Chương trình y tế quốc gia là gì năm 2024

Giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh ta đã triển khai 22 dự án thuộc 4 chương trình MTYTQG: Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; Dân số - Kế hoạch hóa gia đinh; An toàn vệ sinh thực phẩm [ATVSTP]; Nước sạch vệ sinh môi trường. Nhìn chung, hoạt động các chương trình MTYTQG được thực hiện đồng bộ, đạt tiến độ, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm gây ra, không có dịch bệnh lớn xảy ra; từng bước nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cụ thể: Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, duy trì tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong cấp tỉnh của Bộ Y tế; điều trị khỏi trên 90% bệnh nhân mắc lao. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng [SDD] xuống còn 21,7% vào năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 1,04%; triển khai tiêm 7 loại vắc xin tại 100% xã, phường với 90% trẻ dưới 1 tuổi và trên 80% phụ nữ có thai được tiêm chủng; mức giảm tỷ suất sinh trung bình đạt 0,3%0/năm, đến năm 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,02%, quy mô dân số đạt 510.000 người; trên 2.000 bệnh nhân tâm thần thuộc 147 xã được quản lý điều trị theo Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần và hỗ trợ sống hòa nhập cộng đồng; phát hiện 524 người đái tháo đường và 333 người tiền đái tháo đường, đồng thời quản lý điều trị và tư vấn trên 500 bệnh nhân đái tháo đường. Lực lượng quân dân y đã khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho trên 80.000 lượt người; giám sát ma túy, HIV cho 100% thanh niên nhập ngũ, nâng cao chất lượng khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về ATVSTP cho người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh hiểu biết về pháp luật và các quy định ATVSTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tuy nhiên, một số dự án chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, như: Tỷ lệ mắc sốt rét hằng năm còn cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra dịch và tử vong do sốt rét; Tình hình lây nhiễm HIV diễn biến phức tạp, công tác quản lý và tư vấn người nhiễm HIV gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ SDD của tỉnh còn cao so với toàn quốc, điển hình như một số huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm và Hà Quảng. Tuy không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhưng do trình độ dân trí còn hạn chế, toàn tỉnh vẫn có 180 vụ ngộ độc thực phẩm với 496 người mắc và 79 người tử vong, trong đó có 64 trường hợp tử vong do ăn lá ngón.

Giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Phát hiện dịch sớm và xây dựng các phương án sẵn sàng ứng phó. Đầu tư củng cố hệ thống tổ chức toàn ngành y tế. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên khoa sâu. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và xã hội hóa công tác y tế nhằm thực hiện mục tiêu: Loại trừ bệnh phong; giảm tỷ lệ sốt rét; tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng trên 90%, giảm tỷ lệ trẻ SDD và tử vong ở mẹ, trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba từ 0,4 – 0,5%/năm; đảm bảo trên 70% người nhiễm HIV được quản lý và tư vấn tại cộng đồng; 100% các trạm y tế xã có công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được tập huấn kiến thức và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí ĐàmVăn Eng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành y tế trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình MTYTQG. Tập trung khắc phục những hạn chế của từng cơ sở, đơn vị trong việc thực hiện các chương trình. Đẩy mạnh công tác truyền thông các chương trình dự án, qua đó nâng cao ý thức tự phòng dịch bệnh trong cộng đồng. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở; nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực hiện hoàn thành các MTYTQG giai đoạn 2011 – 2015. Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 3 tập thể, 4 cá nhân có thành tích trong thực hiện Dự án quân dân y kết hợp giai đoạn 2006 – 2010. Bộ Y tế tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 2 cá nhân có thành tích trong thực hiện công tác kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội giai đoạn 2006 – 2010; 2 tập thể, 14 cá nhân có nhiều đóng góp và thành tích trong công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 1990 – 2010.

Bộ Y tế đã tích cực xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Y tế đã tích cực tham gia ý kiến với các Bộ ngành xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 nội dung liên quan thuộc lĩnh vực y tế.

Bộ Y tế đã tích cực tham gia ý kiến với các Bộ ngành xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 nội dung liên quan thuộc lĩnh vực y tế.

Chiều 30/6, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 nội dung liên quan thuộc lĩnh vực y tế. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Uỷ viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 chủ trì hội nghị.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối điểm cầu Bộ Y tế với các điểm cầu UBND, Sở Y tế các tỉnh, thành phố.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Uỷ viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 chủ trì hội nghị.

Thông tin tại hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế Phan Lê Thu Hằng cho biết, Bộ Y tế đã tích cực tham gia ý kiến với các Bộ ngành xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung, dự án, thành phần, chỉ tiêu thuộc lĩnh vực y tế được phân công gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quôc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các địa phương cũng đã cơ bản hoàn thành xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, điều hành theo thẩm quyền phân cấp.

Về kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, đối với chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới cho thấy,tỷ lệ dân số tham gia BHYT tăng từ 90,85 % năm 2020 lên 92,03% năm 2022. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế tăng từ 91,0% năm 2020 lên 96% năm 2022.

Tiếp tục xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 28/2020/TT-BYT quy định về danh mục trang thiết bị tối thiểu của trạm y tế tuyến xã và Thông tư 32/2021/TT-BYT hướng dẫn thiết kế cơ bản trạm y tế xã, phường, thị trấn. Cùng đó, xây dựng chính sách, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, đẩy mạnh hệ thống theo dõi và khám chữa bệnh trực tuyến.

Đối với chỉ tiêu/tiêu chí kiểm soát dịch bệnh phòng chống dịch, bệnh: kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, khoảng 85% trạm y tế xã đã thực hiện quản lý một số bệnh không lây nhiễm.

Cải thiện sức khoẻ, dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 19,5% năm 2020 xuống 19,2% năm 2022.

Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cải thiện vệ sinh hộ gia đình. Tình hình ngộ độc thực phẩm đang có xu hướng giảm về số vụ, số mắc, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp, khu chế xuất.

Cải thiện vệ sinh hộ gia đình, xây dựng và ban hành quy chuẩn về nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu, sử dụng nước sạch tăng.

Về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Phó Vụ trưởng Phan Lê Thu Hằng cho biết, đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối đã tiến hành khảo sát 22 điểm tại 21 tỉnh triển khai vùng trồng dược liệu quý, xác định 63 cây dược liệu có tiềm năng phát triển, 5.350 ha diện tích đất; tuyên truyền về vai trò và giá trị của dược liệu với 22 bài viết, 3 talk show, 5 video clip phóng sự.

Bộ Y tế đã tổng hợp đề nghị của các địa phương và đề xuất hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thiết yếu cho 16 trung tâm y tế, bệnh viện huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I trong năm 2021-2022 là 150 bác sĩ đang làm việc tại các cơ sở y tế thuộc huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, dự kiến cuối năm 2023 sẽ bàn giao 50 học viên tốt nghiệp thuộc 10 chuyên ngành về công tác tại 32 huyện khó khăn thuộc 8 tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung.

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế Phan Lê Thu Hằng cho biết, Bộ Y tế đã tích cực tham gia ý kiến với các Bộ ngành xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 nội dung liên quan thuộc lĩnh vực y tế

Tăng cường truyền thông nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ em và phụ nữ có thai. Xây dựng tài liệu hướng dẫn, tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm giảm tử vong bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số.

Về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, báo cáo của đại diện Lãnh đạo Vụ Sức khoẻ bà mẹ- trẻ em cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Bộ Y tế đã bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung thực hiện theo phân công trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo công tác tổ chức thực hiện Chương trình và điều phối, phối hợp trong quản lý tổ chức thực hiện. Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch phân công thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng, ban hành Quyết định hướng dẫn thực hiện để đảm bảo cho các tỉnh và các đơn vị tham gia thực hiện đúng, đủ các nội dung…

Tại hội nghị đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, đại diện một số sở y tế các tỉnh, thành phố đã trao đổi, bàn thảo và chia sẻ thêm về kinh nghiệm triển khai thực hiện các chương trình cũng như một số khó khăn, vướng mắc và thách thức trong quá trình triển khai thực hiện.

Các địa phương được lựa chọn dự án phát triển dược liệu cần nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, qua công tác theo dõi, giám sát tại địa phương và tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được của các tỉnh, thành phố trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nội dung thuộc lĩnh vực y tế.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh và các Sở, ngành địa phương đã bám sát nội dung trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, các quy định của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các các chương trình mục tiêu quốc gia và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, hướng dẫn triển khai của các Bộ, cơ quan Trung ương để triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc, Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, trả lời địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đồng thời ghi nhận, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị địa phương vượt thẩm quyền của Bộ Y tế để báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương và các Bộ, ngành hướng dẫn, giải đáp theo chức năng, nhiệm vụ.

Các điểm cầu tham dự hội nghị kết nối với điểm cầu Bộ Y tế

Trong thời gian tới, để triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia nội dung thuộc lĩnh vực y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố tập trung một số nhiệm vụ như: Thường xuyên rà soát và kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp để bảo đảm hoạt động. Đối với 3 cơ quan đầu mối của 3 chương trình tại địa phương [Văn phòng Điều phối] cần lựa chọn cán bộ có năng lực để triển khai thực hiện; phân công các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách, theo dõi huyện, xã để gắn trách nhiệm, đôn đốc thực hiện.

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, các chương trình mục tiêu quốc gia đã được phê duyệt theo giai đoạn, do đó đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế và các Sở ngành rà soát lại kế hoạch triển khai, phù hợp với giai đoạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hàng năm phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và kết thúc năm phải có báo cáo tổng kết năm, trong đó đánh giá nêu bật nội dung tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu so với được giao, tình hình giải ngân; xác định rõ khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.

Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh lưu ý: Đối với những xã, huyện đã đạt tiêu chí nông thôn mới [trong đó các tiêu chí về y tế] thì phải tiếp tục đầu tư để duy trì thành quả, song song với việc xây dựng các huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới; Về nguồn lực thực hiện các chương trình nếu huy động nguồn lực xã hội hóa từ người dân, cần phải tính đến thực lực và thu nhập của người dân tại địa phương bảo đảm hợp lý và hiệu quả, tránh 'bổ đầu';

"Khi có Quyết định giao vốn của Trung ương thì phải giao vốn ngay cho các đơn vị triển khai thực hiện, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát; Các dự án xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, sửa chữa phải yêu cầu nhà thầu đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể và cam kết thực hiện bảo đảm tiến độ giải ngân của dự án. Ví dụ khi xây mới một trạm y tế cần phải có tiến độ cụ thể về thời gian hoàn thành các hang mục"- Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng lưu ý các địa phương được lựa chọn dự án phát triển dược liệu cần sớm trình HĐND địa phương ban hành thủ tục trình tự, mẫu hồ sơ, nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ sớm phê duyệt dự án để đảm bảo tiến độ của Chương trình; Đồng thời hoàn thiện kế hoạch phát triển dược liệu trên địa bàn, hỗ trợ xây dựng thông báo lựa chọn chủ trì liên kết...

Chủ Đề