng đầu năm 2016, giảm 636 vụ [- 6,22%], giảm 229 người [- 5,25%], giảm 1.004 người [- 11,32%].

Tuy nhiên, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông vẫn còn một số tồn tại hạn chế đúng như cử tri đã phản ánh: số vụ tai nạn giao thông, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường bộ, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém, nhiều vi phạm vẫn còn diễn ra, phương tiện giao thông đã cũ nát, hết niên hạn sử dụng, xe quá khổ, quá tải vẫn còn hoạt động... tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông; đây thực sự là thách thức và là nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn đối với an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ GTVT và các Bộ, ngành địa phương đã và đang tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông như:

- Tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt [có hiệu lực từ ngày 01/8/2016]. Nghị định đã nâng chế tài xử phạt bảo đảm tính răn đe và khả thi đối với một số hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông [như điều khiển phương tiện hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông; chở quá khổ, quá tải... ]. Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28/02/2017 quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải; đồng thời, đang triển khai sửa đổi Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác kiểm soát tải trọng xe.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền nội dung của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính các trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tập trung trọng điểm tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp về nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông ở mức cao khi sử dụng các phương tiện hết niên hạn sử dụng, các phương tiện chở quá khổ quá tải khi tham gia giao thông.

3. Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện:

- Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện tập trung các giải pháp ngăn chặn vi phạm từ gốc; tăng cường sử dụng dữ liệu thiết bị giám sát hành trình xe ô tô, kiểm soát tải trọng phương tiện từ khâu xếp hàng lên xe; kiểm soát chặt việc thực hiện quy định về kích thước thành, thùng xe; giám sát, xử phạt nghiêm việc sử dụng phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt [tại Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2016]; hiện đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện thiết kế mô hình mẫu Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để làm cơ sở triển khai lắp đặt tại các vị trí Trạm theo quy hoạch được phê duyệt. Các Trạm có kết nối dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc xử lý vi phạm sẽ được tiến hành công khai và minh bạch;

- Trong tháng 6 năm 2017, Bộ GTVT đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tổ chức 04 Đoàn Kiểm tra thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại một số địa phương [trong đó có nội dung về kiểm soát tải trọng xe];

- Bộ GTVT đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng xe tại các cảng biển, các mỏ vật liệu trên địa bàn một số địa phương [như: Hòa Bình, Hà Nam, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang và Cần Thơ]. Kiểm tra tại các địa phương, Đoàn Kiểm tra đã kiến nghị Thanh tra Sở GTVT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với một số đơn vị vi phạm về việc bốc xếp lên phương tiện vi phạm tải trọng theo quy định của pháp luật.

4. Chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam: rà soát, thống kê danh sách các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định để thông báo công khai trên trang mạng của Cục và gửi cho các lực lượng chức năng để phối hợp kiểm soát; yêu cầu các Trung tâm đăng kiểm tăng cường phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông tại địa phương trong việc kiểm soát xử lý xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định.

5. Tiếp tục nâng cao năng lực, trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ trong tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành đặc biệt tập trung vào nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

46. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị có cơ chế, chính sách giảm giá vé máy bay, tàu hỏa, vé xe ô tô đường bộ vào các ngày lễ lớn, Tết cổ truyền của dân tộc để hỗ trợ cho nhân dân có điều kiện đi lại dễ dàng hơn.

Trả lời: Tại công văn số 8635/BGTVT-VT ngày 03/8/2017

1. Chính sách giảm giá vé chung cho hành khách:

Trong những năm qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền và thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với các đối tương chính sách xã hội. Các đối tượng chính sách xã hội như người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng khi tham gia giao thông công cộng được hưởng các chính sách giảm giá vé theo quy định như sau:

- Người cao tuổi được giảm ít nhất mười lăm phần trăm [15%] giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở khách, máy bay chở khách”.

- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt, giảm tối thiểu 15% giá vé máy bay, giảm tối thiếu 25% đối với tàu hỏa, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định.

2. Công tác triển khai thực hiện trong các dịp lễ, tết

Ngoài việc thực hiện chính sách giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội thì vào các ngày lễ lớn, trong các dịp tết cố truyền của dân tộc, Bộ Giao thông vận tải đã thường xuyên thực hiện các công tác chỉ đạo, điều hành để hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện đi lại dễ dàng hơn. Trong dịp lễ, tết 2017 Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện như sau:

  1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Ngay từ ngày 18/11/2016, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 3597/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Đinh Dậu năm 2017 yêu cầu các cơ quan, đơn vị chuẩn bị phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Đinh Dậu năm 2017.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 17/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá, Bộ Giao thông vận tải đã có Chỉ thị số 12/CT-BGTVT ngày 21/12/2016 về tăng cường đảm bảo công tác vận tải hành khách, hàng hóa trong dịp trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Đinh Dậu năm 2017.

- Ngày 03/01/2017, Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn số 01/BGTVT- VT về việc tăng cưòng công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cước vận tải bằng xe ô tô trong dịp Tet Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.

- Ngày 11/01/2017, Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn số 372/BGTVT-VT về việc báo cáo công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tháng 01 năm 2017.

  1. Công tác quản lý giá cước vận tải và bán vé trước cho hành khách

- Các đơn vị vận tải chấp hành nghiêm các quy định về quản lý giá cước vận tải; Sở Giao thông vận tải phối hợp Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá cước trên phương tiện và việc thu giá cước theo đúng giá niêm yết, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng lượng hành khách tăng để tăng giá ở mức cao mà không thực hiện việc kê khai niêm yết.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành và các Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải chủ động bán vé trước cho hành khách dưới nhiều hình thức và ứng dụng công nghệ thông tin trong bán và phát hành vé tới hành khách có nhu cầu sử dụng.

47. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm túc những xe quá khổ, vượt tải trọng đang ngang nhiên lưu thông trên các tuyến đường, đây là nguyên nhân chính làm hư hỏng đường.

Trả lời: Tại công văn số 7417/BGTVT-ATGT ngày 07/7/2017

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ [tại các Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10/01/2013, số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013], ngày 21/11/2013, liên Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Kế hoạch liên ngành số 12593/KHPH-BGTVT-BCA về phối hợp thực hiện kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng của xe ô tô; kế hoạch được thực hiện đồng loạt trên toàn quốc từ ngày 01/4/2014.

Sau hơn 02 năm thực hiện, ngày 30/8/2016, hai Bộ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA. Tại Hội nghị này, hai Bộ đánh giá kết quả triển khai thực hiện, cơ bản đã đạt được mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA đề ra, vi phạm quá tải trọng đã giảm trên 92%, ý thức của người tham gia giao thông và các cơ quan quản lý về vận tải đường bộ đã được nâng cao. Vì vậy, hai Bộ thống nhất kết thúc thực hiện Kế hoạch liên ngành số 12593/KHPH-BGTVT-BCA và thống nhất chủ trương chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trong thời gian tới theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng được pháp luật quy định. Theo đó, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát lưu động để phát hiện, xử lý các vi phạm về tải trọng xe trên các tuyến giao thông; lực lượng Thanh tra giao thông tập trung kiểm soát tải trọng xe tại nơi xuất phát, các điểm tập kết hàng hóa, kho cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu và tại các điểm đặt thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do ngành Giao thông vận tải quản lý.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc thực hiện Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA, tình hình xe quá tải trọng cho phép tham gia giao thông trên đường bộ tại một số địa phương đang có diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, có tình trạng xe quá khổ, vượt tải trọng đang ngang nhiên lưu thông trên một số tuyến đường như theo phản ảnh của cử tri.

Nguyên nhân chủ yếu là do: sau khi lực lượng Cảnh sát giao thông rút không tham gia phối hợp hoạt động tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, các địa phương đang chỉ đạo Sở Giao thông vận tải kiện toàn, tổ chức lại lực lượng hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe, một số chủ xe, lái xe lợi dụng khoảng thời gian các Trạm tạm dừng hoạt động để thực hiện hành vi chở hàng hóa quá tải trọng cho phép; ngoài ra, tại một số địa phương sau hơn 02 năm triển khai Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA thấy tình trạng xe quá tải cơ bản được ngăn chặn và kéo giảm nên đã có biểu hiện chủ quan, lơi lỏng trong triển khai nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn, chậm triển khai việc kiện toàn, tổ chức lại lực lượng hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe, xử lý nghiêm túc những xe quá khổ, vượt tải trọng góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Bộ GTVT đã và đang chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; đồng thời, đã ban hành Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

2. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát tải trọng xe:

- Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi và thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ- CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó đã nâng mức xử phạt đối với chủ xe, lái xe, người xếp hàng hóa nhằm bảo đảm tính răn đe và khả thi khi thực hiện.

- Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28/02/2017 quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai sửa đổi Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác kiểm soát tải trọng xe.

3. Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt [tại Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2016]; hiện đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện thiết kế mô hình mẫu Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để làm cơ sở triển khai lắp đặt tại các vị trí Trạm theo quy hoạch được phê duyệt.

4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải: quản lý, vận hành các Trạm kiểm tra tải trọng xe [do Bộ GTVT trang cấp] và kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe phù hợp với tình hình của địa phương; rà soát, kiểm tra tại các đơn vị, địa phương về việc tổ chức ký cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện, không chở hàng quá trọng tải, không xếp hàng hóa lên xe quá trọng tải cho phép; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện cam kết đã ký.

5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện; đã có văn bản giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền đến Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ và cử tri của một số địa phương những quy định mới của pháp luật về kiểm soát tải trọng xe; đồng thời, đã tổ chức 03 Hội nghị tập huấn để hướng dẫn và nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra ngành GTVT trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng.

6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tháng 12 năm 2016, Bộ GTVT đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tổ chức 02 Đoàn Kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ tại một số địa phương [như: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương...];

- Trong tháng 6 năm 2017, Bộ GTVT đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tổ chức 04 Đoàn Kiểm tra thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại một số địa phương [trong đó có nội dung về kiểm soát tải trọng xe];

- Bộ GTVT đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng xe tại các cảng biển, các mỏ vật liệu trên địa bàn một số địa phương [như: Hòa Bình, Hà Nam, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang và Cần Thơ]. Kiểm tra tại các địa phương, Đoàn Kiểm tra đã kiến nghị Thanh tra Sở GTVT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với một số đơn vị vi phạm về việc bốc xếp lên phương tiện vi phạm tải trọng theo quy định của pháp luật.

7. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan đơn vị trong ngành tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng của Bộ Công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng nhằm chia sẻ thông tin trong việc kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý vi phạm hành chính.

48. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Cử tri đề nghị đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường, tình trạng đón trả khách không đúng địa điểm trên đường cao tốc.

Trả lời: Tại công văn số 7887/BGTVT-ATGT ngày 18/7/2017

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 6 năm [từ 2011 ÷ 2016] tai nạn giao thông [TNGT] đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; trong đó, năm 2016 tai nạn giao thông trên toàn quốc xảy ra 21.589 vụ, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 1.261 vụ [-5,52%], giảm 43 người chết [-0,49%], giảm 1.792 người bị thương [-8,5%].

Tuy nhiên, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông vẫn còn một số tồn tại hạn chế: số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trên hệ thống đường bộ nói chung và hệ thống đường bộ cao tốc nói riêng, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn chưa cao, nhiều vi phạm vẫn còn diễn ra phổ biến…; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường vẫn diễn ra khá phức tạp, hiện tượng xe dù, xe chở quá số người quy định, phóng nhanh, vượt ẩu để tranh giành khách… gây mất trật tự an toàn giao thông vẫn xảy ra. Đây là hiện tượng đang tồn tại và gây bức xúc trong dư luận xã hội mà nguyên nhân là do một số địa phương buông lỏng quản lý trong lĩnh vực vận tải khách liên tỉnh, quản lý kinh doanh thương mại, dịch vụ và trật tự xã hội trên địa bàn; các lực lượng kiểm tra, kiểm soát phối hợp còn chưa thường xuyên; công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật chưa được chú trọng nhiều.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, thực hiện Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 và Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Thông qua đó hoạt động vận tải đường bộ và các vấn đề liên quan quy định trong Luật Giao thông đường bộ được cụ thể hoá, hướng dẫn để người dân và các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện. Thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ quy định về hoạt động vận tải chính là giải pháp hữu hiệu mà Bộ Giao thông vận tải đã và đang quán triệt các đơn vị chức năng, các Sở Giao thông vận tải thực hiện nhằm chấm dứt hiện tượng xe dù, xe chở quá số người quy định, phóng nhanh, vượt ẩu để tranh giành khách…, đó là: các phương tiện hoạt động vận tải hành khách phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Thông qua thiết bị giám sát hành trình sẽ kiểm soát được hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe. Việc kiểm soát được những nội dung này sẽ đảm bảo phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; bên cạnh đó, các quy định khác như doanh nghiệp bắt buộc phải có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông, phải đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách… cũng là giải pháp góp phần chấm dứt những tồn tại đối với hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô.

Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định tại Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2015 đây là biện pháp hữu hiệu trong việc tổ chức quản lý các tuyến vận tải khách và bến xe, trạm nghỉ nhằm đáp ứng yêu cầu tiện lợi, bảo đảm văn minh, lịch sự cho hành khách, lược bỏ các thủ tục phiền hà để thu hút các doanh nghiệp vận tải vào bến kinh doanh theo quy định của pháp luật. Mặt khác, thông qua thiết bị giám sát hành trình, hàng tháng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải.

Đối với tình trạng vi phạm đón trả khách không đúng địa điểm trên các tuyến đường cao tốc, các hành vi vi phạm này đã được quy định chế tài xử phạt cụ thể trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; đồng thời, Bộ Giao thông vận tải đã có chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố nơi có tuyến đường cao tốc đi qua cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng xe ô tô trên địa bàn. Xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm về dừng, đỗ đón, trả khách; chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

49. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT đẩy nhanh công tác triển khai thực hiện hình thức thu phí không dừng trên các trạm thu phí do Bộ GTVT triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ban hành quy chế phối hợp với địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, phối hợp kiểm soát doanh thu của các dự án BOT.

Trả lời: Tại công văn số 8451/BGTVT-ĐTCT ngày 28/7/2017

Ngày 27/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, trong đó yêu cầu chậm nhất đến 31/12/2018, toàn bộ các trạm trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên phải hoàn thành việc lắp đặt và vận hành hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ không dừng; các trạm còn lại trên toàn quốc phải triển khai lắp đặt và vận hành chậm nhất trước ngày 31/12/2019.

Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai dự án thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, dự kiến hoàn thành đưa toàn bộ hệ thống vào vận hành trước năm 2018. Đối với các trạm còn lại trên các tuyến quốc lộ, cao tốc do Bộ GTVT là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ GTVT đang lập dự án đầu tư, sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư và triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg.

Trong quá trình triển khai các dự án BOT, Bộ GTVT xác định quản lý doanh thu là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của CQNNCTQ trong quá trình vận hành, khai thác dự án. Do vậy, Bộ GTVT đã giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam [đơn vị có kinh nghiệm trong việc quản lý, vận hành các dự án đường bộ] có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thu phí và doanh thu thu phí như: [i] theo dõi, kiểm tra doanh thu thu phí; [ii] công tác tổ chức thu phí; [iii] có biện pháp chống thất thoát doanh thu; [iv] được quyền tạm đình chỉ, dừng thu phí khi Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án vi phạm. Đồng thời, để công khai, minh bạch việc quản lý đầu tư xây dựng cũng như quản lý doanh thu thu phí tại các dự án BOT, Bộ GTVT đã xây dựng và công bố trang WEB riêng để công khai các thông số chủ yếu của các dự án đầu tư theo hình thức PPP cho người dân quan tâm, giám sát [địa chỉ trang Web: //ppp.mt.gov.vn]. Ngoài ra, định hướng trong tương lai khi triển khai đồng bộ hệ thống thu phí tự động không dừng thì người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan quản lý có thể giám sát trực tuyến việc thu phí tại các trạm BOT thông qua hệ thống mạng internet.

50. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT có hướng dẫn về quản lý, công khai minh bạch doanh thu thu phí tại các trạm BOT và xem xét, nghiên cứu giảm mức thu phí đường bộ để giảm bớt khó khăn cho người dân.

Trả lời: Tại công văn số 8476/BGTVT-ĐTCT ngày 31/7/2017

1. Về nội dung quản lý, công khai minh bạch doanh thu thu phí:

Trong quá trình triển khai các dự án BOT, Bộ GTVT xác định quản lý doanh thu là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của CQNNCTQ trong quá trình vận hành, khai thác dự án. Do vậy, Bộ GTVT đã giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam [đơn vị có kinh nghiệm trong việc quản lý, vận hành các dự án đường bộ] có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thu phí và doanh thu thu phí như: [i] theo dõi, kiểm tra doanh thu thu phí; [ii] công tác tổ chức thu phí; [iii] có biện pháp chống thất thoát doanh thu; [iv] được quyền tạm đình chỉ, dừng thu phí khi Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án vi phạm.

Cũng để nâng cao tính minh bạch trong việc quản lý thu phí, ngày 30/12/2016, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ [có hiệu lực từ tháng 3/2017], trong đó có quy định “Trong suốt quá trình thu, đơn vị thu giá phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử được gắn tại khu vực nhà điều hành trạm thu giá, bao gồm: tên dự án, tổng mức đầu tư của dự án [tổng mức đầu tư cập nhật theo giá trị quyết toán nếu dự án đã được quyết toán], tổng thời gian thu, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước, doanh thu lũy kế của trạm thu giá tính đến thời điểm cuối tháng trước liền kề [số liệu doanh thu cập nhật chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo], số điện thoại đường dây nóng để phản ánh tiêu cực tại trạm thu giá”. Để thực hiện các quy định tại Thông tư này, hiện nay Bộ GTVT đã và đang đàm phán với Nhà đầu tư để đưa các quy định liên quan đến việc quản lý, vận hành, hoạt động của các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ vào Hợp đồng. Sau khi bổ sung các nội dung trên vào Hợp đồng BOT, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các Nhà đầu tư nghiêm túc thực hiện.

Đồng thời, Bộ GTVT đã xây dựng và công bố trang WEB riêng để công khai các thông số chủ yếu của các dự án đầu tư theo hình thức PPP cho người dân quan tâm, giám sát [địa chỉ trang Web: //ppp.mt.gov.vn]. Ngoài ra, định hướng trong tương lai khi triển khai đồng bộ hệ thống thu phí tự động không dừng thì người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan quản lý có thể giám sát trực tuyến việc thu phí tại các trạm BOT thông qua hệ thống mạng internet.

2. Về nội dung xem xét, nghiên cứu giảm mức thu phí đường bộ để giảm bớt khó khăn cho người dân

Để hạn chế tối đa ảnh hưởng đối với người dân trong khu vực trạm thu phí, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã miễn phí đối với các phương tiện xe máy [là phương tiện chủ yếu của đại bộ phận người dân đi lại trong cự ly ngắn với thống kê chưa đầy đủ khoảng 37 triệu so với tổng số ô tô đang lưu hành trên cả nước khoảng 2.2 triệu xe], xe thô sơ, xe máy nông nghiệp, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải bán vé quý, vé tháng để các phương tiện cơ giới có quyền đi lại nhiều lần nhưng chỉ phải trả phí một lần trong ngày. Hiện nay, tiếp tục xử lý bất cập này, Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, vị trí của từng trạm thu phí, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương để đề xuất phương án xử lý các bất cập tại các trạm thu phí trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của các dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, phù hợp với quy định pháp luật, trình Bộ GTVT thống nhất để xử lý. Sau khi có đầy đủ phương án kiến nghị xử lý của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Bộ GTVT sẽ xem xét phương án giảm phí đối với các đối tượng bị ảnh hưởng.

51. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành các thông tư hướng dẫn mức thu phí đối với các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT để đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng. Trong đó, có chính sách miễn, giảm phí đối với người dân, doanh nghiệp trong vùng bị ảnh hưởng của dự án, gần trạm thu phí, có nhu cầu đi lại nhiều lần trong ngày; có lộ trình giảm phí qua trạm để kích thích đầu tư, sản xuất, lưu thông hàng hóa do giảm phí vận chuyển đi lại.

Trả lời: Tại công văn số 8904/BGTVT-ĐTCT ngày 09/8/2017

- Về việc sửa đổi, ban hành các thông tư hướng dẫn mức thu phí đối với các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT để đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng: Sau khi Luật Phí và Lệ phí đối với giá dịch vụ đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2017, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý, trong đó có quy định mức giá trần tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ. Hiện nay, để tiếp tục hạn chế các bất cập đối với hình thức thu phí lượt, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiên cứu điều chỉnh Thông tư 35/2016/TT-BGTVT để sớm ban hành áp dụng.

- Về có chính sách miễn, giảm phí đối với người dân, doanh nghiệp trong vùng bị ảnh hưởng của dự án, gần trạm thu phí, có nhu cầu đi lại nhiều lần trong ngày; có lộ trình giảm phí qua trạm để kích thích đầu tư, sản xuất, lưu thông hàng hóa do giảm phí vận chuyển đi lại: Để hạn chế tối đa ảnh hưởng đối với người dân trong khu vực trạm thu phí, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã miễn phí đối với các phương tiện xe máy [là phương tiện chủ yếu của đại bộ phận người dân đi lại trong cự ly ngắn với thống kê chưa đầy đủ khoảng 37 triệu so với tổng số ô tô đang lưu hành trên cả nước khoảng 2.2 triệu xe], xe thô sơ, xe máy nông nghiệp, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải bán vé quý, vé tháng để các phương tiện cơ giới có quyền đi lại nhiều lần nhưng chỉ phải trả phí một lần trong ngày. Hiện nay, tiếp tục xử lý bất cập này, Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, vị trí của từng trạm thu phí, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương để đề xuất phương án xử lý các bất cập tại các trạm thu phí trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của các dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, phù hợp với quy định pháp luật, trình Bộ GTVT thống nhất để xử lý. Sau khi có đầy đủ phương án kiến nghị xử lý của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Bộ GTVT sẽ xem xét phương án giảm phí đối với các đối tượng bị ảnh hưởng.

52. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; phối hợp với các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm toán các công trình, dự án BOT đã hoàn thành để có cơ sở đánh giá công tác quản lý, nhất là nguồn vốn đầu tư, thanh quyết toán và minh bạch trong việc thu, sử dụng nguồn thu từ thu phí. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông cùng với tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về việc công khai cập nhật lưu lượng phương tiện, doanh thu hoàn vốn, thời gian thu phí hoàn vốn của dự án BOT khi đàm phán và ký kết hợp đồng nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 8472/BGTVT-ĐTCT ngày 31/7/2017

Bộ GTVT thống nhất với ý kiến của cử tri tỉnh Quảng Ngãi về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án BOT không chỉ đối với các dự án đã hoàn thành mà bao gồm cả các dự án đang triển khai cũng như chuẩn bị triển khai. Thực tế trong thời gian vừa qua, để kịp thời chấn chỉnh các tồn tại ngay trong quá trình thi công, tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót, gây thiệt hại cho Nhà nước, ngày 28/4/2014, Bộ GTVT đã có văn bản số 4771/BGTVT-TC chủ động đề nghị Kiểm toán Nhà nước hỗ trợ kiểm toán các dự án BOT. Ngoài ra, Bộ GTVT đã tích cực phối hợp với thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ KH&ĐT, thanh tra Bộ GTVT tổ chức nhiều Đoàn thanh tra để thanh tra các dự án BOT, cụ thể đến thời điểm này có 78 dự án đã được thanh tra kiểm toán và đã có kết luận [thanh tra Chính phủ 8 dự án, thanh tra Bộ KH&ĐT 17 dự án, Kiểm toán nhà nước 29 dự án và thanh tra Bộ GTVT 24 dự án], 23 dự án đang được KTNN thực hiện kiểm toán và 17 dự án đã có kế hoạch thanh tra, kiểm toán trong thời gian tới [KTNN 4 dự án, thanh tra Bộ GTVT 13 dự án]. Trên cơ sở kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm toán, Bộ GTVT tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm để tránh các sai sót tương tự trong quá trình triển khai các dự án tiếp theo cũng như nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, khắc phục các tồn tại theo kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm toán.

Đối với công tác quản lý doanh thu, sử dụng nguồn thu từ thu phí: Ngoài việc thực hiện công thanh tra, kiểm toán nêu trên, Bộ GTVT đã giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam [đơn vị có kinh nghiệm trong việc quản lý, vận hành các dự án đường bộ] có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thu phí và doanh thu thu phí như: [i] theo dõi, kiểm tra doanh thu thu phí; [ii] công tác tổ chức thu phí; [iii] có biện pháp chống thất thoát doanh thu; [iv] được quyền tạm đình chỉ, dừng thu phí khi Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án vi phạm. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát nguồn thu tại các trạm thu giá BOT để đảm bảo số liệu chính xác, số thu phản ánh đúng thực tế; đồng thời hàng tháng có báo cáo kết quả thu của từng trạm thu giá về Bộ GTVT. Qua công tác kiểm tra, giám sát tại các trạm thu phí BOT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã kịp thời chấn chỉnh đôn đốc nhà đầu tư thực hiện khai thác dự án đúng quy định của pháp luật và hợp đồng dự án, yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ kiến nghị của đoàn kiểm tra.

Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch công tác thu phí, Bộ GTVT đã xây dựng, ban hành Thông tư 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá sử dụng đường bộ, theo đó dữ liệu của hệ thống quản lý thu bao gồm: các tập tin cơ sở dữ liệu, các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm, các tập tin video liên tục giám sát làn phải được sao lưu dưới dạng tập dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 05 năm. Các tập tin video giám sát cabin và giám sát toàn cảnh phải được sao lưu dưới dạng tập dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 01 năm. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng Đề án tăng cường giám sát và công khai minh bạch doanh thu tại các trạm BOT do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về công tác tuyên truyền, công khai các thông tin của các dự án: Bộ GTVT đã xây dựng và công bố trang WEB riêng để công khai các thông số chủ yếu của các dự án đầu tư theo hình thức PPP cho người dân quan tâm, giám sát [địa chỉ trang Web: //ppp.mt.gov.vn].

53. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri huyện Kiến Thụy [Hải Phòng] phản ánh, hệ thống thoát nước dọc theo tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện chưa hoàn chỉnh, sau mỗi trận mưa, tình trạng nước trên cao tốc đổ xuống các khu vực dân cư gây úng lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người dân hai bên đường. Cử tri tiếp tục đề nghị Tổng Công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam [VIDIFI], Ban quản lý dự án Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có giải pháp đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước đồng bộ dọc theo tuyến cao tốc, tránh tình trạng úng lụt cục bộ sau mỗi đợt mưa, bão gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Trả lời: Tại công văn số 8038/BGTVT-CQLXD ngày 20/7/2017

Trong quá trình thực hiện lập hồ sơ thiết kế Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng [Dự án], Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Chủ đầu tư [Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam], Tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan khảo sát địa hình hiện trạng và thực hiện các thỏa thuận với địa phương về việc bố trí hệ thống thoát nước trên tuyến, đảm bảo kết nối với hệ thống kênh, mương thủy lợi của địa phương, tránh hiện tượng úng ngập làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.

Đối với đoạn tuyến qua địa phận xã Hữu Bằng và Thuận Thiên, Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế đã tiến hành thỏa thuận và có Biên bản thống nhất với Ủy ban nhân dân các xã về vị trí hệ thống thoát nước và hệ thống đường gom dọc tuyến đảm bảo kết nối với hệ thống kênh mương địa phương trong việc tiêu thoát nước, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khu vực dự án đi qua.

Đối với phản ánh của cử tri huyện Kiến Thụy về tình trạng úng lụt sau mỗi trận mưa thuộc địa phận xã Hữu Bằng và xã Thuận Thiên xảy ra tại những đoạn đường công vụ phục vụ trong quá trình thi công dự án. Theo thông lệ các đoạn đường công vụ này cần phải thanh thải sau khi hoàn thành dự án. Tuy nhiên, tại Văn bản số 1053/UBND-KTHT ngày 16/9/2015, Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy đã đề nghị giữ nguyên hệ thống đường công vụ để phục vụ giao thông địa phương. Do hệ thống thoát nước trên đường công vụ là tạm thời, chủ yếu phục vụ việc tiêu thoát nước trong thời gian thi công dự án. Do vậy việc giữ lại các đường công vụ này là một phần nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước tại khu vực, đồng thời tình trạng san lấp mặt bằng của người dân để xây dựng công trình dọc theo tuyến đường gom, đường công vụ sau khi dự án đã đưa vào khai thác cũng làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước tại khu vực này.

Hiện nay, Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng toàn tuyến vào ngày 05/12/2015. VIDIFI đã hoàn thành công tác bàn giao các công trình phục vụ dân sinh của dự án cho địa phương tiếp nhận, quản lý, khai thác theo Biên bản bàn giao ngày 12/10/2016 và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tại Văn bản số 161107.01/TCT-PMB HNHP ngày 07/11/2016; đồng thời dự án đã thực hiện công tác quyết toán các gói thầu xây lắp. Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng có ý kiến với Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy xem xét, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tiến hành đầu tư xây dựng các hạng mục công trình ngoài phạm vi dự án đường cao tốc cần thiết phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân bằng nguồn kinh phí của địa phương. Bộ Giao thông vận tải sẽ yêu cầu VIDIFI tiếp tục phối hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư dự án.

54. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương sớm thực hiện đề án Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng thanh tra ngành giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010.

Trả lời: Tại công văn số 8551/BGTVT-TTr ngày 31/7/2017

Nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho lực lượng thanh tra GTVT từ trung ương đến địa phương, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về GTVT và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trên cơ sở Đề án do Bộ GTVT chủ trì xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010 phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải” với 02 nội dung chính bảo gồm: Tăng cường biên chế, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành GTVT và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tổng mức đầu tư và kinh phí thực hiện Đề án là 514 tỷ đồng [sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác như kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính...], thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2010 đến hết năm 2014. Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện đến hết năm 2018.

- Đối với nội dung “Tăng cường biên chế của lực lượng thanh tra GTVT”:

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại văn bản số 2887/VPCP-KTN ngày 24/4/2015: “Bộ GTVT và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, thực hiện việc không tăng biên chế đối với lực lượng thanh tra giao thông vận tải theo quy định tại Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ”.

- Đối với nội dung “Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị”:

+ Về việc xây dựng trụ sở: Trong phạm vi Đề án 321 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu ở phần trên, không có nội dung xây dựng trụ sở riêng cho lực lượng Thanh tra GTVT.

+ Về việc tăng cường trang thiết bị:

Tính đến 31/12/2015, Bộ GTVT và 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã lập và phê duyệt các Dự án tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra GTVT ở trung ương và địa phương theo Đề án 321. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện nay, các Dự án nói trên vẫn chưa được bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn khác theo quy định để triển khai thực hiện. 12/52 địa phương đã phê duyệt Dự án mới chỉ thực hiện được một phần của Dự án khi chủ động ứng vốn từ nguồn Ngân sách địa phương hoặc từ nguồn thu xử phạt an toàn giao thông.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải cân đối, bố trí vốn trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định [văn bản số 2887/VPCP-KTN ngày 24/4/2015 của Văn phòng Chính phủ].

Về việc bố trí vốn thực hiện dự án, ngày 07/4/2017 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 2949/BKHĐT-KCHTĐT trả lời UBND tỉnh Gia Lai, Bộ Giao thông vận tải xin gửi kèm văn này để UBND tỉnh Hà Tĩnh tham khảo nội dung.

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện thực hiện các Dự án tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra GTVT theo quy định.

55. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Các hộ dân sinh sống tại các xã dọc tuyến Quốc lộ 1 thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Nam nơi đặt trạm thu phí Sông Phan đề nghị Chính phủ cần xem xét miễn tiền mua vé khi qua trạm thu phí đối với xe ôtô ở địa bàn huyện nơi đặt trạm thu phí vì các phương tiện ôtô ở cùng địa bàn trạm thu phí hàng ngày phải đi qua đi lại qua trạm rất nhiều lần.

Trả lời: Tại công văn số 8601/BGTVT-ĐTCT ngày 02/8/2017

Trạm thu phí Sông Phan [nay là Trạm thu giá Sông Phan] đã hoạt động từ rất lâu trước khi sử dụng để thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư dự án xây dựng công trình cải tạo nền, mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Phan Thiết - Đồng Nai theo hình thức hợp đồng BOT [trước đây đã sử dụng để hoàn vốn đầu tư dự án xây dựng công trình cầu Đồng Nai theo hình thức hợp đồng BOT].

Thực tế, trên thế giới cũng như ở Việt Nam chỉ có 02 hình thức thu phí là thu phí lượt và thu phí theo chiều dài quãng đường sử dụng. Đối với hình thức thu phí kín, người dân trả phí trên số km thực đi và đảm bảo công bằng nhưng chỉ áp dụng đối với đường cao tốc vì kiểm soát được sự ra, vào của các phương tiện. Đối với các quốc lộ, chỉ áp dụng được hình thức thu phí lượt và hình thức này có hạn chế là chỉ đáp ứng được tính công bằng một cách tương đối [người dân ở gần trạm thu phí đi quãng đường ngắn nhưng vẫn phải trả phí trong khi đó những người đi quãng đường dài 40÷50km ở khoảng giữa hai trạm thu phí thì vẫn không phải trả phí]. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng đối với người dân trong khu vực trạm thu phí, trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã miễn phí đối với các phương tiện xe máy [là phương tiện chủ yếu của đại bộ phận người dân đi lại trong cự ly ngắn, với thống kê chưa đầy đủ khoảng 37 triệu so với tổng số ô tô đang lưu hành trên cả nước khoảng 2.211.414 xe], xe thô sơ, xe máy nông nghiệp, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải bán vé quý, vé tháng để các phương tiện cơ giới có quyền đi lại nhiều lần nhưng chỉ phải trả phí một lần trong ngày.

Như vậy, những hộ dân sinh sống gần khu vực trạm Sông Phan có thể mua vé tháng, vé quý và đi lại nhiều lần qua trạm nhưng cũng chỉ phải trả phí một lần trong ngày. Tuy nhiên, để tiếp tục xử lý bất cập liên quan đến trạm thu giá, Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các địa phương, các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, vị trí của từng trạm thu giá, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương để đề xuất phương án xử lý các bất cập tại các trạm thu giá trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của các dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước - Nhà đầu tư - Người sử dụng, phù hợp với quy định pháp luật, trình Bộ GTVT để thống nhất xử lý. Sau khi có đầy đủ phương án kiến nghị xử lý của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Bộ GTVT sẽ xem xét phương án giảm phí đối với các đối tượng bị ảnh hưởng.

56. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT tạo điều kiện chấp thuận đấu nối đường dẫn từ Cơ sở Trúc Nga tọa lạc tại ấp An Thới, thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đấu nối từ cơ sở này với Quốc lộ Nam Sông Hậu vì cơ sở này có vai trò rất lớn trong việc tiêu thụ nông sản của bà con trong vùng.

Trả lời: Tại công văn số 8584/BGTVT-KCHT ngày 01/8/2017

Ngày 18/8/2016, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có Công văn số 4433/TCĐBVN-ATGT gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, trong đó Không chấp thuận vị trí đấu nối trạm xăng dầu Thanh Thanh kết hợp kho thu mua nông sản sau thu hoạch của Công ty Cổ phần Xây dựng Thương Mại Trúc Nga tại Km22+000 [P]; với lý do: khoảng cách từ điểm đấu nối tại Km22+000 [P] đến điểm đấu nối đã được thỏa thuận tại Km21+540 [ngã tư đường ĐT.939B] là 560m, có nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, không đảm bảo cho các phương tiên lưu thông an toàn. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiến hành rà soát Quy hoạch đã được thỏa thuận, trường hợp cần thiết thỏa thuận bổ sung vị trí đấu nối Trạm xăng dầu Thanh Thanh kết hợp kho thu mua nông sản sau thu hoạch của Công ty Cổ phần Xây dựng Thương Mại Trúc Nga tại Km22+000[P], Quốc lộ Nam Sông Hậu, để phục vụ nhu cầu của bà con trong vùng; tiến hành lập hồ sơ đề nghị bổ sung đấu nối theo quy định tại Thông tư số 50/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 gửi về Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận để đảm bảo an toàn giao thông.

57. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT làm việc với Quỹ bảo trì đường bộ trung ương phân bổ kinh phí bảo trì đường bộ cho tỉnh Gia Lai và xem xét, kiểm tra phân khu quản lý đường bộ Gia Lai trong việc bảo dưỡng, sửa chữa các đoạn đường quốc lộ bị hư hỏng để bảo đảm an toàn giao thông, trong đó có quốc lộ 19 đoạn qua huyện Đăk Pơ.

Trả lời: Tại công văn số 8490/BGTVT - KCHT ngày 31/7/2017

1. Theo kế hoạch hàng năm, Bộ GTVT, Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương đã bố trí vốn để sửa chữa các hư hỏng trên các quốc lộ qua địa bàn tỉnh Gia Lai và giao cho các đơn vị là Cục Quản lý đường bộ III làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì Quốc lộ 19; Sở GTVT tỉnh Gia Lai làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì Quốc lộ 25, Quốc lộ 14C và đường Trường Sơn Đông. Đối với đường địa phương, kinh phí bảo trì do Quỹ bảo trì đường bộ địa phương chi trả. Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN đã và đang thường xuyên kiểm tra công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Gia Lai để đảm bảo an toàn giao thông.

2. Đối với việc sửa chữa hư hỏng Quốc lộ 19:

- Đoạn tuyến Km90-Km108, QL.19 qua huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai đã được Tổng cục ĐBVN bàn giao cho Nhà đầu tư BOT là Công ty TNHH BOT 36.71; tuy nhiên, hiện nay nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để thi công; nhà đầu tư không bảo trì kịp thời, dẫn đến mặt đường hư hỏng nặng. Để công tác quản lý, bảo trì thường xuyên liên tục, đảm bảo an toàn giao thông, Bộ GTVT đã có văn bản số 5396/BGTVT-KCHT ngày 22/5/2017 thống nhất với đề xuất của Tổng cục ĐBVN để Tổng cục ĐBVN tiếp nhận lại đoạn tuyến này để quản lý khai thác. Tuy nhiên, trước khi bàn giao, yêu cầu Nhà đầu tư phải hoàn trả lại đầy đủ hệ thống an toàn giao thông trên tuyến, khôi phục lại toàn bộ mặt đường đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo năng lực khai thác của tuyến đường.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT tại văn bản số 5396/BGTVT-KCHT ngày 22/5/2017, Tổng cục ĐBVN, Cục QLĐB III, Sở GTVT Gia Lai phối hợp với Nhà đầu tư đã nhiều lần kiểm tra hiện trường và đã thống nhất nội dung sửa chữa. Nhà đầu tư cũng đã cam kết sẽ hoàn thành khắc phục các tồn tại và bàn giao đoạn tuyến trên cho đơn vị quản lý. Tuy nhiên, việc thực hiện khắc phục các tồn tại của nhà đầu tư là rất chậm. Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng cục ĐBVN đôn đốc, giám sát chặt chẽ, yêu cầu Nhà đầu tư thực hiện cam kết, nhanh chóng hoàn thành khắc phục các tồn tại và bàn giao đoạn tuyến trên cho đơn vị quản lý.

- Đối với các đoạn đoạn Km152+500 -Km155+00 qua TT Đắk Đoa và đoạn Km159+900 - Km163+500 qua thành phố Pleiku, QL.19, tỉnh Gia Lai: Bộ GTVT đã có văn bản số 15539/BGTVT-KCHT ngày 27/12/2016 chấp thuận sửa chữa, nền mặt đường, hệ thống ATGT với tổng kinh phí dự kiến 29,3 tỷ đồng. Tổng cục ĐBVN đã cho phép chuẩn bị đầu tư tại Quyết định số 4489/QĐ-TCĐBVN ngày 30/12/2016. Bộ GTVT cũng đã giao Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương tổng hợp, báo cáo Hội đồng Quỹ BTĐB Trung ương xem xét bố trí vốn trong kế hoạch chi bổ sung năm 2017 cho Tổng cục ĐBVN để thực hiện dự án nhằm bảo vệ công trình, đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 19 trong trường hợp dự án xây dựng cơ bản, nâng cấp QL.19 chưa triển khai.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Giao thông vận tải về một số kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Đề nghị Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai chuyển thông tin đến cử tri để cử tri được rõ.

58. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kến nghị: Cử tri đề nghị trong thời gian chờ đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, Bộ GTVT cần đầu tư duy tu, sửa chữa những chỗ hư hỏng nặng để hạn chế tai nạn cho người tham gia giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 8560/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự từ Km 34+200 - Km 119+640 đang được Bộ GTVT đang đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính thẩm định nguồn vốn đầu tư dự án Nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự. Trong thời gian chờ dự án triển khai, Bộ GTVT đã và đang bố trí nguồn vốn để sửa chữa khắc phục những hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn giao thông, cụ thể như sau:

- Năm 2017 được bố trí kinh phí sửa chữa như sau:

+ Sửa chữa mặt đường và hệ thống thoát nước đoạn Km 86+754 - Km 91+100 và Km 92+100 - Km 94+050 với kinh phí 43,9 tỷ;

+ Gia cố lề đường đoạn Km47+700 - Km55+200 với kinh phí 5,5 tỷ;

+ Sửa chữa cục bộ Thảm BTN mặt đường Km38+100 - Km 41+00 với kinh phí 13,0 tỷ.

+ Sửa chữa thường xuyên: 4,1 tỷ

  • Kế hoạch năm 2018 dự kiến bố trí kinh phí sửa chữa như sau:

+ Sửa chữa cục bộ và thảm toàn diện BTNN đoạn Km 41+00-Km 47+700; gia cố lề đoạn Km55 - Km59. Kinh phí: 20 tỷ đồng.

+ Sửa chữa cục bộ hư hỏng mặt đường từng đoạn Km64+000 - Km66+000, Km68+000 - Km86+754. Kinh phí: 5 tỷ đồng.

+ Thay thế khe co giãn và sửa chữa các hư hỏng cầu: Cầu Cả Đức Km40+255, Cầu Đạo Nằm Km 42+767, Cầu Ông Kho Km46+259 ,Cầu Xẻo Miễu Km55+935, cầu Trâu Trắng Km46+825, Cầu An Phong Km68+288. Kinh phí: 4,2 tỷ đồng.

+ Bổ sung hệ thống thoát nước dọc đoạn Km55+610 - Km55+939 [P], Km55+610 - Km56+100 [T], Km55+935-Km56+100[P], Km61+600-Km61+800 [T,P], Km68+000-Km68+288 [T,P], Km68+750-Km69+037 [T], Km83+680-Km83+939 [P], Km83+750-Km83+939 [T], Km86+400-Km86+754 [T,P]. Kinh phí: 4 tỷ đồng.

+ Sửa chữa thường xuyên: kinh phí 5,4 tỷ đồng.

Trong điều kiện nguồn vốn cho công tác bảo trì còn rất hạn hẹp, Bộ GTVT cũng mong nhận được sự chia sẻ của cử tri tỉnh Đồng Tháp với ngành giao thông vận tải.

59. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Từ khi nâng cấp Quốc lộ 1A, tại cầu Gianh trên Quốc lộ 1A thuộc tỉnh Quảng Bình đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, để lại hậu quả hết sức đau lòng. Nguyên nhân là do ý thức của người điều khiển phương tiện nhưng bên cạnh đó có những bất cập của cầu Gianh. Đó là do Quốc lộ 1A được nâng cấp với bốn làn đường nhưng khi qua cầu Gianh chỉ có hai làn đường, lòng cầu hẹp mà được sử dụng hỗn hợp cho tất cả các loại phương tiện nên khi tránh nhau rất nguy hiểm. Đề nghị Bộ GTVT sớm khảo sát và có điều chỉnh hợp lý, khắc phục những bất cập của cầu Gianh để bảo đảm an toàn giao thông

Trả lời: Tại công văn số 8646/BGTVT-KCHT ngày 03/8/2017

1. Cầu vượt sông Gianh tại Km625+500/QL.1 thuộc địa phận xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác năm 1998 với tải trọng thiết kế H30-XB80. Trong quá trình triển khai các dự án mở rộng QL.1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ, Bộ Giao thông vận tải đã xem xét việc đầu tư xây dựng các cầu lớn [chiều dài >300m] và các hầm để đảm bảo đồng bộ quy mô trên toàn tuyến cho 4 làn xe cơ giới. Theo đó, trên tuyến cần đầu tư xây dựng thêm 01 đơn nguyên bên cạnh của 10 cầu hiện hữu với tổng mức đầu tư 9.780 tỷ đồng và xây dựng thêm 01 hầm mới bên cạnh của 05 hầm với tổng mức đầu tư 5.826 tỷ đồng. Do kinh phí để đầu tư các cầu lớn và hầm trên QL.1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ có vốn đầu tư lớn [15.606 tỷ đồng] nên trong các dự án mở rộng QL.1 đã lựa chọn phương án chưa đầu tư 10 cầu và 05 hầm nói trên. Trong điều kiện nguồn vốn khó khăn như hiện nay việc lựa chọn phương án đầu tư như trên là phù hợp. Trong thời gian tới, khi nhu cầu vận tải tăng cao và điều kiện nguồn lực cho phép, Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét đầu tư xây dựng thêm một đơn nguyên cầu mới.

2. Trước mắt, Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, triển khai các giải pháp tổ chức giao thông, tăng cường công tác bảo trì để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông qua cầu Gianh.

60. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri các xã Thanh Trạch, Bắc Trạch [huyện Bố Trạch] tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT xem xét, rà soát và thiết lập hệ thống dải phân cách đi qua địa bàn 2 xã này vì có nhiều đoạn mở các lối ngang, điểm cua, rẽ chưa phù hợp; đặc biệt là cách quá xa với các tuyến dân sinh tiếp giáp với Quôc lộ 1A làm cho việc đi lại của người dân gặp nhiều cách trở, khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 8646/BGTVT-KCHT ngày 03/8/2017

1. Theo quy định tại mục 4.4.4 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4054-2005 "Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế" quy định về mở dải phân cách giữa để làm chỗ quay đầu xe: cách nhau không dưới 1,0 km khi chiều rộng dải phân cách nhỏ hơn 4,5m và không quá 4,0 km khi dải phân cách rộng hơn 4,5m. Việc mở nhiều dải phân cách giữa sẽ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, vì vậy, cần phải hạn chế mở dải phân cách giữa. Hiện tại, đoạn tuyến QL.1 đi qua địa bàn các xã Thanh Trạch, Bắc Trạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được bố trí các điểm mở dải phân cách như sau:

- Đoạn QL.1 đi qua địa phận xã Bắc Trạch từ Km626+700-Km630+715 [dài 4.015m], đã bố trí 05 vị trí mở dải phân cách. Khoảng cách giữa các vị trí mở dải phân cách có chiều dài từ 660 m đến 1.050 m.

- Đoạn tuyến QL.1 đi qua địa phận xã Thanh Trạch từ Km630+715-Km637+530 [dài 6.815m], hiện tại đã bố trí 11 vị trí mở dải phân cách.Khoảng cách giữa các vị trí mở dải phân cách có chiều dài từ 300m đến 1213m.

2. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân sinh sống hai bên đường, Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát điều chỉnh, đóng, mở dải phân cách giữa cho phù hợp nhưng không được làm ảnh hưởng đến năng lực khai thác của tuyến đường và phải đảm bảo an toàn giao thông.

61. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri phản ánh việc thiết kế, xây dựng hệ thống dải phân cách trên tuyến QL,1 nhằm đảm bảo an toàn giao thông; tuy vậy, nhiều địa điểm được thiết kế và bố trí không phù hợp, cụ thể như tại km628+400, Km629+200, Km627+500, Km626+300…; trong khi đó hệ thống thoát nước không đảm bảo kỹ thuật nên khi có mưa lũ lớn dải phân cách trở thành con đê chắn lũ, gây ngập úng về phía Tây và ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Đề nghị Bộ GTVT khảo sát, nghiên cứu đưa ra giải pháp tối ưu để điều chỉnh, phân chia, bố trí lại hệ thống dải phân cách trên tuyến đường QL.1 phù hợp với từng cung đường để khắc phục hiện tượng nói trên.

Trả lời: Tại công văn số 8646/BGTVT-KCHT ngày 03/8/2017

1. Về nội dung thiết kế và bố trí mở dải phân cách trên tuyến QL.1:

- Tại Km626+300: do vị trí này nằm trong đoạn đường đầu cầu phía nam cầu Gianh [Km625+500], đường 2 làn xe nên không có dải phân cách.

- Tại Km627+500: vị trí này đã bố trí mở dải phân cách từ Km627+479,25 đến Km627+ 535,25 rộng 26m.

- Tại Km628+400: lân cận vị trí này đã bố trí mở dải phân cách theo thiết kế: về phía Bắc đã bố trí điểm mở rộng 26m [cách 865m], về phía Nam đã bố trí điểm mở rộng 26m [cách 185m].

- Tại Km629+200: lân cận vị trí này đã bố trí mở dải phân cách theo thiết kế: về phía Bắc đã bố trí điểm mở rộng 26m [cách 588m], về phía Nam đã bố trí điểm mở rộng 26m [cách 419,25m].

Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát xử lý các bất cập trong tổ chức giao thông để xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

2. Về nội dung dải phân cách giữa trở thành con đê chắn lũ, gây ngập úng phía Tây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân:

Trong đợt lũ lịch sử năm 2016, do dải phân cách bằng bê tông không đảm bảo khả năng thoát nước nên QL.1 đoạn Km622+800-Km623+800 đã bị ngập úng gây tắc đường. Để khắc phục tình trạng trên, Công ty Cổ phần TASCO [Nhà đầu tư BOT QL.1 đoạn Km617+00-Km641+00] đã trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận xử lý chống ngập đoạn tuyến trên [văn bản số 15/TTr-TASCO.QB ngày 24/4/2017]. Bộ Giao thông vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam xử lý đề nghị của Nhà đầu tư [văn bản số 5608/BGTVT-ĐTCT ngày 26/5/2017], Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chấp thuận chủ trương [văn bản số 3632/TCĐBVN-ATGT ngày 20/6/2017] theo hướng thay thế dải phân cách giữa cục bê tông bằng hộ lan tôn sóng. Hiện tại, Nhà đầu tư đang hoàn tất các thủ tục để triển khai thi công.

62. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa của nhân dân trên địa bàn các huyện Tuyên hóa, Minh Hóa tỉnh Quảng Bình là rất lớn; tuy vậy, các tàu được phép dừng đỗ tại ga Đồng Lê đa số dừng đỗ về đêm nên rất khó khăn cho việc đi lại. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm, thiết kế tàu SE19 được dừng đỗ vào buổi sáng tại ga Đồng Lê nhằm tạo điều kiện cho nhân dân đi lại được thuận tiện.

Trả lời: Tại công văn số 8109/BGTVT - VT ngày 24/7/2017

Hiện nay nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa của hành khách tại ga Đồng Lê không quá cao so với mật độ lên xuống của các ga hành khách đường sắt, bình quân 20 hành khách lên và xuống tàu tại ga Đồng Lê/1tàu trong 1 ngày.

Căn cứ mật độ hành khách và để thuận lợi cho hành khách đi tàu, hiện tại các Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn đang bố trí 7 chuyến tàu thống nhất trong ngày có dừng đỗ tại ga Đồng Lê để phục vụ hành khách đi từ ga Đồng Lê đến các ga trên tuyến Hà Nội - Sài Gòn, cụ thể như sau:

a]Chiều Đồng Lê - Sài Gòn

+ Tàu SE7 đến Đồng Lê: 14h42 đi 14h44

+ Tàu SE5 đến Đồng Lê: 17h36 đi 17h39

+ Tàu TN1 đến Đổng Lê: 23h47 đi 23h50

b]Chiều Đồng Lê - Hà Nội

+ Tàu SE8 đến Đồng Lê: 06h50 đi 06h53

+ Tàu SE6 đến Đồng Lê: 10h55 đi 10h58

+ Tàu TN2 đến Đồng Lê: 18h 11 đi 18h44

+ Tàu SE2 đến Đồng Lê: 20h20 đi 20h23

c]Bắt đầu từ 01/6/2017, Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội bố trí thêm đôi tàu QB1/2 đỗ nhận, trả khách tại ga Đồng Lê:

+ Tàu QB1 đến Đồng Lê: 06h46 đi 06h56

+ Tàu QB2 đến Đồng Lê: 18h54 đi 18h57

Như vậy hiện nay đang bố trí 7 chuyến tàu/ngày phục vụ hành khách tại ga Đổng Lê trên tuyến Hà Nội - Sài Gòn, 2 chuyến tàu/ngày phục vụ hành khách tại ga Đồng Lê trên tuyến Hà Nội - Đổng Hới và các giờ đỗ được bố trí tương đối thuận lợi cho hành khách lên, xuống tàu tại ga Đồng Lê.

Đối với tàu SE19 được quy định thông qua ga Đồng Lê lúc 04h44 và không bố trí đỗ nhân, trả khách tại ga Đồng Lê vì tàu SE 19 đến ga Đồng Lê lúc quá sớm và không thuận tiện cho hành khách đi tàu, nhất là đối với các hành khách từ các xã ở các huyện Tuyên Hóa, Minh Hòa tỉnh Quảng Bình do cự ly đến ga tương đối xa.

Nếu bố trí tàu SE 19 đỗ tại ga Đồng Lê thì giờ đến ga Đà Nẵng của tàu SE 19 sẽ bị chậm khoảng 2 tiếng so với hiên nay do tàu SE3 sẽ vượt tàu SE19 tại dọc đường, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian đi tàu của các hành khách khác lcn tàu từ các ga khác.

Hành trình tàu SE19 chỉ chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng và không đỗ tại ga Đồng Lê để nhận và trả khách, tuy nhiên đã có 3 chuyến tàu thống nhất SE7, SE5, TN1 có quy định đỗ nhận, trả khách từ ga Đồng Lê đến ga Sài Gòn là ga cuối cùng [tức là đã bao trùm cung chặng Đồng Lê - Đà Nẩng].

Với các lý do nêu trên vì vậy Đường sắt Việt Nam đã không bố trí để tàu SE 19 dừng tại ga Đồng Lê để đón và trả khách.

63. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri phản ánh, tuyến Quốc lộ 12A đi qua địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là tuyến giao thông huyết mạch, phương tiện đi lại ngày càng nhiều, trong khi đó nhiều chỗ đường hẹp, quanh co, cua ngặt; đặc biệt là đoạn từ xã Hồng Hóa đi qua trung tâm hành chính huyện đến xã Trung Hóa [từ Km62+00 đến Km78+500] nối với đường Hồ Chí Minh có chỗ thiết kế hẹp, quanh co, hạn chế tầm nhìn, tạo nên những điểm đen rất nguy hiểm; mặt khác, đoạn đường này được đầu tư nâng cấp từ năm 2002, đến nay nhiều chỗ đã xuống cấp nghiêm trọng, hệ thông cọc tiêu, biển báo bị hư hỏng, có chỗ không có, gây khó khăn, nguy hiểm cho phương tiện tham gia giao thông. Đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo kiểm tra và có kế hoạch khắc phục sửa chữa, nâng cấp đoạn đường nói trên.

Trả lời: Tại công văn số 8646/BGTVT-KCHT ngày 03/8/2017

Tuyến đường QL.12A, tỉnh Quảng Bình nối QL.1 với cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, biên giới Việt - Lào, đây là tuyến giao thông huyết mạch, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều, phục vụ giao thương Quốc tế.

Trên tuyến hệ thống cọc tiêu được bố trí cơ bản đầy đủ, đoạn Km61+00-Km70+00 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT, các đoạn còn lại theo tiêu chuẩn cũ; hộ lan mềm được bố trí đầy đủ. Để đảm bảo tầm nhìn cho người và phương tiện tham gia giao thông, từ năm 2012 đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã đầu tư cắt cua tải tạo tầm nhìn tại 5 vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương còn hạn hẹp, nên trong quá trình khai thác, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục đầu tư xử lý để bảo đảm an toàn giao thông;

Đoạn từ xã Hồng Hóa đi Trung tâm hành chính huyện Minh Hóa đến xã Trung Hóa [Từ Km62+00-Km78+500] được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi nên mặt đường hẹp, quanh co [bề rộng mặt đường là 5,5m bề rộng nền đường là 6,5m; riêng đoạn Km67+750-Km70+100 đi qua trung tâm thị trấn Quy Đạt có bề rộng mặt đường là 10,5m bề rộng nền đường là 11,5m]. Để khắc phục hư hỏng trên tuyến, Bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam sửa chữa đoạn tuyến từ Km67+750- Km70+100 với quy mô: sửa chữa hư hỏng nền đường, thảm bê tông nhựa mặt đường và gia cố, bổ sung rãnh thoát nước với kinh phí 18 tỷ đồng, thực hiện năm 2017-2018 [văn bản số 14207/BGTVT-KCHT ngày 30/11/2016].

64. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri phản ánh nhiều đoạn trên tuyến QL.1A đoạn qua thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ và thị xã An Nhơn thường xuyên xảy ra ngập úng khi vào mùa mưa lũ. Kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra có giải pháp khắc phục.

Trả lời: Tại công văn số 8640/BGTVT - KCHT ngày 03/8/2017

1. Đối với đoạn qua thôn Gia An Đông [Km1127+600 - Km1128, QL.1]:

- Đoạn qua thôn Gia An Đông [Km1127+600 - Km1128, QL.1], xã Hoài Châu Bắc thuộc dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 do Công ty CP BOT Bắc Bình Định Việt Nam làm chủ đầu tư. Ngày 18/4/2017, Cục Quản lý đường bộ III - Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã làm việc với Nhà đầu tư BOT, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, Ban ATGT tỉnh Bình Định, Sở GTVT tỉnh Bình Định về khắc phục các kiến nghị của cử tri, Nhà đầu tư BOT đã thống nhất sẽ bổ sung thêm hệ thống rãnh hình thang để giải quyết thoát nước, dự kiến đến tháng 09 năm 2017 sẽ hoàn thành.

2. Đối với đoạn qua TT. Bình Dương [Km1161+450-Km1162+500,QL.1]:

- Đoạn qua Thị trấn Bình Dương [Km1161+450-Km1162+500,QL.1] thường bị ngập khi mưa lớn vì hệ thống thoát nước chưa hợp lý. Lưu vực bên trái tuyến [khu dân cư TT Bình Dương] cao hơn mặt đường Quốc lộ 1. Mỗi khi mưa lớn, nước theo các đường ngang [trục giao thông chính khu dân cư] đổ vào Quốc lộ 1. Hệ thống rãnh dọc Quốc lộ 1 không đủ lớn và các cửa thu nước tại các hố ga không thu kịp nên nước dâng cao gây ngập úng. [Ngoài ra, một số hộ dân đã tự ý lấp một số cửa thu nước tại hố ga bằng bê tông làm giảm tiết diện thu nước].

- Cục Quản lý đường bộ III đã chỉ đạo Chi cục QLĐB III.2 và Công ty CP QL&XDĐB Bình Định thực hiện phá dỡ bê tông người dân lấp tại các cửa thu nước; thường xuyên vệ sinh, nạo vét hố ga và lòng rãnh.

- Để khắc phục dứt điểm tình trạng trên, Tổng cục ĐBVN đang nghiên cứu cải tạo hệ thống thoát nước khu vực này theo chỉ đạo của Bộ GTVT.

3. Đối với đoạn từ Km1203+350-Km1205 [tuyến tránh Thị xã An Nhơn]:

- Đoạn từ Km1203+350-Km1205 [tuyến tránh Thị xã An Nhơn], trong quá trình thi công tuyến tránh, một số người dân đã san lấp mặt bằng lấn chiếm dòng chảy tại cầu Vạn Thuận 2 [Km1204+460] và đoạn Km1203+570 - Km1203+920 nên bị ngập úng, xói lở, sa bồi khi có lũ về.

- Ngày 26/12/2016, Quản lý đường bộ III đã phối hợp với Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, UBND thị xã An Nhơn, kiểm tra hiện trường thống nhất các giải pháp và đã xử lý như sau: Chính quyền địa phương đã xử lý giải tỏa lấn chiếm hành lang ATĐB thu hẹp dòng chảy tại cầu Vạn Thuận 2 đến nay đã giải tỏa xong. Đồng thời, để giảm ảnh hưởng của thời tiết khi mưa lũ lớn hơn tần suất thiết kế, Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN, Cục Quản lý đường bộ III làm việc với các cơ quan quản lý địa phương xem xét các biện pháp xử lý sau:

+ Xem xét bổ sung hệ thống cống, mương thoát nước nằm bên trái tuyến để tăng thêm khả năng thoát lũ từ cầu Vạn Thuận 2 ra phía hạ lưu;

+ Triển khai thực hiện quy hoạch thủy lợi sông Kone, mở rộng hành lang thoát lũ của các đoạn sông chính: Châu Thành, Đập Đá, An Ngãi, Tân An... để giảm lưu lượng cho các nhánh phụ.

4. Hiện nay, Tổng cục ĐBVN đang triển khai theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại văn bản số 4262/BGTVT-KCHT ngày 20/4/2017 về việc xử lý các tồn tại có nguy cơ gây mất ATGT đường bộ trên tuyến QL1 đoạn Hà Nội - Cà Mau. Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN tiếp tục kiểm tra, rà soát, xử lý những bất cập của hệ thống thoát nước trên QL.1, các đoạn qua thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn; thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ và thị xã An Nhơn như kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Giao thông vận tải về một số kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Đề nghị Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định chuyển thông tin đến cử tri để cử tri được rõ.

65. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Tuyến QL1A đoạn từ Km1811 đến Trạm thu phí Sông Phan thường xuyên xảy ra TNGT rất nguy hiểm nhưng đoạn tuyến QL1 này chưa có DPC, đề nghị Bộ GTVT quan tâm cho xây dựng DPC giữa ở đoạn tuyến QL1A từ Km1811 đến Trạm thu phí Sông Phan.

Trả lời: Tại công văn số 8508/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

Quốc lộ 1 đoạn Trạm thu phí Sông Phan từ Km1725+500 - Km1811+000 dài 89.5km; trong đó đoạn qua tỉnh Bình Thuận dài 45,2km từ Km1725+500 - Km1770+734, đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 44,3km từ Km1770+734 - Km1811+000. Căn cứ Quyết định số 1141/QĐ-BGTVT ngày 18/4/2017 của Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án ĐTXD công trình cải tạo nền mặt đường QL1 đoạn Phan Thiết - Đồng Nai theo hình thức hợp đồng BOT. Theo đó, Bộ GTVT đồng ý cho phép đầu tư bổ sung mở rộng nền, mặt đường QL1, lắp đặt dải phân cách [DPC] giữa tại một số đoạn tuyến thuộc Dự án, cụ thể như sau:

  1. Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận

- Đầu tư mở rộng nền, mặt đường thành Bnền=16-16,5m, Bmặt=15-15,5m các đoạn: Km1721+200 - Km1722+000; Km1725+200 - Km1731+500; Km1737+200 - Km1738+000; Km1741+000 - Km1748+500; Km1760+000 - Km1762+000. Tổng chiều dài khoảng 16,75 km.

- Đầu tư, mở rộng 03 cầu phù hợp quy mô nền đường: Cầu Phú Sung [Km1721+447,45]; Cầu Ông Hạnh [Km1737+565]; Cầu Tà Mon [Km1746+073].

  1. Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai

+ Mở rộng nền, mặt đường thành Bnền=16-16,5m, Bmặt=15-15,5m các đoạn: Km1770+500 - Km1775+000; Km1786+000 - Km1788+000; Km1805+600 - Km1811 +000. Tổng chiều dài khoảng 11,94 km.

  1. Tình hình triển khai thực hiện thi công:

- Nhà đầu tư [Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng] đã triển khai thi công hoàn thiện mở rộng nền, mặt đường đoạn và lắp đặt DPC giữa các đoạn tuyến gồm: Km1725+200 - Km1731+500; Km1805+600 - Km1811+000 với tổng chiều dài là 11,7Km.

- Đối với các đoạn tuyến còn lại theo phê duyệt tại Quyết định 1141/QĐ-BGTVT nêu trên, Nhà đầu tư đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục để sớm triển khai thi công.

66. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét làm cống thoát nước qua QL.1A đoạn Km959+600 trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam [Cử tri phản ánh phía Tây đoạn đường này thường xuyên ngập nước khi mưa lớn, làm hư hỏng tài sản và hoa màu của nhân dân].

Trả lời: Tại công văn số 8644/BGTVT - KCHT ngày 03/8/2017

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Quản lý đường bộ III - Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương và Nhà đầu tư dự án BOT là Công ty cổ phần Xây dựng công trình 545 kiểm tra thực tế hiện trường tại vị trí Km959+600 trên địa bàn xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam theo nội dung phản ánh của cử tri. Theo báo cáo của Tổng cục ĐBVN, đoạn tuyến từ Km959+600 - Km961+000 hiện nay có các công trình thoát nước, cụ thể:

- Cầu Phú Phong Km959+602.92;

- Các Cống: Km960+180 [cống hộp 02 cửa], Km960+320 [cống hộp 03 cửa], Km960+530 [cống hộp 03 cửa], Km960+550 [cống thủy lợi ɸ100], Km960+820 [cống hộp 01 cửa], Km960+995 [cống thủy lợi ɸ100]

Qua theo dõi tình hình lụt, bão hàng năm và ý kiến của chính quyền địa phương tại vị trí Km959+600 không xảy ra tình trạng ngập nước và trên địa bàn xã Quế Xuân 2 cũng không có nhu cầu đặt cống thoát nước. Địa phương chỉ kiến nghị việc thay thế dải phân cách cứng bằng dải phân cách mềm để thoát nước mặt đường tốt hơn khi có mưa lớn. Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN xem xét, giải quyết kiến nghị việc thay thế dải phân cách cứng nêu trên, đồng thời tiếp tục theo dõi tình hình hình thoát nước tại khu vực lý trình Km959+600, QL.1 trong mùa mưa năm 2017 để đảm bảo thực hiện đầy đủ, giải quyết các nội dung kiến nghị của cử tri đối với công trình giao thông trên QL.1.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Giao thông vận tải về một số kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Đề nghị Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chuyển thông tin đến cử tri để cử tri được rõ.

67. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Hiện nay, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn huyện Đkrông mùa mưa bị ngập lụt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại của nhân dân trên địa bàn. Đề nghị Bộ GTVT kiểm tra toàn tuyến đường Hồ Chí Minh, kịp thời có phương án khắc phục. Tạo điều thuận lợi, đảm bảo an toàn cho nhân dân lưu thông trên tuyến đường này.

Trả lời: Tại công văn số 8492/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

1. Đường Hồ Chí Minh [nhánh Tây] đi qua địa bàn huyện ĐaKrông tỉnh Quảng Trị có tổng chiều dài trên 64km [điểm đầu Km249+728 điểm cuối Km313+800] được đưa và khai thác năm 2004, quy mô thiết kế đường cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa, bề rộng nền đường Bn=9m, mặt đường Bm=6m. Từ khi đưa vào khai thác, toàn tuyến không bị ngập lụt; tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay do ảnh hưởng của hệ thống lòng hồ thủy điện kêt hợp mưa lũ gây ngập cục bộ một số đoạn tuyến, cụ thể:

  1. Đoạn từ Km273+800 - Km273+950:

- Trong những năm gần đây, thường xuyên ngập lụt trong mùa mưa bão, phạm vi ngập có chiều dài từ 100-150m, chiều sâu ngập từ 1,2-1,5m, thời gian ngập gây tắc đường trung bình 5h. Nguyên nhân do đoạn tuyến qua vùng thấp trũng và nằm trong phạm vi tích chứa nước của lòng hồ nhà máy thủy điện ĐaKrông 3 do Tổng công ty Trường Sơn Quảng Bình làm chủ đầu tư. Khi gặp mưa lớn kéo dài nước lòng hồ dâng cao gây ngập cục bộ; mặt khác, công tác điều tiết mực nước xã lũ của nhà máy chưa được kịp thời.

- Sau khi xuất hiện tình trạng ngập úng, Cục Quản lý đường bộ II [đơn vị quản lý trực tiếp tuyến đường] đã bổ sung tường hộ lan tôn sóng, cắm cọc thủy chí nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Tổ chức theo dõi và kịp thời rào chắn chắn cấm đường khi ngập sâu gây mất an toàn trong mùa mưa bão.

  1. Đoạn từ Km250+750 - Km250+950:

- Trong các năm trước đây, đoạn tuyến không bị ngập lụt, riêng năm 2016 bị ngập lụt với chiều dài 200m, chiều sâu ngập khoảng 1,5m, thời gian ngập gây tắc đường 4,5h. Nguyên nhân do đoạn tuyến nằm trong phạm vi tích nước của lòng hồ nhà máy thủy điện ĐaKrông 2 do Công ty CP thủy điện ĐaKrông Quảng Trị làm chủ đầu tư. Năm 2016, mưa lớn kéo dài kết hợp với sự cố vỡ 3 khoang đập nhà máy thủy điện ĐaKrông 3 phía thượng lưu làm mực nước lòng hồ Thủy điện ĐaKrông 2 dâng cao gây ngập.

- Cục Quản lý đường bộ II đã bổ sung hộ lan tôn sóng phía ta luy âm đoạn ngập lụt; đồng thời tổ chức theo dõi và kịp thời rào chắn chắn cấm đường khi xuất hiện ngập sâu gây mất an toàn trong mùa mưa bão.

2. Để xử lý triệt để tình trạng ngập úng gây tắc đường, Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam:

- Chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị và Chủ đầu tư các nhà máy thủy điện để xác định rõ nguyên nhân gây ngập.

- Trường hợp do lỗi của các nhà máy thủy điện, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị yêu cầu Chủ đầu tư các nhà máy thủy điện khắc phục.

- Trường hợp không do lỗi của các nhà máy thủy điện, đề xuất giải pháp chống ngập, báo cáo Bộ cho phép xử lý trong năm 2018.

3. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị:

- Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong quá trình làm rõ nguyên nhân gây ngập.

- Chỉ đạo Chủ đầu tư các nhà máy thủy điện:

+ Khẩn trương khắc phục để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trong trường hợp nguyên nhân gây ngập là do xây dựng các nhà máy thủy điện.

+ Rà soát lại phương án xả lũ, xây dựng phương án tiêu thoát nước trong trường hợp xảy ra sự cố làm mực nước lòng hồ dâng cao gây ngập.

68. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Tại Km1140 của ngành đường sắt đoạn qua địa bàn xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân chưa có hệ thống chuông cảnh báo tàu, hiện tại người dân tự thay phiên cảnh giới. Cử tri kiến nghị Bộ chỉ đạo ngành đường sắt xem xét lắp đặt hệ thống chuông cảnh báo khi có tàu đi qua tại Km1140 nói trên để giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 8541/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

1. Theo báo cáo của Cục ĐSVN và Tổng công ty ĐSVN, trên địa bàn xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân hiện có 18 điểm giao cắt cùng mức giữa đường bộ và đường sắt; trong đó có đường ngang tại Km1139+870 tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh là đường ngang công cộng, cấp 3, phòng vệ bằng biển báo.

2. Thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, Tổng công ty ĐSVN xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo 452 đường ngang phòng vệ bằng biển báo thành đường ngang phòng vệ bằng cảnh báo tự động [đường ngang có đèn tín hiệu, có chuông cảnh báo], trong đó có đường ngang tại Km1139+870 nêu trên. Sau khi được bố trí vốn, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng công ty ĐSVN ưu tiên thực hiện nâng cấp đường ngang tại Km1139+870 tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo ATGT đường sắt.

3. Trong thời gian chưa cải tạo nâng cấp đường ngang tại Km1139+870 tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đề nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các cơ quan liên quan ở địa phương phối hợp với Tổng công ty ĐSVN tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT theo nội dung của Quy chế phối hợp đã được ký kết giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh Phú Yên.

69. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Quốc lộ 19C đoạn qua trung tâm xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân chưa được lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ, rất nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông. Cử tri kiến nghị Bộ quan tâm.

Trả lời: Tại công văn số 8645/BGTVT - KCHT ngày 03/8/2017

Đoạn tuyến QL.19C qua trung tâm xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên [lý trình từ Km43-Km45] có chiều rộng nền đường Bnền = 7,5m, mặt đường bê tông nhựa rộng Bmặt = 5,5m. Đây là đoạn tuyến qua khu vực đông dân cư, do quá trình đô thị hóa, hiện nay tình trạng người dân bám sát mặt đường để buôn bán, kinh doanh rất sầm uất, gây thắt hẹp nền mặt đường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trong tháng 6/2017 Sở Giao thông vận tải Phú Yên [đơn vị được giao ủy thác quản lý Quốc lộ 19C] đã lắp đặt bổ sung biển báo “Bắt đầu khu đông dân cư” và biển báo “Hết khu đông dân cư” để hạn chế tốc độ tham gia giao thông của các phương tiện khi đi qua khu vực trên. Đồng thời, Bộ GTVT cũng đã giao Tổng cục ĐBVN kiểm tra, rà soát, có giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 19C, trong đó có đoạn qua trung tâm xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

70. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri đề nghị các bộ ngành trung ương cần phân cấp cho chính quyền địa phương được cấp phép thi công các hạng mục xây dựng điện, nước, đường giao thông, … như khắc phục, sửa chữa những hư hỏng nhỏ trên đường quốc lộ, thi công công trình điện, nước trong hành lang quốc lộ, đào rãnh cáp điện, ống nước qua đường quốc lộ, … việc xin cấp phép thi công sửa chữa điện nước, đường giao thông như hiện nay thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành trung ương mất nhiều thời gian, phức tạp về thủ tục hành chính không đáp ứng được nhu cầu khắc phục, sửa chữa và sử dụng các dịch vụ công cộng của cử tri.

Trả lời: Tại công văn số 8538/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

1. Theo khoản 1 Điều 12, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT quy định tại: công trình thiết yếu bao gồm: công trình phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng; công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ KCHT giao thông đường bộ như: viễn thông; điện lực; đường ống cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.

2. Nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Cao Bằng liên quan đến việc thi công công trình thiết yếu trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ. Về việc cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ KCHT giao thông đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT: Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công là Cục QLĐB hoặc Sở GTVT được giao quản lý tuyến. Trên địa phận tỉnh Cao Bằng ngoài tuyến QL.3 do Cục QLĐB I quản lý và cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, các tuyến QL.4A, QL.4C, QL.34 và đường Hồ Chí Minh đều do Sở GTVT Cao Bằng quản lý, cấp phép thi công công trình thiết yếu.

3. Hiện nay, Bộ GTVT đang thực hiện sửa đổi, bổ sung Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015, trong đó một số nội dung sẽ được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện.

71. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Trong quá trình vệ sinh dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam, cán bộ ngành đường sắt dùng thuốc diệt trừ cỏ để phun trừ cỏ hai bên hành lang đường sắt gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho súc vật chăn thả của dân. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời.

Trả lời: Tại công văn số 8089/BGTVT-MT ngày 21/7/2017

1. Từ năm 2015 đến nay, các đơn vị trong ngành đường sắt, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Bình đã không được sử dụng thuốc diệt trừ cỏ trong quá trình duy tu, bảo trì đường sắt theo yêu cầu tại các văn bản số 1806/ĐS-QLHT ngày 30/6/2015 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Chỉ thị số 575/CT-ĐSQB ngày 02/7/2015 của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Quảng Bình.

2. Thực hiện đề nghị của cử tri, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát việc trừ cỏ dọc hành lang đường sắt, đảm bảo an toàn cho con người và môi trường xung quanh đồng thời trong tháng 6/2017 các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức kiểm tra hiện trường và tiếp xúc với các hộ dân dọc tuyến đường sắt khu vực tỉnh Quảng Bình. Kết quả kiểm tra, lấy ý kiến cho thấy:

- Thuốc diệt trừ cỏ không có trong danh mục vật tư được cung cấp cho các đơn vị để thực hiện công tác duy tu, bảo trì, làm vệ sinh đường sắt.

- Không phát hiện thấy dấu hiệu sử dụng thuốc diệt cỏ để phun trừ cỏ hai bên hành lang đường sắt.

72. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Tuyến tránh QL.1A trên địa bàn huyện Diên Khánh còn nhỏ hẹp, lưu lượng phương tiện lưu thông nhiều, thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Đề nghị Bộ GTVT quan tâm, có giải pháp đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc lưu thông trên tuyến đường này.

Trả lời: Tại công văn số 8642/BGTVT - KCHT ngày 03/8/2017

1. Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Quản lý đường bộ III - Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa tiến hành kiểm tra hiện trường đoạn tuyến tránh Diên Khánh. Hiện trạng đoạn tuyến tránh Diên Khánh có nền đường rộng 12m, mặt đường 11m, có nhiều điểm giao cắt với đường ngang hiện hữu nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao, cụ thể

- Tổ chức giao thông tuyến tránh QL1 đoạn qua thi trấn Diên Khánh như sau:

+ Hướng Hà Nội đi TP.HCM: Cấm các phương tiện như ô tô khách, ô tô tải, máy kéo kéo rơ móc hoặc sơ mi rơ móc. Các phương tiện này đi theo tuyến QL1 hiện hữu qua thị trấn Diên Khánh.

+ Hướng TP.HCM đi Hà Nội: Cho phép tất cả các phương tiện lưu thông bình thường qua tuyến tránh.

- Các đường ngang giao cắt: Có 17 vị trí đường ngang giao cắt rộng từ 3,5m đến 6m với mặt đường là đường đất, đường BTXM và mặt đường BTN;

- Đèn tín hiệu giao thông: Có 10 vị trí lắp đặt đèn tín hiệu nháy vàng [01 vị trí bi hư do xe va quyệt] và 01 vị trí [đầu tuyến tránh] lắp đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông;

- Hệ thống ATGT:

+ Biển báo và hệ thống vạch sơn: Đầy đủ theo hồ sơ thiết kế;

+ Hộ lan và cọc tiêu: Đầy đủ theo hồ sơ thiết kế;

- Đèn chiếu sáng: Hiện nay chưa có đèn chiếu sáng dọc theo tuyến tránh.

- Tình trạng san lấp mặt bằng: Tình trạng san lấp mặt bằng xảy ra nhiều và tập trung chủ yếu từ Km1456+000 - Km1457+400 [T,P];

- Tình trạng xây dựng trong hành lang an toàn đường bộ: Có 12 vị trí đã xây dựng mái che, lều quán trong hành lang an toàn đường bộ, Chi cục QLĐB III.3 - Cục Quản lý đường bộ III đang tiến hành kết hợp với chính quyền địa phương để xử lý [đất chưa đền bù];

- Đường gom: Không có hệ thống đường gom dân sinh dọc theo tuyến Quốc lộ 1 trên đoạn tuyến tránh.

2. Để đảm bảo an toàn giao thông qua đoạn tuyến tránh Diên Khánh trên QL.1 như kiến nghị của cử tri, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục ĐBVN tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông qua đoạn tuyến tránh Diên Khánh, QL.1 và làm việc với các cơ quan chức năng của địa phương về các nội dung sau:

- Đề nghị UBND huyện Diên Khánh phối hợp với Tổng cục ĐBVN giải tỏa hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm và khẩn trương triển khai thi công hệ thống đèn chiếu sáng dọc theo tuyến tránh.

- Về lâu dài đề nghị địa phương xây dựng hệ thống đường gom 2 bên tuyến tránh để nâng cao an toàn giao thông.

Mặt khác, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1247/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2017 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng 02 cầu vượt trên Quốc lộ 1 tại các nút giao với Quốc lộ 1C và nút giao Ngã ba Thành, tỉnh Khánh Hòa. Dự kiến triển khai Dự án năm 2017 và hoàn thành năm 2018, khi hoàn thành sẽ góp phần giải tỏa áp lực lưu thông trên tuyến tránh Diên Khánh, QL.1. Đồng thời, Bộ GTVT đã giao các cơ quan tham mưu xem xét kiến nghị của Tổng cục ĐBVN và các cơ quan địa phương về các nội dung: bổ sung vào dự án nêu trên phương án kết nối nút giao Ngã ba Thành đến vị trí giao cắt với đường Cao Bá Quát - cầu Lùng lưu thông ra Quốc lộ 1 và Quốc lộ 27C và mở rộng mặt đường đoạn tuyến tránh Diên Khánh trên QL.1 để tăng cường năng lực lưu thông trên đoạn tuyến và đảm bảo an toàn giao thông như kiến nghị của cử tri.

73. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị nâng cấp mở rộng sân bay Côn Đảo để nâng cao tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, phù hợp với quy hoạch Côn Đảo là một điểm du lịch sinh thái, lịch sử, tâm linh; là khu vực bảo tồn di tích lịch sử, bảo tồn hệ sinh thái đa dạng rừng, biển của quốc gia.

Trả lời: Tại công văn số /8119/BGTVT-KHĐT ngày 24/7/2017

Cảng hàng không Côn Sơn [huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu] là cảng hàng không nội địa đạt cấp 3C, công suất 500.000 hành khách/năm, sử dụng 01 đường cất hạ cánh kích thước 1.830m x 30m, với vị trí đỗ đáp ứng khai thác thường xuyên tàu bay ATR72 và tương đương. Hiện nay, nhà ga đã được xây dựng đảm bảo khai thác khoảng 400.000 hành khách/năm. Năm 2016, Cảng hàng không Côn Sơn mới đạt sản lượng khai thác gần 293.000 hàng khách. Như vậy, quy mô công suất nhà gà hiện hữu vẫn đảm bảo khai thác bình thường.

Cảng hàng không Côn Sơn nằm giữa hai ngọn núi, hai đầu đường cất hạ cánh đều tiếp giáp với biển. Do địa hình phức tạp, việc nâng cấp kéo dài đường cất hạ cánh sẽ rất tốn kém, gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu vận tải và hiệu quả kinh tế trước khi tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng.

Hiện nay, Bộ GTVT đang giao cho Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, làm cơ sở để nâng cấp mơ rộng Cảng hàng không Côn Đảo. Sau khi có kết quả nghiên cứu, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, lập dự án và tiến hành cải tạo, nâng cấp vào thời điểm thích hợp.

74. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị nâng cấp mở rộng Quốc lộ Nam Sông Hậu; Quản lộ Phụng Hiệp, Quốc lộ 61B qua địa phận tỉnh Sóc Trăng vì hiện nay các tuyến này mặt đường hẹp, sụt lún nên tai nạn giao thông tăng cao, bên cạnh đó việc nâng cấp còn nhằm giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A.

Trả lời: Tại công văn số 7965/BGTVT-KHĐT ngày 19/7/2017

- Tuyến Nam Sông Hậu và tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp mới được đầu tư xây dựng và hoàn thành năm 2011 với quy mô đường cấp IV đồng bằng. Do đây là tuyến được đầu tư mới qua vùng địa chất yếu nên theo quyết định đầu tư được duyệt, mặt đường chỉ được đầu tư bằng kết cấu láng nhựa, chấp nhận lún theo thời gian. Hiện nay, hàng năm Bộ GTVT vẫn bố trí nguồn vốn bảo trì để duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

- Đối với Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61B qua địa phận tỉnh Sóc Trăng: Bộ GTVT đã cho phép lập chủ trương đầu tư và thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến tổng mức đầu tư 855 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn ngân sách Nhà nước [NSSN và TPCP] giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu, theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đủ bố trí vốn để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Do đó không đủ cân đối, bố trí vốn cho các Dự án này. Trước mắt, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, duy tu, sửa chữa để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

75. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Sóc Trăng là một tỉnh nghèo, nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống; nguồn kinh phí danh cho công tác quản lý bảo trì đường bộ địa phương không đảm bảo, kết cấu mặt đường chủ yếu là láng nhựa, hiện đã xuống cấp [đặc biệt là các tuyến đường huyện, đường xã]. Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí vốn để duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh.

Trả lời: Tại công văn số 8584/BGTVT-KCHT ngày 01/8/2017

Đối với việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường bộ địa phương [đường tỉnh, đường huyện, đường xã…] được bố trí vốn từ nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương [nguồn 35% phân bổ cho địa phương] theo quy định. Với nguồn vốn hạn hẹp, để duy trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương và đảm bảo an toàn giao thông, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng quan tâm đến việc lựa chọn thứ tự ưu tiên tuyến đường, đoạn đường cần được duy tu, bảo dưỡng và giám sát việc thực hiện duy tu, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng.

76. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ GTVT xem xét sớm đầu tư làm đường giao thông tuyến đường Quốc lộ 19C từ huyện M'Drắk đi tỉnh Phú Yên; thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường Quốc lộ 29 đi Phú Yên không đi qua thị trấn huyện Krông Năng có tổng chiều dài 10,5km.

Trả lời: Tại công văn số 8302/BGTVT-KHĐT ngày 27/7/2017

Quốc lộ 29 có vai trò rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Bộ GTVT đã dự kiến trong danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, nguồn vốn dự kiến được giao rất hạn chế nên Bộ GTVT chưa thể cân đối vốn cho tuyến đường nêu trên. Đối với đoạn tuyến Quốc lộ 29 không đi qua thị trấn Krông Năng, sau khi được bố trí nguồn vốn, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, đầu tư phù hợp với quy hoạch và khả năng cân đối nguồn vốn.

Riêng QL19C, đây là tuyến đường năm 2016 mới được nâng cấp từ đường tỉnh ĐT.13B, tỉnh Đắk Lắk và hiện cũng chưa được bổ sung vào quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam. Hiện tại, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 chưa bao gồm danh mục đầu tư nâng cấp tuyến đường này. Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành đề xuất nguồn vốn đầu tư thích hợp.

Trước mắt trong khi chưa triển khai thực hiện đầu tư được ngay, Bộ GTVT sẽ giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác duy tu, sửa chữa, đảm bảo êm thuận và an toàn giao thông tuyến đường nêu trên.

77. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, do điều kiện điều kiện địa hình nên vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, do đó giá thành sản phẩm sau khi sản xuất đưa vào tiêu thụ trên thị trường phải gánh nhiều loại chi phí dẫn đến giá sản phẩm cao hơn các địa phương có hoạt động vận chuyển bằng đường thủy, đường biển. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, đề nghị Chính phủ tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại những vùng nguyên liệu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hệ thống đường sắt Gia Lai kết nối với các tỉnh, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, đồng thời giảm lệ phí tại các trạm thu phí có dự án BOT hoặc mua lại các trạm thu phí BOT để góp phần giảm giá thành vận chuyển. Ưu tiên đầu tư các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh từ nguồn vốn ODA và nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ.

Trả lời: Tại công văn số 8301/BGTVT-KHĐT ngày 27/7/2017

a.Về đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông

Trong giai đoạn 2010-2015, được sự quan tâm của Nhà nước, Chính phủ, kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên đã được đầu tư với tổng số vốn bố trí và huy động khoảng 60.682 tỷ đồng [vốn Trung ương 45.347 tỷ đồng, vốn địa phương 15.335 tỷ đồng], cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006 - 2010. Nhiều công trình giao thông trọng yếu được hoàn thành làm thay đổi bộ mặt của Vùng như đường Hồ Chí Minh, QL19, QL20, QL28...; các cảng hàng không: Buôn Ma Thuột, Liên Khương và Pleiku. Riêng địa phận tỉnh Gia Lai, hiện Bộ GTVT đang tiếp tục đầu tư các tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tp. Pleiku và thị trấn Chư Sê từ nguồn vốn TPCP còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương trong Vùng làm việc với các bộ, ngành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ: tiếp tục ưu tiên bố trí vốn NSNN, vốn TPCP... cho Vùng; Kêu gọi nguồn vốn ODA đối với các tuyến quốc lộ đối ngoại, các tuyến đường thuộc nhóm kết cấu hạ tầng tiểu vùng sông Mê Kông, tam giác phát triển ba nước Đông Dương; Có chính sách ưu đãi trong kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách; Ưu tiên nguồn vốn quốc phòng - an ninh để tiếp tục đầu tư cho các công trình giao thông trong vùng, đặc biệt là các công trình đảm bảo an ninh quốc phòng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Vùng.

Đối với đường sắt, tuyến đường sắt qua địa phận tỉnh Gia Lai nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015, theo đó sẽ được nghiên cứu, xây dựng trong giai đoạn sau năm 2020. Vì vậy, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu, đầu tư vào thời điểm phù hợp.

b.Về giảm lệ phí tại các trạm thu phí có dự án BOT hoặc mua lại các trạm thu phí BOT

* Về việc mua lại các trạm thu phí BOT

- Chủ trương xã hội hóa đầu tư KCHTGT:

+ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 là: “Xây dựng đồng bộ hệ thống KCHT kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, yếu tố đang gây ách tắc, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bức xúc trong nhân dân”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 cũng đã xác định: “Xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” là một trong 3 khâu đột phá.

+ Tuy nhiên, ngay từ khi triển khai kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, ngành GTVT đã phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Nguồn vốn đầu tư là yếu tố rất quan trọng để phát triển KCHTGT đang thiếu trầm trọng. Đồng thời, với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, hàng trăm công trình giao thông của trung ương và các địa phương phải dừng, đình hoãn, giãn tiến độ. Bên cạnh đó, do Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình nên nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] ngày càng hạn chế. Sự xuống cấp, quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã trở thành “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, tình trạng quá tải, ùn tắc và mất an toàn giao thông xuất hiện trên diện rộng đặc biệt là các tuyến trọng yếu và cửa ngõ các đô thị lớn.

+ Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Xây dựng KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [Nghị quyết số 13-NQ/TW], trong đó đã đề ra mục tiêu trọng tâm về hạ tầng giao thông là “bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn”, với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời cũng đưa ra giải pháp “thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển KCHT, bảo đảm lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư; mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm…; có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực KCHT...”.

+ Liên tục trong nhiều năm tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ đầu các năm [Nghị quyết số 01/NQ-CP] 2013, 2014 và 2015, Chính phủ đã chỉ đạo: “Phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức đầu tư; đẩy mạnh hợp tác theo hình thức PPP và các hình thức đầu tư không sử dụng vốn NSNN để huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội”.

+ Trong Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2015 tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã đề ra các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu là: “Khuyến khích và tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư xây dựng, kinh doanh KCHT kinh tế - xã hội với các hình thức đầu tư phù hợp; đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách về bán, cho thuê, chuyển nhượng công trình hạ tầng, trước hết là lĩnh vực giao thông”

- Kết quả triển khai: Bộ GTVT đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư trong KCHTGT giai đoạn 2011 - 2016 huy động triển khai 58 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 171.251 tỷ đồng, vận hành đưa vào khai thác 50 dự án [130.944 tỷ đồng] chủ yếu là lĩnh vực đường bộ, hiện đang triển khai thực hiện đầu tư 25 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 78.403 tỷ đồng. Các dự án cơ bản triển khai đúng và vượt tiến độ, thủ tục đầu tư tuân thủ theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, do chưa có chính sách về việc mua lại các trạm thu phí của các dự án BOT nên chưa thể thực hiện mua lại các trạm thu phí BOT như kiến nghị.

* Về việc giảm lệ phí tại các trạm thu phí có dự án BOT

Nội dung này đã được Bộ GTVT trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Gia Lai kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XIV tại Văn bản số 1026/BGTVT-ĐTCT ngày 25/01/2017. Đồng thời, Bộ GTVT đã có Văn bản số 4819/BGTVT-ĐTCT ngày 05/5/2017 giao Tổng cục ĐBVN chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, vị trí của từng trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương để đề xuất phương án xử lý các bất cập tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của các dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư, ngân hàng tài trợ và người sử dụng, phù hợp với quy định pháp luật.

78. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Tuyến đường tránh Quốc lộ 27, đoạn qua thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã đưa vào sử dụng từ năm 2016. Tuy nhiên, đến nay các gói thầu xây dựng kết cấu hạ tầng kèm theo như: hệ thống thoát nước, vỉa hè, hệ thống chiếu sáng chưa được triển khai thực hiện, làm ảnh huởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân đang cư trú dọc tuyến đường này. Cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm, tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng các gói thầu còn lại.

Trả lời: Tại công văn số 9097/BGTVT-KHĐT ngày 14/8/2017

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 27 đoạn Km174+00 - Km272+800 đi qua hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3034/QĐ-BGTVT ngày 09/10/2007 và phê duyệt điều chỉnh dự án tại Quyết định số 1990/QĐ-BGTVT ngày 27/5/2014 với chiều dài dự án được điều chỉnh từ 95km thành 82,9km [do 12,9km thuộc địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa được bàn giao mặt bằng], tổng mức đầu tư là 1.154,6 tỷ đồng, trong đó các hạng mục vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng sẽ do địa phương thực hiện. Đến nay, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 3/2016.

Để hoàn thiện dự án nâng cấp QL27 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Bộ GTVT đã tổng hợp 12,9 km còn lại của dự án vào danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn trung hạn 2016 - 2020 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, do khó khăn về nguồn vốn, Bộ GTVT đã không thể cân đối được nguồn vốn để bố trí cho nhiều dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT [trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng 12,9 km QL27 đoạn qua tỉnh Ninh Thuận].

79. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Hiện tại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn nhiều tuyến đường bộ cắt ngang qua đường sắt Bắc - Nam, ngành đường sắt chưa tổ chức nhân viên trực bảo vệ, chưa được đầu tư đèn báo hiệu và thanh chắn an toàn, do vậy đã có nhiều vụ va chạm tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Cử tri đề nghị ngành GTVT nghiên cứu trước mắt tại những điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt chưa được bố trí nhân viên trực bảo vệ, đèn báo hiệu, thanh chắn an toàn cần đầu tư hệ thống cảnh báo tự động khi có tàu chạy qua.

Trả lời: Tại công văn số 8544/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

1. Theo báo cáo của Cục ĐSVN và Tổng công ty ĐSVN, tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh chạy qua tỉnh Ninh Thuận với chiều dài khoảng 60,9 km, có 92 vị trí giao cắt cùng mức, trong đó có 8 đường ngang phòng vệ có người gác, 03 đường ngang phòng vệ bằng cảnh báo tự động, 17 đường ngang phòng vệ bằng biển báo và 64 lối đi tự mở.

2. Hiện tại, Tổng công ty ĐSVN đã xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo 452 đường ngang phòng vệ bằng biển báo thành đường ngang phòng vệ bằng cảnh báo tự động [đường ngang có đèn tín hiệu, có chuông cảnh báo], trong đó có 17 đường ngang phòng vệ bằng biển báo trên địa phận tỉnh Ninh Thuận. Thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, theo lộ trình các lối đi tự mở sẽ dần được xóa bỏ bằng việc xây dựng hàng rào, đường gom dọc hai bên đường sắt để gom các lối đi tự mở về đường ngang hợp pháp.

3. Trong thời gian chưa cải tạo, nâng cấp các đường ngang phòng vệ bằng biển báo và xóa bỏ các lối đi tự mở, đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện xây dựng gờ, gồ giảm tốc, thu hẹp lối đi tự mở để hạn chế tốc độ đối với các phương tiện tham gia giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; tiếp tục phối hợp với Tổng công ty ĐSVN tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT theo nội dung của Quy chế phối hợp đã được ký kết giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh Ninh Thuận.

80. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ GTVT quan tâm nâng cấp mở rộng sân bay Tuy Hòa để nâng cao năng lực vận chuyển hành khách và hàng hóa, hiện nay Phú Yên đang triển khai nhiều dự án lớn và sắp đến thành lập Đặc khu kinh tế Vân Phong [Bắc Khánh Hòa].

Trả lời: Tại công văn số 8329/BGTVT-KHĐT ngày 27/7/2017

Cảng hàng không Tuy Hòa là cảng hàng không cấp 4C [theo tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng ICAO] được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác vào năm 2013, Nhà ga hành khách với công suất thiết kế 550.000 hành khách/năm, với 3 vị trí đỗ tàu bay, đường cất hạ cánh kích thước 2.987 m x 45 m. Trong năm 2016, Cảng hàng không Tuy Hòa phục vụ khoảng 300.000 hành khách. Như vậy, Cảng hàng không Tuy Hòa đang cơ bản đáp ứng yêu cầu khai thác và nhu cầu phát triển vận tải.

Trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo anh ninh, an toàn hàng không, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới Đài kiểm soát không lưu, hoàn thành đưa vào khai thác tháng 10/2016. Hiện nay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 trong đó dự kiến đầu tư hệ thống ILS , hệ thống đèn và mở rộng sân đỗ tàu bay tại Cảng hàng không Tuy Hòa.

81. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị nhà nước quan tâm sớm nâng cấp, mở rộng, xây mới hạ tầng đường sắt Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao năng lực vận tải của ngành đường sắt.

Trả lời: Tại công văn số 7696/BGTVT-KHĐT ngày 13/7/2017

Để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm từng bước nâng cao thị phần vận tải của ngành đường sắt như kiến nghị của cử tri, Bộ GTVT đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 và Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015; theo đó lộ trình thực hiện cải tạo nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và kế hoạch triển khai nghiên cứu, đầu tư xây dựng các tuyến mới đối với từng giai đoạn từ nay đến 2020, giai đoạn từ 2020 đến 2030 và từ 2030 đến 2050 đã được xác định cụ thể [trước mắt giai đoạn từ nay đến 2020 chỉ tập trung cải tạo nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên tuyến đường sắt Bắc Nam; đồng thời nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam]. Căn cứ nguồn lực đầu tư được bố trí của từng giai đoạn, Bộ GTVT sẽ tổ chức triển khai các dự án theo quy định.

82. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Hiện nay tai nạn đường sắt với đường bộ xảy ra nhiều. Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ chỉ đạo cấm mở đường dân sinh qua đường sắt; trường hợp cần thiết phải làm cầu vượt qua đường sắt.

Trả lời: Tại công văn số 8557/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

1. Để đảm bảo trật tự ATGT tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt [trong đó có các lối đi tự mở], trong năm 2013 Bộ GTVT đã ký Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo trật tự ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Đồng thời, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua lập kế hoạch và thực hiện xây dựng gờ, gồ giảm tốc, thu hẹp lối đi tự mở để hạn chế tốc độ đối với các phương tiện giao thông khi đi qua các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Với sự ra quân quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong 6 tháng đầu năm 2017, tình hình trật tự AGT nói chung và ATGT đường sắt nói riêng đã có chuyển biến tích cực, giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

2. Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội Khóa 14 đã thông qua Luật Đường sắt [thay thế Luật Đường sắt năm 2005] và có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Theo quy định của Luật Đường sắt năm 2017, hành vi tự mở lối đi qua đường sắt là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt. Luật Đường sắt năm 2017 giao Chính phủ quy định việc xử lý các lối đi tự mở và lộ trình thực hiện. Hiện tại, Bộ GTVT đang triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy định nêu trên theo hướng tăng cường công tác quản lý, nâng cao điều kiện an toàn tại các lối đi tự mở hiện hữu và xây dựng hàng rào, đường gom tiến tới xóa bỏ dần các lối đi tự mở.

83. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Theo quy hoạch, tuyến đường tránh Quốc lộ 25 đi qua thị trấn Phú Túc [tỉnh Gia Lai] được phê duyệt. Đề nghị Bộ sớm lập dự án, bố trí kinh phí để huyện Krông Pa chủ động cắm mốc, thực hiện công tác đền bù giải tỏa, tránh việc người dân “đón đầu” quy hoạch sẽ gây phức tạp, khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 8301/BGTVT-KHĐT ngày 27/7/2017

Quốc lộ 25 nối Gia Lai - Phú Yên dài khoảng 181 km, trong đó đoạn qua Gia Lai dài khoảng 111 km, tình hình triển khai cụ thể như sau:

- Đoạn Km99+500 - Km113 đã được đầu tư nâng cấp từ năm 2010. Tuy nhiên, đoạn tuyến mới chỉ được thảm bê tông nhựa dày 7cm và một số vị trí qua đèo Tô Na có kết cấu mái ta luy không ổn định.

- Đoạn Km21 - Km99+432 và đoạn Km113 - Km123 qua 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai [bao gồm tuyến tránh thị trấn Phú Túc]: Đã được khởi công năm 2010, quy mô cấp IV đồng bằng, tổng mức đầu tư là 1.390 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Đến năm 2011, do khó khăn về vốn nên phải đình hoãn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Dự án chỉ được thực hiện theo nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí giai đoạn đến 2015 để hoàn thành đầu tư một số đoạn cấp thiết.

- Đoạn Km123 - Km181: Hiện chưa được đầu tư nâng cấp cải tạo theo quy hoạch.

Quốc lộ 25 là tuyến đường có vai trò rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trước đây, Bộ GTVT cũng đã dự kiến trong danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, nguồn vốn dự kiến được giao rất hạn chế nên Bộ GTVT chưa thể cân đối vốn cho dự án. Trong khi chưa triển khai thực hiện đầu tư được ngay, Bộ GTVT sẽ giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác duy tu, sửa chữa và đảm bảo an toàn giao thông.

84. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ GTVT quan tâm hỗ trợ tỉnh Nghệ An trong việc bố trí vốn để đầu tư xây dựng và hoàn thành các dự án phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh như: Quốc lộ 15A, đường Mường Xén - Ta Đo - Khe Kiền [huyện Kỳ Sơn], tuyến đường Vinh - Cửa Lò, Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 48B, tuyến đường ven biển Nghi Sơn [Thanh Hóa] - Cửa Lò [Nghệ An], cầu Cửa Hội qua Sông Lam.

Trả lời: Tại công văn số 8466/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

1. Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A:

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A đoạn Km301+500-Km333+200: được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 268/QĐ-BGTVT ngày 29/01/2013, chiều dài 31,7km, tổng mức đầu tư 724 tỷ đồng. Dự án đã thi công hoàn thành được 5km đoạn qua Khu di tích lịch sử Truông Bồn, các đoạn còn lại đã được Bộ GTVT tổng hợp danh mục đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của Bộ [nguồn ngân sách Nhà nước]. Kế hoạch vốn đã bố trí đến hết năm 2016 là 105 tỷ đồng, năm 2017 đã giao kế hoạch vốn cho dự án là 40 tỷ đồng.

Căn cứ tiêu chí phân bổ vốn của Quốc hội, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân bổ cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 rất hạn hẹp nên hiện nay Bộ GTVT vẫn chưa cân đối đủ cho các nội dung được ưu tiên và phải tập trung bố trí vốn như: trả nợ đọng xây dựng cơ bản, ứng trước kế hoạch và bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA. Do đó, Bộ GTVT chưa thể cân đối được đủ nguồn vốn để hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020 cho nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đang triển khai, trong đó có Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A đoạn Km301+500-Km333+200.

Do điều kiện nguồn vốn hạn chế như đã nêu trên, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Sở GTVT Nghệ An xác định phạm vi giải phóng mặt bằng, điểm dừng kỹ thuật để triển khai thực hiện trong phạm vi nguồn vốn kế hoạch đã được giao, đảm bảo hoàn thành các hạng mục công trình, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

2. Dự án đường Mường Xén - Ta Đo - Khe Kiền:

Dự án đường Mường Xén - Ta Đo - Khe Kiền được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 5945/QĐ.UBND-GT ngày 31/10/2014 và điều chỉnh tại Quyết định số 3880/QĐ.UBND ngày 11/8/2016, với tổng mức đầu tư: 1.025 tỷ đồng. Dự án đã triển khai thi công đoạn từ Km0 - Km7 từ tháng 6/2017, theo kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Nghệ An, dự án được bố trí: 150 tỷ đồng [nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu], đến nay đã bố trí được: 35 tỷ đồng.

Do đây là dự án thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của UBND tỉnh Nghệ An nên Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 134/TB-VPCP ngày 14/3/2017, báo cáo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để bố trí nguồn vốn đầu tư hoàn thành dự án.

3. Tuyến đường Vinh - Cửa Lò:

Dự án đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò [giai đoạn 1] đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 1962/QĐ.UBND ngày 13/5/2017, với chiều dài 10,832km, tổng mức đầu tư 1.411 tỷ đồng. Dự án được dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Nghệ An là 1.100 tỷ đồng [nguồn trái phiếu Chính phủ] và phần còn lại bố trí từ ngân sách địa phương. Hiện nay, đang triển khai công tác thiết kế và giải phóng mặt bằng.

Do đây là dự án thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của UBND tỉnh Nghệ An nên Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư để có thể triển khai thực hiện ngay sau khi được Chính phủ thông qua kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020.

4. Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 48B:

Quốc lộ 48B từ Lạch Quèn đến Quỳ Châu dài 25,5km đang được Bộ GTVT triển khai thực hiện và nghiên cứu đầu tư nâng cấp, mở rộng tại các đoạn, cụ thể:

- Đoạn từ Lạch Quèn đến hết nút giao với QL1, dài khoảng 13,5km, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại văn bản số 855/TTg-KTN ngày 17/6/2015. Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư bổ sung dự án vào dự án mở rộng QL1 đoạn Km368+400 [Nghi Sơn] - Km402+330 [Cầu Giát] theo hình thức hợp đồng BOT tại Quyết định số 4195/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2015 với kinh phí 371 tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang triển khai thi công.

- Đoạn từ nút giao với Quốc lộ 1 đến giao với Quốc lộ 48 tại ngã ba Tuần, dài khoảng 11,5km đã được Bộ GTVT tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của Bộ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ bố trí cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 rất thấp, không đủ để cân đối bố trí cho dự án này nên việc triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn 2016-2020 là hết sức khó khăn. Trước mắt, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường duy tu để đảm bảo khai thác an toàn.

5. Tuyến đường ven biển Nghi Sơn [Thanh Hóa] - Cửa Lò [Nghệ An]:

Theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam, đoạn từ Nghi Sơn đến Cửa Lò dài 74,5km với quy mô là đường cấp III đồng bằng sẽ được đầu tư trong giai đoạn sau năm 2020. Để phối hợp triển khai và phát huy hiệu quả đầu tư các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển qua địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam, UBND tỉnh Nghệ An đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép đầu tư dự án tại các Văn bản số 1931/UBND-CN ngày 28/3/2017 và số 2521/UBND-CN ngày 17/4/2017.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 134/TB-VPCP ngày 14/3/2017, Bộ GTVT đang phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An để rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam, đoạn từ Nghi Sơn đến Cửa Lò, dự kiến sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 8/2017 làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo.

Trong quá trình triển khai tiếp theo, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu phương án phân kỳ đầu tư cho phù hợp và triển khai lập, trình duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vào phương án phân bổ nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để thực hiện đầu tư.

6. Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội:

Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội trên Quốc lộ 8B, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức Hợp đồng BOT đã được Bộ GTVT thẩm định Đề xuất dự án đầu tư tại Báo cáo số 957/ĐTCT ngày 24/10/2016. Theo đó, nguồn vốn Nhà nước tham gia đầu tư dự án khoảng 950 tỷ đồng, gồm: nguồn vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 450 tỷ đồng và nguồn vốn từ ngân sách các địa phương khoảng 500 tỷ đồng.

Hiện nay, Bộ GTVT đang phối hợp với UBND các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, phê duyệt Đề xuất dự án đầu tư và triển khai thực hiện.

85. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Để đầu tư mở rộng xây dựng nhà ga Cảng hàng không Quốc tế Vinh, cử tri đề nghị Bộ GTVT có các chính sách để đầu tư xây dựng đường cất cánh thứ hai, mở rộng ga hành khách tại sân bay Vinh.

Trả lời: Tại công văn số 8332/BGTVT-KHĐT ngày 27/7/2017

Cảng hàng không Vinh là cảng hàng không cấp 4C [theo tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO], Nhà ga hành khách với công suất thiết kế 2 - 4 triệu hành khách/năm, với 7 vị trí đỗ tàu bay, đường cất hạ cánh kích thước 2.400m x 45m. Trong năm 2016, Cảng hàng không Vinh phục vụ khoảng 1,7 triệu hành khách. Như vậy, Cảng hàng không Vinh đang cơ bản đáp ứng yêu cầu khai thác hiện nay.

Theo Quy hoạch Cảng hàng không Vinh được phê duyệt tại Quyết định số 347/QĐ-BGTVT ngày 29/01/2015, giai đoạn đến năm 2020, Nhà ga hành khách công suất 2,5 triệu hành khách/năm, giữ nguyên đường cất hạ cánh hiện hữu; giai đoạn đến năm 2030 sẽ nghiên cứu xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 5 triệu hành khách/năm và đường cất hạ cánh số 2 cùng các công trình đồng bộ khác.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác, đáp ứng nhu cầu vận tải, hiện nay Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 216-2020 trong đó dự kiến sẽ cải tạo, mở rộng sân đỗ tàu bay thêm 3 vị trí; sửa chữa nhà ga hành khách cũ thành nhà ga hành khách quốc tế; xây dựng nhà ga hàng hóa tạm; nâng cấp, cải tạo nhà ga hành khách hiện hữu tăng công suất thêm 1 triệu hành khách/năm; sửa chữa đường cất hạ cánh.

86. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị BGTVT quan tâm đầu tư nâng cấp tỉnh lộ 838A thành Quốc lộ, kết nối với Quốc lộ 14C để tạo thành hệ thống giao thông đồng bộ, với quy mô, thiết kế thu hút các nhà đầu tư trên các lĩnh vực, gắn với phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu Quốc gia Tho Mo. Đồng thời, đầu tư kinh phí nối Quốc lộ 14C từ Bình Phước đi qua Mỹ Quý Đông [huyện Đức Huệ-Long An] để kết nối quốc gia với địa phương tạo điều kiện phát triển giao thông, thương mại biên giới, phát triển kinh tế khu vực và liên kết vùng với thành phố Hồ Chi Minh.

Trả lời: Tại công văn số 8474/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017Ngày 06/01/2017, Bộ GTVT đã có Công văn số 2537/BGTVT-KCHT trả lời tỉnh Long An về chuyển đường tỉnh 838 và 838C thành quốc lộ, với nội dung như sau:

1. Theo Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, QL.14C đi qua địa phận ba tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và Long An, bắt đầu từ Bù Gia Mập [ranh giới với Đắk Nông] - Ngã Ba Lộc Tấn - Lộc Thịnh - Minh Đức - Kà Tum - Tân Thanh - Thành Long - giao tuyến N1 [Đông Thành, tỉnh Long An], có chiều dài khoảng 323 km, sẽ được xây dựng và nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV với quy mô tối thiểu 2 làn xe.

2. Ngày 15/12/2014, Bộ GTVT đã có Công văn số 15950/BGTVT-KCHT về việc chuyển các tuyến đường địa phương thành Quốc lộ 14C, theo đó tuyến QL.14C qua 3 tỉnh cơ bản đi trùng các tuyến đường hiện hữu là đường tỉnh, đường huyện của địa phương. Tuy nhiên, một số đoạn tuyến đường cấp thấp trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện tại chưa thông tuyến [chưa có cầu qua sông Đắc Quýt]; trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa nối thông tuyến [đoạn 2 dài 26,5km và đoạn 5 dài 9,42km là đoạn tuyến xây dựng mới]. Do vậy, chưa đủ điều kiện để Bộ GTVT xem xét, chuyển các đoạn đường địa phương nêu trên thành đoạn tuyến QL.14C.

3. Về đề nghị của UBND tỉnh Long An tại văn bản nêu trên, ĐT.838C dài 5,8 km có quy mô nền rộng 5,5 m, mặt cấp phối rộng 3,5m, chưa đạt tiêu chuẩn cấp VI; ĐT.838 dài 15,9 km có quy mô nền rộng 9,0m, mặt cấp phối rộng 7,0m, đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đề nghị UBND tỉnh Long An huy động mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp ĐT.838C đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng các tiêu chí của Luật Giao thông đường bộ và Quyết định số 2055/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo Bộ GTVT để triển khai thực hiện thủ tục chuyển đoạn tuyến trên thành quốc lộ.

87. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT sớm triển khai dự án mở rộng Quốc lộ 62; đầu tư sửa chữa tuyến Quốc lộ 50 đoạn qua hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc, tỉnh Long An đang xuống cấp, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Trả lời: Tại công văn số 8248/BGTVT-KHĐT ngày 26/7/2017

- Về đề nghị sớm triển khai dự án mở rộng Quốc lộ 62:

Theo quy hoạch, Quốc lộ 62 bắt đầu từ Tân An đến cửa khẩu Mộc Hóa, tỉnh Long An có chiều dài khoảng 76km. Trong đó, đoạn từ Quốc lộ 1 đến Âu tầu Rạch Chanh [Km0-Km7] đã được Bộ GTVT đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trình Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn ngân sách Nhà nước [NSSN và TPCP] giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu, theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đủ bố trí vốn để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Do đó không đủ cân đối, bố trí vốn cho Dự án này.

Đoạn tuyến còn lại từ Âu tầu Rạch Chanh đến cửa khẩu Bình Hiệp [Km7-Km76]: Sau khi nhận được đầy đủ ý kiến tham vấn của các cơ quan, đơn vị [Tỉnh ủy Long An, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, HĐND tỉnh Long An, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Long An], Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc chưa thống nhất với địa phương về quy mô đầu tư. Sau đó, UBND tỉnh Long An [đã lấy ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Long An] có ý kiến thống nhất lại quy mô theo đề xuất của Bộ GTVT [văn bản số 1952/UBND-KT ngày 09/5/2017]. Ngày 20/6/2017, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 6381/VPCP-CN về triển khai dự án theo các chỉ đạo trước đây của Chính phủ [Thông báo số 367/TB-VPCP ngày 14/11/2016 và văn bản số 10454/VPCP-KTN ngày 02/12/2016 của Văn phòng Chính phủ]. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định [hoàn thiện phương án, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư] để tiếp tục triển khai nghiên cứu đầu tư dự án. Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh Long An để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và hiệu quả đầu tư.

- Về kiến nghị đầu tư sửa chữa tuyến Quốc lộ 50 đoạn qua hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc: Hàng năm, Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam bố trí nguồn vốn để duy tu, sửa chữa hư hỏng trên tuyến Quốc lộ 50 nói chung và đoạn qua hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc nói riêng để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Năm 2017 đã bố trí khoảng 13 tỷ đồng để bổ sung hệ thống rãnh thoát nước, thảm BTN mặt đường; Năm 2018 dự kiến bố trí khoảng 33,8 tỷ đồng để tiếp tục sửa chữa các hư hỏng trên tuyến.

88. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định việc đầu tư nâng cấp Quốc lộ 53 để đáp ứng nhu cầu giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 02 tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long.

Trả lời: Tại công văn số 7969/BGTVT-KHĐT ngày 19/7/2017

Về kiến nghị đầu tư Quốc lộ 53: Bộ GTVT đã thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công đối với Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 53 [đoạn Trà Vinh - Long Toàn] và tuyến tránh Quốc lộ 53 [qua thành phố Trà Vinh], đã trình Thủ tướng Chính phủ đưa Dự án vào danh mục sử dụng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2016-2020 tại Văn bản số 5780/BGTVT-KHĐT ngày 31/5/2017. Sau khi được Quốc hội và Chính phủ thông qua, Bộ GTVT sẽ tổ chức triển khai thực hiện.

89. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ bổ sung Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tuyến đường bộ cao tốc Bắc Kạn - Tà Lùng [Cao Bằng], đầu tư sau năm 2020 để tăng cường kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế lớn, khai thác tối đa lợi thế các cửa khẩu với các vùng sản xuất nông nghiệp trên cả nước.

Trả lời: Tại công văn số 8428/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 178/TB-VPCP ngày 04/4/2017 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, điều chỉnh quy mô tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam; đồng thời, nghiên cứu khả năng bổ sung tuyến cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vào quy hoạch và điều chỉnh tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong quá trình rà soát, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các tuyến cao tốc nêu trên.

90. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT bố trí vốn từ Quỹ BTĐB Trung ương để sửa chữa mặt đường các tuyến đường QL.34, QL.4A, QL.4C, đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng, cải tạo các yêu tố kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông do nhiều đoạn quốc lộ nêu trên đã xuống cấp nghiêm trọng.

Trả lời: Tại công văn số 8485/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

1. Trong những năm vừa qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục ĐBVN thực hiện công tác bảo trì trên các tuyến quốc lộ: QL.34, QL.4A, QL.4C, đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng nhằm đảm bảo ATGT và tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh với kinh phí, cụ thể như sau: Năm 2015: QL.34 bố trí 71,097 tỷ đồng; QL.4A bố trí 42,589 tỷ đồng; QL.4C bố trí 1,847 tỷ và đường Hồ Chí Minh bố trí: 1,375 tỷ đồng; Năm 2016: QL.34 bố trí 84,672 tỷ đồng; QL.4A bố trí 71,146 tỷ đồng; QL.4C bố trí 9,160 tỷ đồng; đường Hồ Chí Minh bố trí: 10,334 tỷ đồng; Năm 2017: QL.34 bố trí 74,492 tỷ đồng; QL.4A bố trí 58,149 tỷ đồng; QL.4C bố trí 3 tỷ đồng; đường Hồ Chí Minh bố trí: 5,037 tỷ đồng.

2. Mặc dù đã bố trí kinh phí để thực hiện công tác bảo trì các tuyến quốc lộ nêu trên, tuy nhiên, trên các tuyến đường vẫn còn xuất hiện tình trang hư hỏng nền, mặt đường, hệ thống thoát nước và hệ thống ATGT do ảnh hưởng của mưa, bão và biến đổi khí hậu; đồng thời trên tuyến vẫn còn các điểm đường cong bán kính nhỏ tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT như phản ánh của cử tri tỉnh Cao Bằng.

3. Để khắc phục tình trạng nêu trên và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo Kết luận số 70/TB-VPCP ngày 09/2/2017, Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục ĐBVN xây dựng kế hoạch bảo trì đường bộ năm 2018 với kinh phí dự kiến bố trí cho các quốc lộ như sau: QL.34 bố trí 103,617 tỷ đồng; QL.4A bố trí 69,937 tỷ đồng; QL.4C bố trí 1,271 tỷ đồng và đường Hồ Chí Minh 3,992 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ GTVT đang thẩm định phê duyệt kế hoạch bảo trì làm cơ sở triển khai thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, đấu thầu và thực hiện sửa chữa trong đầu năm 2018.

91. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ chức năng khẩn trương lập quy hoạch kết nối giao thông và tăng cường vận tải hàng hóa hai chiều theo trục đường bộ kết nối các tỉnh Tây Nam [Trung Quốc] - Bách Sắc [Trung Quốc] - Trà Lĩnh [Cao Bằng, Việt Nam] - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - theo đường biển đi các nước ASEAN, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trả lời: Tại công văn số 8428/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

Về lập quy hoạch kết nối giao thông Việt Nam - Trung Quốc theo trục đường bộ kết nối các tỉnh Tây Nam [Trung Quốc] - Bách Sắc [Trung Quốc] - Trà Lĩnh [Cao Bằng] - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng: Hiện nay, Bộ GTVT đang giao Viện Chiến lược phát triển GTVT triển khai lập Đề án quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông kết nối Việt Nam - Trung Quốc, trong đó về quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ kết nối Việt Nam - Trung Quốc có tuyến cao tốc Trà Lĩnh [Cao Bằng] - Đồng Đăng [Lạng Sơn] - Hà Nội - Hải Phòng để kết nối với cảng Lạch Huyện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Bộ GTVT đã có văn bản số 7198/BGTVT-KHĐT ngày 03/6/2017 lấy ý kiến của UBND tỉnh Cao Bằng về nội dung Đề án. Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Viện Chiến lược và phát triển GTVT để cập nhật các nội dung liên quan đến quy hoạch theo đề nghị nêu trên của tỉnh Cao Bằng

92. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ phê duyệt điều chỉnh thời gian đầu tư tuyến đường bộ cao tốc từ Đồng Đăng [Lạng Sơn] đến cửa khẩu Trà Lĩnh [Cao Bằng] sang giai đoạn 2017-2020 [theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì tuyến đường này đầu tư sau năm 2030]; chỉ đạo các bộ chức năng nghiên cứu phương án sử dụng khoản tín dụng ưu đãi bên mua trị giá 300 triệu USD của Trung Quốc. Cử tri cũng đề xuất: có thể giao cho Bộ GTVT hoặc UBND tỉnh Cao Bằng làm Chủ đầu tư của dự án [tùy theo phương thức vay].

Trả lời: Tại công văn số 8428/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

- Về phương án sử dụng khoản tín dụng ưu đãi bên mua trị giá 300 triệu USD của Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, xem xét chủ trương sử dụng khoản tín dụng này để đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng [Lạng Sơn] đến cửa khẩu Trà Lĩnh [Cao Bằng]. Sau khi có chủ trương sử dụng khoản vay này của Chính phủ, Bộ GTVT sẽ phối hợp với tỉnh Cao Bằng và các cơ quan liên quan triển khai các bước tiếp theo.

- Về việc giao chủ đầu tư dự án: Bộ GTVT đã có văn bản số 4667/BGTVT-KHDT ngày 3/5/2017 đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Cao Bằng và UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì vay lại khoản vay 300 triệu USD của Trung Quốc để đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh nêu trên.

93. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo đơn vị chức năng sớm đầu tư duy tu, sửa chữa Quốc lộ 80, đoạn qua thành phố Cần Thơ, để đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn.

Trả lời: Tại công văn số 8582/BGTVT-KCHT ngày 01/8/2017

Quốc lộ 80 đoạn qua thành phố Cần Thơ từ Km50 đến Km82+690. Trong những năm qua, Bộ Giao thông vận tải đã bố trí vốn và chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai công tác duy tu, sửa chữa để duy trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Cụ thể như sau:

* Năm 2017:

- Sửa chữa định kỳ: Kinh phí 1,77 tỷ đồng.

+ Sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt đường, gia cố lề, thảm BTN đoạn Km68+000-Km82+690. Kinh phí 19,6 tỷ đồng.

+ Sửa chữa hư hỏng cầu, vuốt dốc các đường vào cầu, thay thế khe co giãn các cầu: So Đũa Km62+532, Hai Phó Km63+475, Bốn Tổng Km68+210, Thạnh Quới Km71+856, Quản Hên Km75+916, Quản Biểu Km79+733, Thầy Ký Km80+313.

- Sửa chữa thường xuyên: Kinh phí 1,79 tỷ đồng.

* Năm 2018 dự kiến:

- Sửa chữa định kỳ: Kinh phí 6 tỷ đồng.

+ Xây dựng rãnh thoát nước dọc các đoạn: Km62+616-Km62+900; Km69+800-Km70+063; Km71+550-Km71+750; Km78+000-Km78+920 [T+P]; Km79+160-Km79+733 [T+P]; Km80+313-Km82+000 [T+P]; Km82+100-Km82+690 [T] ;

+ Gia cố kè chống xói lở nền đường các đoạn: Km55+200-Km55+220; Km56+816-Km56+843; Km58+520-Km58+550; Km61+798-Km61+824; Km62+168-Km62+178; Km62+197-Km62+207; Km62+260-Km62+290; Km63+185-Km63+194; Km63+510-Km63+545; Km63+638-Km63+647; Km63+847-Km63+872; Km64+108-Km64+127; Km64+700-Km64+709; Km64+800-Km64+816; Km65+726-Km65+740; Km66+000-Km66+010.

- Sửa chữa thường xuyên: Kinh phí 1,832 tỷ đồng.

94. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Kiến nghị sớm bố trí kinh phí để thi công dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 đoạn từ Km0 - Km7, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời: Tại công văn số 7966/BGTVT-KHĐT ngày 19/7/2017

Đây là đoạn tuyến đã được bàn giao về cho thành phố Cần Thơ thành đường địa phương từ năm 2008. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 144/TB-VPCP ngày 01/4/2013, Bộ GTVT đã tiếp nhận lại dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 đoạn từ Km0 - Km7 do UBND thành phố Cần Thơ đang triển khai dở dang và đã thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến tổng mức đầu tư 2.295 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn rất hạn hẹp, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ nguồn vốn phân bổ cho Bộ GTVT giai đoạn 2016-2020 không đủ cân đối, bố trí cho Dự án này và đã được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng ý với kiến nghị của Bộ [Văn bản số 5939/VPCP-CN ngày 07/6/2017 của Văn phòng Chính phủ]. Bộ GTVT sẽ phối hợp với thành phố Cần Thơ tiếp tục tìm kiếm, huy động nguồn vốn đầu tư Dự án. Trường hợp UBND thành phố Cần Thơ có thể huy động được vốn, đề nghị UBND thành phố Cần Thơ tiếp nhận lại dự án để triển khai đầu tư theo đúng quy định.

95. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri phản ánh, hằng ngày có hàng nghìn phương tiện vận tải, người dân tham gia giao thông trước 02 cổng KCN Nomura khiến tình hình giao thông càng trở nên phức tạp. Cử tri đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo đơn vị quản lý Quốc lộ 5 nghiên cứu phương án đầu tư xây dựng tuyến đường gom, cầu vượt [tại khu vực Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương] dành cho xe máy, người đi bộ để người dân thuận tiện di chuyển ngang qua Quốc lộ 5, bảo đảm an toàn giao thông, tính mạng người dân.

Trả lời: Tại công văn số 8691/BGTVT-KCHT ngày 04/8/2017

Hiện trạng khu vực trước 02 cổng KCN Nomura mặt bằng tổ chức giao thông rất khó khăn, do tuyến QL5 đi qua sát khu công nghiệp bên trái tuyến đồng thời tuyến đường sắt HN-HP cũng đi sát bên phải tuyến, cùng với nhiều hộ dân sinh sống hai bên tuyến QL5.

1. Về xây dựng các đoạn đường gom: Dự án xây dựng đường gom, hàng rào cách ly nhằm xóa bỏ lối đi dân sinh, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 về kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020; Bộ GTVT ban hành kế hoạch thực hiện tại Quyết định số 3067/QĐ-BGTVT ngày 11/8/2014. Sau khi được bố trí kinh phí, Bộ GTVT sẽ triển khai thực hiện và ưu tiên đầu tư xây dựng đường gom trên đoạn đường sắt đi qua huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

2. Đối với tổ chức giao thông khu vực trước 02 cổng KCN Nomura: Bộ GTVT chỉ đạo Tổng Cục ĐBVN, Sở GTVT Hải Phòng và đơn vị quản lý QL5 [VIDIFI] tiếp tục rà soát tình hình giao thông đoạn tuyến nêu trên, đề xuất phương án tổ chức giao thông chung của khu vực.

96. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT sớm triển khai đầu tư dự án đường Hành lang ven biển phía Nam [giai đoạn 2 và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên], dự án đường Hồ Chí Minh đoạn từ Gò Quao đến Vĩnh Thuận trong giai đoạn 2016 - 2020.

Trả lời: Tại công văn số 7970/BGTVT-KHĐT ngày 19/7/2017

- Đối với dự án đường Hành lang ven biển phía Nam [giai đoạn 2 và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên]: Bộ GTVT đã trình Bộ KH&ĐT đề xuất chủ trương đầu tư Dự án [văn bản số 13013/BGTVT-KHĐT ngày 13/11/2016]. Tuy nhiên, do vướng mắc về cơ chế tài chính cho Dự án nên Bộ KH&ĐT chưa đủ cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [Bộ Tài chính đề nghị cơ chế vay lại]. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị liên quan và phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tiếp thu ý kiến của các Bộ ngành, hoàn chỉnh cơ chế tài chính để Bộ KH&ĐT tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Đối với dự án đường Hồ Chí Minh đoạn từ Gò Quao đến Vĩnh Thuận: Hiện nay, Bộ GTVT đã đưa Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn từ Gò Quao đến Vĩnh Thuận vào nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 và đã thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến tổng mức đầu tư 3.864 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách Nhà nước [NSSN và TPCP] giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu, theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đủ bố trí vốn để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Do đó không đủ cân đối, bố trí vốn cho Dự án này.

97. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri phản ánh, hiện nay lưu lượng xe lưu thông trên địa bàn trung tâm thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau là rất lớn, nhất là vào giờ cao điểm, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông, việc vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại. Cử tri đề nghị Bộ GTVT xem xét, đầu tư xây dựng tuyến đường tránh trung tâm thành phố cho tỉnh Cà Mau.

Trả lời: Tại công văn số 7968/BGTVT-KHĐT ngày 19/7/2017

Để giảm tải cho Quốc lộ 1 đoạn qua trung tâm thành phố Cà Mau, đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án xây dựng tuyến tránh thành phố Cà Mau từ năm 2011, tuy nhiên do điều kiện nguồn lực hạn hẹp nên chưa cân đối được nguồn vốn để đầu tư. Hiện nay, Bộ GTVT đã đưa Dự án này vào nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 và đã thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến tổng mức đầu tư 1.578 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách Nhà nước [NSSN và TPCP] giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu, theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đủ bố trí vốn để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Do đó không đủ cân đối, bố trí vốn cho Dự án này.

98. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị sớm thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 54, hiện nay tuyến Quốc lộ này xuống cấp và thường xuyên gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân.

Trả lời: Tại công văn số 7996/BGTVT-KHĐT ngày 20/7/2017

Quốc lộ 54 qua địa phận tỉnh Vĩnh Long có chiều dài 49km, hiện có quy mô đường cấp V đồng bằng, được đầu tư hoàn thành từ năm 2007 và đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cạp lề mỗi bên rộng 1m. Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu đầu tư mở rộng QL54 đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Long theo hình thức BOT, tuy nhiên do lưu lượng giao thông trên tuyến thấp nên dự án không khả thi về phương án tài chính.

Hiện nay, nguồn vốn ngân sách Nhà nước [NSSN và TPCP] giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu, theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đủ bố trí vốn để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Do vậy, giai đoạn trước mắt chưa cân đối được nguồn vốn để triển khai đầu tư nâng cấp đoạn tuyến này. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, duy tu, sửa chữa để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

99. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Để tăng tính kết nối vùng, khu vực, cử tri đề nghị Chính phủ sớm bố trí vốn cho dự án đầu tư tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài 96,2km; dự án nâng cấp Quốc lộ 15 từ huyện Quan Hóa đến Ngọc Lặc dài 56km; Đầu tư các cầu Hoằng Khánh, cầu Cẩm Vân, cầu Đò Đại đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; Bố trí vốn cho dự án nạo vét luồng tàu ra, vào cảng Nghi Sơn [đoạn từ bến số 4 đến đê Bắc] với quy mô tổng chiều dài 3.500m. Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân là Cảng hàng không Quốc tế.

Trả lời: Tại công văn số 8479/BGTVT-KHĐT ngày 31/7/2017

1. Dự án đầu tư tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa:

Theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam và Văn bản số 2409/TTg-KTN ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa dài 96,2km với quy mô là đường cấp III đồng bằng. Do đoạn từ Thủy Tây - Phượng Vỹ, dài khoảng 17km đã được khởi công xây dựng từ tháng 2/2017 và đoạn từ Xuân Lâm - Hải Hà dài khoảng 18km đi trùng đường hiện hữu nên việc tiếp tục đầu tư với tổng chiều dài xây dựng mới là 61,2km để nối thông toàn tuyến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, kết nối với tỉnh Ninh Bình, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn và ứng phó với biến đổi khi hậu cho khu vực ven biển là hết sức cần thiết và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Tờ trình số 46/TTr-UBND ngày 18/4/2017. Bộ GTVT đã có Văn bản số 4788/BGTVT-KHĐT ngày 05/5/2017 tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát, nghiên cứu phương án phân kỳ đầu tư cho phù hợp và triển khai lập, trình duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vào phương án phân bổ nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để thực hiện đầu tư.

2. Dự án nâng cấp Quốc lộ 15 từ huyện Quan Hóa đến Ngọc Lặc:

Quốc lộ 15 đoạn qua các tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa [Km0-Km109] là tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng, kết nối giao thông vùng Tây Bắc với khu vực miền Trung, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an ninh, quốc phòng cho các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa nói riêng cũng như cả khu vực nói chung. Với tầm quan trọng của tuyến đường, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp QL15 qua các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, trong đó Tiểu dự án 3 thực hiện nâng cấp đoạn từ Km53+00-Km109+00 thuộc địa phận các huyện Quan Hóa, Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Tại Quyết định số 911/QĐ-BGTVT ngày 25/3/2016, Bộ GTVT đã phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư với tổng chiều dài tuyến khoảng 53,3km được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, tổng mức đầu tư 1.051,663 tỷ đồng. Bộ GTVT đã tổng hợp danh mục đầu tư dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của Bộ [nguồn ngân sách Nhà nước]. Đến nay, dự án đã được bố trí kế hoạch vốn là 30,7 tỷ đồng, trong đó năm 2016 là 15 tỷ đồng và năm 2017 là 15 tỷ đồng.

Căn cứ tiêu chí phân bổ vốn của Quốc hội, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân bổ cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 rất hạn hẹp nên hiện nay Bộ GTVT vẫn chưa cân đối đủ cho các nội dung được ưu tiên và phải tập trung bố trí vốn như: trả nợ đọng xây dựng cơ bản, ứng trước kế hoạch và bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA. Do đó, Bộ GTVT chưa thể cân đối được đủ nguồn vốn để hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020 cho nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đang triển khai, trong đó có Tiểu dự án 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp QL15 qua các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa.

Do điều kiện nguồn vốn hạn chế như đã nêu trên, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Sở GTVT Thanh Hóa xác định phạm vi giải phóng mặt bằng, điểm dừng kỹ thuật để triển khai thực hiện trong phạm vi nguồn vốn kế hoạch đã được giao, đảm bảo hoàn thành các hạng mục công trình, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

3. Đầu tư các cầu Hoằng Khánh, cầu Cẩm Vân, cầu Đò Đại: Bộ GTVT thống nhất với tỉnh Thanh Hóa về sự cần thiết đầu tư các dự án nêu trên, tuy nhiên do các dự án này đều thuộc phạm vi quản lý, đầu tư của UBND tỉnh Thanh Hóa nên Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chủ động bố trí ngân sách địa phương hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện. Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo các Bộ, ngành có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng.

4. Bố trí vốn cho dự án nạo vét luồng tàu ra, vào cảng Nghi Sơn:

- Theo Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 2, quan điểm đầu tư luồng vào khu bến Nam Nghi Sơn được xác định như sau: Khai thác hiệu quả tuyến luồng hiện hữu, đảm bảo cho tàu 30.000 tấn và cỡ tàu lớn hơn phù hợp với thông số kỹ thuật luồng tàu; đầu tư mới vũng quay tàu dùng chung tại địa điểm trước bến số 4 và số 5. Các giai đoạn tiếp theo sẽ căn cứ vào thực tế phát triển của cảng, lượng hàng hóa và đội tàu đến cảng để nghiên cứu nâng cấp, mở rộng luồng tàu.

- Tuyến luồng hiện hữu từ phao số "0" đến cầu cảng số 4 - bến tổng hợp Nghi Sơn có tổng chiều dài 4,652 km với bề rộng đáy luồng 120m; cao độ đáy thiết kế -11,0m. Đoạn luồng từ cầu cảng số 4 đến vũng quay tàu thuộc cầu cảng số 5, Bến tổng hợp Nghi Sơn đã được Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Đại Dương nạo vét bằng kinh phí của doanh nghiệp sau khi được sự chấp thuận của Bộ GTVT với cao độ đáy thiết kế -11m cho tàu trọng tải 30.000 tấn hoặc lớn hơn có thông số phù hợp với chuẩn tắc luồng hiện hữu hành hải.

- Đoạn luồng từ cầu cảng số 5 đến Đê Bắc theo quy hoạch phục vụ các bến tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn, hiện cho phép tàu trọng tải 30.000 tấn và cỡ tàu lớn hơn phù hợp với thông số kỹ thuật luồng tàu hành hải. Bộ GTVT đã tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư tuyến luồng từ UBND tỉnh Thanh Hóa và xem xét phê duyệt đề xuất dự án nạo vét đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa theo quy hoạch để triển khai.

5. Bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân là Cảng hàng không Quốc tế:

Bộ GTVT đã có Tờ trình số 5767/TTr-BGTVT ngày 25/5/2016 và Văn bản số 1036/BGTVT-KHĐT ngày 10/3/2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2030. Trong đó, Bộ GTVT đã đề nghị đưa Sân bay Thọ Xuân vào mạng cảng hàng không nội địa giai đoạn 2020 và nghiên cứu bổ sung vào mạng cảng hàng không quốc tế giai đoạn đến năm 2030.

100. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến đường gom phía Tây đường sắt và Barie các điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ để đảm bảo an toàn chạy tàu và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 8307/BGTVT-KCHT ngày 27/7/2017

1. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa:

Tuyến đường sắt Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa với chiều dài khoảng 104,5km [từ km 135 + 000 đến km 239 + 500];Tổng số có 211 vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, cụ thể: 73 đường ngang [30 đường ngang có người gác, 21đường ngang cảnh báo tự động, 22đường ngang biển báo] và 126 lốiđi dân sinh.

Hiện tại, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã lắp cần chắn tự động tại 12 đường ngang cảnh báo tự động và tổ chức cảnh giới tại 17 đường ngang [đường ngang cảnh báo tự động và đường ngang biển báo] và 03 lối đi dân sinh cắt qua đường sắt. Dọc hai bên đường sắt đã xây dựng được 10.887m hàng rào, đường gom.

2. Việc xây dựng các đoạn đường gom, hàng rào theo đề nghị của các địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóacó trong Dự án “Xây dựng hàng rào, đường gom [phần bổ sung] theo quyết định 1856, giai đoạn 3”. Hiện tại, Tổng công ty ĐSVN đang triển khai công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Lập đề xuất chủ trương đầu tư trình Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Ngày 31/8/2015 Bộ Giao thông Vận tải đã có Văn bản số 11630/BGTVT-KHĐT đề nghị Bộ Kế hoạch đầu tư thẩm định nguồn vốn. Tuy nhiên, trong kế hoạch trung hạn[2016 - 2020], dự án này chỉ được Bộ KHĐT dự kiến bố trí vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Vì vậy, để sớm triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hàng rào đường gom nêu trên đảm bảo an toàn giao thông khu vực, Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành xem xét, cân đối bố trí vốn trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 để triển khai thực hiện. Khi được bố trí kinh phí,Bộ Giao thông vận tải sẽ triển khai thực hiện ngay.

3. Để phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông đường sắt, đường bộ, đề nghị địa phương:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nghiêm chỉnh chấp hành Luật đường sắt;không mở các đường đi trái phép qua đường sắt, việc mở đường ngang phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 62/2015/TT-BGTVT ngày 04/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải;

- Phối hợp cùng đơn vị đường sắt tổ chức kiểm tra việc chấp hành Luật Đường sắt và Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóavà Công điện số 03/CĐ-UBATGTQG ngày 04/02/2017 của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia để tổ chức cảnh giới, chốt gác bổ sung tại các lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; Phối hợp chặt chẽ với đơn vị đường sắt trong công tác rào, đóng, thu hẹp và quản lý lối đi dân sinh.

101. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Dự án nâng cấp Quốc lộ 4E đoạn Bắc Ngầm - Thành phố Lào Cai [Km0 - Km44] được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3137/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2010, với tổng đầu tư 654 tỷ đồng. Đến nay giá trị thực hiện đạt 401,8 tỷ đồng, vốn đã bố trí đến hết năm 2015 là 100,8 tỷ đồng, ứng trước kế hoạch vốn năm 2015 là 100 tỷ đồng. Đề nghị bố trí số vốn còn thiếu là 553,2 tỷ đồng cho dự án [trong đó: Hoàn vốn ứng trước là 100 tỷ đồng, trả nợ khối lượng hoàn thành là 201 tỷ đồng; vốn còn lại để hoàn thành dự án là 252,2 tỷ đồng.

Trả lời: Tại công văn số 8416/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

Dự án nâng cấp QL.4E đoạn Bắc Ngầm - TP. Lào Cai [km0 - km44+600] đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư với TMĐT là 654 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, khởi công năm 2011, dự kiến hoàn thành năm 2016, đến nay dự án mới được bố trí 316/654 tỷ đồng. Dự án cải tạo, nâng cấp QL.279 đoạn Phố Giàng - Tân An [km67 - km92] đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư với TMĐT là 518 tỷ đồng, bố trí vốn trong giai đoạn 2013 - 2015, đến nay mới bố trí được 290/518 tỷ đồng. Các dự án trên đã được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Sau khi được chấp thuận sẽ tiếp tục triển khai.

102. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Dự án nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Phố Ràng - Tân An [Km67- Km92] được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3206/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2012 với tổng mức đầu tư 517 tỷ đồng. Đến nay giáa trị thực hiện đạt 439 tỷ đồng, vốn đã bố trí đến hết năm 2015 là 51 tỷ đồng, ứng trước kế hoạch vốn năm 2015 là 100 tỷ đồng. Để dự án hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư. Đề nghị bố trí số vốn còn thiếu cho dự án là 466 tỷ đồng [trong đó: Hoàn vốn ứng trước là 100 tỷ đồng, trả nợ khối lượng hoàn thành là 288 tỷ đồng; vốn để hoàn thành dự án là 78 tỷ đồng].

Trả lời: Tại công văn số 8416/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

Dự án nâng cấp QL.4E đoạn Bắc Ngầm - TP. Lào Cai [km0 - km44+600] đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư với TMĐT là 654 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, khởi công năm 2011, dự kiến hoàn thành năm 2016, đến nay dự án mới được bố trí 316/654 tỷ đồng. Dự án cải tạo, nâng cấp QL.279 đoạn Phố Giàng - Tân An [km67 - km92] đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư với TMĐT là 518 tỷ đồng, bố trí vốn trong giai đoạn 2013 - 2015, đến nay mới bố trí được 290/518 tỷ đồng. Các dự án trên đã được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Sau khi được chấp thuận sẽ tiếp tục triển khai.

103. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình và cầu Sông Hóa chậm tiến độ, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại 6 xã của huyện Thái Thụy có dự án đi qua. Thời gian thực hiện dự án kéo dài [dự kiến theo hợp đồng là từ 19/11/2015 đến 19/5/2017] đến nay nhà thầu đã dừng thi công 7 tháng nay. Đề nghị Bộ GTVT trả lời cho cử tri biết lý do chậm tiến độ và giải pháp để tiếp tục triển khai dự án trên.

Trả lời: Tại công văn số 7400/BGTVT-CQLXD ngày 07/7/2017

Nội dung kiến nghị cử tri nêu trên đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình gửi đến Bộ Giao thông vận tải tại văn bản số 26/ĐĐBQH-VP ngày 10/5/2017 và Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời số 5930/BGTVT-KHĐT ngày 02/6/2017.

104. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT phối hợp với các Bộ, ngành trung ương ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thành tuyến đường Quốc lộ 8A đoạn Km37- Km85; sớm thi công đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua Hà Tĩnh [đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng]; xem xét, điều chỉnh quy mô tuyến đường Quốc lộ 1 đoạn tránh Đèo Con cho phù hợp [nâng cấp, mở rộng 8,8km đoạn cuối tuyến ĐT.555 có chiều rộng mặt đường tối thiểu 7,0m và bổ sung vuốt nối 3,2km thuộc ĐT.554].

Trả lời: Tại công văn số 8657/BGTVT-KHĐT ngày 03/8/2017

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL8A đoạn Km37- Km85+300, tỉnh Hà Tĩnh được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3051/QĐ-BGTVT ngày 22/10/2010 với tổng mức đầu tư 1.663 tỷ đồng, theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Dự án đã khởi công từ quý I/2014, trước mắt triển khai thi công đoạn từ Km37+00-Km52+003,4 [từ thị trấn Phố Châu đến đầu thị trấn Tây Sơn] dài 15km; cầu Rọ Đá tại Km78+329,21 và cầu cạn Sơn Hải tại Km82+39,38. Kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho dự án đến hết năm 2017 là 292 tỷ đồng. Bộ GTVT đã tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư để hoàn thành dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của Bộ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ bố trí cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 rất thấp, không đủ để cân đối bố trí cho hoàn thành toàn bộ dự án này trong giai đoạn 2016-2020, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam căn cứ kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2017 được giao [65 tỷ đồng] để thi công dứt điểm các hạng mục thuộc các gói thầu đang triển khai, đảm bảo hoàn thành các hạng mục công trình, không gây nợ đọng. Đối với các đoạn tuyến chưa triển khai cải tạo, nâng cấp, Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường duy tu để đảm bảo khai thác an toàn.

2. Dự án đườngbộ cao tốc Bắc - Nam: Thực hiện Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội, Chính phủ đã trình Quốc hội tại Tờ trình số 244/TTr-CP ngày 30/5/2017. Sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện theo quy định..

3. Quy mô xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua Đèo Con:

Tại Quyết định số 2121/QĐ-BGTVT ngày 19/7/2017, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua Đèo Con, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình. Theo đó, phạm vi xây dựng của dự án đã bao gồm việc mở rộng mặt đường đoạn từ Km16+100 - Km24+760 [lý trình đường tỉnh 555] như đề nghị của tỉnh Hà Tĩnh để đảm bảo đồng bộ bề rộng mặt đường trên tuyến.

Đối với nội dung đề nghị nâng cấp tuyến đường tỉnh 554 dài khoảng 3,2km, đoạn tuyến này thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của UBND tỉnh Hà Tĩnh và đã được phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 03/02/2015. Do vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ động bố trí ngân sách địa phương hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện. Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo các Bộ, ngành có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương cho đầu tư xây dựng.

105. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí vốn đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để xây dựng tuyến tránh thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng và đoạn tránh đèo Bó Củng trên Quốc lộ 4A; sớm đầu tư xây dựng dự án nâng cấp Quốc lộ 4A đoạn Km0-Km66, quy mô cấp III; xem xét, bố trí vốn để cải tạo, sửa chữa đoạn đường Km33-Km47, Km58-Km80 [tổng chiều dài 36km] trên Quốc lộ 4B, địa phận tỉnh Lạng Sơn. Vì đoạn đường này đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2004, hiện nay mặt đường đã bong bật, lồi lõm và hư hỏng nặng.

Trả lời: Tại công văn số 8427/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

- QL.4A đoạn qua tỉnh Lạng Sơn dài 66km [Km0-Km66], quy mô đường cấp IV miền núi, 2 làn xe, mặt đường bê tông nhựa; riêng đoạn Km8 - Km29 và Km40 - Km66 có mặt đường láng nhựa đang được Bộ GTVT triển khai đầu tư thảm bê tông nhựa, hoàn thành năm 2018.

- QL.4B đoạn qua tỉnh Lạng Sơn dài 82km [Km0-Km82], quy mô đường cấp IV, 2 làn xe, mặt đường bê tông nhựa. Đoạn Km33-Km47 và Km58-Km80 có mặt đường láng nhựa, đã bắt đầu xuống cấp, Bộ GTVT đã cho lập dự án cải tạo, nâng cấp mặt đường từ năm 2010.

Hiện nay, Bộ GTVT đã cho lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án: [1] Tuyến tránh thị trấn Na Sầm và đèo Bó Củng trên QL.4A, chiều dài 16,6km, đường cấp IV miền núi, 2 làn xe, kinh phí đầu tư khoảng 733 tỷ đồng; [2] Cải tạo, nâng cấp QL.4A đoạn qua tỉnh Lạng Sơn, đường cấp III miền núi [theo quy hoạch], kinh phí đầu tư khoảng 2211 tỷ đồng; [3] Cải tạo, nâng cấp mặt đường QL.4B đoạn Km33-Km47 và Km58-Km80, kinh phí đầu tư khoảng 455 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2016-2020 bố trí cho Bộ GTVT rất hạn chế, không thể cân đối để thực hiện đầu tư các dự án này.

Trước mắt, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam sử dụng nguồn vốn bảo trì để tăng cường duy tu, sửa chữa tuyến QL.4A, QL.4B qua tỉnh Lạng Sơn nhằm đảm bảo khai thác êm thuận, an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực.

106. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT bố trí vốn đầu tư xây dựng dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng [Km162+052] với QL1B [Km1+115] thuộc Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của TTgCP phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoan 3 đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 3354/QĐ-BGTVT ngày 25/10/2013.

Trả lời: Tại công văn số 7695/BGTVT-KHĐT ngày 13/7/2017

Về bố trí vốn đầu tư xây dựng nút giao khác mức: Đề xuất xây dựng nút giao khác mức giữa đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng [tại Km162+052] với QL1B [tại Km1+115] như kiến nghị của cử tri là phù hợp với kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 [nay là Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014] của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 3354/QĐ-BGTVT ngày 25/10/2013; tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực đầu tư, giai đoạn từ nay đến 2020 chỉ tập trung trả nợ đọng XDCB, thu hồi ứng trước, đối ứng ODA; số vốn còn lại chưa đáp ứng được nhu cầu các dự án đang triển khai dở dang nên không còn nguồn vốn để bố trí cho các dự án khởi công mới [trong đó có dự án xây dựng nút giao nêu trên].

107. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT xem xét ưu tiên đầu tư nâng cấp, xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.

Trả lời: Tại công văn số 7695/BGTVT-KHĐT ngày 13/7/2017

Về đề nghị xem xét ưu tiên đầu tư nâng cấp, xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn: Đến nay định hướng cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn hiện có và đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tiêu chuẩn khổ 1.435mm Hà Nội - Lạng Sơn [không phải đường sắt cao tốc như kiến nghị của cử tri] đã được xác định rõ trong Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 và Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ nguồn lực được bố trí và lộ trình đầu tư, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền triển khai thực hiện theo quy định.

108. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét, tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống Kè Sông Bôi thuộc các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và tổ chức nạo, vét luồng, tuyến đủ điều kiện để nối với luồng, tuyến giao thông thủy tỉnh Ninh Bình, tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến du lịch từ Lạc Thủy về Bái Đính, Tràng An. Đồng thời nâng cấp, cải tạo tuyến giao thông đường bộ Quốc lộ 21A tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 8415/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2017

Về đầu tư xây dựng kè sông Bôi và nâng cấp quốc lộ 21:

- Về đầu tư xây dựng kè sông Bôi: Bộ GTVT thống nhất với UBND tỉnh Hòa Bình về sự cần thiết đầu tư công trình này. Tuy nhiên, đây là công trình do UBND tỉnh Hòa Bình chịu trách nhiệm quản lý và đầu tư xây dựng­. Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chủ động cân đối nguồn vốn để đầu tư công trình này và trả lời Cử tri theo thẩm quyền.

- Về nâng cấp quốc lộ 21: Đoạn qua tỉnh Hòa Bình dài 49km [km 46 - km 95], gồm:

- Đoạn km46 - km59+500: Đã đ­ược đầu tư­ xây dựng đạt tiêu chuẩn đư­ờng cấp III, hiện tại, đang sử dụng bình thường;

- Đoạn km59+500 - km74: Đã được sửa chữa bằng nguồn vốn từ Quỹ bảo trì để đảm bảo êm thuận và an toàn giao thông, hoàn thành năm 2016.

+ Đoạn km74 - km95: Đã được đầu tư xây dựng hoàn thành 2014, tiêu chuẩn đường cấp IV, hiện tại đang sử dụng bình thường.

Do các nguồn vốn bố trí giai đoạn trung hạn [2016 - 2020] cho Bộ GTVT hết sức khó khăn nên việc đề nghị nâng cấp đoạn quốc lộ nói trên chưa thể triển khai trong giai đoạn này được.

109. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ xem xét, lắp đặt hệ thống cống thoát nước dọc tuyến Quốc lộ 50, đoạn qua địa bàn tỉnh Tiền Giang tại các khu vực đông dân cư, để thoát nước vừa đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực đông dân cư, vừa bảo vệ tuổi thọ công trình, kéo dài thời hạn sử dụng công trình, nhất là vào mùa mưa, tránh ứ đọng nước gây mất vệ sinh môi trường, và làm công trình dễ bị hư hỏng, mau xuống cấp.

Trả lời: Tại công văn 8562/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

Đoạn tuyến QL.50 qua địa bàn tỉnh Tiền Giang từ Km36+300 - Km88+626 đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống thoát nước dọc do Ban QLDA 7 làm chủ đầu tư [dự án hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2010-2013]. Riêng đoạn Km43-Km47+334 Ban QLDA 7 đang chuẩn bị triển khai thảm tăng cường mặt [trong dự án có bổ sung hệ thống rãnh thoát nước dọc]. Khi mới đưa vào sử dụng, không có hiện tượng đọng nước lề. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, do người dân nâng cao đất hai bên đường để làm nhà nên một số vị trí bị đọng nước cục bộ.

Do nguồn vốn bảo trì hạn hẹp, năm 2014, Bộ GTVT mới chỉ đầu tư một số đoạn đọng nước nước nặng từ Km71+275 - Km74+745.

Năm 2017, Bộ GTVT đã tiếp tục đầu tư thảm BTN mặt đường Km70+560 -Km74+745 [tuyến cũ]; Bổ sung hệ thống rãnh dọc đoạn Km70+560-Km74+245 [tuyến cũ] với kinh phí 14 tỷ.

Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang có ý kiến với UBND tỉnh Tiền Giang về việc cấp đất và san lấp mặt bằng xây dựng công trình dọc QL.50 làm ngăn chặn thoát nước dọc đường và mất an toàn giao thông.

110. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đối với với tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn tỉnh Tiền Giang:

- Kiến nghị Bộ xem xét lắp đặt cống ngầm hoặc nâng cấp hệ thống cống hở trên tuyến QL.1A tại các đoạn: Đoạn từ Ngã ba Phú Mỹ đến ấp Me - thị trấn Tân Hiệp vì hiện nay hệ thống cống hở trên đoạn này bị hư hỏng nặng, mưa lớn nước ngập ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân và dễ gây tai nạn giao thông; Đoạn cống dọc Quốc lộ 1A tại trường THCS Trung An bị lún sụp, cử tri đã kiến nghị nhiều lần, quan tâm sớm khắc phục, sửa chữa để tránh tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; Đoạn từ cầu Bà Đắc đến cầu An Cư trên Quốc lộ 1A, nhất là đoạn qua ngã ba An Cư vì hiện nay vào mùa mưa thường bị ngập dễ làm đường xuống cấp.

- Đề nghị Bộ xem xét xây dựng vòng xoay tại ngã ba An Thái Trung để người dân và học sinh thuận tiện đi lại.

- Đề nghị Bộ chỉ đạo đơn vị chức năng sớm duy tu, sửa chữa đoạn đường Quốc lộ 1A ngay Bến xe Cai Lậy. Vì hiện nay, đoạn đường này bị hư hỏng rất nhiều gây mất an toàn cho người tham gia giao thông khi lưu thông qua đoạn này.

- Đề nghị Tổng cục ĐBVN xem xét, giải quyết cho mở dải phân cách trước cổng Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang [xã Nhị Bình, huyện Châu Thành], nhằm tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển và cấp cứu bệnh nhân.

Trả lời: Tại công văn số 8562/BGTVT-KCHT ngày 31/7/2017

  1. Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang từ Km1954+790 - Km2025+113, trong đó: đoạn từ Km1967 - Km2025+113 nằm trong Dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy.

- Đoạn từ ngã ba Phú Mỹ Km1959+600 đến ấp Me Km1960+300 [T,P] thị trấn Tân Hiệp có hệ thống rãnh được dự án cải tạo nâng cấp QL.1 xây dựng từ năm 2005. Qua thời gian khai thác sử dụng, các tấm đan loại không chịu lực và hai thành rãnh dọc bể vỡ do xe tải đậu đỗ, người dân khu vực đông dân cư thường xuyên xả rác thải, đơn vị bảo trì phải thường xuyên nạo vét và thay thế các tấm đan bể vỡ. Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ xem xét nâng cấp đoạn rãnh dọc đoạn tuyến này để sử dụng lâu dài; Đoạn cống dọc QL.1 tại trường THCS Trung An [khoảng 20m bên trái đoạn Km1968+200] đã được đơn vị bảo trì đã kịp thời thay thế; Đoạn từ cầu Bà Đắc Km2006+060 đến cầu An Cư Km2006+914 thuộc Dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy. Ngày 3/6/2017, Nhóm công tác giúp việc Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đã kiểm tra hiện trường và yêu cầu Nhà đầu tư Dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy khắc phục tình trạng đọng nước mặt đường trên toàn phạm vi dự án.

- Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang có ý kiến với UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan xử lý triệt để tình trạng các đỗ xe tải ngang trong phạm vi đất bảo vệ, bảo trì đường bộ trên đoạn cầu Bà Đắc đến cầu An Cư để xếp hàng hóa [lúa gạo] gây mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến thoát nước mặt đường.

  1. Về xây dựng vòng xoay tại ngã ba An Thái Trung

Vòng xoay An Thái Trung tại Km2022+ 650 là nút giao giữa QL.1 với điểm đầu QL.30. Ngày 06/4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 589/TTg-KNT về việc bổ sung 02 hạng mục tăng cường mặt đường QL.1 đoạn ngã ba Trung Lương - cầu Mỹ Thuận [đoạn từ Km1967+000 - Km2028+134] và nút giao giữa QL.1 khu công nghiệp Tân Hương vào dự án BOT QL.1 tuyến tránh thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, Nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục liên quan để chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 của dự án. Vì vậy việc xây dựng vòng xoay tại ngã ba An Thái Trung đã nằm trong dự án BOT giai đoạn 2.

  1. Về hư hỏng Quốc lộ 1 ngay Bến xe Cai Lậy

Quốc lộ 1 qua khu vực bến xe Cai Lậy nằm trong Dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy. Để khắc phục tình trạng hư hỏng mặt đường, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo nhà đầu tư xử lý khắc phục để đảm bảo an toàn giao thông.

  1. Về đề nghị Tổng cục ĐBVN xem xét, giải quyết cho mở dải phân cách trước cổng Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang

Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang tại Km1979+950 QL1 [T], hiện tại đã có các điểm mở dải phân cách tại Km1979+000 và Km1980+600 [khoảng cách giữa hai khoảng mở hiện tại là 1,6 km]. Bộ GTVT giao Tổng cục ĐBVN phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương kiểm tra để xem xét việc điều chỉnh, bổ sung vị trí mở DPC giữa tại Bệnh viện tâm thần nhằm đảm bảo ATGT cũng như thuận tiện cho công tác vận chuyển cấp cứu bệnh nhân.

111. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Sớm có giải pháp đầu tư, nâng cấp nhà ga sân bay Chu Lai [tỉnh Quảng Nam] để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của nhân dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh ở khu vực duyên hải Miền Trung [hiện tại nhà ga sân bay Chu Lai đã quá tải so với nhu cầu đi lại của nhân dân].

Trả lời: Tại công văn số 8113/BGTVT-KHĐT ngày 24/7/2017

Hiện nay, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đang triển khai Dự án nâng cấp nhà ga hành khách hiện hữu lên công suất hơn 700.000 hành khách/năm, dự kiến hoàn thành trong đầu năm 2018. Như vậy tình trạng quá tải tại CHK Chu Lai trong thời gian vừa qua cơ bản được giải quyết.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đang giao Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch CHK Chu Lai làm cơ sở để kêu gọi đầu tư một số công trình cấp bách trong cảng như Nhà ga hành khác, đường cất hạ cánh,....; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang xây dựng phương án đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách mới theo quy hoạch điều chỉnh đáp ứng từ 4 - 5 triệu hành khách/ năm.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư CHK Chu Lai làm cơ sở tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng cảng đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương và khu vực.

112. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị đầu tư tuyến đường Quốc lộ 40B, trong đó ưu tiên sớm đầu tư: đoạn từ Quốc lộ 1A đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; cầu qua ngầm sông Trường [xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My] nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 14G từ huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đến trung tâm huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vì nhiều đoạn đường đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Trả lời: Tại công văn số: 8641/BGTVT-KHĐT ngày 03/8/2017

1. Về đầu tư tuyến đường Quốc lộ 40B [QL40B], trong đó ưu tiên sớm đầu tư: đoạn từ Quốc lộ 1A đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; cầu qua ngầm sông Trường [xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My] nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

QL40B đã được Bộ GTVT nâng cấp từ tuyến đường Nam Quảng Nam [Tam Thanh - Tam Kỳ - Trà My - Tắc Pỏ - Đắc Tô] tại Quyết định số 2825/QĐ-BGTVT ngày 16/9/2013, chiều dài toàn tuyến L=209,1 km, trong đó: đoạn qua tỉnh Quảng Nam dài 147,4 km; đoạn qua tỉnh Kon Tum dài 61,7 km. Trước đây, xác định là tuyến đường quan trọng, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định 1144/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2005 với quy mô đường cấp IV, 2 làn xe, dài 209,1 km, tổng mức đầu tư khoảng 2.072 tỷ đồng, trước mắt đầu tư giai đoạn 1 khoảng 60 km [trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Nam dài 46,1 km] với tổng mức đầu tư là 664 tỷ đồng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1561/TTg-KTTH ngày 03/10/2006, Bộ GTVT đã chuyển về cho tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum thực hiện quản lý và thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đến nay đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1. Do nguồn vốn khó khăn, giai đoạn 2 của dự án chưa được triển khai. Như vậy, Quốc lộ 40B đoạn qua tỉnh Quảng Nam đã được xây dựng cơ bản phù hợp theo quy hoạch dài 46,1 km, còn lại 101,3 km chưa được đưa vào cấp.

Để đầu tư 101,3 km đoạn còn lại phù hợp theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT đã tổng hợp dự án QL40B vào danh mục các dự án đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tuy nhiên, do nguồn vốn trung hạn 2016 - 2020 còn khó khăn, vì vậy việc đầu tư QL40B bằng nguồn vốn trung hạn 2016 - 2020 là chưa thực hiện được.

Theo đề xuất của UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ GTVT đã thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển mức vốn đầu tư xây dựng cầu vượt trực thông tại nút giao đường bộ, đường sắt tại vị trí giao cắt giữa Quốc lộ 1A [QL1A] và đường sắt Bắc Nam với đường trục chính nối từ cảng Tam Hiệp đến Khu công nghiệp ô tô Chu Lai Trường Hải và đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nan đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 để đầu tư QL40B đoạn từ nút giao giữa QL40B với đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với QL1A và đường ven biển tỉnh Quảng Nam để tăng hiệu quả khai thác QL1A và cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Về đầu tư cầu qua ngầm sông Trường [xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My] nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Hiện nay, cầu sông Trường [xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My] đã được Bộ GTVT tổng hợp trong danh mục các cầu yếu cần được sửa chữa, thay thế trong dự án Tín dụng ngành cải tạo cầu yếu, kết nối trên các quốc lộ giai đoạn 2, sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc [EDCF] và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Dự kiến đến cuối năm 2017, nhà tài trợ sẽ tiến hành thẩm định khoản vay cho dự án, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

3. Về nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 14G từ huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đến trung tâm huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vì nhiều đoạn đường đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Quốc lộ 14G dài khoảng 66km, từ Hòa Vang [Đà Nẵng] đến Đông Giang [Quảng Nam]. Hiện trạng đạt tiêu chuẩn cấp V, riêng các đoạn Km0+000 - Km1+000, Km15+756 - Km16+463, Km17+134 - Km17+566, Km20+427 - Km20+898, Km24+390 - Km24+600, dài 2,95km đạt tiêu chuẩn cấp IV. Theo quy hoạch được duyệt, QL14G đạt tiêu chuẩn cấp IV, 2 làn xe. Để phù hợp theo quy hoạch được duyệt, Bộ GTVT đã tổng hợp dự án vào danh mục các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ GTVT. Tuy nhiên, nguồn vốn trung hạn 2016 - 2020 còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ GTVT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn hợp pháp để triển khai dự án.

Để đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình khai thác và hạn chế sự xuống cấp của công trình, Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo Tổng cục ĐBVN tăng cường công tác duy tu sửa chữa trong năm 2017 bằng nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ với kinh phí khoảng 68,1 tỷ đồng.

113. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT và các ngành liên quan xem xét tiến độ triển khai Dự án xây dựng đường sắt Hạ Long - Yên Viên, đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng đời sống nhân dân sinh sống dọc tuyến đường đường sắt từ Hạ Long đến Đông Triều trong phạm vi quy hoạch xây dựng đường sắt. Trong nhiều năm qua, người dân không được xây dựng, sửa chữa, chuyển nhượng nhà ở, đất đai, nhưng cũng không được đền bù và di dời. Đề nghị Bộ và các ngành liên quan xem xét và giải quyết cho nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 8006/BGTVT-QLXD ngày 20/7/2017

Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân [Dự án] trong đó có đoạn đường sắt đi qua Đông Triều đến Hạ Long nằm trong danh sách các dự án phải đình hoãn theo chủ trương cắt giảm đầu tư công tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ nên việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng và thi công công trình đã tạm dừng từ năm 2011 đến nay do khó khăn về nguồn vốn. Quá trình thực hiện, ngày 07/6/2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 5921/VPCP-CN yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án đầu tư [bao gồm cả việc cân đối, bố trí và huy động vốn] để thực hiện Dự án đúng quy định, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ] báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Hiện nay, Bộ GTVT đang xây dựng phương án đầu tư để triển khai tiếp Dự án [bao gồm việc huy động nguồn vốn thực hiện và giải quyết các kiến nghị về công tác giải phóng mặt bằng] báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

114. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Nhà đầu tư đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 3 cũ đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới đã gây nhiều phản ứng đối với người dân. Cử tri kiến nghị Bộ Giao thông vận tải bỏ trạm thu phí trên Quốc lộ 3 cũ và đề nghị Chính phủ bố trí kinh phí hỗ trợ cho Nhà đầu tư hoặc cho phép Nhà đầu tư triển khai thu hoàn thiện những hạng mục còn lại của tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và thu phí trên tuyến Hà Nội - Thái Nguyên để hoàn vốn của cả dự án đường Thái Nguyên - Chợ Mới.

Trả lời: Tại công văn số 8465/BGTVT-ĐTCT ngày 28/7/2017

- Về chủ trương, phương án đầu tư:

Dự án đầu tư xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới thuộc quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013. Để tạo điều kiện lưu thông thuận lợi cho nhân dân, giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội, từ năm 2009 Bộ Giao thông vận tải đã triển khai nghiên cứu đầu tư đường Thái Nguyên - Chợ Mới bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn, không thể cân đối được nguồn vốn để triển khai.

Năm 2014, trên cơ sở đề xuất của địa phương, để có thể triển khai đầu tư tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới theo quy hoạch, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép nghiên cứu theo hình thức hợp đồng BOT. Trong quá trình nghiên cứu, đơn vị Tư vấn đã nghiên cứu phương án nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới hiện tại theo quy mô 4 làn xe. Theo phương án này, tất cả các phương tiện đi trên Quốc lộ 3 vẫn phải mất phí, tuy nhiên do Quốc lộ 3 hiện tại đi qua nhiều khu đông dân cư, kinh phí đầu tư rất lớn, không đảm bảo hiệu quả tài chính, tổng chi phí của người dân phải nộp lơn hơn.

Trên cơ sở đó, tư vấn đã nghiên cứu và đề xuất phương án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới [Bắc Kạn] giai đoạn trước mắt với quy mô 2 làn xe, đồng thời cải tạo, nâng cấp một số đoạn lưu thông khó khăn trên Quốc lộ 3 hiện tại, đảm bảo khai thác an toàn với quy mô 02 làn xe, kết hợp với đường Thái Nguyên - Chợ Mới cùng khai thác 04 làn xe. Với phương án này để đảm bảo hiệu quả tài chính, cần đặt 02 trạm thu phí [01 trạm trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới và 01 trạm trên Quốc lộ 3 hiện tại] để hoàn vốn.

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND tỉnh Thái Nguyên [văn bản số 1255/UBND-KTN ngày 27/5/2014] và UBND Bắc Kạn [văn bản số 1696/UBND-XDCB ngày 02/6/2016], Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới [Bắc Kạn] và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100 theo hình thực hợp đồng BOT [Dự án] và đặt 02 trạm thu phí [trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới và trên Quốc lộ 3 hiện tại] để hoàn vốn và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 5136/VPCP-KTN ngày 09/7/2014; Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3002/QĐ-BGTVT ngày 07/8/2014.

- Về trạm thu phí

Vị trí đặt trạm thu phí thu phí hoàn vốn cho Dự án đã được sự thống nhất của UBND tỉnh Thái Nguyên [văn bản số 476/UBND-KTN ngày 03/3/2015 và số 5020/UBND-CNN ngày 20/12/2016], UBND tỉnh Bắc Kạn [văn bản số 1696/UBND-XDCB ngày 02/6/2016] và Bộ Tài chính [văn bản số 15300/BTC-HCSN ngày 26/10/2015].

- Về việc xóa bỏ trạm thu phí trên Quốc lộ 3 hiện tại

Phương án không đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 3 đã được Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án. Tuy nhiên, trường hợp không đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 3, các phương tiện có xu hương lựa chọn lưu thông trên đường Quốc lộ 3 để tránh trạm thu phí trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới. Việc này không giải quyết được vấn đề về năng lực vận tải và tổ chức giao thông trên tuyến Quốc lộ 3, không đảm bảo an toàn giao thông và không hiệu quả về mặt tài chính; trong điều kiện nguồn ngân sách khó khăn, việc cân đối nguồn hỗ trợ của Nhà nước là không khả thi. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản số 1255/UBND-KTN ngày 27/5/2014 thống nhất phương án đầu tư đặt 02 trạm thu phí [trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới và trên Quốc lộ 3 hiện tại] để hoàn vốn.

- Về việc thu phí trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu đầu tư hoàn thiện tuyến đường Hà Nội - Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn đường cao tốc [loại A] trên cơ sở mở rộng mặt đường đoạn Km26+900 ÷ Km63+800; hoàn thiện hệ thống đường gom, đường ngang, nút giao Yên Bình và các hạng mục ATGT... đồng thời, hoàn trả các nhà thầu kinh phí đầu tư xây dựng còn thiếu. Theo tính toán, trường hợp bổ sung phương án thu phí trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên để hỗ trợ cho đường Thái Nguyên - Chợ Mới sẽ không hiệu quả về tài chính.

- Về việc giảm giá dịch vụ tại trạm thu phí trên Quốc lộ 3 cũ:

Bộ Giao thông vận tải đã nhận được ý kiến của người dân khu vực Dự án. Để giải quyết bức xúc của người dân khu vực lân cận trạm thu phí trên Quốc lộ 3, ngày 22/3/2017 Bộ GTVT đã tổ chức họp với UBND tỉnh Thái nguyên, Nhà đầu tư và đã thống nhất đề nghị Nhà đầu tư làm việc với các địa phương liên quan để thống nhất về phương án giảm giá dịch vụ và sau khi thống nhất mới triển khai thu phí tại trạm thu phí trên Quốc lộ 3 cũ theo tinh thần cuộc họp đã được các bên thống nhất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - nhà đầu tư - người sử dụng, phù hợp với các quy định của pháp luật.

115. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri xã Kim Đức, thành phố Việt Trì kiến nghị: Việc triển khai Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được người dân nhiệt thành ủng hộ. Tuy nhiên, kể từ khi thi công dự án đến khi đưa vào sử dụng, dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã nảy sinh một số tồn tại, hạn chế vẫn chưa được khắc phục như: Các cống qua đường cao tốc xả thải trực tiếp vào đất lúa của nhân dân gây ngập úng cục bộ; diện tích đất lúa bị sô bồi ngập úng chưa được hỗ trợ, giải quyết; hệ thống thủy lợi, việc thoát nước gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ GTVT xem xét chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam [VEC] sớm kiểm tra khắc phục sự cố trên.

Trả lời: Tại công văn số 8916/BGTVT-CQLXD ngày 09/8/2017

Sau khi nhận được Văn bản số 415/BDN ngày 15/6/2017 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuyển kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, trong đó có nội dung liên quan đến đề nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ, Bộ GTVT đã có Văn bản số 7801/BGTVT-CQLXD ngày 17/7/2017 chỉ đạo VEC kiểm tra, rà soát thực tế hiện trường và phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương để giải quyết dứt điểm các ý kiến kiến nghị của cử tri, tránh tình trạng kiến nghị nhiều lần, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Trên cơ sở báo cáo của VEC tại văn bản số 2596/VEC-QLTC ngày 27/7/2017 về việc thực hiện các nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ, Bộ GTVT có ý kiến trả lời như sau:

1. Về nội dung phản ánh: “Cống qua đường cao tốc xả thải trực tiếp vào đất lúa của nhân dân gây ngập úng cục bộ; hệ thống thủy lợi, việc thoát nước gặp khó khăn”.

Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận xã Kim Đức đã được thông xe đưa vào khai thác từ ngày 06/4/2014 và khai thác toàn tuyến từ ngày 21/9/2014. Hệ thống thoát nước đã được thi công, hoàn thiện theo thiết kế được duyệt, trong quá trình thiết kế, thi công các vị trí cống thoát nước qua đường đã được thỏa thuận với địa phương về vị trí, cao độ đáy cống, độ dốc ngang hợp lý đảm bảo không gây xói cục bộ và đã được tính toán thủy văn đảm bảo yêu cầu thoát nước qua đường cao tốc. Trong quá trình khai thác vận hành đường cao tốc, đơn vị quản lý sử dụng - Công ty CP Vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam [VEC O&M] là đơn vị thuộc VEC thường xuyên khơi thông, nạo vét dòng chảy các cống qua đường cao tốc và hệ thống rãnh thoát nước đảm bảo thoát nước, không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GTVT tiếp tục giao VEC kiểm tra thực tế và làm việc với địa phương để khắc phục triệt để, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

2. Về nội dung phản ánh: “Diện tích đất lúa bị sô bồi ngập úng chưa được hỗ trợ, giải quyết”.

- Trong quá trình thi công, VEC đã phối hợp cùng Nhà thầu kiểm tra, giải quyết vấn đề ảnh hưởng do thi công đường cao tốc trên địa phận các xã có đường cao tốc đi qua, trong đó có địa phận xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đến nay, vấn đề ảnh hưởng do thi công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành tại 21/26 xã. Đối với 5 xã còn lại [Hoàng Cương, Tiên Kiên, Kim Đức, Phượng Lâu, Hùng Lô], Nhà thầu đã có văn bản gửi cho các xã đề xuất phương án khắc phục. Tuy nhiên đến nay, các xã chưa hoàn toàn thống nhất với đề nghị của Nhà thầu do còn có kiến nghị bổ sung. Bộ GTVT giao VEC và các Nhà thầu tiếp tục phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát và thống nhất với địa phương và các đối tượng bị ảnh hưởng để giải quyết dứt điểm trong tháng 8/2017.

- Đối với trường hợp các thửa đất nông nghiệp còn lại nhỏ lẻ, không canh tác được nằm ngoài phạm vi GPMB dự án: Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ thực hiện việc đánh giá lại hạng đất nông nghiệp, mức độ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cơ sở phê duyệt bổ sung phương án bồi thường hỗ trợ. Bộ GTVT giao VEC đảm bảo kinh phí từ nguồn GPMB của dự án cho địa phương thực hiện.

116. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Kiến nghị Bộ GTVT có chính sách để hỗ trợ di dời đối với các hộ dân có nhà, công trình xây dựng nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt vì họ không thể xây dựng, sửa chữa khi nhà và công trình xây dựng xuống cấp, không đảm bảo cuộc sống.

Trả lời: Tại công văn số 9031/BGTVT-KCHT ngày 11/8/2017

1. Về hành lang an toàn giao thông đường sắt:

- Theo điểm a khoản 3 Điều 17 Luật Đường sắt năm 2005 quy định trách nhiệm của UBND các cấp: Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng và tái định cư cho nhân dân.

- Theo khoản 3 Điều 35 Luật Đường sắt năm 2005 quy định: Trong hành lang an toàn giao thông đường sắt chỉ được phép trồng cây thấp dưới 1,5m và phải trồng cách mép chân nền đường đắp ít nhất 2m, cách mép đỉnh mái đường đào ít nhất 5m hoặc cách mép ngoài rãnh dọc thoát nước dọc của đường, rãnh thoát nước đỉnh ít nhất 3m”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, nhà ở và công trình khác nằm trong hành lang ATGT đường sắt nhất thiết phải được di dời nhằm đảm bảo ATGT đường sắt. Việc di dời các công trình hiện hữu nằm trong hành lang ATGT đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã có Quyết định số 3067/QĐ-BGTVT ngày 11/8/2014 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, trong đó có nội dung thực hiện đền bù giải tỏa hành lang an toàn đường sắt. Tuy nhiên, đến nay do chưa được bố trí kinh phí, công tác giải tỏa công trình nằm trong hành lang ATGT đường sắt chưa được thực hiện.

3. Đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Bộ GTVT triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm chấn chỉnh việc giao, cho thuê đất và sử dụng đất trong phạm vi hành lang ATGT đường sắt và thực hiện quản lý đất dành cho đường sắt theo quy định hiện hành.

Đối với công trình nhà ở nằm trong hành lang an toàn đường sắt bị xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, cho phép thực hiện sửa chữa tạm thời, không được cơi nới, không được xây dựng công trình nhà ở kiên cố để đảm bảo an toàn công trình nhà ở của người dân trong khi chưa được bố trí kinh phí để đền bù, giải toả công trình nằm trong hành lang ATGT đường sắt theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

117. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Cử tri các huyện Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái kiến nghị: Việc thi công xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân thuộc khu vực đường cao tốc đi qua đến nay vẫn chưa được khắc phục, cụ thể như: Các tuyến đường Tỉnh lộ 163 và 166 được sử dụng làm đường công vụ để thi công tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, đến nay chưa được đầu tư kinh phí để tự duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp tuyến đường như đã cam kết; hệ thống đường gom dân sinh [đường kết nối với đường gom, đường kết nối vào khu sản xuất…], cống chui, đường kết nối cống chui, công trình thủy lợi, hạ tầng các khu tái định cư chưa được đầu tư, xây dựng hoàn thiện; việc bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng do quá trình thi công, vận hành gây ra chưa được giải quyết dứt điểm [sạt lở khu tái định cư, đất đá vùi lấp ruộng vườn, ngập úng đất sản xuất…]. Mặc dù chính quyền địa phương có liên quan đã ban hành nhiều văn bản đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu thi công xem xét giải quyết, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, cho đến nay các bên liên quan vẫn chưa bố trí thời gian xuống làm việc với dân và chính quyền địa phương; đồng thời, có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần quan tâm quyết liệt hơn trong chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vướng mắc phát sinh hậu công trình, tránh gây bức xúc cho người dân.

Trả lời: Tại công văn số 8917/BGTVT-CQLXD ngày 08/7/2017

Sau khi nhận được Văn bản số 415/BDN ngày 15/6/2017 của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuyển kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, trong đó có nội dung liên quan đến đề nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, Bộ GTVT đã có Văn bản số 7801/BGTVT-CQLXD ngày 17/7/2017 chỉ đạo VEC kiểm tra, rà soát thực tế hiện trường và phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương để giải quyết dứt điểm các ý kiến kiến nghị của cử tri, tránh tình trạng kiến nghị nhiều lần, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Trên cơ sở báo cáo của VEC tại văn bản số 2596/VEC-QLTC ngày 27/7/2017 về việc thực hiện các nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, Bộ GTVT có ý kiến trả lời như sau:

1. Về nội dung phản ánh: "Các tuyến đường Tỉnh lộ 163 và 166 được sử dụng làm đường công vụ để thi công tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng đến nay chưa được đầu tư kinh phí để tự duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp tuyến đường như đã cam kết".

- Trong quá trình thi công Nhà thầu thi công có sử dụng một phần tuyến đường Tỉnh lộ 163 và 166 làm đường phục vụ thi công tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, VEC đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo Nhà thầu duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn cho phương tiện và người dân tham gia lưu thông trên tuyến. Sau khi thi công hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng đường cao tốc, từ ngày 18/9/2014 đến ngày 25/11/2014, Nhà thầu đã tiến hành sửa chữa hoàn trả tuyến đường TL166 và bàn giao lại cho chính quyền địa phương để quản lý khai thác và đã có Biên bản bàn giao cho chính quyền địa phương tiếp tục quản lý [Biên bản làm việc ngày 25/11/2014 đính kèm];

- Sau khi thông xe đưa vào khai thác, sử dụng đường cao tốc, Nhà thầu không sử dụng lại hai tuyến đường Tỉnh lộ 163 và 166 nêu trên, do đó theo quy định, việc duy tu bảo dưỡng, nâng cấp định kỳ, thường xuyên các tuyến đường Tỉnh lộ 163 và 166 sử dụng nguồn kinh phí bảo trì, bảo dưỡng hàng năm của địa phương. Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chỉ đạo các cấp chính quyền, đơn vị quản lý duy tu, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo an toàn khai thác cho người và phương tiện tham gia trên tuyến.

2. Về nội dung phản ánh: "Hệ thống đường gom dân sinh [đường kết nối đường gom, đường kết nối vào khu sản xuất…], cống chui, đường kết nối cống chui, công trình thủy lợi, hạ tầng các khu tái định cư chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện".

- Theo hồ sơ thiết kế được duyệt đã tính toán chi tiết, làm việc và thống nhất với chính quyền địa phương, thiết kế đầy đủ hệ thống các công trình phục vụ dân sinh như: Hệ thống hầm giao thông dân sinh, đường gom dân sinh, cống thoát nước, kênh, mương thủy lợi, ... Trong quá trình thi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, VEC và Nhà thầu thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương các cấp kiểm tra rà soát hệ thống mương thủy lợi, đường dân sinh cắt ngang qua đường để thiết kế, thi công bổ sung đấu nối, hoàn trả cho địa phương phù hợp với điều kiện thực tế hiện trường. Đến tháng 12/2015, Dự án đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục này, trong đó đã bổ sung nhiều công trình dân sinh như đường gom, kênh mương thủy lợi, cống thoát nước, ... theo đề nghị của nhân dân và chính quyền địa phương. Cụ thể, đã bổ sung 04 hầm giao thông dân sinh, 72 cống thoát nước, 20 km đường gom và đường hoàn trả dân sinh, 49 vị trí kênh mương thủy lợi trên tuyến;

- Mặt khác, sau khi Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác vận hành, VEC đã tiếp tục phối hợp với Sở GTVT Yên Bái, UBND các huyện, các xã có đường cao tốc đi qua để kiểm tra, rà soát từng vị trí đường gom dân sinh và hệ thống mương thủy lợi phải điều chỉnh sửa chữa để phục vụ việc đi lại và đảm bảo canh tác của các hộ dân [các Biên bản làm việc ngày 20/5/2016 và 08/6/2016], việc thực hiện cụ thể như sau:

+ Về đường gom dân sinh: Đến nay, Nhà thầu đã sửa chữa thi công hoàn thành các vị trí đường gom dân sinh và bàn giao toàn bộ các đường gom này cho địa phương quản lý khai thác vận hành [Chi tiết như Biên bản bàn giao đường gom qua địa phận các địa phương đính kèm gồm: Phường Hợp Minh, Tp. Yên Bái ngày 20/10/2016 và ngày 31/10/2016; xã Âu Lâu, Tp. Yên Bái ngày 19/10/2016; xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên ngày 25/10/2016; xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên ngày 31/10/2016; xã Y Can, huyện Trấn Yên ngày 24/10/2016; xã Quy Mông, huyện Trấn Yên ngày 31/10/2016; xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên ngày 31/10/2016; xã Xuân Ái, huyện Văn Yên ngày 05/5/2016; xã An Thịnh, huyện Văn Yên ngày 25/10/2016; đường Đông An - Phong Dụ Đông An và Phong Dụ, huyện Văn Yên ngày 3/4/2015; xã An Thịnh, xã Tân Hợp, xã Đông An, xã Châu Quế Hạ, xã Châu Quế Thượng - huyện Văn Yên ngày 30/9/2015].

+ Về hệ thống mương thủy lợi: Có 03 vị trí cần phải sửa chữa, đến nay Nhà thầu đã hoàn thành công tác sửa chữa và bàn giao lại cho địa phương [Biên bản xác nhận sửa chữa 03 vị trí mương thủy lợi trên địa bàn xã Yên Hợp, huyện Văn Yên ngày 09/2/2017 đính kèm].

- Về ý kiến "Hạ tầng các khu tái định cư chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện": Đối với hạ tầng xây dựng các khu tái định cư là một phần khối lượng công việc trong công tác GPMB do địa phương làm Chủ đầu tư nên đề nghị Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chỉ đạo các Chủ đầu tư dự án thành phần GPMB của địa phương báo cáo, giải trình ý kiến của cử tri.

3. Về nội dung phản ánh: "việc bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng do quá trình thi công, vận hành gây ra chưa được giải quyết dứt điểm như: Sạt lở khu tái định cư, đất đá vùi lấp ruộng vườn, ngập úng đất sản xuất…".

- Trong quá trình thi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, VEC và các Nhà thầu thi công luôn chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để giải quyết kịp thời những ảnh hưởng do việc thi công của Nhà thầu gây ra và các Nhà thầu cũng đã kịp thời chi trả toàn bộ số tiền gây ảnh hưởng trong quá trình thi công cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án, đến nay tổng số kinh phí nhà thầu đã chi trả bồi thường cho các hộ dân là: 15,9 tỷ đồng, trong đó: huyện Trấn Yên 4,5 tỷ đồng, thành phố Yên Bái là 1,75 tỷ đồng, huyện Văn Yên là 9,7 tỷ đồng. Về việc này, VEC cũng đã có các Văn bản số 948/VEC-QLTC ngày 30/3/2016; số 794/VEC-QLTC ngày 17/3/2017 báo cáo chi tiết UBND tỉnh Yên Bái.

- Đối với những khu vực bị ảnh hưởng nằm ngoài phạm vi GPMB của Dự án:

+ Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái thực hiện việc đánh giá lại hạng đất nông nghiệp, mức độ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cơ sở phê duyệt bổ sung phương án bồi thường hỗ trợ. Bộ GTVT giao VEC đảm bảo kinh phí từ nguồn GPMB của dự án cho địa phương thực hiện.

+ Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, VEC đã có các Văn bản số 1994/VEC-QLTC ngày 16/6/2017; số 166/NEPMU-QLTC ngày 7/3/2017; số 233/NEPMU-QLTC ngày 17/3/2017 đề nghị UBND tỉnh Yên Bái và UBND các huyện đôn đốc các địa phương thực hiện đảm bảo quyền lợi cho nhân dân theo các quy định hiện hành.

118. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 14C, vì đây là tuyến huyết mạch nối các huyện Chư Prông, Đức Cơ và Chư Pưh tỉnh Gia Lai, hiện nay xuống cấp khó đi lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 9092/BGTVT-KHĐT ngày 14/8/2017

Quốc lộ 14C đi qua địa phận các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai dài khoảng 91 km.

- Giai đoạn 1: Quy mô cấp IV miền núi, tổng mức đầu tư khoảng 138 tỷ đồng, đã đầu tư hoàn thành nền, mặt đường từ năm 2010 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

- Giai đoạn 2: Bộ GTVT đã có Quyết định số 1978/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2010 phê duyệt dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 428 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào nguồn vốn được giao [khoảng 100 tỷ đồng], Bộ GTVT đã triển khai trước các đoạn: Km124 - Km130, Km152 - Km162 và Km196 - Km202. Các đoạn còn lại khoảng 60km đã được Bộ GTVT đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép tiếp tục đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, nguồn vốn dự kiến được giao rất hạn chế nên Bộ GTVT chưa thể cân đối vốn cho dự án. Trong khi chưa triển khai thực hiện đầu tư được ngay, Bộ GTVT sẽ giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác duy tu, sửa chữa và đảm bảo an toàn giao thông.

119. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Hiện nay, Quốc lộ 14G xuống cấp và có những đoạn hư hỏng nặng, nhất là các ngầm qua suối, dẫn đến việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 14G, trước mắt là 2 ngầm Dốc Rùa xã Ating và cầu Sông Vàng xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Trả lời: Tại công văn số 9481/BGTVT-KHĐT ngày 21/8/2017

Quốc lộ 14G dài khoảng 66km, từ Hòa Vang [Đà Nẵng] đến Đông Giang [Quảng Nam]. Hiện trạng đạt tiêu chuẩn cấp V, riêng các đoạn Km0+000 - Km1+000, Km15+756 - Km16+463, Km17+134 - Km17+566, Km20+427 - Km20+898, Km24+390 - Km24+600, dài 2,95km đạt tiêu chuẩn cấp IV. Theo quy hoạch được duyệt, QL14G đạt tiêu chuẩn cấp IV, 2 làn xe. Để phù hợp theo quy hoạch được duyệt, Bộ GTVT đã tổng hợp dự án vào danh mục các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ GTVT. Tuy nhiên, nguồn vốn trung hạn 2016 - 2020 còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ GTVT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn hợp pháp để triển khai dự án.

Để đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình khai thác và hạn chế sự xuống cấp của công trình, Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo Tổng cục ĐBVN tăng cường công tác duy tu sửa chữa trong năm 2017 bằng nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ với kinh phí khoảng 68,1 tỷ đồng, trong đó có ngầm Dốc Rùa xã Ating.

120. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị:

Trả lời: Tại công văn số 9297/BGTVT-CQLXD ngày 19/8/2017

1. Việc kiểm tra thực tế, rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đến đời sống, sản xuất, giao thông đi lại, phát triển kinh tế của người dân khu vực tuyến đường đi qua:

- Trong bước thiết kế kỹ thuật: Từ năm 2012, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam [VEC], Ban Quản lý dự án và Tư vấn thiết kế đã lấy ý kiến thỏa thuận với các địa phương về tất cả những vấn đề liên quan thiết kế tuyến cao tốc. Năm 2015, Tổ công tác rà soát điều chỉnh thiết kế kỹ thuật dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi của Bộ GTVT tiếp tục kiểm tra, rà soát, sau đó VEC, Ban QLDA đã cùng các địa phương thống nhất chi tiết về việc bổ sung, điều chỉnh nhiều cống chui, đường gom, cống và kênh mương thủy lợi.

- Trong quá trình thi công: VEC, Ban QLDA đã yêu cầu Tư vấn và các Nhà thầu xây lắp cập nhật địa hình, thuỷ văn trong bước triển khai thiết kế bản vẽ thi công; cập nhật các thay đổi, nâng cấp của địa phương đối với đường ngang, hệ thống kênh mương thuỷ lợi, cập nhật các yêu cầu của nhân dân và chính quyền địa phương, đề ra các giải pháp khắc phục các tồn tại của thiết kế, tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất để điều chỉnh thiết kế cho phù hợp [hầu hết các yêu cầu chính đáng của nhân dân và chính quyền địa phương về việc bổ sung, điều chỉnh thiết kế để đáp ứng việc đi lại và sản xuất đã được Bộ GTVT, VEC chấp thuận]. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, đoạn tuyến 90km qua địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có điều chỉnh tăng khẩu độ 12 cống chui dân sinh, 42 cống thuỷ lợi; điều chỉnh 25 đoạn đường gom [7,850km], 19 đoạn mương thuỷ lợi [2,3km]; bổ sung 34 cống chui dân sinh, 115 cống thuỷ lợi, 49 đoạn đường gom [16,060km] và 61 đoạn mương thuỷ lợi [6,425km].

2. Công tác nạo vét phần đất, đá trong quá trình thi công làm lấp ruộng lúa, mương thủy lợi và khơi thông cống thoát nước chống ngập úng phía Tây tuyến:

Việc xử lý bồi lấp đối với kênh mương, ruộng của nhân dân 2 bên tuyến cao tốc, thanh thải vật liệu thừa, xử lý ngập úng đã và đang được các Nhà thầu thực hiện dọc tuyến cao tốc qua địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trong các ngày 09/8/2017 và 11/8/2017, Ban QLDA phối hợp cùng địa phương [Sở GTVT, UBND các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình] và các xã dọc tuyến cao tốc đã đi kiểm tra hiện trường để rà soát lại toàn bộ theo các kiến nghị của nhân dân.

3. Việc bồi thường thiệt hại do quá trình thi công làm hư hỏng mồ mả, nhà ở của nhân dân xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh:

Đối với việc đền bù rung nứt nhà của một số hộ dân tại xã Tam Đàn - huyện Phú Ninh, UBND xã Tam Đàn có đơn kiến nghị về bồi thường rung nứt nhà [văn bản 576/UBND-TĐ ngày 29/5/2017]: Tổng số 27 hộ bị ảnh hưởng rung nứt, trong đó 14 hộ ban đầu đã có hồ sơ kiểm định và dự toán bồi thường theo hướng dẫn UBND tỉnh Quảng Nam tại Văn bản số 2249/UBND-KTN ngày 28/5/2015 và thông qua UBND huyện đã chi trả được 13 hộ [1 hộ chưa nhận tiền còn khiếu nại mức đền bù]; 13 hộ mới phát sinh đã lập Biên bản kiểm định, đang lập dự toán chi phí bồi thường, dự kiến phê duyệt hồ sơ và chi trả cho hộ dân vào cuối tháng 8/2017.

4. Về công tác sửa chữa tuyến đường ĐT615 và một số đường dân sinh trên địa bàn huyện Phú Ninh bị hư hỏng do các phương tiện thi công tuyến đường cao tốc gây ra:

Trên địa bàn huyện Phú Ninh, Nhà thầu xây lắp có sử dụng 9 tuyến đường để chuyên trở vật liệu [ĐH1, ĐH2, ĐH3, ĐH5, ĐH6, ĐH7, ĐH10, QL40B, TL615] để thi công Gói thầu số 7. Việc xác định các tuyến đường nói trên và quy mô hoàn trả đã được Ban QLDA phối hợp cùng địa phương xác nhận tại Biên bản kiểm tra ngày 25/10/2016.

Từ thời điểm lập Biên bản đến hết tháng 6/2017, các Nhà thầu vẫn sử dụng đường địa phương để chở vật liệu nên việc hoàn trả theo thời hạn trong Biên bản chưa thực hiện được [Nhà thầu có thực hiện việc duy tu, sửa chữa]. Hiện nay, Ban QLDA đã yêu cầu Nhà thầu tiến hành khảo sát, lập bản vẽ thi công trình Ban QLDA xem xét và lấy ý kiến thống nhất với Sở GTVT tỉnh Quảng Nam trước khi thi công hoàn trả đường địa phương nói trên. Các vấn đề còn tồn tại này dự kiến sẽ được giải quyết xong trong quý III năm 2017.

121. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ xem xét cho mở rộng dãy phân cách đoạn qua cống Tân Hiệp [chợ thị trấn Tân Hiệp] vì khoảng cách này quá hẹp, trong khi lượng người và các hoại xe qua lại rất đông, nhất là những giờ cao điểm, thường xảy ra tai nạn giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 9242/BGTVT-KCHT ngày 16/8/2017

Về vấn đề này, Bộ GTVT trả lời như sau:

- Cống Tân Hiệp có lý trình tại Km1960+250 QL.1 [phía bên trái tuyến] thuộc thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. QL.1 đoạn qua cống Tân Hiệp có khu dân cư đông đúc dọc hai bên đường; có bề rộng 04 làn xe cơ giới và 02 làn xe thô sơ; dải phân cách [DPC] giữa dạng bó vỉa rộng 2m, phía trong đổ đất trồng hoa. Hướng TP.HCM có điểm mở DPC giữa rộng 12m tại Km1960+120, hướng đi Vĩnh Long có điểm mở DPC giữa rộng 50m tại Km1960+450.

- Tình hình giao thông: vào giờ cao điểm có nhiều xe từ chợ Tân Hiệp và trên QL.1 hướng Vĩnh Long đi TP. HCM có nhu cầu quay đầu để qua đường vào khu dân cư phía bên phải QL.1 nhưng chiều rộng mở DPC giữa tại Km1960+120 hiện hữu là 12m hạn chế khả năng lưu thông dòng xe quay đầu, dẫn đến các phương tiện dừng chờ quay đầu tràn ra phần đường xe chạy bên trái QL.1, thường xảy ra ùn tắc giao thông và xảy ra TNGT. Do vậy, Bộ GTVT thống nhất chủ trương điều chỉnh mở rộng DPC giữa tại Km1960+120 đảm bảo không bị ùn tắc và an toàn giao thông.

- Giao Tổng cục ĐBVN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh Tiền Giang tổ chức thực hiện việc điều chỉnh mở rộng DPC giữa tại Km1960+120; báo cáo kết quả thực hiện về Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ GTVT và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.

122. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ xem xét, lập quy hoạch đầu tư xây dựng cảng biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đối với các địa phương có đường bờ biển dài để phát triển giao thông vận tải hàng hải, hạn chế lưu thông đường bộ đối với việc vận tải hàng hóa nhằm giảm tai nạn giao thông đường bộ và giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành để có lợi cho người tiêu dùng.

Trả lời: Tại công văn số 9007/BGTVT-KHĐT ngày 10/8/2017

- Triển khai Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Bộ GTVT đã rà soát, cập nhật và phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long [nhóm cảng biển số 6] tại Quyết định số 3383/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2016.

- Quá trình rà soát, cập nhật Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 6, Bộ GTVT đã căn cứ các yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; đánh giá, phân tích các yếu tố về: kết cấu hạ tầng giao thông kết nối giữa các phương thức vận tải; cập nhật, liên kết với các quy hoạch chuyên ngành khác và các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; khả năng phát huy thế mạnh của từng địa phương trong vùng... Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm phát triển, lựa chọn mục tiêu, phương án quy hoạch tối ưu, phù hợp. Theo đó, cần phát triển các cảng phù hợp với khả năng và tiến trình cải tạo nâng cấp luồng cửa sông tại đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu khả năng phát triển cảng hướng mạnh ra biển, tạo động lực phát triển các khu kinh tế, công nghiệp - đô thị ven biển; đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng, đảm bảo thực hiện tốt vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng; tạo tiền đề quan trọng để hình thành hệ thống giao thông vận tải đồng bộ liên hoàn, tổ chức tối ưu hoạt động vận tải, nâng cao hiệu quả khai thác mạng giao thông nội vùng và liên vùng.

- Từ quan điểm, mục tiêu phát triển nêu trên, Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 6 đã nghiên cứu, tính toán dự báo về lượng hàng, đội tàu, tình hình phát triển tại khu vực và các chiến lược, nguồn lực trong phạm vi ngành, địa phương và quốc gia đảm bảo tính khoa học, hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật và tính khả thi, trên cơ sở đó đã xác định rõ những cảng biển, bến cảng có vai trò đầu mối, quan trọng đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của địa phương và khu vực.

- Theo nội dung phê duyệt tại các quyết định nêu trên, Nhóm cảng biển số 6 gồm các cảng biển: Cảng biển Cần Thơ là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực [Loại I] các cảng biển tổng hợp địa phương [Loại II] gồm: Cảng biển Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang. Đối với cảng biển Cần Thơ được xác định là cảng biển đầu mối quốc gia, đóng vai trò chủ lực của vùng hiện có các khu bến:

+ Khu bến Cái Cui đang hoạt động, khai thác là khu bến chính của cảng biển Cần Thơ, chủ yếu làm hàng tổng hợp, hiện có thể phục vụ cho tàu biển trọng tải đến 20.000 tấn. Thời gian tới theo quy hoạch, khu bến Cái Cui sẽ được hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đồng bộ hiện đại, gắn kết với khu đầu mối logistics phía sau cảng để đảm nhận vai trò là khu bến chính làm hàng tổng hợp, công ten nơ của cảng trung tâm đầu mối khu vực, năng lực thông qua đến năm 2020 đạt khoảng 2,0-2,5 triệu tấn/năm, năm 2030 đạt khoảng 4,0-5,0 triệu tấn/năm.

+ Khu bến Trà Nóc - Ô Môn - Thốt Nốt đang hoạt động phục vụ cho tàu 5.000 tấn, sẽ được nâng cấp phát triển mở rộng bến, làm hàng khô tổng hợp với cầu bến cho tàu trọng tải đến 10.000 tấn.

+ Khu bến Hoàng Diệu, Bình Thủy là khu bến làm hàng tổng hợp, công ten nơ hiện đang hoạt động, khai thác, phục vụ cho tàu đến 15.000 tấn. Thời gian tới tiếp tục duy trì và nâng cấp bến cảng Hoàng Diệu hiện có.

- Ngoài ra còn có các bến chuyên dùng, vệ tinh khác cùng với các cảng địa phương [loại II] khu vực sông Tiền, sông Hậu đang hoạt động, khai thác. Theo quy hoạch, cảng biển Trà Vinh sẽ xây dựng mới khu bến Định An trong bể cảng tạo bởi đê ngăn sóng của dự án nhiệt điện Duyên Hải và dự án luồng kênh Quan Chánh Bố, tiếp nhận tàu 30.000 đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn, cùng với khu logistics sau cảng, đáp ứng năng lực thông qua năm 2030 khoảng 3,6 đến 5,4 triệu tấn/năm. Đây là cảng chính của Trà Vinh về lâu dài và cảng tổng hợp, công ten nơ tiềm năng cho tàu biển trọng tải lớn làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp của đồng bằng sông Cửu Long cho các tuyến nội Á và khu vực.

- Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên các tuyến biển xa, sẽ hình thành các Trung tâm logistics để thực hiện gom hàng và tập trung tới cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu [Cái Mép - Thị Vải] qua các tuyến đường bộ, đường thủy tại khu vực.

- Quy hoạch Nhóm cảng biển số 6 cũng đã chỉ rõ các luồng hàng hải quan trọng cần ưu tiên đầu tư nâng cấp, đảm bảo đưa tàu trọng tải phù hợp đến các cảng biển, tạo các tuyến vận tải biển liên vùng và nội Á. Cụ thể, Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố [đưa vào sử dụng năm 2017] có thể cho phép tàu 10.000 tấn đầy tải, 20.000 tấn giảm tải hành hải. + Tiếp tục duy trì độ sâu luồng qua cửa Định An cho tàu trọng tải 5.000 tấn đầy tải và 10.000 tấn vơi tải ra vào có lợi dụng triều; duy trì ổn định khai thác các tuyến luồng cửa Tiểu [sông Tiền], cửa Bồ Đề [sông Cái Lớn], luồng vào các bến cảng Hòn Chông, An Thới, Vịnh Đầm - Phú Quốc.

- Bộ GTVT đang thực hiện rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 9/2017.

- Bộ GTVT cũng đã hoàn thành đầu tư nâng cấp 652 km đường thủy đạt cấp 3 tại dự án Hai tuyến đường thủy phía Nam và 401 km đường thủy đạt cấp 3 tại dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long [dự án WB5] và đang thực hiện công tác lập dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam sử dụng Quỹ PPTAF với mục tiêu Rà soát và cập nhật Nghiên cứu khả thi hành lang đường thủy Măng Thít - Chợ Gạo và Nghiên cứu hành lang logistics từ đồng bằng sông Cửu Long đến cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.

123. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Để tăng tính kết nối vùng, khu vực, cử tri đề nghị Chính phủ sớm bố trí vốn cho các dự án đầu tư các công trình giao thông thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng. Cụ thể là: các tuyến đường ĐT952, ĐT955A, ĐT954, ĐT942, ĐT848 thành Quốc lộ 80.

Trả lời: Tại công văn số 9182/BGTVT-KHĐT ngày 15/8/2017

- Đối với ĐT.952 và ĐT.942: Bộ GTVT đang dự kiến nâng lên thành Quốc lộ 80B và đã có Văn bản số 8563/BGTVT-KCHTGT ngày 31/7/2017 trả lời kiến nghị cử tri về vấn đề này [kính gửi kèm theo].

- Đối với các tuyến đường tỉnh còn lại [ĐT.955A, ĐT.954, ĐT.848]: Bộ GTVT thống nhất về chủ trương đầu tư xây dựng các tuyến đường nêu trên để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, đây là công trình do địa phương quản lý và đầu tư, theo quy định của Luật Ngân sách, nguồn vốn bố trí cho Bộ GTVT không thể đầu tư cho công trình này. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh An Giang báo cáo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội hỗ trợ kinh phí giai đoạn 2017-2020 để triển khai thực hiện các dự án nêu trên.

124. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri và nhân dân thị xã Tân Châu và huyện Phú Tân trông chờ Bộ giao thông vận tải sớm khởi công xây dựng cầu Châu Giang [Phú Tân-Châu Đốc] để thuận lợi việc đi lại và giao thương. Đề nghị Chính phủ thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc công trình đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.

Trả lời: Tại công văn số 9182/BGTVT-KHĐT ngày 15/8/2017

Bộ GTVT đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc [theo ý kiến của cử tri là cầu Châu Giang] theo hình thức Hợp đồng BOT. Việc lựa chọn Nhà đầu tư phải tổ chức đấu thầu quốc tế theo Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ nên thời gian kéo dài. Hiện nay, Bộ GTVT đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định và đang hoàn tất các thủ tục cần thiết khác để khởi công dự án trong năm 2017. Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án.

125. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ quan tâm xây dựng đường cao tốc đoạn Vũng Áng [Hà Tĩnh] - Vạn Ninh [Quảng Bình] để giải quyết vấn đề ách tắc khi có sự cố; như thời gian qua, liên quan đến sự cố môi trường biển người dân tập trung đông người trên tuyến Quốc lộ 1A đã gây ách tắc giao thông trầm trọng.

Trả lời: Tại công văn số 9349/BGTVT-ĐTCT ngày 17/8/2017

Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông [bao gồm đoạn Vũng Áng - Vạn Ninh] có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như các địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đang khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông [sau đây gọi tắt là Dự án] theo quy định của pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Trên cơ sở nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực, Dự án dự kiến sẽ được phân kỳ đầu tư theo giai đoạn, phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.

Thời gian qua, liên quan đến sự cố môi trường biển người dân tập trung đông người trên tuyến Quốc lộ 1A đã gây ách tắc giao thông trầm trọng. Để giải quyết vấn đề nêu trên, tại Thông báo số 72/TB-VPCP ngày 02/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua Đèo Con. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã khẩn trương hoàn thiện các thủ tục và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 2121/QĐ-BGTVT ngày 19/7/2017, hiện tại đang hoàn chỉnh các thủ tục để sớm triển khai thi công và đưa vào khai thác [dự kiến năm 2019], giải quyết các sự cố ách tắc giao thông.

126. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri huyện Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn kết hợp tăng cường mặt đường QL1A.

Trả lời: Tại công văn số 8815/BGTVT-CQLXD ngày 08/8/2017

Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - TP Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức Hợp đồng BOT [Dự án] đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1249/QĐ-BGTVT ngày 09/4/2015 và đã lựa chọn Liên danh Nhà đầu tư Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC, Công ty Cổ phần Đầu tư 468, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà, Công ty Cổ phần Giao thông xây dựng số 1 và Công ty Cổ phần Đầu tư và XDGT Phương Thành là nhà đầu tư thực hiện dự án.

Dự án đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 110/BKHĐT-GCNĐKĐTTN ngày 29/3/2016, giấy chứng nhận điều chỉnh lần 1 số 110/BKHĐT-GCNĐKĐTTN/ĐC1 ngày 19/10/2016 và Bộ GTVT đã ký Hợp đồng Dự án số 15/HĐ.BOT-BGTVT ngày 25/12/2016.

Do khó khăn về nguồn vốn nên đến ngày 31/5/2017, Nhà đầu tư mới ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để triển khai Dự án.

Hiện nay, với hợp phần tăng cường mặt đường QL1, nhà thầu đã thi công thảm tăng cường mặt đường được khoảng 106/110,2km, dự kiến sẽ hoàn thành tháng 9/2017. Với hợp phần đường cao tốc, Bộ GTVT đang tích cực đôn đốc Nhà đầu tư phối hợp chặt chẽ với địa phương để đẩy nhanh tiến độ GPMB, sớm triển khai thi công ngoài hiện trường đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2019.

127. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ, bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Đồng Đăng trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước qua biên giới Việt - Trung.

Trả lời: Tại công văn số 9280/BGTVT- KHĐT ngày 17/8/2017

Để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng khách và hàng hóa bằng đường sắt trên tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, đồng thời tăng cường khả năng kết nối với đường sắt Trung Quốc; căn cứ khả năng cân đối nguồn lực đầu tư, Bộ GTVT đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 và Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015, theo đó trong giai đoạn từ nay đến 2020 sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng hiện có [theo khả năng cân đối vốn]; Riêng đối với tuyến đường sắt mới Hà Nội - Đồng Đăng [đường sắt tiêu chuẩn khổ 1.435mm, không phải đường sắt tốc độ cao như kiến nghị của cử tri] sẽ được nghiên cứu, đầu tư trong giai đoạn sau 2020.

Trường hợp có nhà đầu tư quan tâm để sớm triển khai Dự án trong giai đoạn đến 2020, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các Bộ ngành có liên quan và UBND tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Đồng thời, trong quá trình rà soát, nghiên cứu Dự án sẽ xem xét quy mô, công năng ga Đồng Đăng như kiến nghị của cử tri.

128. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị bố trí vốn trung hạn thi công dự án đường cao tốc Đồng Đăng [Lạng Sơn] - Trà Lĩnh [Cao Bằng] trong giai đoạn 2016 - 2020 [theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là bố trí vốn sau năm 2030].

Trả lời: Tại công văn số 9378/BGTVT- KHĐT ngày 18/8/2017

Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dài 144km, quy mô 4 làn xe, kinh phí đầu tư khoảng 47.520 tỷ đồng, tiến trình đầu tư sau 2030.

Để triển khai trong giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, xem xét chủ trương sử dụng khoản tín dụng ưu đãi bên mua trị giá 300 triệu USD của Trung Quốc để đầu tư, sau khi có chủ trương sử dụng khoản vay này của Chính phủ, Bộ GTVT sẽ triển khai các bước tiếp theo.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 178/TB-VPCP ngày 04/4/2017 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, nghiên cứu điều chỉnh tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực. Sau khi có kết quả nghiên cứu, Bộ GTVT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng công trình.

129. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay một số tuyến đường giao thông nông thôn liên huyện đã xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn khi tham gia giao thông, trong khi đó nguồn kinh phí của các địa phương gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí nguồn kinh phí để các địa phương sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những tuyến đường trên.

Trả lời: Tại công văn số 9408/BGTVT-KHĐT ngày 18/8/2017

Các tuyến đường giao thông nông thôn liên huyện thuộc địa phận tỉnh Thái Bình do UBND tỉnh Thái Bình quản lý, đầu tư. Do vai trò của các tuyến đường liên huyện trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng hiện xuống cấp, ảnh hưởng đến hoạt động vận tải hàng hóa, gây mấy an toàn giao thông. Vì vậy, Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của cử tri cần thiết phải sớm sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường liên huyện đã bị xuống cấp; đồng thời đề nghị UBND tỉnh Thái Bình chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư công trình.

Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, đề nghị UBND tỉnh Thái Bình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí để địa phương sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những tuyến đường trên.

130. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải sớm có giải pháp bố trí hoặc huy động nguồn vốn để hoàn thành các dự án giao thông [27 dự án sử dụng vốn NSNN, trong đó có dự án đường Quốc lộ 37 và cầu Hồng Quỳnh từ Hải Phòng sang Thái Bình] do Bộ quản lý đã triển khai hiện đang phải tạm dừng thi công do không bố trí được ngân sách để tránh gây lãng phí phần vốn đã đầu tư, mất an toàn giao thông, đi lại khó khăn, lãng phí nhân công, thiết bị thi công đã huy động trên công trường và cần huy động kinh phí lớn để khởi động lại dự án khi tiếp tục được bố trí vốn,...

Trả lời: Tại công văn số 9379/BGTVT-KHĐT ngày 18/8/2017

Nhằm nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình, đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện qua cầu sông Hóa, Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp QL.37 đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình và cầu vượt sông Hóa [cầu Hồng Quỳnh] tại Quyết định số 4803/QĐ-BGTVT ngày 19/12/2014, quy mô đường cấp III, 2 làn xe, tổng mức đầu tư 904 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Dự án được phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 đầu tư cầu vượt sông Hóa và đường dẫn đầu cầu từ Km6-Km7+400, kinh phí 600 tỷ đồng; giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư đoạn tuyến QL.37 còn lại, kinh phí 305 tỷ đồng sau khi xác định nguồn vốn. Dự án giai đoạn 1 khởi công tháng 11/2015, dự kiến hoàn thành năm 2018 và đến nay đã bố trí cho dự án là 30 tỷ đồng.

Do nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho Bộ GTVT trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 hạn chế, chủ yếu tập trung trả nợ đọng xây dựng cơ bản, hoàn trả nguồn vốn ứng trước và vốn đối ứng ODA, không còn kinh phí để đầu tư hoàn thành 27 dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đang triển khai dở dang và phải đình hoãn các dự án này sang giai đoạn 2021-2025, trong đó có dự án cải tạo, nâng cấp QL.37 đoạn qua tỉnh Thái Bình và cầu vượt sông Hóa.

Bộ GTVT đề nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình kiến nghị Quốc hội xem xét, bổ sung nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho Bộ GTVT để thực hiện hoàn thành 27 dự án nêu trên, trong đó có dự án cải tạo, nâng cấp QL.37 đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình và cầu vượt sông Hóa, phát huy hiệu quả phần vốn đã thực hiện đầu tư, tăng cường an toàn giao thông và giải quyết tình trạng đi lại khó khăn khi vượt cầu sông Hóa như hiện nay, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sau khi dự án được bố trí vốn, Bộ GTVT sẽ tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa dự án vào khai thác.

131. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Mùa mưa lũ năm 2016, cầu Cư Păm [còn gọi là cầu chữ V] trên tỉnh lộ 9 - là tuyến đường giao thông huyết mạch nối huyện Krông Bông với Quốc lộ 26 bị gãy, sạt lỡ, xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản xuất, vận chuyển hàng hóa, lưu thông của đồng bào các dân tộc trong huyện. Tại buổi làm việc của Thủ tướng chính phủ với huyện Krông Bông, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ ngân sách của Trung ương để khắc phục cây cầu này để phục vụ đi lại, sản xuất, vận chuyển hàng hóa của bà con nhưng đến nay chưa triển khai thực hiện. Cử tri đề nghị Bộ Giao thông vân tải quan tâm sớm hỗ trợ kinh phí để tỉnh tiếp tục sửa chữa hoặc xây mới cây cầu này cho bà con đi lại.

Trả lời: Tại công văn số 9034/BGTVT-KHĐT ngày 11/8/2017

Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của cử tri về sự cần thiết phải sửa chữa hoặc làm mới thay thế cầu Cư Păm đã bị mưa lũ làm gẫy, hư hỏng nặng để phục vụ đi lại, sản xuất và vận chuyển hàng hoá của nhân dân.

Theo quy định của Luật Ngân sách và theo phân cấp quản lý, công trình này thuộc địa phương quản lý và quyết định đầu tư. Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cân đối ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để sửa chữa hoặc xây dựng mới thay thế cầu Cư Păm đã bị hư hỏng nặng nhằm kịp thời phục vụ đi lại và đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Trường hợp Tỉnh có khó khăn trong việc cân đối ngân sách và huy động các nguồn lực địa phương, đề nghị UBND tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định để sớm triển khai đầu tư xây dựng công trình này.

132. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cầu Buôn Trấp tại thị trấn Buôn Trấp [huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk] được khởi công từ tháng 1-2009, khi hoàn thành sẽ giúp người dân thuận lợi trong sản xuất, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp từ cánh đồng Buôn Trấp rộng hơn 1.000 ha về nhà mà không phải qua thuyền vất vả. Ngoài ra, cây cầu còn giúp thông tuyến giữa Tỉnh lộ 2 ngang qua huyện Krông Ana [tỉnh Đắk Lắk] và huyện Krông Nô [tỉnh Đắk Nông] giúp người dân hai tỉnh giao thương dễ dàng. Theo dự kiến cầu sẽ hoàn thành trong khoảng 2 năm, tuy nhiên đến thời điểm này đã 8 năm, việc xây dựng vẫn còn dang dở. Cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm hỗ trợ, giúp tỉnh sớm hoàn thành cây cầu này, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân 2 huyện của 2 tỉnh giao thương, đi lại được thuận lợi.

Trả lời: Tại công văn số 9032/BGTVT-KHĐT ngày 11/8/2017

Cầu Buôn Trấp tại thị trấn Buôn Trấp [huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk] do Sở GTVT Đắk Lắk làm chủ đầu tư, UBND tỉnh là cơ quan quyết định đầu tư, sử dụng nguồn vốn ngân sách Tỉnh. Công trình có tổng mức đầu tư 23,2 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp 20,1 tỷ đồng. Quy mô xây dựng: cầu dài 4x33m=132m, rộng 7m, tải trọng H30-XB80, đường 2 đầu cầu dài 1268m. Công trình được khởi công vào tháng 02 năm 2009, dự kiến hoàn thành sau 18 tháng thi công, tuy nhiên do nguồn vốn bố trí cho công trình chậm so với yêu cầu nên đến tháng 6/2016 công trình mới hoàn thành.

Ngày 20/6/2016 Sở GTVT Đắk Lắk đã tổ chức bàn giao công trình cầu Buôn Trấp cho UBND huyện Krông Ana quản lý và khai thác sử dụng. Mặc dù đã bàn giao đưa vào khai thác sử dụng nhưng đường dẫn lên cầu phía cánh đồng vẫn là đường đất do hạng mục mặt đường bê tông xi măng và gia cố mái ta luy bị cắt giảm để không làm tăng tổng mức đầu tư do vậy có nguy cơ sạt lở mái ta luy làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa của nhân dân dưới chân ta luy đường dẫn. Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk bố trí vốn đầu tư tiếp hạng mục mặt đường bê tông xi măng và gia cố mái ta luy đường dẫn lên cầu phía cánh đồng để hoàn thiện công trình và phát huy hiệu quả dự án đầu tư.

[Gửi kèm Biên bản bàn giao công trình thi công xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng].

133. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm đầu tư xây dựng cầu treo Nà Làng tại xã Tình Húc, huyện Bình Liêu đã được Bộ khảo sát và đưa vào danh mục đầu tư, vì từ năm 2013 cầu cũ đã hỏng hoàn toàn, gây khó khăn cho việc đi lại của các hộ dân trong khu vực này, nhất là rất nguy hiểm và có thể bị chia cắt, cô lập với bên ngoài khi mưa lũ dâng cao.

Trả lời: Tại công văn số 8943/BGTVT- KHĐT ngày 10/8/2017

Cầu treo Nà Làng tại xã Tình Húc, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh thuộc danh mục đầu tư xây dựng cầu của Dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” [LRAMP] do Bộ GTVT làm chủ quản. Cầu sẽ được đầu tư xây dựng với quy mô chiều ngang 2,0 m, chiều dài 120m; tổng mức đầu tư trên 6 tỷ đồng. Hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của cầu treo Nà Làng, sau khi Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được phê duyệt sẽ tiến hành công tác lựa chọn nhà thầu và thi công. Dự kiến cầu được khởi công trong tháng 9/2017 và hoàn thành vào tháng 4/2018.

134. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ bố trí đủ nguồn kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng đường Hồ Chí Minh giai đoạn I từ Chợ Chu, Định Hóa, Thái Nguyên đi Chợ Mới, Bắc Cạn và đề nghị Chính phủ sớm triển khai đường Hồ Chí Minh giai đoạn II từ Định Hóa đi Tuyên Quang vào năm 2018.

Trả lời: Tại công văn số 9316/BGTVT-KHĐT ngày 17/8/2017

1. Về bố trí kinh phí GPMB đường Hồ Chí Minh giai đoạn I đoạn Chợ Mới - Chợ Chu:

Bộ GTVT đã bố trí đủ kinh phí cho công tác GPMB đường Hồ Chí Minh giai đoạn I đoạn Chợ Mới - Chợ Chu là 186 tỷ đồng theo Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt [Quyết định số 1651/QĐ-BGTVT ngày 25/05/2017 của Bộ GTVT] tại Văn bản số 7502/BGTVT-KHĐT ngày 10/7/2017 của Bộ GTVT.

2. Về triển khai giai đoạn II đoạn Chợ Chu [Thái Nguyên] - ngã ba Trung Sơn [Tuyên Quang] vào năm 2018:

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Ngã ba Trung Sơn, tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang [bao gồm giai đoạn I, đoạn Chợ Mới - Chợ Chu] được triển khai bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ [TPCP] còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Để triển khai giai đoạn II, Dự án phải được bố trí vốn từ nguồn TPCP tiếp tục còn dư [chưa phân bổ] của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 738/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giảm kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ và bổ sung danh mục, mức vốn các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư [chưa phân bổ] giai đoạn 2014-2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên cho 04 dự án. Tại Quyết định này, chưa có danh mục đường Hồ Chí Minh giai đoạn II, đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn. Bộ GTVT ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Thái Nguyên và sẽ xem xét việc đầu tư xây dựng hoàn thành giai đoạn II của Dự án khi bố trí được nguồn vốn.

135. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 được thực hiện theo hình thức BOT, đã thi công xong, chuẩn bị đưa vào thu phí [Trạm thu phí được đặt tạo Quốc lộ 3, thuộc địa phận xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương]. Như vậy, các phương tiện đi trên Quốc lộ 37 đoạn Km139 - Km182+800 [Bờ Đậu - Đèo Khế] khi đi qua trạm thu phí trên Quốc lộ 3 cũng phải nộp phí, gây bức xúc cho người dân. Để đảm bảo quyền lợi cho những người dân lưu thông trên Quốc lộ 37, cử tri và nhân dân đề nghị nhà đầu tư tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Đèo Khế và nâng cấp, mở rộng đoạn Km75 - Km100, Quốc lộ 3. Sau khi hoàn thành mới tiến hành thu phí.

Trả lời: Tại công văn số 9306/BGTVT-ĐTCT ngày 17/8/2017

Dự án đầu tư xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới thuộc quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013. Để tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội, từ năm 2009 Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu triển khai đầu tư đường Thái Nguyên - Chợ Mới bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn, không thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện.

Năm 2014, trên cơ sở đề xuất của địa phương, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép nghiên cứu theo hình thức hợp đồng BOT. Trong quá trình triển khai, đơn vị Tư vấn đã nghiên cứu phương án nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới hiện tại thành cao tốc 4 làn xe. Tuy nhiên, do Quốc lộ 3 hiện tại đi qua nhiều khu đông dân cư, việc mở rộng thành cao tốc phải thực hiện giải phóng nhiều khu dân cư, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, kinh phí đầu tư rất lớn nên không đảm bảo hiệu quả tài chính. Theo phương án này, tất cả các phương tiện đi trên Quốc lộ 3 vẫn phải mất phí và tổng chi phí của người dân phải trả để hoàn vốn sẽ lớn hơn.

Để có thể triển khai đầu tư, đơn vị Tư vấn đã nghiên cứu phương án đầu tư đường Thái Nguyên - Chợ Mới [Bắc Kạn] với quy mô phân kỳ 02 làn xe, đồng thời cải tạo, nâng cấp một số đoạn lưu thông khó khăn trên Quốc lộ 3 hiện tại đảm bảo khai thác an toàn với quy mô 02 làn xe, kết hợp với đường Thái Nguyên - Chợ Mới cùng khai thác 04 làn xe; tổng mức đầu tư khoảng 2.700 tỷ đồng; để đảm bảo hiệu quả tài chính, cần đặt 02 trạm thu phí [01 trạm trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới và 01 trạm trên Quốc lộ 3 hiện tại] để hoàn vốn.

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND tỉnh Thái Nguyên [văn bản số 1255/UBND-KTN ngày 27/5/2014] và UBND Bắc Kạn [văn bản số 1696/UBND-XDCB ngày 02/6/2016], Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới [Bắc Kạn] và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100 theo hình thực hợp đồng BOT [Dự án] và đặt 02 trạm thu phí [trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới và trên Quốc lộ 3 hiện tại] để hoàn vốn và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 5136/VPCP-KTN ngày 09/7/2014; Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3002/QĐ-BGTVT ngày 07/8/2014. Vị trí đặt 02 trạm thu phí hoàn vốn cho Dự án đã được sự thống nhất của UBND tỉnh Thái Nguyên [tại các văn bản số 476/UBND-KTN ngày 03/3/2015 và số 5020/UBND-CNN ngày 20/12/2016], UBND tỉnh Bắc Kạn [tại văn bản số 1696/UBND-XDCB ngày 02/6/2016] và Bộ Tài chính [tại văn bản số 15300/BTC-HCSN ngày 26/10/2015].

Về việc thu giá dịch vụ

Cũng như các tuyến Quốc lộ khác, việc áp dụng hình thức thu phí hở [thu phí theo lượt] không đảm bảo công bằng tuyệt đối cho các phương tiện. Cụ thể, các sử dụng quãng đường ngắn nhưng khi qua trạm vẫn phải chịu phí; ngược lại các phương tiện sử dụng hầu hết quãng đường BOT nhưng không qua trạm thì không phải chịu phí.

Bộ Giao thông vận tải đã nhận được ý kiến phản ánh của người dân khu vực Dự án. Để hạn chế bất cập nêu trên, ngày 22/3/2017 Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức họp với UBND tỉnh Thái nguyên, Nhà đầu tư và các bên có liên quan. Kết quả cuộc họp, các bên đã thống nhất và đề nghị Nhà đầu tư làm việc với các địa phương liên quan để thống nhất về phương án giảm giá dịch vụ cho người dân khu vực lân cận trạm thu phí trên Quốc lộ 3, sau khi thống nhất được mức giá mới triển khai thu giá dịch vụ.

Về việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Đèo Khế và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100

Việc nghiên cứu đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Đèo Khế và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100 nhằm tạo điều kiện lưu thông thuận lợi và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương là cần thiết. Tuy nhiên, trường hợp bổ sung vào Dự án tại thời điểm này sẽ không đảm bảo hiệu quả tài chính. Bộ Giao thông vận tải ghi nhận ý kiến cử tri, sẽ nghiên cứu đầu tư vào thời điểm phù hợp, đảm bảo đủ điều kiện về nhu cầu và nguồn lực.

Trong điều kiện nguồn lực Nhà nước rất khó khăn, để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương để triển khai đầu tư Dự án theo hình thức hợp đồng BOT. Đồng thời, để hạn chế bất cập trong việc thu phí trên Quốc lộ 3, Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp với địa phương và Nhà đầu tư xem xét mức giảm giá dịch vụ cho người dân khu vực lân cận trạm thu phí, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - nhà đầu tư - người sử dụng, tuân thủ các quy định của pháp luật.

136. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Tuyến QL.1B đoạn Km100 - Km144+700 [Mỏ Gà - Tân Long] được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 5,5m đưa vào sử dụng năm 2002 đến nay đã quá tải và xuống cấp, đặc biệt là đoạn Km125 - Km144+700 [La Hiên - Tân Long]. Ngày 24/10/2011, Bộ GTVT đã có Quyết định số 2393/QĐ-BGTVT cho phép lập dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến QL.1B đoạn Km100 - Km144+700 nhưng chưa bố trí được kinh phí thực hiện. Sau đó tuyến QL.1B được một số nhà đầu tư nghiên cứu đề xuất đầu tư theo hình thức BOT nhưng chưa được triển khai. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, trước mắt đề nghị Bộ GTVT xem xét nâng cấp, cải tạo đoạn Km125 - Km144+700 [La Hiên - Tân Long] QL.1B để đảm bảo an toàn giao thông và đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 9311/BGTVT-KHĐT ngày17 /8/2017

Do QL.1B đoạn qua tỉnh Thái Nguyên [Km100 - Km144+700] bị xuống cấp, Bộ GTVT đã giao Sở GTVT Thái Nguyên lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ GTVT giai đoạn 2016-2020 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 bố trí cho Bộ GTVT rất hạn chế, không đủ để cân đối bố trí cho các dự án khởi công mới nên chưa thể thực hiện đầu tư QL.1B đoạn qua tỉnh Thái Nguyên trước năm 2020.

Trước mắt, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam sử dụng nguồn vốn bảo trì để tăng cường duy tu, sửa chữa các tuyến đường nêu trên, đảm bảo khai thác êm thuận, an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực.

137. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT xem xét nâng cấp một số tuyến đường của các địa phương, kết nối liên khu vực vùng qua địa bàn ba tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang lên thành QL.23, trên cơ sở kéo dài tuyến QL.23 có điểm đầu tại Km 17+800 QL.2 thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, qua tuyến ĐT.301 của tỉnh Vĩnh Phúc, qua các tuyến ĐT.274, ĐT.261, ĐT.264. ĐT.264B, qua khu vực đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung tâm ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, kết nối với ĐH.15 Tỉn Keo - Tân Trào và ĐH.14 Cầu Trắng - Lán Nà Lừa - Lũng Tẩu của tỉnh Tuyên Quang. Sau khi hình thành, tổng chiều dài tuyến QL.23 được nối dài mới là 121 km qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dài 27 km; Thái Nguyên 87 km; Tuyên Quang là 7 km. Tuyến sẽ kết nối QL.23 và QL.2 với QL.37 và QL.2C nhằm mục tiêu tăng cường gắn kết giao thông giữa các tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 9476/BGTVT-KCHT ngày 21/8/2017

1. Theo báo cáo của Tổng cục ĐBVN tại Văn bản số 4623/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 31/7/2017, hiện tại các tuyến đường địa phương trên địa phận các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang đề xuất nâng cấp lên QL.23 kéo dài chưa nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Các tuyến đề xuất nâng lên thành QL.23 kéo dài theo kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên có các yếu tố hình học, kết cấu nền, mặt đường, hệ thống cầu, cống, ngầm tràn, hệ thống ATGT còn thấp; hành lang ATGT, mốc lộ giới chưa được xác định cụ thể; do vậy, chưa đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Luật Giao thông đường bộ để nâng cấp lên thành quốc lộ.

2. Trước mắt, để hoàn thiện các tuyến đường địa phương nêu trên trước khi chuyển lên thành QL.23 kéo dài, đề nghị UBND các tỉnh Vĩnh phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang quan tâm bố trí vốn để đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các tuyến đường nêu trên, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí để nâng lên thành quốc lộ. Sau khi hoàn thành, báo cáo Bộ GTVT để tổng hợp trình Thủ tướng Chính Phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

138. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai dự án nâng cấp đường tỉnh ĐT.268 thành Quốc lộ 3C đoạn qua huyện Định Hóa theo Quyết định số 3414/QĐ-BGTVT ngày 01/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải để thuận lợi giao thông, thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 9477/BGTVT-KCHT ngày 21/8/2017

1. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 17/3/2016 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn đến năm 2030, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 3414/QĐ-BGTVT ngày 01/11/2016 về việc nâng cấp ĐT.268 thuộc tỉnh Thái Nguyên, ĐT.254 thuộc tỉnh Bắc Kạn thành tuyến QL.3C. Hiện nay, QL.3C đã được Tổng cục ĐBVN cập nhật vào hệ thống quốc lộ để thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định.

2. Về kiến nghị triển khai nâng cấp ĐT.268: do tuyến ĐT.268 mới được Bộ GTVT nâng cấp lên QL.3C từ tháng 11/2016, nên không có trong danh mục các dự án cải tạo, nâng cấp sử dụng nguồn vốn trung hạn đã được phê duyệt. Để đảm bảo ATGT trên tuyến, Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN thực hiện sửa chữa nền, mặt đường, hệ thống thoát nước, hệ thống ATGT trên đoạn từ Km0+000-Km19+000, với kinh phí khoảng 27 tỷ đồng từ, nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương; dự kiến dự án sẽ được triển khai thực hiện trong Quý III/2017.

139. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Lữ đoàn Phòng không 210 - Quân khu 1 [Đoàn Phòng không Thái Nguyên] đóng trên địa bàn của các phường: Gia Sàng, Cam Giá, Tích Lương thuộc TP Thái Nguyên, có nhiệm vụ là bảo vệ Khu công nghiệp Gang thép, thành phố Thái Nguyên và cơ động đánh địch khi có lệnh của cấp trên…; khu vực Lữ đoàn bộ và Tiểu đoàn 1, 2 đóng trên địa bàn tổ 1, 2 Phường Tích Lương, có duy nhất một đường cơ động ra đường Quốc lộ 3 cũ, nhưng lại rất khó đi, do đó đề nghị Bộ GTVT mở đường vòng tránh lên QL.3 mới [cách đơn vị 0,4km] để thuận lợi cho các tình huống cơ động nhanh nhất.

Trả lời: Tại công văn số 9312/BGTVT-KHĐT ngày 17/8/2017

Tuyến QL.3 cũ đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài 78km [Km32-Km144] đã được Bộ GTVT đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác trước năm 2016 theo tiêu chuẩn đường cấp IV - III, 2 làn xe, mặt đường thảm bê tông nhựa.

Hiện nay, do nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2016-2020 bố trí cho Bộ GTVT rất hạn chế, không thể cân đối để thực hiện đầu tư đoạn tránh QL.3 như đề xuất của Lữ đoạn Phòng không 210 nêu trên.

Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, đề nghị Lữ đoàn phòng không 210 báo cáo Bộ Quốc phòng nghiên cứu bố trí nguồn vốn để đầu tư đường vòng tránh lên QL.3 mới, tạo thuận lợi cho tình huống cơ động nhanh nhất. Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng trong quá trình triển khai đầu tư đường vòng tránh nêu trên.

140. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã nhận được công văn số 2960/BGTVT-KHĐT ngày 22/3/2017 của Bộ Giao thông vận tải trả lời kiến nghị cử tri về các tuyến đường Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên tuyến Quốc lộ 27 nối Ninh Thuận - Lâm Đồng - Đăk Lăk, và Quốc lộ 27C nối Khánh Hòa, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên hiện nay đã xuống cấp, nhiều đoạn hư hỏng, nhất là sắp đến mùa mưa bão nhưng lại không nằm trong các dự án được bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2017 - 2020, vì vậy cử tri đề nghị Bộ GTVT quan tâm chỉ đạo duy tu, sửa chữa, thu xếp, bố trí vốn nâng cấp các tuyến đường quan trọng này đáp ứng yêu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Đồng thời đề nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thu xếp vốn để tiếp tục đầu tư xây dựng các dự án dở dang như [1] Dự án đường Quốc lộ 27 tránh sân bay Liên Khương; [2] Dự án cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh tuyến Quốc lộ 27, 28, 55 qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng; [3] Dự án cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 28B [đường Lương Sơn - Đại Ninh nối giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận] [4] Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sử dụng nguồn vốn còn dư của dự án QL20 đoạn Di Linh - Đơn Dương để đầu tư cho Dự án đường tránh Quốc lộ 20 đoạn qua thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng [khoảng 900 tỷ đồng].

Trả lời: Tại công văn số 9100/BGTVT-KHĐT ngày 14/8/2017

  1. Về các tuyến: QL27 tránh sân bay Liên Khương, QL27, QL27C, QL28, QL28B và QL55:

Với các tuyến quốc lộ nêu trên, Bộ GTVT đã rà soát một số đoạn tuyến cấp bách và đề xuất trong danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, nguồn vốn dự kiến được giao rất hạn chế nên Bộ GTVT chưa thể cân đối vốn cho các dự án này. Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Bộ GTVT trong quá trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Riêng QL27C, đây là tuyến đường năm 2015 mới được nâng cấp từ đường tỉnh ĐT.723 nối thành phố Đà Lạt với thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và hiện cũng chưa được bổ sung vào quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam. Hiện tại, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 chưa bao gồm danh mục đầu tư nâng cấp tuyến đường này. Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành đề xuất nguồn vốn đầu tư thích hợp.

Trong khi chưa triển khai thực hiện đầu tư được ngay, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác duy tu, sửa chữa và đảm bảo an toàn giao thông. Đối với QL27 và QL27C, hiện Tổng cục ĐBVN đã xây dựng kế hoạch bảo trì năm 2018, theo đó QL27 [Km83-Km174] và QL27C [Km65+453-Km119+830] tiếp tục được kiểm tra, xem xét để sửa chữa trên cơ sở hiện trạng tuyến, khả năng nguồn vốn, đáp ứng mục tiêu giao thông an toàn, thông suốt [dự kiến bố trí kinh phí khoảng 40 tỷ cho QL27 và 36 tỷ cho QL27C để sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường và bảo dưỡng thường xuyên trên tuyến].

  1. Dự án đường tránh Quốc lộ 20 đoạn qua thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn đoạn Km123+105,17 - Km268+000, tỉnh Lâm Đồng theo hình thức BOT kết hợp BT [Dự án] cơ bản đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Hiện nay, Dự án đang được tiến hành điều chỉnh bổ sung một số hạng mục trong đó có việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường đèo Mimosa vào Dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 2104/TTg-KTN ngày 23/11/2016. Theo dự kiến, tổng mức đầu tư đối với Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km154+400 - Km268+000 theo hình thức Hợp đồng BT [Dự án thành phần 2] sau khi trừ giá trị đầu tư và lãi vay trong thời gian chờ thanh toán của Nhà nước nguồn vốn dư còn lại khoảng 880 tỷ đồng.

Ngày 30/6/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng có đề xuất sử dụng nguồn vốn còn dư của Dự án thành phần 2 để đầu tư tuyến tránh Quốc lộ 20 qua thành phố Đà Lạt [văn bản số 4174/UBND-GT]; ngày 20/7/2017 tại Văn bản số 4673/UBND-GT, UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 20 qua thành phố Đà Lạt với tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đối với phần vốn ngân sách nhà nước dự kiến còn dư khi thanh toán cho Dự án thành phần 2 theo hình thức BT, theo dự kiến được bố trí từ ngân sách nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư bắt đầu từ năm 2018 - 2022. Tuy nhiên, căn cứ tiêu chí phân bổ vốn của Nghị quyết Quốc hội và trong phạm vi nguồn vốn trung hạn được thông báo cho Bộ GTVT chưa có khoản vốn phải hoàn trả cho các dự án BT [khoảng 12.126 tỷ đồng trong giai đoạn 2017 - 2020, trong đó có Dự án Quốc lộ 20 đoạn Km123+105,17 - Km268+000]. Do vậy, đến nay chưa đủ căn cứ để xác định rõ nguồn và khả năng sử dụng để thanh toán cho dự án BT, cũng như đầu tư bổ sung cho tuyến tránh thành phố Đà Lạt.

Ngày 28/6/2017, Bộ GTVT đã có Văn bản số 7002/BGTVT-KHĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó có đề xuất Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn vốn thanh toán cho các hợp đồng BT đã thực hiện. Sau khi được Quốc hội thông qua, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu ưu tiên để trả cho các nhà đầu tư theo hợp đồng đã ký kết và cân đối nguồn vốn còn dư [sau khi quyết toán giai đoạn xây dựng] báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương sử dụng theo quy định của Luật đầu tư công.

141. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri phản ánh dải phân cách trên Quốc lộ 1A ở một số nơi quá dài, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân như đoạn từ cầu Bùng đến UBND xã Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải rà soát, mở thêm dải phân cách trên Quốc lộ 1A.

Trả lời: Tại công văn số 9265/BGTVT-KCHT ngày 16/8/2017

1. Theo quy định tại mục 4.4.4 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4054-2005 "Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế" quy định về mở dải phân cách giữa để làm chỗ quay đầu xe: cách nhau không dưới 1,0 km khi chiều rộng dải phân cách nhỏ hơn 4,5m và không quá 4,0 km khi dải phân cách rộng hơn 4,5m. Việc mở nhiều dải phân cách giữa sẽ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, vì vậy, cần phải hạn chế mở dải phân cách giữa. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân sống hai bên đường chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường bộ.

2. Đoạn tuyến QL.1 từ Ủy ban nhân dân xã Diễn Kỳ [Km420+366/QL.1] đến phía Bắc cầu Bùng [Km421+110/QL.1] dài 744m, hiện tại đã bố trí 04 vị trí mở dải phân cách, trung bình 186m đã có điểm mở dải phân cách, như vậy việc mở thêm dải phân cách giữa sẽ gây mất an toàn giao thông. Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục theo dõi và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, điều chỉnh dải phân cách giữa [nếu cần thiết] cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân sinh sống hai bên đường, nhưng không được làm ảnh hưởng đến năng lực khai thác của tuyến đường và phải đảm bảo an toàn giao thông.

142. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm, bố trí vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ để đầu tư hoàn thành các dự án phát triển hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh như: dự án đầu tư xây dựng 2 cầu vượt tại nút giao QL.46, QL.46B với đường tránh Thành phố Vinh; cải tạo mở rộng QL.1 đoạn từ Quán Bánh đến cầu Bến Thủy từ nguồn vốn dư [nguồn vốn TPCP] của dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1; dự án đầu tư xây dựng cầu Thanh Nam - thị trấn Con Cuông, Nghệ An.

Trả lời: Tại công văn số 9252/BGTVT-KHĐT ngày 16/8/2017

1. Đầu tư xây dựng 02 cầu vượt tại nút giao QL.46, QL.46B với đường tránh thành phố Vinh; cải tạo Quốc lộ 1 đoạn từ Quán Bánh đến cầu Bến Thủy từ nguồn vốn nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1:

Trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An, Bộ GTVT đã tổng hợp và có Văn bản số 1482/BGTVT-KHĐT ngày 03/02/2016 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, trong đó có đề nghị đầu tư xây dựng các công trình cầu vượt tại nút giao giữa tuyến đường Quốc lộ 1A tránh thành phố Vinh với Quốc lộ 46, 46B và cải tạo Quốc lộ 1 đoạn từ Quán Bánh đến cầu Bến Thủy. Ngày 14/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1978/QĐ-TTg về việc giao Danh mục và mức kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014-2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên cho 17 dự án.

Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư [chưa phân bổ] của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 10799/VPCP-KTKH ngày 13/12/2016, Bộ GTVT đã có Tờ trình số 377/TTr-BGTVT ngày 11/01/2017 trình Thủ tướng Chính phủ về phương án dự kiến sử dụng phần vốn tiếp tục còn dư. Ngày 29/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 738/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giảm kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ và bổ sung danh mục, mức vốn các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư [chưa phân bổ] giai đoạn 2014-2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên cho 04 dự án.

Tuy nhiên, tại các quyết định giao danh mục và mức vốn cho các dự án sử dụng vốn trái phiêu Chính phủ tiếp tục còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên nêu trên đều chưa có các dự án đầu tư xây dựng công trình như đề nghị của tỉnh Nghệ An. Bộ GTVT ghi nhận ý kiến của cử tri trình Nghệ An và sẽ xem xét việc đầu tư xây dựng công trình vào thời điểm thích hợp. Trước mắt, để đảm bảo an toàn giao thông, Bộ GTVT sẽ tiếp tục giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường duy tu để đảm bảo khai thác an toàn.

2. Dự án đầu tư xây dựng cầu Thanh Nam, thị trấn Con Cuông, tỉnh Nghệ An:

Dự án đầu tư xây dựng cầu thị trấn Con Cuông - Thanh Nam, huyện Con Cuông đã được UBND tỉnh Nghệ An cho phép lập dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 1492/QĐ-UBND.CN ngày 05/5/2011 và thuộc kế hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013. Bộ GTVT thống nhất với UBND tỉnh Nghệ An về sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân các xã lân cận thuộc huyện Con Cuông. Tuy nhiên, đây là công trình thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của UBND tỉnh Nghệ An nên ngân sách được giao của Bộ GTVT không thể chi cho đầu tư xây dựng công trình.

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An [Thông báo số 134/TB-VPCP ngày 14/3/2017 của Văn phòng Chính phủ], sau khi nghiên cứu đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An, Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương đã có Văn bản số 47/QBTTW-VB ngày 19/4/2017 về việc hỗ trợ nguồn vốn để triển khai cầu thị trấn Con Cuông - Thanh Nam, huyện Con Cuông.

Do vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện, trường hợp khó khăn báo cáo các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương cho đầu tư xây dựng công trình, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai.

143. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Quốc lộ 2D đoạn từ thị trấn Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đi Yên Bái, Tuyên Quang là tuyến đường trọng yếu giúp kết nối giao thương giữa các tỉnh trong vùng; đồng thời là tuyến đê tả thao hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường bị bong tróc, hư hỏng tạo thành những vết nứt ăn sâu xuống lòng đường... gây nguy hiểm đối với người và phương tiện khi tham gia giao thông. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, sớm bố trí nguồn vốn để nâng cấp tuyến đường trong thời gian tới.

Trả lời: Tại công văn số 10012 /BGTVT-KHĐT ngày 05/9/2017

Quốc lộ 2D mới được chuyển lên thành quốc lộ [Quyết định số 1181/QĐ-BGTVT ngày 21/04/2017 của Bộ GTVT]. Hiện nay, do các nguồn vốn phân bổ cho Bộ GTVT giai đoạn 2016 - 2020 là hết sức hạn chế nên chưa thể bố trí vốn để triển khai tuyến đường này. Trước mắt, Bộ GTVT giao Tổng cục đường bộ Việt Nam cân đối, bố trí vốn sửa chữa mặt đường để đảm bảo êm thuận cho người và phương tiện qua lại. Khi cân đối được nguồn vốn và hoàn thiện các thủ tục cần thiết theo quy định [bổ sung vào quy hoạch mạng đường bộ Việt Nam, các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công vv…], Bộ GTVT sẽ xem xét đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến đường này.

144. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri kiến nghị đầu tư mở rộng quốc lộ 1A [đoạn từ cống Hội Đồng Nguyên, phường 8, thành phố Cà Mau đến cầu Lương Thế Trân, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau với chiều dài khoảng 3km] vì hiện nay lượng xe lưu thông trên đoạn đường này rất đông và dễ xảy tai nạn.

Trả lời: Tại công văn số 9184/BGTVT-KHĐT ngày 15/8/2017

Để giảm tải cho Quốc lộ 1 đoạn qua trung tâm thành phố Cà Mau [trong đó có đoạn từ cống Hội Đồng Nguyên đến cầu Lương Thế Trân], đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án xây dựng tuyến tránh thành phố Cà Mau từ năm 2011, tuy nhiên do điều kiện nguồn lực hạn hẹp nên chưa cân đối được nguồn vốn để đầu tư. Hiện nay, Bộ GTVT đã đưa Dự án này vào nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 và đã thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến tổng mức đầu tư 1.578 tỷ đồng. Đồng thời, Bộ GTVT đã cho phép lập chủ trương đầu tư Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn thành phố Cà Mau đến thị trấn Năm Căn, dự kiến tổng mức đầu tư 1.597 tỷ đồng, trong đó đã nghiên cứu đầu tư xây dựng lại cầu Nhà Phấn theo kiến nghị của cử tri.

Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu. Theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn này chỉ đủ bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Do đó không đủ cân đối, bố trí vốn cho các Dự án này. Bộ GTVT đang tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn cho Bộ GTVT, sau khi được bổ sung vốn, Bộ GTVT sẽ xây dựng phương án phân bổ trong đó có xem xét đến các dự án nêu trên.

145. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cầu Nhà Phấn, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A, hiện nay khổ độ cầu rất thấp, phương tiện vận chuyển nông sản của người dân không lưu thông được. Cử tri kiến nghị đầu tư xây dựng lại cầu, thuận tiện cho việc lưu thông nông sản, hàng hóa của nông dân.

Trả lời: Tại công văn số 9184/BGTVT-KHĐT ngày 15/8/2017

- Đối với việc bố trí vốn để triển khai QL63: Bộ GTVT đã có văn bản số 6521/BGTVT-KHĐT ngày 16/6/2017 trả lời kiến nghị Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau về vấn đề này [xin gửi kèm].

- Đối với kiến nghị nâng cấp tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp: Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 284/TB-VPCP ngày 29/6/2017 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đang giao các cơ quan liên quan lập đề xuất chủ trương đầu tư - Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp qua địa bàn các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện.

146. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Tuyến sông Ông Đốc có điểm đầu là ấp Tắc Thủ, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, điểm cuối là cửa sông thông ra Biển Tây thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời với chiều dài gần 50km và đấu nối với nhiều tuyến sông quan trọng khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau; là tuyến sông cấp II do Cục đường thủy phía Nam thuộc Bộ Giao thông quản lý. Đây là tuyến giao thông huyết mạch phục vụ cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời và là vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng Tây Nam Tổ quốc...

Do phù sa bồi đắp hàng năm nhiều nên tuyến sông này hiện nay rất cạn. Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, Sông Ông Đốc chưa được nạo vét, kèm theo đợt hạn hán do hiện tượng El-Nino gây ra trong năm 2015-2016 dẫn đến tuyến sông cạn nghiêm trọng. Cử tri kiến nghị có kế hoạch nạo vét hoặc hút bùn để thông thoáng lòng sông phục vụ cho lưu thông hàng hóa, bảo đảm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh.

Trả lời: Tại công văn số 9370/BGTVT-KCHT ngày 18/8/2017

1. Tuyến đường thủy nội địa quốc gia sông Ông Đốc có tổng chiều dài là 49,5km, điểm đầu là Cửa sông Ông Đốc, điểm cuối là ngã ba sông Trèm Trẹm; đoạn từ cửa Ông Đốc đến ngã ba kênh Lương Thế Trân có cấp kỹ thuật là tuyến sông cấp II [dài 41,3km], đoạn từ ngã ba kênh Lương Thế Trân đến ngã ba sông Trèm Trẹm có cấp kỹ thuật là tuyến sông cấp III [dài 8,2km]; tuyến thuộc tuyến vận tải thủy Sài Gòn-Cà Mau-Thị trấn Năm Căn [qua kênh Xà No]. Đây là tuyến vận tải thủy nội địa quan trọng phục vụ lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cũng như khu vực Tây Nam Bộ.

2. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang lập kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa năm 2018, trong đó có xây dựng kế hoạch nạo vét tại một số khu vực bị bồi lấp trên tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia trong đó có tuyến thuộc địa bàn tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế được giao, Bộ Giao thông vận tải sẽ cân đối, lựa chọn để thực hiện việc nạo vét duy tu đảm bảo giao thông đường thủy tại một số vị trí khan cạn trên tuyến sông Ông Đốc nhằm nâng cao năng lực khai thác đường thủy nội địa trên tuyến sông Ông Đốc, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và khu vực.

3. Trong thời gian tới, khi chưa thực hiện việc nạo vét duy tu trên tuyến sông Ông Đốc nói riêng và các tuyến đường thủy nội địa quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Cà Mau quan tâm chỉ đạo các cơ quan của UBND tỉnh phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật về đường thủy nội địa để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn.

147. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Đề nghị tiến hành giám sát chất lượng thi công và bảo hành, bảo trì tuyến đường Quốc lộ 1A vì nhiều đoạn mới làm đã xuống cấp, hư hỏng.

Trả lời: Tại công văn số 9301/BGTVT-CQLXD ngày 17/8/2017

Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa được Bộ GTVT đầu tư mở rộng trong thời gian vừa qua gồm 04 dự án [Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1374+525 - Km1392 và Km1405 - Km1425 theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1392 - Km1405 và Km1425 - Km1445; Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1445 - Km1488 và Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1488 - Km1525, theo hình thức hợp đồng BOT]. Các dự án bắt đầu triển khai thi công từ cuối năm 2013 và hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2016. Trong quá trình triển khai dự án Bộ GTVT đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý chất lượng, Bộ GTVT yêu cầu các chủ thể thực hiện nghiêm túc Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Công tác bảo hành, bảo trì công trình đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Nhà đầu tư, Ban QLDA, Nhà thầu thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, sau hơn một năm đưa vào khai thác một số vị trí mặt đường bị hư hỏng cục bộ. Bộ GTVT đã chỉ đạo Nhà đầu tư, Ban QLDA và các đơn vị có liên quan khắc phục kịp thời đảm bảo an toàn, thuận lợi trong quá trình khai thác; đối với các dự án BOT nếu Nhà đầu tư không sửa chữa, khắc phục Bộ GTVT sẽ xem xét việc tạm dừng thu phí hoàn vốn đến khi khắc phục xong hư hỏng, đảm bảo chất lượng yêu cầu. Đặc biệt một số vị trí hư hỏng do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử trên địa bàn trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2016, cụ thể như sau:

1. Đối với các hư hỏng thuộc trách nhiệm bảo hành của nhà thầu, các nhà đầu tư, Ban QLDA chỉ đạo các Nhà thầu sửa chữa, khắc phục kịp thời:

- Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1374+525 - Km1392 và Km1405 - Km1425 [dự án BOT]: Tổng diện tích hư hỏng khoảng 916,75m2/772.850,00 m2 chiếm 0,12% tổng diện tích mặt đường; sạt lở mái ta luy dương khoảng 300m3. Nhà thầu đã sửa chữa, khắc phục hoàn thành trong tháng 12/2016

- Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1392 - Km1405 và Km1425 - Km1445: Tổng diện tích hư hỏng khoảng 350m2/588.900m2 chiếm 0,06% diện tích mặt đường, đã hoàn thành công tác sửa chữa trong tháng 12/2016.

- Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1445 - Km1488: Tổng diện tích hư hỏng khoảng 532m2/838.500m2 chiếm 0,063% diện tích mặt đường, đã hoàn thành công tác sửa chữa trong tháng 03/2017.

2. Đối với các hư hỏng do ảnh hưởng mưa lũ trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2016 gây sạt trượt mái ta luy, hư hỏng rãnh thoát nước, xói lở cầu cống, lún mặt đường cục bộ, tạo ổ gà do ngập nước kéo dài, trôi giải phân cách, tấm chống chói,…

Bộ GTVT đã chỉ đạo thực hiện: Lắp dựng lại biển báo, dải phân cách; hót dọn đất, đá; sửa chữa các vị trí nền, mặt đường bị hư hỏng do bão lũ,… để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình khai thác; đồng thời, Bộ GTVT có văn bản số 1274/BGTVT-CQLXD ngày 09/02/2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị cho phép sử dụng nguồn vốn của các dự án mở rộng Quốc lộ 1 để tiến hành sửa chữa và cho phép nghiên cứu giải pháp thiết kế tăng cường kết cấu áo đường phù hợp với đặc thù khí hậu và nguồn vật liệu trong khu vực bằng nguồn vốn còn lại của dự án.

Tại Văn bản số 430/TTg-CN ngày 27/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép nghiên cứu phương án sửa chữa các hư hỏng ngoài phạm vi bảo hành của nhà thầu do hậu quả bão lũ và tăng cường kết cấu áo đường đối với dự án QL1 đoạn qua các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các Chủ đầu tư, Ban QLDA hoàn tất các thủ tục điều chỉnh, bổ sung dự án và các thủ tục đầu tư theo quy định để sớm triển khai khắc phục, sửa chữa và kiên cố hóa các công trình.

148. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai vốn mở rộng Quốc lộ 63 và ghi vốn để tiến hành duy tu, nâng cấp đường Quản lộ Phụng Hiệp vì tuyến đường này đang xuống cấp.

Trả lời: Tại công văn số 9184/BGTVT-KHĐT ngày 15/8/2017

- Đối với việc bố trí vốn để triển khai QL63: Bộ GTVT đã có văn bản số 6521/BGTVT-KHĐT ngày 16/6/2017 trả lời kiến nghị Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau về vấn đề này [xin gửi kèm].

- Đối với kiến nghị nâng cấp tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp: Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 284/TB-VPCP ngày 29/6/2017 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đang giao các cơ quan liên quan lập đề xuất chủ trương đầu tư - Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp qua địa bàn các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện.

149. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri tiếp tục bức xúc kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị thi công, nhất là đối với các tuyến đường thực hiện theo phương thức BOT khẩn trương tích cực sửa chữa, khắc phục hư hỏng trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 19 [trong đó có đoạn qua các huyện Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn của tình Bình Định] theo trách nhiệm bảo hành đối với các đoạn của dự án mở rộng, nâng cấp, tuy mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng nặng.

Trả lời: Tại công văn số 9229/BGTVT-CQLXD ngày 16/8/2017

Đoạn tuyến Quốc lộ 1 và Quốc lộ 19 trên địa phận tỉnh Bình Định có 04 dự án, trong đó QL1 có 03 dự án [02 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và 01 dự án sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ] và QL19 có 01 dự án BOT. Cả 03 dự án QL1 đã hoàn thành và thông xe vào ngày 14/10/2015, Dự án BOT QL19 hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 4/2016.

Sau khi đưa vào khai thác, mật độ lưu thông và tải trọng khai thác trên các tuyến ngày càng tăng trong điều kiện diễn biến bất thường, phức tạp của thời tiết, khí hậu và mưa lũ lớn của các năm 2015, 2016. Đặc biệt là đợt mưa lũ năm 2016, do mưa, lũ lớn kéo dài đã gây ra tình trạng nhiều đoạn đường bị ngập liên tục, trong đó, có các đoạn tuyến qua các huyện Phù Mỹ [Dự án QL1] và An Nhơn [các dự án QL1 và QL19]. Việc khai thác công trình với mật độ, lưu lượng, tải trọng lớn trên tuyến trong điều kiện mưa, lũ ngập lụt đã gây nên tình trạng hư hỏng nặng nề cho mặt đường. Ngay khi phát hiện hư hỏng, Lãnh đạo Bộ GTVT và các cơ quan chức năng của Bộ đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, chỉ đạo và đôn đốc các nhà đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu và các đơn vị liên quan khẩn trương tích cực sửa chữa, khắc phục hư hỏng mặt đường để đảm bảo an toàn giao thông trong giai đoạn mưa lũ và tiến hành sửa chữa hoàn trả mặt đường theo trách nhiệm bảo hành của nhà thầu đảm bảo tiêu chuẩn của dự án, bao gồm cả sửa chữa bảo trì những đoạn tuyến không thuộc các dự án mở rộng, nâng cấp do Tổng cục ĐBVN quản lý.

Đến nay, toàn bộ các các vị trí bị hư hỏng mặt đường trên tuyến QL1 đã được các nhà thầu sửa chữa khôi phục hoàn thành. Đối với đoạn tuyến thuộc Dự án BOT QL19, do tình trạng xe quá tải chở cát, vật liệu xây dựng chưa được kiểm soát chặt chẽ, triệt để đã tiếp tục phát sinh một số vị trí hư hỏng [tại các đoạn Km27+200, Km41+100, Km43-Km44, Km44-Km45]. Nhà đầu tư - Công ty TNHH BOT 36.71[thuộc Tổng công ty 36 Bộ Quốc phòng] đang khẩn trương tích cực tổ chức và hoàn thành sửa chữa các hư hỏng nêu trên trong tháng 8/2017.

Bộ GTVT vẫn đang tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chức năng và các nhà đầu tư thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện, sửa chữa, khắc phục kịp thời những hư hỏng để đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng lưu thông và đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến.

Để đảm bảo chất lượng và an toàn khai thác trên các tuyến QL1 và QL19, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Bình Định phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo các cơ quan chức năng của Tỉnh có giải pháp quyết liệt, kịp thời ngăn chặn tình trạng xe quá khổ, quá tải, đặc biệt tình trạng xe vận chuyển vật liệu xây dựng lưu thông trên tuyến.

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 430/TTg-CN ngày 27/3/2017, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu và triển khai biện pháp sửa chữa phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho công trình do ảnh hưởng của những điều kiện khí hậu, thời tiết bất thường của khu vực Miền Trung nói chung và khu vực Bình Định nói riêng cũng như đảm bảo hiệu quả khai thác lâu dài của công trình.

150. Cử tri tỉnh Đăk Nông kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải xem xét đầu tư sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ 28, đoạn qua huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông vì mặt đường quá hẹp, lưu lượng phương tiện đi lại ngày càng tăng, hệ thống thoát nước xuống cấp, biển báo còn thiếu nên thường xuyên gây ra tai nạn giao thông, gây khó khăn trong việc di chuyển, lưu thông hàng hóa.

Trả lời: Tại công văn số 9094/BGTVT-KHĐT ngày 14/8/2017

Quốc lộ 28, đoạn qua huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được đầu tư nâng cấp sẽ giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, tạo kết nối thuận lợi hơn giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. Do vậy, việc đầu tư xây dựng dự án nêu trên là cần thiết.

Hiện nay, Bộ GTVT đã đề xuất dự án nêu trên trong danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, nguồn vốn dự kiến được giao rất hạn chế nên Bộ GTVT chưa thể cân đối vốn cho dự án này. Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT trong quá trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong khi chưa triển khai thực hiện đầu tư được ngay, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác duy tu, sửa chữa và đảm bảo an toàn giao thông.

151. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri phản ánh các tuyến Quốc lộ 53, 54, 57 hiện nay quá tải, xuống cấp trầm trọng gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Cử tri đề nghị Chính phủ sớm có kế hoạch nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ này tạo điều kiện cho người dân đi lại vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn.

Trả lời: Tại công văn số 9123/BGTVT-KHĐT ngày 14/8/2017

1. Quốc lộ 53 đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Long có chiều dài 43km, đã hoàn thành đầu tư đoạn từ Km0 - Km15+617 theo quy mô đường cấp III và đường đô thị; đoạn từ Km15+617 - Km43 và 02 cầu Ngã Tư và Ông Me Lớn nằm trong Dự án đầu tư nâng cấp QL53 đoạn Long Hồ - Ba Si [Km11+Km56] đang được Bộ GTVT triển khai đầu tư theo hình thức BOT, dự kiến hoàn thành đầu năm 2019.

2. Quốc lộ 54 đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Long có chiều dài 49km đã hoàn thành theo quy mô cấp V đồng bằng và đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cạp lề mỗi bên rộng 1m. Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu đầu tư mở rộng QL54 đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Long theo hình thức BOT, tuy nhiên do lưu lượng giao thông trên tuyến thấp nên dự án không khả thi về phương án tài chính.

Hiện nay, nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu. Theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn này chỉ đủ bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Do vậy, giai đoạn trước mắt chưa cân đối được nguồn vốn để triển khai đầu tư nâng cấp đoạn tuyến này. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, duy tu, sửa chữa để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

3. Quốc lộ 57 đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Long dài khoảng 8km đã được đầu tư hoàn thành năm 2007 với quy mô đường cấp IV đồng bằng và đường đô thị trong Dự án cải tạo nâng cấp QL57 đoạn Mỏ Cày - Vĩnh Long. Đối với đoạn tuyến có quy mô đường cấp IV đồng bằng [Km4+700-Km8], Bộ GTVT đã đưa vào Dự án cải tạo, nâng cấp QL.57 đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bố trí từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để triển khai thực hiện.

152. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ quan tâm sớm triển khai thực hiện tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận để thuận lợi trong giao thông và các hoạt động khác.

Trả lời: Tại công văn số 9471/BGTVT-ĐTCT ngày 21/8/2017

Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận nằm trong quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010 và số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013; đồng thời, nằm trong kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Bộ GTVT xác định đây là dự án lớn, là tuyến đường có tính chất quan trọng và cần phải đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm đưa vào khai thác đáp ứng mong mỏi của người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận [sau đây gọi tắt là Dự án] được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BOT tại Quyết định số 4145/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2014 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1700/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2017. Dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 109/BKHĐT-GCNĐKĐTTN ngày 21/01/2016; Bộ GTVT đã ký Hợp đồng số 14/HĐ.BOT-BGTVT ngày 18/11/2016 với Nhà đầu tư [Liên danh Công ty CPĐT xây dựng Tuấn Lộc - Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh - Công ty CPĐT xây dựng BMT - Công ty TNHH tập đoàn Thắng Lợi - Công ty CP Hoàng An - Công ty CPĐT cầu đường CII] và Doanh nghiệp dự án [Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận] để triển khai.

Hiện nay, Bộ GTVT và Nhà đầu tư đang phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang để triển khai công tác giải phóng mặt bằng [GPMB], địa phương đã nhận được khoảng 891,5 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữucủa Nhà đầu tư để chi trả cho công tác GPMB; Nhà đầu tư đã nhận được mặt bằng của 23/51,1km [khoảng 45%], cơ bản đã có công địa để có thể triển khai thi công từng phần và phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng trong năm 2017. Nhà đầu tư đã triển khai thi công ngay đối với phần mặt bằng đã được bàn giao. Tuy nhiên, hiện Dự án đang gặp phải vướng mắc trong việc huy động nguồn vốn tín dụng, các ngân hàng trước đây cam kết tài trợ vốn đầu tư Dự án nay vẫn chưa ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn để có thể triển khai đầu tư. Bộ GTVT, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc.

Theo kế hoạch triển khai được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1700/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2017, sẽ hoàn thành công trình Dự án TL-MTtrong Quý II/2020. Bộ GTVT đã và đang chỉ đạo quyết liệt Nhà đầu tư và các cơ quan liên quan của Bộ, bám sát kế hoạch tiến độ, triển khai thi công ngay đối với phần mặt bằng đã bàn giao để tránh việc tái lấn chiếm và đẩy nhanh tiến độ dự án.

153. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh hệ thống thoát nước, cầu chui dân sinh của đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang trên địa bàn huyện Việt Yên thường xuyên ngập nước, đặc biệt vào những ngày mưa, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và công nhân đi làm qua tuyến đường này. Cử tri đã đề nghị nhiều lần nhưng đến nay việc xử lý vẫn chưa triệt để. Đề nghị Bộ GTVT quan tâm, chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng nêu trên.

Trả lời: Tại công văn số 9466/BGTVT-KCHT ngày 21/8/2017

1. Hiện nay, do các cống chui dân sinh thuộc địa bàn huyện Việt Yên tại lý trình Km125+974 và Km131+383, QL.1 có cao độ đáy cống thấp hơn mặt đường gom hai bên đường. Do đó, khi trời mưa nước chảy vào cống, dẫn đến tình trạng ngập úng trong lòng cống, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân khi tham gia giao thông tại các khu công nghiệp.

2. Ngày 02/8/2017, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục ĐBVN phối hợp với nhà đầu tư Công ty CP BOT Hà Nội - Bắc Giang kiểm tra, đề xuất phương án xử lý tình trạng ngập úng cống chui dân sinh tại lý trình Km125+974 và Km131+383, QL.1 nhằm xử lý triệt để tình trạng ngập nước theo như phản ánh của cử tri. Hiện nay, các cơ quan đang nghiên cứu phương án xử lý tình trạng nêu trên trong thời gian sớm nhất. Bộ GTVT sẽ thông báo đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang khi có kết quả.

154. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị nâng cấp mở rộng tuyến lộ Nam Sông Hậu; Quản lộ Phụng Hiệp, Quốc lộ 61B qua địa phận tỉnh Sóc Trăng vì hiện nay các tuyến này mặt đường hẹp, sụt lún nên tai nạn giao thông tăng cao, bên cạnh đó việc nâng cấp còn nhằm giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A.

Trả lời: Tại công văn số 9198/BGTVT-KHĐT ngày 15/8/2017

- Tuyến Nam Sông Hậu và tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp mới được đầu tư xây dựng và hoàn thành năm 2011 với quy mô đường cấp IV đồng bằng. Do đây là tuyến được đầu tư mới qua vùng địa chất yếu nên theo quyết định đầu tư được duyệt, mặt đường chỉ được đầu tư bằng kết cấu láng nhựa, chấp nhận lún theo thời gian. Hiện nay, hàng năm Bộ GTVT vẫn bố trí nguồn vốn bảo trì để duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

Riêng đối với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 284/TB-VPCP ngày 29/6/2017 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đang giao các cơ quan liên quan lập đề xuất chủ trương đầu tư - Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp qua địa bàn các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện.

- Đối với Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61B qua địa phận tỉnh Sóc Trăng: Bộ GTVT đã cho phép lập chủ trương đầu tư và thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến tổng mức đầu tư 855 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu. Theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn này chỉ đủ bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Do đó không đủ cân đối, bố trí vốn cho Dự án này. Trước mắt, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, duy tu, sửa chữa để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

155. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Cử tri huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang phản ánh dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ đến Rạch Sỏi sau khi san lấp mặt bằng đã đắp luôn các kênh thoát nước. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm khắc phục khai thông dòng chảy để tạo điều kiện cho người dân có nước để sản xuất nông nghiệp.

Trả lời: Tại công văn số 9201/BGTVT-CQLXD ngày 15/8/2017

Dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hiện nay được Bộ GTVT giao cho Tổng công ty ĐTPT và QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long [Tổng công ty Cửu Long] quản lý. Theo báo cáo của Tổng công ty Cửu Long, hiện nay, các Nhà thầu chính/phụ đang đẩy nhanh thi công tại hiện trường để đáp ứng tiến độ chung của Dự án. Trước khi lấp kênh ngăn dòng để thi công cống, Nhà thầu đã lấy ý kiến chấp thuận của chính quyền địa phương với thời gian thi công cho mỗi vị trí trung bình từ 03 - 06 tháng. Trong quá trình thi công, các Nhà thầu đã nghiêm túc thực hiện theo quy định của địa phương.

Tuy nhiên, có một vài vị trí cần làm đường tạm nhằm vận chuyển thiết bị đi qua để thi công các vị trí đường găng của dự án [xử lý đất yếu, cầu lớn…] nên các Nhà thầu đã tạm thời ngăn dòng để làm đường tạm. Sau khi nhận được ý kiến phản ánh của cử tri, Tổng công ty Cửu Long đã yêu cầu Tư vấn, Nhà thầu kiểm tra và khẩn trương khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng công ty Cửu Long thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở Tư vấn, Nhà thầu thực hiện theo quy định, Tổng công ty Cửu Long cũng mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để kịp thời khắc phục không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân khu vực Dự án đi qua.

156. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ có ý kiến với các Bộ, ngành đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án cầu Thịnh Long, Dự án đường trục kết nối vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, tạo bước phát triển đột phá kinh tế - xã hội, du lịch vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng, đảm bảo trong công tác Quốc phòng và công tác phòng chống thiên tai.

Trả lời: Tại công văn số 8598/BGTVT-CQLXD ngày 10/8/2017

Về việc cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án cầu Thịnh Long, Dự án đường trục kết nối vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, tạo bước phát triển đột phá kinh tế - xã hội, du lịch vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng, đảm bảo trong công tác Quốc phòng và công tác phòng chống thiên tai, Bộ Giao thông vận tải đã có Văn bản số 8052/BGTVT-CQLXD ngày 21/7/2017 gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định.

157. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Do kết cấu hạ tầng nông thôn còn thiếu và không đồng bộ, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp. Vì vậy, đề nghị nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên huyện, nối liền thông suốt với tuyến đường quốc lộ để giao thông thuận tiện, lưu lượng trao đổi hàng hoá, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Trả lời: Tại công văn số 8945/BGTVT-KHĐT ngày 10/8/2017

Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn giữ vai trò quan trọng vì các tuyến giao thông nông thôn kết nối với đường quốc lộ, tỉnh lộ, trung tâm hành chính huyện, xã, thôn, bản... tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn giúp lưu thông hàng hóa giữa khu vực nông thôn, miền núi với các thành phố; tạo điều kiện cho khu vực nông thôn, miền núi thu hút đầu tư, khai thác tốt tiềm năng, nguồn lực tự nhiên để phát triển sản xuất, tạo đà phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện giảm nghèo bền vững. Tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn còn thiếu và không đồng bộ, nhiều hạng mục công trình xuống cấp không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông không chỉ riêng tỉnh Hà Nam mà còn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Luật Ngân sách đối với hệ thống GTVT địa phương, các địa phương chịu trách nhiệm đầu tư phát triển, quản lý khai thác và bảo trì, vì vậy kinh phí để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam nói riêng và nhiều tỉnh nói chung còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp, những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ các tỉnh xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân,thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng như: Chương trình hỗ trợ các địa phương mở đường tới xã chưa có đường ô tô bằng nguồn TPCP; chương trình 135; chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện theo Nghị quyết 30a; chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới... Bộ GTVT cũng đã tích cực huy động các nguồn vốn ODA để hỗ trợ các địa phương như: Dự án cầu giao thông nông thôn vốn Nhật Bản; Dự án giao thông nông thôn 1, 2, 3 [vốn vay WB/DFID và hiện đang thực hiện Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số thông qua Dự án “Quản lý tài sản đường địa phương” [LRAMP] vốn vay Ngân hàng Thế giới WB.

Bộ GTVT xin ghi nhận ý kiến của cử tri, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Hà Nam chủ động cân đối ngân sách và huy động mọi nguồn vốn hợp pháp để từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn kết nối với các trục quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại an toàn và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

158. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri phản ánh, hiện nay điểm cầu vượt B49 tại nút giao thông QL.10 với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thường xuyên xuất hiện tình trạng ùn ứ phương tiện gây ách tắc giao thông. Cử tri đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị có phương án xử lý các nút giao thông QL.10 - đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để đảm bảo ATGT, tránh ùn tắc.

Trả lời: Tại công văn số 9407/BGTVT-KCHT ngày 18/8/2017

- Theo Quyết định phê duyệt Dự án BOT QL10 đoạn Quán Toan - Cầu Nghìn, nút giao liên thông giữa đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với QL10 [Km36+900 - Km38+900 theo lý trình QL.10] không thuộc phạm vi dự án. Nút giao này thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, trong đó cầu vượt B49 trên QL10 đã được Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam [VIDIFI] đầu tư xây dựng hoàn trả theo thiết kế cơ sở được duyệt với quy mô theo tuyến QL.10 tại thời điểm chưa mở rộng.

- Theo phản ánh của cử tri, tại điểm cầu vượt B49 trên QL.10 thường xuyên xuất hiện tình trạng ùn ứ phương tiện gây ách tắc giao thông là do hiện tại đang thực hiện việc thi công mở rộng QL.10, kết hợp với phương tiện lưu thông trên QL.10 ngày một tăng cao.

- Để giải quyết nội dung trên, thành phố Hải Phòng đã kiến nghị Bộ GTVT xem xét, chấp thuận bổ sung thêm một đơn nguyên cầu vượt đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào Dự án cải tạo, nâng cấp QL.10 đoạn từ cầu Quán Toan đến cầu Nghìn tại Văn bản số 734/UBND-GT ngày 20/02/2017. Tại Văn bản số 4020/BGTVT-ĐTCT ngày 17/4/2017 trả lời UBND TP Hải Phòng, Bộ GTVT sẽ xem xét xác định kinh phí dự phòng của dự án sau khi dự án hoàn thành làm căn cứ để báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận theo đề xuất của UBND TP. Hải Phòng.

- Thực hiện Thông báo số 332/TB-VPCP ngày 02/8/2017 của Văn phòng Chính phủ về nội dung đầu tư bổ sung thêm một cầu vượt 02 làn xe trên QL.10 vượt đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào Dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL.10 đoạn Quán Toan - Cầu Nghìn, Bộ GTVT giao Ban QLDA 2 chỉ đạo tư vấn khẩn trương rà soát, nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư bổ sung thêm một đơn nguyên cầu vượt trên QL,10 vượt đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào Dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL10 đoạn Quán Toan - Cầu Nghìn; báo cáo Bộ GTVT trước ngày 22/8/2017.

- Việc bổ sung một đơn nguyên cầu vượt trên đồng bộ với Dự án cải tạo, nâng cấp QL.10 sẽ khắc phục được hiện tượng ùn tắc phương tiện giao thông tại khu vực cầu B49 như phản ánh của cử tri.

159. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Các bộ, ngành liên quan có giải pháp tháo gỡ khó khăn, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ và dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 [đoạn Km0-Km7] để sớm đưa dự án vào sử dụng nhằm tạo sự kết nối thông suốt và rút ngắn thời gian lưu thông giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trả lời: Tại công văn số 9472/BGTVT-ĐTCT ngày 21/8/2017

1. Đối với đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ

Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ nằm trong quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010 và số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013; đồng thời, nằm trong kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Bộ GTVT xác định đây là dự án lớn, là tuyến đường có tính chất quan trọng và cần phải đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm đưa vào khai thác đáp ứng mong mỏi của người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ được Bộ GTVT triển khai thành 02 dự án độc lập [gồm: Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ] để thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn tư nhân đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

  1. Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận [sau đây gọi tắt là Dự án TL-MT] được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BOT tại Quyết định số 4145/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2014 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1700/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2017. Dự án TL-MT đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 109/BKHĐT-GCNĐKĐTTN ngày 21/01/2016; Bộ GTVT đã ký Hợp đồng số 14/HĐ.BOT-BGTVT ngày 18/11/2016 với Nhà đầu tư [Liên danh Công ty CPĐT xây dựng Tuấn Lộc - Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh - Công ty CPĐT xây dựng BMT - Công ty TNHH tập đoàn Thắng Lợi - Công ty CP Hoàng An - Công ty CPĐT cầu đường CII] và Doanh nghiệp dự án [Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận] để triển khai.

Hiện nay, Bộ GTVT và Nhà đầu tư đang phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang để triển khai công tác giải phóng mặt bằng [GPMB], địa phương đã nhận được khoảng 891,5 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để chi trả cho công tác GPMB; Nhà đầu tư đã nhận được mặt bằng của 23/51,1km [khoảng 45%], cơ bản đã có công địa để có thể triển khai thi công từng phần và phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng trong năm 2017. Nhà đầu tư đã triển khai thi công ngay đối với phần mặt bằng đã được bàn giao. Tuy nhiên, hiện Dự án TL-MT đang gặp phải vướng mắc trong việc huy động nguồn vốn tín dụng, các ngân hàng trước đây cam kết tài trợ vốn đầu tư Dự án TL-MT nay vẫn chưa ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn để có thể triển khai đầu tư. Bộ GTVT, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc.

Theo kế hoạch triển khai được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1700/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2017, sẽ hoàn thành công trình Dự án TL-MT trong Quý II/2020. Bộ GTVT đã và đang chỉ đạo quyết liệt Nhà đầu tư và các cơ quan liên quan của Bộ, bám sát kế hoạch tiến độ, triển khai thi công ngay đối với phần mặt bằng đã bàn giao để tránh việc tái lấn chiếm và đẩy nhanh tiến độ dự án.

  1. Đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ [sau đây gọi tắt là Dự án MT-CT] được nghiên cứu triển khai đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BOT. Tháng 4/2017, Bộ GTVT đã hoàn thành công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi [văn bản số 3594/BGTVT-ĐTCT ngày 05/4/2017], đủ điều kiện phê duyệt để triển khai lựa chọn nhà đầu tư, tuy nhiên do có vướng mắc trong việc xác định lãi vay theo quy định tại Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 của Bộ Tài chính, ảnh hưởng đến tính khả thi kêu gọi đầu tư nên Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ. Ngày 21/7/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2017/TT-BTC tháo gỡ vướng mắc nói trên nên Bộ GTVT sẽ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 8/2017 và triển khai ngay công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ.

Theo kế hoạch dự kiến, sẽ hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng dự án vào đầu Quý III/2018 [thời gian đấu thầu cần khoảng 01 năm] và triển khai GPMB, thi công công trình hoàn thành trong Quý II/2021. Dự án MT-CT đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp nên công tác lập phương án GPMB cũng như triển khai thực hiện sẽ phức tạp hơn và tốn nhiều thời gian hơn so với Dự án TL-MT.

2. Đối với Quốc lộ 91 đoạn Km0-Km7

Bộ GTVT có văn bản số 7966/BGTVT-KHĐT ngày 19/7/2017 để trả lời cử tri thành phố Cần Thơ [sao gửi kèm theo].

160. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Sớm đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 54 trên địa bàn huyện Châu Thành để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 9183/BGTVT-KHĐT ngày 15/8/2017

Theo quy hoạch được duyệt, Quốc lộ 54 bắt đầu từ Bình Thành [tỉnh Đồng Tháp] đến thành phố Trà Vinh dài 153 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 02 làn xe. Tuyến Quốc lộ 54 trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh được đầu tư hoàn thành năm 2005 với quy mô đường cấp IV đồng bằng, hiện vẫn đáp ứng tốt nhu cầu vận tải trên tuyến.

Trong điều kiện nguồn lực hiện nay rất hạn hẹp, Bộ GTVT chưa thể cân đối được nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp các tuyến quốc lộ theo quy hoạch được duyệt. Trước mắt, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, duy tu, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

161. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu tìm giải pháp để đẩy nhanh đầu tư hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL để đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng, trong đó có việc sớm bố trí vốn triển khai dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 30 [đoạn thành phố Cao Lãnh đến Hồng Ngự, Đồng Tháp], hiện nay đã xuống cấp và bị sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt đây là tuyến đường độc đạo đến biên giới nên có vai trò hết sức đặc biệt trong đảm bảo quốc phòng an ninh.

Trả lời: Tại công văn số 9202/BGTVT-KHĐT ngày 15/8/2017

Dự án nâng cấp, mở rộng QL30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự đã được Bộ GTVT thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến tổng mức đầu tư 2.243 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao cho Bộ GTVT trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu. Theo tiêu chí, hướng dẫn phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn này chỉ đủ bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước, đối ứng cho các dự án ODA, đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác. Căn cứ vào các nguồn vốn được bố trí đến nay, Bộ GTVT chưa cân đối được nguồn vốn để đầu tư Dự án này.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 8248/VPCP-KTTH ngày 08/8/2017 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đang phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát để cân đối, bố trí cho Dự án này từ các nguồn vốn đã được phân bổ trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ GTVT bao gồm cả nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 và nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn khi được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

162. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri đề nghị trong thời gian chờ đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, Bộ GTVT cần đầu tư duy tu, sửa chữa những chỗ hư hỏng nặng để hạn chế tai nạn cho người tham gia giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 9347/BGTVT-KCHT ngày 17/8/2017

Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự từ Km 34+200 - Km 119+640 đang được Bộ GTVT đang đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính thẩm định nguồn vốn đầu tư dự án Nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự. Trong thời gian chờ dự án triển khai, Bộ GTVT đã và đang bố trí nguồn vốn để sửa chữa khắc phục những hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn giao thông, cụ thể như sau:

- Năm 2017 được bố trí kinh phí sửa chữa như sau:

+ Sửa chữa mặt đường và hệ thống thoát nước đoạn Km 86+754 - Km 91+100 và Km 92+100 - Km 94+050 với kinh phí 43,9 tỷ;

+ Gia cố lề đường đoạn Km47+700 - Km55+200 với kinh phí 5,5 tỷ;

+ Sửa chữa cục bộ Thảm BTN mặt đường Km38+100 - Km 41+00 với kinh phí 13,0 tỷ.

+ Sửa chữa thường xuyên: 4,1 tỷ

  • Kế hoạch năm 2018 dự kiến bố trí kinh phí sửa chữa như sau:

+ Sửa chữa cục bộ và thảm toàn diện BTNN đoạn Km 41+00-Km 47+700; gia cố lề đoạn Km55 - Km59. Kinh phí: 20 tỷ đồng.

+ Sửa chữa cục bộ hư hỏng mặt đường từng đoạn Km64+000 - Km66+000, Km68+000 - Km86+754. Kinh phí: 5 tỷ đồng.

+ Thay thế khe co giãn và sửa chữa các hư hỏng cầu: Cầu Cả Đức Km40+255, Cầu Đạo Nằm Km 42+767, Cầu Ông Kho Km46+259 ,Cầu Xẻo Miễu Km55+935, cầu Trâu Trắng Km46+825, Cầu An Phong Km68+288. Kinh phí: 4,2 tỷ đồng.

+ Bổ sung hệ thống thoát nước dọc đoạn Km55+610 - Km55+939 [P], Km55+610 - Km56+100 [T], Km55+935-Km56+100[P], Km61+600-Km61+800 [T,P], Km68+000-Km68+288 [T,P], Km68+750-Km69+037 [T], Km83+680-Km83+939 [P], Km83+750-Km83+939 [T], Km86+400-Km86+754 [T,P]. Kinh phí: 4 tỷ đồng.

+ Sửa chữa thường xuyên: kinh phí 5,4 tỷ đồng.

Trong điều kiện nguồn vốn cho công tác bảo trì còn rất hạn hẹp, Bộ GTVT cũng mong nhận được sự chia sẻ của cử tri tỉnh Đồng Tháp với ngành giao thông vận tải.

163. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Cử tri xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A đề xuất Bộ GTVT xây dựng cống thoát nước 02 bên QL.1A từ cầu Rạch Vong đến khu công nghiệp Tân Phú Thạnh.

Trả lời: Tại công văn số 9397/BGTVT-KCHT ngày 18/8/2017

Đoạn tuyến từ cầu Rạch Vong đến khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, QL.1 nằm trong phạm vi Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL.1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp theo hình thức Hợp đồng BOT. Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trên đoạn tuyến này có 02 đoạn thường bị ngập khi mưa lớn: Km2082+218 - Km2083+538 và Km2083+612 - Km2083+860; sau khoảng 30’ lượng nước ngập sẽ thoát hết theo dốc dọc của tuyến.

Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Nhà đầu tư nghiên cứu và có giải pháp khắc phục hợp lý, hiệu quả hiện tượng ngập khi mưa lớn nhằm đáp ứng kiến nghị của cử tri tỉnh Hậu Giang.

164. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Cử tri huyện Trạm Tấu đề nghị Bộ GTVT tiếp tục quan tâm đầu tư kiên cố hóa tuyến đường Trạm Tấu [Yên Bái] - Bắc Yên [Sơn La] để phá thế độc đạo của huyện cũng như đảm bảo giao thông cho bà con nhân dân hai huyện đi lại thuận lợi, giao thương trao đổi hàng hóa.

Trả lời: Tại công văn số 9147/BGTVT-KCHT ngày 14/8/2017

1. Tuyến đường Trạm Tấu [Yên Bái] - Bắc Yên [Sơn La] được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 31/10/2006 sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư là 50,164 tỷ đồng. Dự án khởi công năm 2008 và hoàn thành năm 2012. Đến nay, do ảnh hưởng của mưa, lũ đã gây nên hiện tượng sạt lở đất, xói lở nền đường, hư hỏng các công trình thoát nước tạm, việc đi lại trên tuyến đường gặp rất nhiều khó khăn. UBND tỉnh Yên Bái đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị cho phép điều chuyển vốn TPCP còn dư giai đoạn 2014-2016 từ dự án đường Mường La [tỉnh Sơn La] - Mù Cang Chải [tỉnh Yên Bái] sang bố trí cho dự án này để đầu tư hệ thống thoát nước và làm mặt đường những đoạn đi lại khó khăn, độ dốc lớn với kinh phí là 24,944 tỷ đồng.

2. Tuyến đường Trạm Tấu - Bắc Yên là tuyến đường địa phương do địa phương quản lý. Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sớm được bố trí vốn triển khai thực hiện dự án nêu trên. Trong thời gian chưa được bố trí vốn, đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng kế hoạch bảo trì nhằm sửa chữa khắc phục hư hỏng, bất cập gây mất ATGT trên tuyến Trạm Tấu - Bắc Yên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong khu vực và đảm bảo ATGT trên tuyến.

165. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Cử tri Thanh Hóa đề nghị Chính phủ sớm cho thi công tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh, vì hiện nay trên Quốc lộ 1A lượng phương tiện giao thông quá lớn, thường xuyên gây ách tắc giao thông trên địa bàn.

Trả lời: Tại công văn số 9237/BGTVT-ĐTCT ngày 16/8/2017

Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như các địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đang khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông [sau đây gọi tắt là Dự án] theo quy định của pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Sau khi được thông qua chủ trương đầu tư, Bộ Giao thông vận tải sẽ hoàn thiện các thủ tục để sớm triển khai thực hiện, trong đó có đoạn qua địa phận tỉnh Thanh Hóa.

Bộ Giao thông vận tải đề nghị cử tri, các cơ quan của tỉnh Thanh Hóa quan tâm phối hợp, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thi công, sớm đưa Dự án vào khai thác, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

166. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Cử tri xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn đề nghị đầu tư nâng cấp đường nối từ Quốc lộ 217 đến bản Na Hồ, bản Sủa và bản Na Phường; xây dựng cầu cứng qua sông Luồng tại địa phận bản Na Hồ, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn để thuận tiện giao thông, nhân dân có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, giữ gìn an ninh-quốc phòng.

Trả lời: Tại công văn số 9480/BGTVT-KHĐT ngày 21/8/2017

Về các công trình đường nối từ Quốc lộ 217 đến bản Na Hồ, bản Sủa và bản Na Phường; cầu cứng qua sông Luồng tại địa phận bản Na Hồ, xã Sơn Điện; cầu cứng ở bản Păng; cầu treo sang khu Piềng Thín thuộc địa phận bản Bon, huyện Quan Sơn: các công trình nêu trên đều thuộc phạm vi quản lý, đầu tư của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chủ động bố trí ngân sách địa phương hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện. Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương cho đầu tư xây dựng công trình.

167. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Cử tri huyện Quan Sơn đề nghị Nhà nước đầu tư xây dựng cầu cứng ở bản Păng [khu vực đã được quy hoạch mở rộng thị trấn Quan Sơn]; đầu tư xây dựng cầu treo sang khu Piềng Thín thuộc địa phận bản Bon để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giãn dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 9480/BGTVT-KHĐT ngày 21/8/2017

Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai Dự án Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương - LRAMP, trong đó trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện 02 hợp phần: Hợp phần đường có tổng chiều dài 5 tuyến/58,3km/TMĐT 225 tỷ đồng và Hợp phần cầu có tổng số 21 cầu/TMĐT 178 tỷ đồng. Do các công trình được cử tri đề nghị đầu tư không thuộc danh mục đã được địa phương rà soát và đề nghị đầu tư xây dựng trong dự án LRAMP nên Bộ GTVT đề nghị UBND huyện Quan Sơn, Sở GTVT Thanh Hóa thực hiện rà soát, đánh giá về sự đáp ứng tiêu chí, mức độ cấp bách cần đầu tư xây dựng, báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa để đề xuất bổ sung, điều chỉnh lại danh mục [nếu cần] trên nguyên tắc không vượt nguồn vốn của dự án được phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa.

168. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri cho rằng công tác quản lý đoạn đường QL14 đi qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều bất cập, như: chưa gắn biển báo, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống thoát nước, dải phân cách chưa hợp lý, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán, một số điểm đen rất nguy hiểm dễ gây tai nạn giao thông. Cử tri đề nghị các ngành chức năng sớm giải quyết dứt điểm trình trạng nêu trên.

Trả lời: Tại công văn số 9342/BGTVT - KCHT ngày 17/8/2017

Tại văn bản số 3319/BGTVT-KCHT ngày 30/3/2017, Bộ GTVT đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk về nội dung nêu trên. Bộ GTVT cập nhật việc xử lý điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và xử lý các bất cập vệ hệ thống an toàn giao thông, hệ thống thoát nước trên Quốc lộ 14 qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến thời điểm này cụ thể như sau:

- Về việc xử lý điểm đen, điểm mất an toàn giao thông: Thời gian vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã và đang khắc phục sửa chữa các vị trí điểm đen trên tuyến Quốc lộ 14 qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tổng cục ĐBVN đã khắc phục sửa chữa điểm đen đoạn Km707-Km712, xử lý điểm đen đoạn Km725-Km733+800; mặt khác phối hợp với Ban Hồ Chí Minh rà soát để xử lý điểm mất an toàn giao thông trên tuyến.

- Về việc rà soát, xử lý các bất cập vệ hệ thống an toàn giao thông, hệ thống thoát nước: Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ III [đơn vị quản lý trực tiếp Quốc lộ 14] bổ sung 13 biển cảnh báo nguy hiểm tại các vị trí có nguy cơ mất ATGT; bổ sung 675m hộ lan mềm, tháo dỡ dải phân cách bằng thép và phân làn bằng vạch sơn; đồng thời bổ sung biển báo đoạn Km707-Km712 bao gồm 6 bộ biển báo lắp đặt trên cần vươn và 40 biển lắp đặt trên vỉa hè. Mặt khác đã cho tháo dỡ 180 biển báo trên QL.14 đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

- Trong quá trình quản lý khai thác, Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN tiếp tục rà soát các điểm đen và điểm tiểm ẩn tai nạn giao thông, đồng thời rà soát, xử lý các bất cập về tổ chức giao thông, hệ thống an toàn giao thông [biển báo, đèn tín hiệu, dải phân cách, … và hệ thống thoát nước trên Quốc lộ 14 để có kế hoạch xử lý để đảm bảo an toàn giao thông.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Giao thông vận tải về một số kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Đề nghị Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk chuyển thông tin đến cử tri để cử tri được rõ.

169. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Luật Đường sắt [sửa đổi] vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3, đề nghị khi triển khai thi hành luật, cần quan tâm đến việc đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, nhất là tại các điểm giao nhau giữa đường sắt và đường tự mở.

Trả lời: Tại công văn số 8588/BGTVT-ATGT ngày 01/8/2017

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đường sắt đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 5 năm [từ 2012 ÷ 2016] tai nạn giao thông [TNGT] đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; tai nạn giao thông đường sắt 6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2016, cụ thể: toàn quốc xảy ra 76 vụ, làm chết 65 người, làm bị thương 30 người. So với cùng kỳ năm 2016, giảm 13 vụ [-14,61%], giảm 06 người chết [-8,45%], tăng 04 người bị thương [+15,38%].

Tuy nhiên, đúng như phản ánh của cử tri công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế: tình hình ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đường sắt còn diễn biến phức tạp, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém, nhiều vi phạm còn diễn ra khá phổ biến…đây thực sự là thách thức và là nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn đối với an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT đường sắt theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về bảo đảm trật tự ATGT đường sắt; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; trong đó, tập trung tuyên truyền theo chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, tiếp tục tuyên truyền về siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải; thường xuyên, kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT đường sắt trong các bản tin thời sự hàng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT đường sắt, hướng dẫn người dân tham gia giao thông an toàn và các biện pháp phòng tránh TNGT.

Hai là, tích cực tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các công trình, dự án đảm bảo ATGTĐS, đặc biệt đẩy nhanh xây dựng đường gom, hàng rào hộ lan, hàng rào bảo vệ hành lang ATGTĐS theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, ngành đường sắt đang tập trung triển khai xây dựng thiết bị cảnh báo tại đường ngang như: cần chắn, dàn chắn tự động, gờ, gồ giảm tốc tại đường ngang và hoàn thiện hệ thống đường gom, hàng rào cách ly; phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức rà soát các vị trí đường ngang giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguy cơ xảy ra tai nạn cao để cắm bổ sung biển báo [Chú ý tàu hỏa]; từng bước đóng các lối đi dân sinh bất hợp pháp để giảm dần số lượng giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ.

Ba là, thường xuyên theo dõi, phát hiện và có biện pháp xử lý các điểm đen về ATGTĐS; tổ chức cảnh giới tại các lối đi dân sinh, đường ngang không có người gác vào các dịp vận tải cao điểm, Lễ, Tết, đảm bảo cho hành trình của mọi đoàn tàu an toàn, đúng giờ, không ùn tắc giao thông.

Bốn là, vận động các tổ chức, cá nhân tự tháo dỡ các công trình lấn chiếm, xây dựng trái phép trong phạm vi chỉ giới hành lang ATGT đường sắt, giải phóng tầm nhìn tại các đường ngang theo đúng quy định của Pháp luật, từng bước tạo lập môi trường giao thông vận tải đường sắt thông thoáng, thuận lợi, trật tự và an toàn.

Năm là, tiếp tục triển khai, thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo TTATGT tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt; tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác tại các đường ngang và lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; trong đó tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống đường gom, hàng rào cách ly, nút giao khác mức và cầu vượt đường sắt; cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép.

Sáu là, triển khai xây dựng gờ, gồ giảm tốc cưỡng bức tại các điểm giao cắt cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, trước mắt ưu tiên xây dựng trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ nhằm đảm bảo ATGT đường bộ, đường sắt với tiêu chí xây dựng gồ giảm tốc theo thứ tự ưu tiên sau: các đường ngang phòng vệ bằng biển báo, cảnh báo tự động, lối đi dân sinh có chiều rộng lớn hơn 2,5m tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao, đường ngang không có người gác và lối đi dân sinh bị che khuất tầm nhìn. Kinh phí thực hiện lấy từ Quỹ bảo trì đường bộ.

Bẩy là, nâng cao năng lực, trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT đường sắt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT đường sắt.

170. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Công tác giảm thiểu tai nạn giao thông tuy đã được Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan quan tâm thực hiện nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong muốn. Những Vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và tài sản vẫn còn xảy ra nhiều. Cử tri đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan cần có giải pháp hữu hiệu hơn nữa để giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 8636/BGTVT-ATGT ngày 03/8/2017

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 6 năm [từ 2011 ÷ 2016] tai nạn giao thông [TNGT] đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; bên cạnh đó, trong 06 tháng đầu năm 2017 [từ ngày 16/12/2016 đến 15/6/2017], cả nước xảy ra 9.593 vụ, làm chết 4.134 người, làm bị thương 7.935 người; so với cùng kỳ năm 2016, giảm 636 vụ [giảm 6,22%], giảm 229 người chết [giảm 5,25%], giảm 1.004 người bị thương [giảm 11,23%].

Tuy nhiên, đúng như phản ánh của cử tri, kết quả đạt được về công tác bảo đảm TTATGT chưa được như mong muốn và còn một số tồn tại hạn chế, như: số vụ tai nạn giao thông, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường bộ, đường sắt gây thiệt hại lớn về người và tài sản, một số đơn vị kinh doanh vận tải còn chưa thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm TTATGT, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém…; đây thực sự là thách thức và là nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn đối với an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng này, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; trong đó, tập trung sửa đổi các Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, hàng không.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; trong đó, theo chủ đề Năm an toàn giao thông 2017 là “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, các đơn vị chức năng đã và đang triển khai đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại các khu vực có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy định về bảo đảm TTATGT khi tham gia giao thông trên đường cao tốc…

- Triển khai rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; thực hiện điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định ATGT đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, như: thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt; việc kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động các bến xe ô tô khách; việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; việc chấp hành pháp luật trong công tác tổ chức giao thông trên một số tuyến quốc lộ…

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT.

171. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Nhiều cử tri phản ánh về tình trạng xe quá khổ, quá tải thường xuyên lưu thông trên quốc lộ 18, quốc lộ 37 gây ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở hạ tầng: tạo nhiều ổ gà, thường xuyên gây ắch tắc và xảy ra tai nạn giao thông. Đề nghị các Bộ, ngành có liên quan sớm có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên để đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được thuận tiện, dễ dàng.

Trả lời: Tại công văn số 9134/BGTVT-ATGT ngày 14/8/2017

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ [tại các Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10/01/2013, số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013], ngày 21/11/2013, liên Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Kế hoạch liên ngành số 12593/KHPH-BGTVT-BCA về phối hợp thực hiện kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng của xe ô tô; kế hoạch được thực hiện đồng loạt trên toàn quốc từ ngày 01/4/2014.

Sau hơn 02 năm thực hiện, ngày 30/8/2016, hai Bộ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA. Tại Hội nghị này, hai Bộ đánh giá kết quả triển khai thực hiện, cơ bản đã đạt được mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA đề ra, vi phạm quá tải trọng đã giảm trên 92%, ý thức của người tham gia giao thông và các cơ quan quản lý về vận tải đường bộ đã được nâng cao. Vì vậy, hai Bộ thống nhất kết thúc thực hiện Kế hoạch liên ngành số 12593/KHPH-BGTVT-BCA và thống nhất chủ trương chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trong thời gian tới theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng được pháp luật quy định. Theo đó, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát lưu động để phát hiện, xử lý các vi phạm về tải trọng xe trên các tuyến giao thông; lực lượng Thanh tra giao thông tập trung kiểm soát tải trọng xe tại nơi xuất phát, các điểm tập kết hàng hóa, kho cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu và tại các điểm đặt thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do ngành Giao thông vận tải quản lý.

Hiện nay, tình hình xe quá tải trọng cho phép tham gia giao thông trên đường bộ tại một số địa phương đang có diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, trong đó có tỉnh Hải Dương. Sau khi Bộ GTVT nhận được phản ánh của cử tri tỉnh Hải Dương về tình hình xe quá khổ, quá tải lưu thông trên một số tuyến quốc lộ, Bộ GTVT đã ban hành văn bản số 8260/BGTVT-ATGT ngày 26/7/2017 chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Hải Dương kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về kiểm soát tải trọng trên tuyến quốc lộ 37 và 18.

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Hải Dương, trên tuyến Quốc lộ 37, từ đầu năm 2017 đến nay, đã tổ chức kiểm soát tải trọng xe tại Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động số 1 [đặt tại Km82+000 và Km88+00], kết quả đã phát hiện và xử phạt 3,1 tỷ đồng, góp phần giảm đáng kể phương tiện chở hàng quá tải trên tuyến quốc lộ 37; trên tuyến Quốc lộ 18 qua địa bàn tỉnh Hải Dương, lực lượng Công chức Thanh tra của Cục Quản lý Đường bộ I sử dụng cân xách tay kiểm tra, xử lý. Qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, xử phạt nặng theo quy định. Tuy nhiên, do lực lượng chức năng còn mỏng, các doanh nghiệp cho phương tiện lưu thông lén lút vào ban đêm, nên vẫn chưa xử lý được triệt để.

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe, kịp thời ngăn chặn tái diễn và tiến tới chấm dứt tình trạng xe ô tô vi phạm tải trọng, cơi nới kích thước thùng xe tại các địa phương, Bộ GTVT đã và đang chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát tải trọng xe:

- Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi và thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ- CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó đã nâng mức xử phạt đối với chủ xe, lái xe, người xếp hàng hóa nhằm bảo đảm tính răn đe và khả thi khi thực hiện; bổ sung thẩm quyền về xử phạt tại các đầu mối bốc, xếp hàng hóa, vi phạm về tải trọng trong khu vực cảng bến…cho các lực lượng thuộc Cảng vụ Hàng hải và Cảng vụ Đường thủy nội địa.

- Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28/02/2017 quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai sửa đổi Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác kiểm soát tải trọng xe.

2. Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt [tại Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2016]; hiện đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện thiết kế mô hình mẫu Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để làm cơ sở triển khai lắp đặt tại các vị trí Trạm theo quy hoạch được phê duyệt. Các Trạm có kết nối dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc xử lý vi phạm sẽ được tiến hành công khai và minh bạch.

3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải: quản lý, vận hành các Trạm kiểm tra tải trọng xe [do Bộ GTVT trang cấp] và kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe phù hợp với tình hình của địa phương; rà soát, kiểm tra tại các đơn vị, địa phương về việc tổ chức ký cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện, không chở hàng quá trọng tải, không xếp hàng hóa lên xe quá trọng tải cho phép; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện cam kết đã ký.

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện; đã có văn bản giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền đến Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ và cử tri của một số địa phương những quy định mới của pháp luật về kiểm soát tải trọng xe; đồng thời, đã tổ chức 03 Hội nghị tập huấn để hướng dẫn và nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra ngành GTVT trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng.

5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Trong tháng 6 năm 2017, Bộ GTVT đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tổ chức 04 Đoàn Kiểm tra thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại một số địa phương [trong đó có nội dung về kiểm soát tải trọng xe];

- Bộ GTVT đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng xe tại các cảng biển, các mỏ vật liệu trên địa bàn một số địa phương [như: Hòa Bình, Hà Nam, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang và Cần Thơ]. Kiểm tra tại các địa phương, Đoàn Kiểm tra đã kiến nghị Thanh tra Sở GTVT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với một số đơn vị vi phạm về việc bốc xếp lên phương tiện vi phạm tải trọng theo quy định của pháp luật.

172. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri phản ánh, thời gian qua tại nút giao đường lên, xuống cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Phạm Văn Đồng [quận Dương Kinh, Hải Phòng] thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn do sự xung đột dốc lên, xuống cao tốc quá ngắn. Cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam [VIDIFI] kiểm tra, nghiên cứu phương án điều chỉnh vuốt dốc đường lên, xuống cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại nút giao đường Phạm Văn Đồng [quận Dương Kinh, Hải Phòng] để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông tại nút giao này.

Trả lời: Tại công văn số 9315/BGTVT-KCHT ngày 17/8/2017

- Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được thiết kế là đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h, 6 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp.

- Trong giai đoạn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, Tổng công ty PTHT và Đầu tư tài chính Việt Nam [VIDIFI] và đơn vị Tư vấn thiết kế đã khảo sát hiện trạng và thực hiện các thỏa thuận với chính quyền địa phương về việc bố trí các hệ thống công trình trên tuyến, đặc biệt là thiết kế các nút giao đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối với các công trình hiện hữu.

- Việc cử tri phản ánh thời gian gần đây tại nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Phạm Văn Đồng [quận Dương Kinh, Hải Phòng] thường xuyên xảy ra ùn tắc, gây mất an toàn giao thông nguyên nhân chủ yếu do công tác tổ chức phân luồng giao thông của Thành phố Hải Phòng trong thời gian phục vụ thi công công trình Nút giao thông khác mức Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ [khởi công từ ngày 28/02/2017]. Theo đó toàn bộ xe tải, container từ khu vực Đình Vũ đi Hà Nội và ngược lại theo lộ trình đường cao tốc và sử dụng đường Phạm Văn Đồng và qua khu vực nút giao nêu trên tăng lên đột biến, đã dẫn đến tình trạng thường xuyên tắc nghẽn, gây mất an toàn trên đường Phạm Văn Đồng và qua khu vực nút giao.

- Theo kiến nghị của UBND Thành phố Hải Phòng tại văn bản số 1691/UBND-GT ngày 31/3/2017 và trên cơ sở được Bộ GTVT chấp thuận chủ trương cho phép thi công xây dựng bổ sung đường nhánh đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao nêu trên [văn bản số 4381/BGTVT-ĐTCT ngày 24/4/2017], VIDIFI đã triển khai thực hiện việc thi công xây dựng bổ sung đường nhánh, hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng vào ngày 20/7/2017.

Hiện nay, việc đưa vào khai thác sử dụng hai đường nhánh bổ sung nêu trên đã khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông tại nút giao này.

173. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri phản ánh về việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông từ các phương tiện giao thông đã quá hạn sử dụng. Cử tri đề nghị ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra thu hồi các phương tiện quá hạn sử dụng để tránh nguy cơ mất an toàn giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 8974/BGTVT-KHCN ngày 10/8/2017

Việc các phương tiện hết niên hạn sử dụng mà vẫn tham gia giao thông sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông và trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Để thực hiện việc thu hồi các phương tiện hết niên hạn và ngăn chặn các phương tiện này tham gia giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 13/10/2016 xử lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định và Bộ Giao thông vận tải đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát như:

1. Triển khai việc đưa thông tin về xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định.

- Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải đã tổng hợp, báo cáo danh sách xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định gửi Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT, Thanh tra giao thông các địa phương, Thanh tra giao thông các Cục Quản lý đường bộ để chỉ đạo các lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường ngăn chặn các phương tiện vi phạm, thu hồi đăng ký, biển số theo quy định.

- Thông báo các phương tiện hết niên hạn cho các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyền.

- Đưa danh sách các phương tiện hết niên hạn sử dụng lên hệ thống cảnh báo để các Đơn vị đăng kiểm từ chối kiểm định và kịp thời thông báo đến các cơ quan chức năng xử lý.

- Để thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc tra cứu số liệu về xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định Cục Đăng kiểm Việt Nam đã xây dựng cổng thông tin điện tử [www.vr.org.vn] để có thể tra cứu trực tuyến xe hết niên hạn, xe quá hạn kiểm định, xe sắp hết niên hạn.

- Tăng cường phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và chính quyền địa phương trong công tác thống kê, kiểm soát, xử lý đối với phương tiện hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định; tiếp tục hướng dẫn các lực lượng chức năng tại địa phương phương pháp tra cứu, nhận biết xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định.

2. Kết quả triển khai thực hiện.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản gửi Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục Cảnh sát Giao thông [C67] báo cáo số lượng phương tiện hết niên hạn sử dụng, sắp hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định tính đến ngày 31/08/2016. Đồng thời hướng dẫn tra cứu danh sách hết niên hạn sử dụng, danh sách xe sắp niên hạn, danh sách xe hết hạn kiểm định trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Định kỳ Cục Đăng kiểm Việt Nam thống kê số liệu số xe hết niên hạn, quá hạn kiểm định tại các địa phương báo cáo UBATGT Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thông báo Cục Cảnh sát Giao thông [C67]. Tính đến ngày 31/05/2017 tổng số phương tiện vào kiểm định trên cả nước là 2.671.862 xe. Tổng số xe hết niên hạn đến 01/01/2017 là 162.619 xe trong đó xe tải là 116,859 xe, xe chở người là 45,760 xe, riêng số xe hết niên hạn năm 2016 là 23.075 xe trong đó xe tải 20068 xe, xe chở người là 3.007 xe, tổng số phương tiện quá hạn kiểm định 01 tháng tính đến ngày 20/06/2017 là 255.213 xe.

Ngày 13/10/2016 Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản số 4813/ĐKVN-VAR gửi các đơn vị đăng kiểm trong cả nước, chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm báo cáo cơ quan chức năng tại địa phương để xây dựng kế hoạch kiểm soát. Chủ động tham gia kiểm tra liên ngành, phối hợp với cơ quan tuần tra, kiểm soát tại địa phương kiểm tra xử lý các xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định tham gia giao thông. Hướng dẫn lực lượng chức năng tại địa phương tra cứu, nhận hiết xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định.

Chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông xây dựng kế hoạch chỉ đạo lực lượng cảnh sát địa phương phối hợp với các đơn vị đăng kiểm tại địa phương tăng cường kiểm tra liên ngành để xử lý các xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định tham gia giao thông.

Phối hợp với Thanh tra Bộ GTVT tổ chức tập huấn cho lực lượng Thanh tra giao thông cả nước phương pháp tra cứu, nhận biết xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định.

Cục Đăng kiểm Việt Nam đã triển khai kế hoạch khảo sát, kiểm tra tình trạng xe hết niên hạn sử dụng quá hạn kiểm định tại một số địa phương để báo cáo UB ATGT Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng. Trong năm 2016 đã triển khai được 06 đợt khảo sát, kết quả như sau:

- Địa bàn tỉnh Quảng Ngãi: có 07 xe quá hạn kiểm định.

- Địa bàn tỉnh Quảng Nam: có 03 xe quá hạn kiểm định, 01 xe hết niên hạn sử dụng.

- Địa bàn tỉnh Quảng Ninh: có 05 xe quá hạn kiểm định.

- Địa bàn tỉnh Cao Bằng: có 12 xe quá hạn kiểm định, 01 xe hết niên hạn sử dụng.

- Địa bàn tỉnh Thái Nguyên: có 17 xe quá hạn kiểm định, 01 xe hết niên hạn sử dụng.

- Địa bàn tỉnh Hòa Bình: có 43 xe quá hạn kiểm định, 08 xe hết niên hạn sử dụng.

Hầu hết xe hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định thường hoạt động ở các tuyến đường có ít lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát, sử dụng tập trung ở vùng sâu vùng xa của các tỉnh miền núi khó khăn.

3. Một số kiến nghị và đề xuất:

Tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/10/2016 và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT tại văn bản số 11985/BGTVT-VT ngày 12/10/2016 về việc xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định, Bộ Giao thông vận tải có một số kiến nghị và đề xuất như sau:

- Đề nghị các địa phương phải thực sự vào cuộc để kiểm soát, UBND, Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cuộc họp với các Sở GTVT, Sở Công an, lãnh đạo các huyện thị để triển khai kiểm soát trên địa bàn, gắn trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo các Sở, huyện và các lực lượng chức năng tại địa phương để thực hiện.

- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tại các địa điểm công cộng để chủ xe, lái xe chấp hành Luật Giao thông đường bộ và toàn dân giám sát hoạt động của đối tượng này.

174. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri cho rằng nguyên nhân của đa số vụ tai nạn giao thông xuất phát từ việc các tài xế, người dân tham gia giao thông không chấp hành đúng quy định về an toàn giao thông. Cử tri đề nghị cần có biện pháp nâng cao ý thức của người dân về việc chấp hành đúng quy định về an toàn giao thông, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trả lời: Tại công văn số 8654/BGTVT-ATGT ngày 03/8/2017

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 6 năm [từ 2011 ÷ 2016] tai nạn giao thông [TNGT] đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; bên cạnh đó, trong 06 tháng đầu năm 2017 [từ ngày 16/12/2016 đến 15/6/2017], cả nước xảy ra 9.593 vụ, làm chết 4.134 người, làm bị thương 7.935 người; so với cùng kỳ năm 2016, giảm 636 vụ [giảm 6,22%], giảm 229 người chết [giảm 5,25%], giảm 1.004 người bị thương [giảm 11,23%].

Tuy nhiên, đúng như phản ánh của cử tri, kết quả đạt được về công tác bảo đảm TTATGT chưa được như mong muốn và còn một số tồn tại hạn chế, như: số vụ tai nạn giao thông, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường bộ, đường sắt gây thiệt hại lớn về người và tài sản, một số đơn vị kinh doanh vận tải còn chưa thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm TTATGT, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém…; đây thực sự là thách thức và là nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn đối với an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng này, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; trong đó, tập trung sửa đổi các Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, hàng không.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; trong đó, theo chủ đề Năm an toàn giao thông 2017 là “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, các đơn vị chức năng đã và đang triển khai đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại các khu vực có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy định về bảo đảm TTATGT khi tham gia giao thông trên đường cao tốc…

- Triển khai rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; thực hiện điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định ATGT đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, như: thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt; việc kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động các bến xe ô tô khách; việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; việc chấp hành pháp luật trong công tác tổ chức giao thông trên một số tuyến quốc lộ…

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT.

175. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay nhiều vụ việc tai nạn đường sắt xảy ra ở các đoạn đường sắt giao với đường ngang dân sinh. Cử tri đề nghị ngành chức năng cần tăng cường các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn tại các điểm giao nhau giữa đường sắt và đường ngang dân sinh, giảm thiểu các vụ tai nạn có thể xảy ra.

Trả lời: Tại công văn số 8587/BGTVT-ATGT ngày 01/8/2017

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đường sắt đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 5 năm [từ 2012 ÷ 2016] tai nạn giao thông [TNGT] đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; tai nạn giao thông đường sắt 6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2016, cụ thể: toàn quốc xảy ra 76 vụ, làm chết 65 người, làm bị thương 30 người. So với cùng kỳ năm 2016, giảm 13 vụ [-14,61%], giảm 06 người chết [-8,45%], tăng 04 người bị thương [+15,38%].

Tuy nhiên, đúng như phản ánh của cử tri công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt vẫn còn một số tồn tại hạn chế: tình hình ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đường sắt còn diễn biến phức tạp, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém, nhiều vi phạm còn diễn ra khá phổ biến…đây thực sự là thách thức và là nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn đối với an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT đường sắt theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT đường sắt một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; đặc biệt là tập trung xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt [sửa đổi]; Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; trong đó, tập trung tuyên truyền theo chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, tiếp tục tuyên truyền về siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải; thường xuyên, kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT đường sắt trong các bản tin thời sự hàng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT đường sắt, hướng dẫn người dân tham gia giao thông an toàn và các biện pháp phòng tránh TNGT.

- Tích cực tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các công trình, dự án đảm bảo ATGTĐS, đặc biệt đẩy nhanh xây dựng đường gom, hàng rào hộ lan, hàng rào bảo vệ hành lang ATGTĐS theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, ngành đường sắt đang tập trung triển khai xây dựng thiết bị cảnh báo tại đường ngang như: cần chắn, dàn chắn tự động, gờ, gồ giảm tốc cưỡng bức tại đường ngang và hoàn thiện hệ thống đường gom, hàng rào cách ly; phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức rà soát các vị trí đường ngang giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguy cơ xảy ra tai nạn cao để cắm bổ sung biển báo [Chú ý tàu hỏa]; từng bước đóng các lối đi dân sinh bất hợp pháp để giảm dần số lượng giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt.

- Thường xuyên theo dõi, phát hiện và có biện pháp xử lý các điểm đen về ATGT đường sắt; tổ chức cảnh giới tại các lối đi dân sinh, đường ngang không có người gác vào các dịp vận tải cao điểm, Lễ, Tết, đảm bảo cho hành trình của mọi đoàn tàu an toàn, đúng giờ, không ùn tắc giao thông.

- Triển khai, thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo TTATGT tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt; cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép.

- Chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường ngang phải xem xét bố trí gờ, gồ giảm tốc cưỡng bức, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông; chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông đường sắt tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về quy tắc giao thông tại các vị trí đường ngang có mật độ giao thông cao.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT đường sắt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT đường sắt.

176. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Kiến nghị Bộ GTVT cần phân cấp cho địa phương về quản lý giao thông đường bộ tuyến quốc lộ trong nội tỉnh cũng như giao thông thủy để khi có phát sinh như nạo vét lòng sông, khai thác cát, đường xuống cấp… kịp thời xử lý không gây bức xúc trong dân.

Trả lời: Tại công văn số 9347/BGTVT-KCHT ngày 17/8/2017

  1. Đối với việc phân cấp đường bộ: việc phân công, phân cấp quản lý đường quốc lộ được quy định theo khoản 2 Điều 39 của Luật Giao thông đường bộ. Theo đó công tác quản lý, bảo trì quốc lộ do Bộ GTVT thực hiện, công tác quản lý bảo trì đường địa phương do UBND tỉnh quy định; công tác tổ chức giao thông trên quốc lộ do Bộ GTVT thực hiện, tổ chức giao thông đường địa phương do UBND tỉnh quy định.
  1. Đối với việc phân cấp đường thủy nội địa:

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Giao thông đường thủy nội địa thì Bộ GTVT tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia; UBND cấp tỉnh tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa địa phương.

- Hiện nay, Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ xây dựng Nghị định quy định về hoạt động quản lý đường thủy nội địa và Nghị định ban hành Quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến hàng hải và vùng nước cảng biển. Sau khi được Chính phủ thông qua, trong quá trình xây dựng dự thảo các Nghị định trên, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố rà soát các quy định của pháp luật hiện hành và thực tế quản lý để nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực và nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đường thủy nội địa.

177. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị:Kiến nghị Bộ GTVT giải trình rõ lý do cho nhà đầu tư BOT đoạn đường tránh Cái Bè tỉnh Tiền Giang và cũng trong đoạn quốc lộ này nhà nước mới đầu tư vài năm, đường lưu thông bình thường nay lại cho nhà đầu tư BOT chỉ thảm nhựa trên mặt đường thì thu phí. Phải chăng việc này có khuất tất phía sau việc đầu tư BOT?

Trả lời: Tại công văn số 10093/BGTVT-ĐTCT ngày 06/9/2017

Bộ GTVT không triển khai đầu tư đoạn đường tránh Cái Bè tỉnh Tiền Giang như phản ánh của cử tri.Trên địa bàn huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT chỉ thực hiện đầu tư duy nhất việc tăng cường nền, mặt đường Quốc lộ 1 hiện đã xuống cấp, cụ thể:

Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang được nâng cấp mở rộng từ quy mô 02 làn xe thành 04 làn xe vào năm 2005-2007 đã góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nói riêng và khu vực nói chung trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, khi đầu tư cạp mở rộng thêm 02 làn xe chỉ đầu tư đối với phần mở rộng còn phần bên trong[có mặt đường rộng 11m]giữ nguyên như đã đầu tư từ năm 1996-1997; cùng với sự tăng cao của lưu lượng xe trong thời gian qua nên mặt đường đã xuống cấp, xuất hiện nhiều hư hỏng, đặc biệt là ở vị trí tiếp giáp giữa hai giai đoạn đầu tư; cường độ mặt đường hiện tại khoảng 120÷150Mpa trong khi tính toán của tư vấn cho thấy cần phải cường độ tối thiểu 160Mpa. Do vậy, cần thiết phải đầu tư tăng cường nền, mặt đường Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giangđảm bảo cường độ mặt đường đáp ứng nhu cầu tăng cao của lưu lượng giao thông, thống nhất trên toàn tuyến Quốc lộ 1 và góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, trong đóđoạn Km1987+560÷Km2014 đã hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác năm 2017, đoạn còn lại từ ngã ba Trung Lương đến cầu Mỹ Thuận [Km1967÷Km2027] đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư tại văn bản số 589/TTg-KTN ngày 06/4/2016, hiện đang nghiên cứu.

Bên cạnh đó, sự cần thiết đầu tư tăng cường nền, mặt đường Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giangcũng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang có ý kiến với Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang kiến nghị.

Do mặt đường Quốc lộ 1 đã xuống cấp, mất an toàn giao thông cần thiết phải đầu tư nhưng ngân sách Nhà nước hạn hẹp, không thể cân đối để đầu tư tăng cường nền, mặt đường được cùng vớinguồn vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ không được dùng để thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới [quy định của Chính phủ tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP, chỉ được sử dụng quỹ bảo trì để thực hiện công tác bảo trì] nên Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và tư vấn nghiên cứu đầu tư tăng cường nền, mặt đườngQuốc lộ 1 theo hình thức hợp đồng BOT, hoàn vốn đầu tư thông qua thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Như vậy, thông tin về đoạn quốc lộ này mới đầu tư vài năm, đường lưu thông bình thường nay lại cho nhà đầu tư BOT chỉ thảm nhựa trên mặt đường thì thu phí là chưa chính xác. Quá trình triển khai đã thực hiện công khai, minh bạch; nhận được ý kiến của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang. Bộ GTVT khẳng định là không có gì khuất tất phía sau việc đầu tư BOT.

Trong bối cảnh nguồn lực đất nước hạn hẹp và nợ công ở mức cao như hiện nay thì giải pháp đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là sự tham gia của tư nhân vào đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là cần thiết, tất yếu, là thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ. Tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra giải pháp: “Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư; mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm…; có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng...” - trích Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012; đồng thời, tại Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã xác định nhiệm vụ “đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP, bảo đảm tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án” - trích Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016.

178. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri cho rằng thời gian qua, ngành giao thông vận tải đã triển khai thực hiện hoàn thành nhiều dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Các dự án đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích trên nhiều phương diện và tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cử tri tiếp tục kiến nghị Bộ giao thông vận tải xem xét miễn, giảm phí qua trạm BOT của các địa phương liền kề hằng ngày phải đi qua Trạm, góp phần giảm chi phí vận tải.

Trả lời: Tại công văn số 9130/BGTVT-ĐTCT ngày 14/8/2017

Để hạn chế tối đa ảnh hưởng đối với người dân trong khu vực trạm thu phí, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải đã miễn phí đối với các phương tiện xe máy [là phương tiện chủ yếu của đại bộ phận người dân đi lại trong cự ly ngắn với thống kê chưa đầy đủ khoảng 37 triệu so với tổng số ô tô đang lưu hành trên cả nước khoảng 2.2 triệu xe], xe thô sơ, xe máy nông nghiệp, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải bán vé quý, vé tháng để các phương tiện cơ giới có quyền đi lại nhiều lần nhưng chỉ phải trả phí một lần trong ngày. Hiện nay, tiếp tục xử lý bất cập này, Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, vị trí của từng trạm thu phí, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương để đề xuất phương án xử lý các bất cập tại các trạm thu phí trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính của các dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, phù hợp với quy định pháp luật, trình Bộ GTVT thống nhất để xử lý.

179. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Cử tri và nhân dân tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, các ngành hữu quan và chính quyền các địa phương cần tiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt, cụ thể thường xuyên nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật gây mất trật tự, an toàn giao thông; xử lý nghiêm cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm soát nhưng có tiêu cực, dung túng, bao che cho các đối tượng vi phạm; siết chặt hơn nữa công tác quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát phương tiện; đồng thời tiếp tục kiên quyết xử lý nghiêm những đơn vị xây dựng, thi công không bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 8678/BGTVT-ATGT ngày 03/8/2017

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 06 năm [từ 2011 ÷ 2016] tai nạn giao thông [TNGT] đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; bên cạnh đó, trong 06 tháng đầu năm 2017 [từ ngày 16/12/2016 đến 15/6/2017], cả nước xảy ra 9.593 vụ, làm chết 4.134 người, làm bị thương 7.935 người; so với cùng kỳ năm 2016, giảm 636 vụ [giảm 6,22%], giảm 229 người chết [giảm 5,25%], giảm 1.004 người bị thương [giảm 11,23%].

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT và kéo giảm tai nạn giao thông, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; trong đó, tập trung sửa đổi các Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông vận tải.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; trong đó, theo chủ đề Năm an toàn giao thông 2017 là “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, các đơn vị chức năng đã và đang triển khai đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại các khu vực có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy định về bảo đảm TTATGT khi tham gia giao thông trên đường cao tốc…

- Triển khai rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; thực hiện điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra ATGT đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao; triển khai công tác thanh tra, kiểm tra tại một số công trình, dự án trọng điểm trong ngành GTVT và xử lý nghiêm những đơn vị xây dựng, thi công không đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình; đồng thời, hàng năm có tổ chức đánh giá xếp hạng năng lực các đơn vị thi công, tổ chức tư vấn trong hoạt động xây dựng để làm cơ sở khi lựa chọn nhà thầu tham gia vào các dự án xây dựng công trình giao thông của ngành GTVT.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, như: thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt; việc kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động các bến xe ô tô khách; việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; việc chấp hành pháp luật trong công tác tổ chức giao thông trên một số tuyến quốc lộ…

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT; tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực có thể xảy ra trong hoạt động nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT.

180. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Nhiều ý kiến cử tri cho rằng việc tách nội dung thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành thành Dự án thành phần là phù hợp, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành theo Nghị quyết 94/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội; ổn định đời sống trên 5.000 hộ dân thuộc vùng Dự án. Tuy nhiên, cử tri lo lắng về kinh phí đền bù giải tỏa là 23.000 tỷ đồng, Nhà nước chỉ cân đối được 5.000 tỷ đồng, còn lại 18.000 tỷ đồng Chính phủ chưa tìm ra được nguồn kinh phí để thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 9475/BGTVT-KHĐT ngày 21/8/2017

Ngày 19/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 38/2017/QH14 ngày 19/6/2017 về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án Cảng hàng không quốc tế [CHKQT] Long Thành thành dự án thành phần, trong đó giao: ‘Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho Dự án; trước mắt, phân khai nguồn vốn 5.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 về Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nguồn vốn dành cho công tác giải phóng mặt bằng Dự án CHKQT Long Thành sẽ tiếp được làm rõ trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư CHKQT Long Thành và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa XIV.

181. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri kiến nghị về việc cấm lưu hành xe công nông sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của người dân vì ở địa hình miền núi Tây Nguyên thì phụ thuộc rất lớn vào xe công nông trong việc vận chuyển, tưới tiêu.

Trả lời: Tại công văn số 9140/BGTVT - VT ngày 14/8/2017

Trong thời gian vừa qua, việc triển khai thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông vận tải; sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết: số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007, số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008, Nghị quyết số 88/2011/NĐ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; Chỉ thị số 1405/CT-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các công văn: số 1702/TTg-KTN ngày 24/9/2011, số 8688/VPCP-KTN ngày 04/12/2009, số 6901/VPCP-KTN ngày 30/9/2011 và số 319/TTg-KTN ngày 11/3/2014 và sự vào cuộc của toàn xã hội đã giảm thiểu tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông.

Cùng với các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, để giải quyết khó khăn cho người dân có phương tiện thuộc diện bị đình chỉ lưu hành theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1491/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 về việc hỗ trợ để thay thế xe công nông, xe tải quá niên hạn sử dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 về việc hỗ trợ thay thế xe công công, xe lôi máy, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 122/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 về việc hỗ trợ thay thế xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông.

Ngày 21/11/2013, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác quản lý và hỗ trợ thay thế xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông và có văn bản số 14232/BGTVT-VT ngày 27/12/2013 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo số 319/TTg-KTN ngày 11/3/2014, trong đó có nội dung: “không kéo dài thời gian hỗ trợ việc thay thế các phương tiện thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông theo Quyết định số 1491/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 và Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ”.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13/5/2014 quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ, qua đó góp phần tạo thuận lợi hơn cho việc vận chuyển dụng cụ và thu hoạch nông sản.

Tại Chỉ thị số 1405/CT-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn ắc giao thông và số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ có quy định:

“Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số công việc sau:

... d] Đối với loại xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp có tính năng đa dụng như làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển: [1] Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật, đăng ký, cấp biển số cho phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển theo quy định hiện hành; [2] Căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương, quy định cụ thể phạm vi và thời gian hoạt động đối với loại xe này.”.

Như vậy, để đáp ứng việc vận chuyển vật tư nông sản trong phạm vi đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quy định việc sử dụng, thời gian và phạm vi hoạt động đối với các loại xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp có tính năng đa dụng như làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển, đảm bảo đúng quy định hiện hành và phù hợp với thực hiện tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

182. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri đề nghị việc xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phải tính đến các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn để liên thông các vùng kinh tế, khai thác tiềm năng, thế mạnh của các vùng kinh tế, vùng có khu vực biên giới trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản.

Trả lời: Tại công văn số 10285/BGTVT-ĐTCT ngày 11/9/2017

Theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016, đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có điểm đầu tại Hà Nội, điểm cuối tại Cần Thơ. Thực hiện Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đang hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo quy định của pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với cao tốc kết nối với các tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng, theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 02 tuyến Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới - Bắc Kạn và tuyến Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn [Đồng Đăng] - Cao Bằng [Trà Lĩnh]. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác các đoạn Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới và Hà Nội - Bắc Giang; đang đầu tư đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn. Việc đầu tư các tuyến cao tốc kết nối liên thông tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng với các vùng kinh tế, khai thác tiềm năng, thế mạnh của các vùng kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa là cần thiết; tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn Nhà nước khó khăn nên việc đầu tư hoàn chỉnh tuyến cao tốc kết nối 02 tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng chưa thể triển khai ngay. Bộ Giao thông vận tải ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ phối hợp với UBND các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng nghiên cứu phương án đầu tư vào thời điểm thích hợp.

Bộ Giao thông vận tải rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cử tri Cao Bằng đối với các chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

183. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Kiến nghị Bộ chỉ đạo các đơn vị thi công tuyến đường La Sơn - Túy Loan và La Sơn - Nam Đông đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời hoàn trả mặt bằng cho người sản xuất; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi, đất đá rơi vãi trên đường không đảm bảo an toàn giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 10176/BGTVT-CQLXD ngày 08/9/2017

Sau khi nhận được Công văn số 514/BDN ngày 01/8/2017 của Ban Dân nguyện, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh là đại diện của Bộ Giao thông vận tải quản lý, theo dõi thực hiện dự án và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát thực tế. Trên cơ sở báo cáo của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, kiến nghị của cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế và thực tế tình hình triển khai dự án, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chỉ đạo số 10105/BGTVT-CQLXD ngày 06/9/2017 về việc tăng cường thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan theo hình thức Hợp đồng BT.

184. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cần tăng cường công tác phân quyền, phân cấp cho các địa phương trong việc cấp phép và vốn cho các công trình hạ tầng vừa và nhỏ tại địa phương, tạo điều kiện chủ động cho các địa phương trong phát triển kinh tế.

Trả lời: Tại công văn số 9862/BGTVT-KHĐT ngày 30/8/2017

Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, trong thời gian vừa quan, Bộ GTVT đã phân cấp ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo đề nghị của Thành phố trong việc quản lý khai thác các lĩnh vực giao thông vận tải [đặc biệt trong lĩnh vực Đường thủy nội địa, Hàng hải, Đường bộ, Đường sắt đô thị...].

Bộ Giao thông vận tải luôn ủng hộ việc phân quyền, phân cấp cho các cơ quan của địa phương trong việc thực hiện, quản lý khai thác các công trình hạ tầng vừa và nhỏ tại địa phương, tạo điều kiện chủ động cho các địa phương trong việc phát triển kinh tế. Hiện nay, thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền được quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng. Vì vậy, để tăng cường công tác phân cấp, phân quyền cho địa phương, cần nghiên cứu, đề xuất việc vận dụng, thực hiện cơ chế thí điểm trên cơ sở nghiên cứu kỹ quy định tại các Luật nêu trên. Đề nghị Ủy ban nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu và gửi kiến nghị, đề xuất tới các cơ quan có thẩm quyền [Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng...] ban hành, thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù để tăng cường công tác phân quyền, phân cấp cho địa phương trong quá trình quản lý, đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng nói chung và giao thông vận tải nói riêng.

185. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ánh hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực các tỉnh miền Tây Nam Bộ chưa được quan tâm đầu tư nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của khu vực. Cử tri đề nghị Nhà nước cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa vì khu vực này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Trả lời: Tại công văn số 10337/BGTVT-KHĐT ngày 12/9/2017

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông vận tải nói riêng phải thực hiện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng khu vực và điều kiện nguồn lực quốc gia.

Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải vùng Tây Nam Bộ mặc dù chưa đáp ứng được nhu cầu, tuy nhiên tỷ trọng đầu tư là khá lớn so với nguồn lực quốc gia. Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nam Bộ giai đoạn 2010-2015 là 147.688 tỷ đồng, trong đó các dự án đã hoàn thành giai đoạn trước năm 2015 là 58.778 tỷ đồng, các dự án đang triển khai dở dang là 88.910 tỷ đồng. Nhiều công trình, dự án lớn đã được đầu tư hoàn thành, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt của vùng như: Cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Long Bình, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Mỹ Lợi, cầu Cổ Chiên, cầu Năm Căn…, đường cao tốc HCM - Trung Lương, đường Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường Nam Sông Hậu, mở rộng QL1 đoạn từ TP HCM - Cần Thơ, từ Cần Thơ - Phụng Hiệp, đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi; hoàn thành nâng cấp nhiều tuyến quốc lộ quan trọng trong vùng như: QL91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên - Hà Tiên, QL53, QL54, QL57, QL60, QL61, QL63, QL80, QL91...; nâng cấp nhiều cầu yếu trên các tuyến quốc lộ bằng nguồn vốn của JICA, hoàn thành xây dựng sân bay quốc tế Cần Thơ và Phú Quốc, cảng biển An Thới, Cái Cui, Hậu Giang, thông luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, dự án nạo vét tuyến kênh Chợ Gạo, nâng cấp các tuyến đường thủy huyết mạch từ TP HCM - Cà Mau và TP HCM - Kiên Lương…

Hiện nay, được sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT đang tiếp tục triển khai xây dựng một số công trình lớn, quan trọng của vùng như: cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, nâng cấp QL30 đoạn An Hữu - Cao Lãnh, QL53 đoạn Long Hồ - Ba Si …, đang triển khai Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương đầu tư bằng nguồn vốn vay của WB trong đó vùng Tây Nam Bộ được đầu tư 452 cầu với kinh phí đầu tư khoảng 1.074 tỷ đồng.

Ngoài ra, hiện nay Bộ GTVT đang triển khai thủ tục đầu tư, kêu gọi nguồn vốn ODA để đầu tư 06 dự án quan trọng của vùng với tổng mức đầu tư dự kiến là 33.623 tỷ đồng, gồm Dự án xây dựng tuyến tránh QL91 đoạn qua thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, xây dựng cầu Đại Ngãi, cầu Rạch Miễu 2, cầu Mỹ Thuận 2, Dự án đường hành lang ven biển phía Nam giai đoạn 2, Dự án logistics Đồng bằng sông Cửu Long.

Để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT vùng ĐBSCL, Bộ GTVT đã xây dựng đề án, lấy ý kiến tất cả các Tỉnh, thành phố trong khu vực, đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT vùng ĐBSCL đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 và Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 4/4/2013.

Căn cứ chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải các lĩnh vực, kế hoạch phát triển GTVT vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các tỉnh vùng Tây Nam Bộ để huy động mọi nguồn lực, tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung.

186. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT và các Bộ ngành liên quan sớm hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư để triển khai dự án đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến Lai Châu đáp ứng nguyện vọng và mong mỏi của cử tri, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu và khu vực lân cận phát triển, thu hẹp khoảng cách với khu vực và cả nước.

Trả lời: Tại công văn số 10013/BGTVT-KHĐT ngày 05/9/2017

Theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013, tuyến đường nối Lai Châu và Hà Giang với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là đường cấp III, 2 làn xe. Do các nguồn ngân sách hiện nay rất khó khăn, không thể bố trí xây dựng các tuyến mới được. Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa dự án đường nối Lai Châu và Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai vào danh mục vay vốn Ngân hàng phát triển Châu Á [ADB] giai đoạn 2015 - 2017. Ngày 15/6/2015, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 4450/VPCP-QHQT giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các liên quan nghiên cứu, xử lý. Bộ GTVT đã họp với ADB để chuẩn bị cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu dự án. Hiện nay, Bộ GTVT đang phối hợp với Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang để đẩy nhanh việc chuẩn bị dự án.

187. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp mở rộng quốc lộ 4D đoạn Lào Cai - Lai Châu. Vì hiện tại mật độ giao thông lớn, đường hẹp nguy cơ tai nạn và tai nạn thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong mùa mưa. Đồng thời khi quốc lộ 4D được nâng cấp mở rộng sẽ kết nối mạnh mẽ với Sa Pa, Lào Cai [điểm du lịch trọng điểm Tây Bắc] góp phần phát triển du lịch Lai Châu theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trả lời: Tại công văn số 10013/BGTVT-KHĐT ngày 05/9/2017

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 4D đoạn Lào Cai - Lai Châu được cải tạo, nâng cấp với tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, có châm trước, hoàn thành năm 2015. Hiện nay, do các nguồn vốn phân bổ cho Bộ GTVT giai đoạn 2016 - 2020 là hết sức hạn chế nên chưa thể bố trí vốn để triển khai nâng cấp tuyến đường này. Để đáp ứng nhu cầu phát triển về kinh tế và du lịch, việc mở rộng tuyến đường trên như đề nghị của cử tri là cần thiết. Bộ GTVT sẽ xem xét đầu tư nâng cấp, cải tạo tuyến đường này khi cân đối được nguồn vốn.

188. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 62, vì đây là tuyến huyết mạch nối thành phố Tân An với các huyện Đồng Tháp Mười và cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, đồng thời kết nối nhiều tuyến đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh Long An như: QL1A, đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương.... Tuy nhiên, do mặt đường hẹp, được đưa vào khai thác sử dụng đã lâu nên chất lượng nền mặt đường đã xuống cấp, nhiều đoạn tuyến đã quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra.

Trả lời: Tại công văn số 10336/BGTVT-KHĐT ngày 12/9/2017

Về đề nghị sớm nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 62: Theo yêu cầu của Ban Dân nguyện tại Văn bản số 415/BDN ngày 15/6/2017, Bộ GTVT đã có Văn bản số 8248/BGTVT-KHĐT trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An về nội dung này.

189. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục có các giải pháp hiệu quả để hạn chế tai nạn giao thông. Đồng thời, cần sớm điều chỉnh quy hoạch đô thị, nâng cấp hạ tầng giao thông, hệ thống thoát nước…giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài và ngập úng nghiêm trọng khi có mưa lớn hoặc triều cường, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời: Tại công văn số 10460/BGTVT-ATGT ngày 14/9/2017

1. Về triển các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 6 năm [từ 2011 ÷ 2016] tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; ngoài ra, trong 08 tháng đầu năm 2017 [từ ngày 16/12/2016 đến 15/8/2017], cả nước xảy ra 12.775 vụ, làm chết 5.422 người, làm bị thương 10.534 người; so với cùng kỳ năm 2016, giảm 859 vụ [giảm 6,3%], giảm 318 người chết [giảm 5,54%], giảm 1.226 người bị thương [giảm 10,73%].

Tuy nhiên, đúng như phản ánh của cử tri công tác bảo đảm TTATGT vẫn còn một số tồn tại hạn chế: số vụ tai nạn giao thông, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường bộ, một số đơn vị kinh doanh vận tải còn chưa thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm TTATGT, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém…; đây thực sự là thách thức và là nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn đối với an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng này, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; trong đó, tập trung sửa đổi các Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, hàng không;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; trong đó, theo chủ đề Năm an toàn giao thông 2017 là “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, các đơn vị chức năng đã và đang triển khai đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy định về bảo đảm TTATGT khi tham gia giao thông trên đường cao tốc…;

- Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; triển khai rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường bộ đường sắt, đường thủy nội địa; thực hiện điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định ATGT đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, như: thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt; việc kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động các bến xe ô tô khách; việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; việc chấp hành pháp luật trong công tác tổ chức giao thông trên một số tuyến quốc lộ…;

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT.

2. Về ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn

Trong những năm qua, tình hình ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn có diễn biến phức tạp, đặc biệt vào các giờ cao điểm, ngày nghỉ lễ và những ngày có mưa lớn. Để tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 18 - CT/TW năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [tại Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017]; phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 [tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016];

Trên cơ sở Quy hoạch xây dựng vùng, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, như: di dời một số trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành, nghiên cứu lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông trong nội thành, đẩy nhanh đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, áp dụng công nghệ hiện đại trong tổ chức giao thông...;

Về kết cấu hạ tầng, Chính phủ đã chỉ đạo các thành phố tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ [như các tuyến vành đai, hầm chui, cầu vượt tại các nút giao], triển khai xây dựng hệ thống giao thông công cộng khối lớn [như tuyến đường sắt trên cao, xe buýt BRT]; triển khai các loại hình vận tải công cộng mới [như xe buýt sông]...;

Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế, công tác điều chỉnh, hoàn thiện hạ tầng theo quy hoạch phát triển các thành phố lớn còn hạn chế; trong thời gian tới các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các thành phố tiếp tục tập trung hoàn thành theo tiến độ các dự án vận tải khách công cộng khối lớn, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về giảm ùn tắc giao thông theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

190. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri xã Lợi Bình Nhơn, thành phố Tân An bức xúc và đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm việc buộc đơn vị thi công Âu tàu Rạch Chanh sớm giải quyết hỗ trợ, bồi thường thiệt hại nhà cho 16 hộ dân, do quá trình thi công Âu tàu Rạch Chanh đã gây nứt, nghiêng nhà của dân.

Trả lời: Tại công văn số 9587/BGTVT-CQLXD ngày 23/8/2017

Về nội dung này, Bộ GTVT đã có Văn bản số 3590/BGTVT-CQLXD ngày 07/4/2017 chỉ đạo Ban Quản lý các dự án Đường thủy yêu cầu Nhà thầu [Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam [PVC]] thuộc Hợp đồng NW14, Hợp phần B, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long [WB5], giải quyết dứt điểm việc thỏa thuận bồi thường thiệt hại cho các hộ dân, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.

Theo báo cáo của Ban QLCDA Đường thủy, Tổng công ty PVC đã tích cực đàm phán thỏa thuận với 29 hộ dân bị ảnh hưởng [bao gồm cả 13 hộ phát sinh trong quá trình giải quyết], thống nhất số tiền đền bù với các hộ dân ngày 10/7/2017 và hoàn thành công tác chi trả vào ngày 21/7/2017.

191. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT tiếp tục đầu tư kinh phí chi trả tiền đền bù cho các hộ dân [122 hộ kinh phí khoảng 65 tỷ đồng] khu vực vòng xoay Hiệp Hòa thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Đức Hòa [Long An] - Chơn Thành [Bình Phước]. Cử tri tiếp tục kiến nghị nâng cấp hệ thống thoát nước trên QL1A, đoạn qua Bến Lức, Long An vì mùa mưa thường gây ngập, lòng đường thu hẹp, tai nạn xảy ra thường xuyên.

Trả lời: Tại công văn số 10336/BGTVT-KHĐT ngày 12/9/2017

- Về việc tiếp tục đầu tư kinh phí để chi trả tiền đền bù GPMB cho các hộ dân thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa:

Tại Văn bản số 872/TTg-KTN ngày 19/06/2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư các hạng mục còn lại của dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa sang đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT. Do việc triển khai dự án còn nhiều khó khăn, vướng mắc về tính khả thi tài chính của Dự án nên hiện nay Bộ GTVT vẫn chưa hoàn chỉnh được các thủ tục để tiếp tục triển khai thực hiện, trong đó kinh phí đền bù GPMB đoạn trên địa bàn tỉnh Long An khoảng 156 tỷ đồng. Sau khi hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định và lựa chọn được Nhà đầu tư, Bộ GTVT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Long An để tiếp tục triển khai công tác đền bù GPMB cho Dự án.

- Đối với việc nâng cấp hệ thống thoát nước dọc trên Quốc lộ 1A đoạn qua Bến Lức:

Năm 2015, 2016, Bộ GTVT đã đầu tư bổ sung, sửa chữa khoảng 10km hệ thống thoát nước dọc đoạn qua huyện Bến Lức bằng nguồn bảo trì đường bộ. Hiện nay, Bộ GTVT đang xây dựng kế hoạch bảo trì đường bộ năm 2018, trong đó sẽ xem xét bổ sung rãnh thoát nước một số đoạn qua huyện Bến Lức thường xuyên bị ngập nước để đầu tư bổ sung đảm bảo thoát nước mặt đường. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa nhanh, hệ thống thoát nước ngang thuộc địa phương quản lý nhiều chỗ bị lấp, hệ thống thoát nước dọc trên QL1A bị dềnh ứ, ngập úng khi có mưa. Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra cụ thể, xác định nguyên nhân và phân công thực hiện các công việc cụ thể trong phạm vi quản lý của từng cơ quan để giải quyết khắc phục tình trạng ngập úng trước mắt cũng như thống nhất các biện pháp ổn định lâu dài. Đề nghị UBDN tỉnh Long An chỉ đạo các cơ quan liên quan có phương án khơi thông cống, rãnh trong phạm vi quản lý của địa phương đảm bảo thoát nước tốt, phát huy hiệu quả của hệ thống thoát nước dọc được đầu tư, tránh tình trạng ngập úng trên trên QL1A trên địa bàn tỉnh Long An nói chung và huyện Bến Lức nói riêng.

192. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục đôn đốc VEC giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng do thi công tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và xem xét bồi thường đối với những diện tích còn lại hạn hẹp không canh tác được do thu hồi đất xây dựng đường cao tốc.

Trả lời: Tại công văn số 10317/BGTVT-CQLXD ngày 12/9/2017

Nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam [VEC] làm Chủ đầu tư. Bộ GTVT đã có Văn bản số 1009/BGTVT-CQLXD ngày 25/01/2017 và Cục QLXD & CL CTGT đã có Văn bản số 2272/CQLXD-TH ngày 22/8/2017 đôn đốc VEC kiểm tra, rà soát thực tế hiện trường và phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương để giải quyết dứt điểm các ý kiến kiến nghị của cử tri, tránh tình trạng kiến nghị nhiều lần, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GTVT, VEC đã tổ chức kiểm tra, rà soát thực tế hiện trường và phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương và báo cáo Bộ GTVT tại Văn bản số 3029/VEC-QLTC ngày 01/9/2017 về giải quyết các kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

  1. Về ảnh hưởng do rung nứt, xô sạt, ngập úng trong quá trình thi công: VEC, Nhà thầu đã phối hợp với địa phương kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng và tiến hành chi trả cho các hộ dân với số tiền khoảng 6,6 tỷ đồng. VEC đã gửi văn bản đến địa phương thông báo danh sách chi tiết và số tiền đã chi trả tại Văn bản số 645/NEPMU-QLTC ngày 28/7/2017.
  1. Về ảnh hưởng do tuyến đường cao tốc gây ngập úng đối với một số diện tích đất nông nghiệp nằm ngoài phạm vi GPMB của Dự án và đề nghị xem xét bồi thường đối với những diện tích đất còn lại hạn hẹp không canh tác được do việc thu hồi đất xây dựng đường cao tốc:

- Theo hồ sơ thiết kế được duyệt đã tính toán chi tiết, làm việc và thống nhất với chính quyền địa phương, thiết kế đầy đủ hệ thống các công trình tưới tiêu, thoát nước phục vụ dân sinh như: Cống thoát nước ngang đường, kênh, mương thủy lợi, ... Trong quá trình thi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, VEC và Nhà thầu thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương các cấp kiểm tra rà soát hệ thống mương thủy lợi cắt ngang qua đường để thiết kế, thi công bổ sung đấu nối, hoàn trả cho địa phương phù hợp với điều kiện thực tế hiện trường.

- Đối với các ảnh hưởng gây ngập úng đối với một số diện tích đất nông nghiệp nằm ngoài phạm vi GPMB của Dự án: VEC đã có các Văn bản số 216/NEPMU-QLTC ngày 15/3/2017; số 1995/VEC-QLTC ngày 16/6/2017 gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở GTVT Vĩnh Phúc và các địa phương đề nghị khẩn trương giải quyết các kiến nghị của người dân liên quan đến công tác GPMB của Dự án, đặc biệt là các vị trí bổ sung nằm ngoài phạm vi GPMB.

- Đối với đề nghị xem xét bồi thường đối với những diện tích đất còn lại hạn hẹp không canh tác được do việc thu hồi đất xây dựng đường cao tốc: Tiểu dự án GPMB Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được giao cho UBND các tỉnh có đường cao tốc đi qua làm Chủ đầu tư tại Quyết định số 4042/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2007, trong đó việc tổ chức thực hiện thu hồi đất xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện và VEC có trách nhiệm chuyển kinh phí cho các địa phương để thực hiện công tác GPMB. Vì vậy, việc xem xét bồi thường đối với những diện tích đất còn lại hạn hẹp không canh tác được do thu hồi đất xây dựng đường cao tốc thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Vì vậy, về các nội dung bị ảnh hưởng ngoài phạm vi Dự án: Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện việc đánh giá lại hạng đất nông nghiệp để xác định mức độ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất [nếu có] hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cơ sở phê duyệt bổ sung phương án bồi thường hỗ trợ. Bộ GTVT đã giao VEC đảm bảo kinh phí từ nguồn GPMB của dự án cho địa phương thực hiện.

193. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri lo lắng trước tình hình ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng, trong khi ý thức chấp hành luật lệ giao thông trong nhân dân chưa cao, nhất là đối tượng thanh thiếu niên. Cử tri đề nghị cần nghiên cứu kỹ nguyên nhân để có các giải pháp hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn giao thông, các hành vi chống đối lực lượng thi hành công vụ; quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông; xem xét ưu tiên ngân sách xây dựng đường sắt cao tốc và đường bộ cao tốc Bắc - Nam; nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ cho lái xe nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 10453/BGTVT-ATGT ngày 14/9/2017

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 6 năm [từ 2011 ÷ 2016] tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; ngoài ra, trong 08 tháng đầu năm 2017 [từ ngày 16/12/2016 đến 15/8/2017], cả nước xảy ra 12.775 vụ, làm chết 5.422 người, làm bị thương 10.534 người; so với cùng kỳ năm 2016, giảm 859 vụ [giảm 6,3%], giảm 318 người chết [giảm 5,54%], giảm 1.226 người bị thương [giảm 10,73%].

Tuy nhiên, đúng như phản ánh của cử tri công tác bảo đảm TTATGT vẫn còn một số tồn tại hạn chế: số vụ tai nạn giao thông, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường bộ, một số đơn vị kinh doanh vận tải còn chưa thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm TTATGT, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém…; đây thực sự là thách thức và là nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn đối với an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng này, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; trong đó, tập trung sửa đổi các Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, hàng không;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; trong đó, theo chủ đề Năm an toàn giao thông 2017 là “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, các đơn vị chức năng đã và đang triển khai đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy định về bảo đảm TTATGT khi tham gia giao thông trên đường cao tốc…;

- Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; trong đó, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc và đường bộ cao tốc Bắc - Nam, trong thời gian tới khi dự án được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung các nguồn lực để thực hiện dự án;

Ngoài ra, trong quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải triển khai rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường bộ đường sắt, đường thủy nội địa; thực hiện điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định ATGT đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, như: thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt; việc kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động các bến xe ô tô khách; việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; việc chấp hành pháp luật trong công tác tổ chức giao thông trên một số tuyến quốc lộ…;

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT.

- Công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tiếp tục được tăng cường chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo, cụ thể: sân tập lái của các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe đã có tình huống giả định, mô phỏng lên dốc, xuống dốc, nơi đường bộ giao cắt với đường sắt không có rào chắn; việc sát hạch lý thuyết, sát hạch lái xe trong sa hình đã sử dụng thiết bị chấm điểm tự động...; ngoài ra, các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức giảng dạy tại các cơ sở đào tạo lái xe, khi phát hiện cơ sở đào tạo chưa giảng dạy đủ các nội dung trong chương trình đào tạo, thì đình chỉ tuyển sinh hoặc thu hồi giấy phép đào tạo;

Bên cạnh đó, để quản lý người lái xe sau khi được cấp Giấy phép lái xe, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông hoàn thiện “Quy chế phối hợp để quản lý vi phạm của người lái xe”.

Chủ Đề