Co đông chia lợi nhuận hạch toán như thế nào năm 2024

Hợp đồng hợp tác kinh doanh, thường được viết tắt là BCC [Business Cooperation Contract], là một thỏa thuận hợp pháp giữa hai hoặc nhiều bên với mục tiêu thực hiện một hoặc một số hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh cụ thể, mà hình thành một pháp nhân độc lập. Hợp đồng BCC là giúp các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn hợp tác dễ dàng mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý như một pháp nhân riêng lẻ. Bên cạnh đó, việc hạch toán chi phí lợi nhuận cho các bên tham gia BCC là vấn đề được nhiều kế toán quan tâm. Trong bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến hợp đồng BCC theo Luật Thuế và Thông tư 200.

Hạch toán chi phí lợi nhuận khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khác như thế nào?

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh [BCC] là gì?

BCC là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế nhưng không hình thành pháp nhân độc lập. Hoạt động này có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh [BCC] có thể được thực hiện dưới hình thức cùng nhau xây dựng tài sản hoặc hợp tác trong một số hoạt động kinh doanh. Các bên tham gia BBC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau Thuế.

Trong mọi trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của các bên khác đóng góp cho hoạt động BCC, bên nhận kế toán là nợ phải trả, không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu

2. Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh [BCC] theo Luật Thuế và Thông tư 200

Đối với cả Thông tư 200 BCC được hiểu là hợp đồng kinh doanh đồng kiểm soát và thông tư này chấp nhận rất nhiều hình thức khác nhau:

– Phân chia doanh thu: trường hợp các bên tham gia BCC phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.

– Phân chia lợi nhuận: Trường hợp các bên tham gia BCC phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế Thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp BCC phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế Thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia BCC. Mỗi bên tham gia tự thực hiện nghĩa vụ thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

– Phân chia sản phẩm: trường hợp các bên tham gia BCC phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.

– Phân chia một khoản lợi nhuận cố định: Trường hợp các bên tham gia BCC phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia BCC.

Nhưng Luật Thuế không chấp nhận hợp đồng BCC và phân chia lợi nhuận cố định. Bởi đây là hình thức phân chia lợi nhuận cố định mà bản chất bên nhận lợi nhuận không căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà hàng tháng đều nhận một khoản lợi nhuận cố định như thỏa thuận ban đầu.

Theo đó, đây thực chất là hình thức cho thuê tài sản. Ví dụ như một cá nhân góp vốn vào một bệnh viện với một chiếc máy chụp CT. Và cá nhân yêu cầu phân chia lợi nhuận với số tiền ít nhất là 50 triệu đồng/ 1 tháng.

3. Hạch toán chi phí lợi nhuận khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh

Mặc dù Thông tư 200 cho phép nhưng đối với Luật Thuế, việc hạch toán chi phí lợi nhuận như vậy là không được phép. Đối với Thuế, cá nhân đang cho thuê chứ không phải hạch toán chi phí lợi nhuận bởi lợi nhuận được chia phải dựa trên lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp, có bao nhiêu thì chia theo tỷ lệ chứ không có khoản chia lợi nhuận cố định như vậy. Trường hợp trên cá nhân là người cho thuê còn doanh nghiệp là người đi thuê.

Vì vậy, Luật Thuế chỉ chấp nhận 3 hình thức kạch toán chi phí lợi nhuận khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh

– Phân chia doanh thu

– Phân chia sản phẩm

– Hạch toán chi phí lợi nhuận

Đối với hạch toán chi phí lợi nhuận của hợp đồng hợp tác kinh doanh VisioEdu sẽ ví dụ một trường hợp cụ thể sau để bạn đọc dễ hình dung:

Khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chụp CT cho một khách hàng, bệnh viện thu chi phí khoản dịch vụ đó là 1 triệu. Theo đó, cá nhân góp vốn với chiếc máy chụp CT sẽ được hưởng lợi nhuận là 40% doanh thu. Và bệnh viên hưởng 60% doanh thu. Trong trường hợp này, bệnh viện vẫn xuất hóa đơn cho khách là 1 triệu. Còn người góp vốn được hưởng 40% doanh thu đó thì sẽ xuất hóa đơn cho bệnh viện với số tiền là 400.000 đồng. Tuy nhiên, bệnh viện sẽ không sử dụng tờ hóa đơn cá nhân góp vốn xuất làm chi phí mà bệnh viện sẽ phải hạch toán khoản đó là giảm trừ doanh thu.

Như vậy, trong các trường hợp hạch toán chi phí lợi nhuận kể trên, nếu như ký tham gia BCC thì chỉ xuất hóa đơn từ một bên cử ra đại diện, không phải xuất hóa đơn lẫn hai bên.

Trên đây, VisioEdu đã giúp kế toán hiểu hơn về cách hạch toán chi phí lợi nhuận khi cá nhân/doanh nghiệp ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khác. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với VisioEdu qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 hoặc inbox qua fanpage: //www.facebook.com/visio.edu.vn để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Chủ Đề