Có nên thừa nhận quyền an tử ở Việt Nam

Một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Pháp

Bảo vệ các quyền Con người, như được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, là nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp quốc, cơ quan nhắc lại rằng đây là các quyền phổ quát, không thể tách rời, phụ thuộc lẫn nhau và gắn bó mật thiết với nhau [Hội nghị toàn cầu Liên hiệp quốc]. Các quyền này thuộc về những giá trị sáng lâp của Cộng hòa Pháp, vì điều này đã được nêu trong phần mở đầu của Hiến pháp của Pháp. Việc tôn trọng các quyền này là trọng tâm của việc thực thi dân chủ tại Pháp và của cam kết của Pháp tại Liên minh châu Âu và các tổ chức quốc tế.

Cam kết này được thể hiện qua những hoạt động hợp tác trên phương diện chính trị và ngoại giao ở cấp quốc gia, châu Âu và quốc tế và kết hợp với các hoạt động hợp tác và ủng hộ về các chủ đề ưu tiên.

Pháp đặc biệt hoạt động tích cực trên nhiều chủ đề : bãi bỏ án tử hình trên toàn cầu, đấu tranh chống tình trạng không bị trừng phạt, giam giữ tùy tiện và mất tích cưỡng bức, tôn trọng quyền của phụ nữ, đấu tranh chống tuyển mộ binh lính trẻ em, đấu tranh chống phân biệt dựa trên định hướng tình dục và bản sắc giới. Các dự án này được tiến hành cùng với cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế cũng như các Tổ chức phi chính phủ của Pháp hoặc nước ngoài.

Nhân quyền tại Việt Nam

Tại phiên họp lần thứ 32 của Nhóm công tác Rà soát định kỳ phổ quát [tháng 1 năm 2019], Pháp đã chào mừng những tiến bộ ghi nhận được về các quyền kinh tế và xã hội tại Việt Nam, với việc giảm nghèo đáng kể, cũng như việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn và Công ước liên quan tới quyền của người tàn tật.

Tuy nhiên, Pháp cũng nhận thấy không gian xã hội dân sự giảm đi và quan ngại về nhiều vụ bắt giữ và kết tội các bloggeur và những người bảo vệ nhân quyền. Pháp đã thông báo tới Việt Nam những khuyến nghị chính của mình :

  • bãi bỏ án tử hình, và trước mắt, giảm số lượng những vi phạm dẫn tới án tử hình ;
  • thực thi các khuyến nghị của báo cáo cuối cùng của Ủy ban chống tra tấn tháng 12 năm 2018 ;
  • tăng cường bảo vệ người lao động thông qua việc phê chuẩn và thực thi các công ước số 87, 98 et 105 của Tổ chức Lao động Thế giới.
  • thực thi các biện pháp để đảm bảo tự do chính kiến và tự do biểu đạt, kể cả trên internet, trong bối cảnh thông qua luật về an ninh mạng ;
  • thực thi các biện pháp để bảo vệ những người bảo vệ quyền Con người, nhất là bãi bỏ hoặc xem xét lại các điều khoản của Bộ Luật hình sự liên quan tới khái niệm an ninh quốc gia.

Pháp theo dõi tình hình Nhân quyền tại Việt Nam, cùng với Liên minh châu Âu và các đối tác châu Âu, và kêu gọi Việt Nam tôn trọng tất cả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia..

Video liên quan

Chủ Đề