Chó con 4 tháng tuổi bỏ ăn là bệnh gì năm 2024

Mọi giống chó con đều cần môi trường sống lành mạnh và chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học để phát triển một cách toàn diện. Điều này sẽ giúp cún cưng sinh trưởng khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt để chống lại các loại bệnh và yếu tố đến từ bên ngoài như thời tiết.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các Sen có thêm thông tin quan trọng về 8 căn bệnh phổ biển ở chó con trong gia đoạn trưởng thành.

1. Bệnh Parvo [bệnh viêm ruột truyền nhiễm]

Bệnh này do Canine Parvovirus [CPV] gây ra và là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và có tỷ lệ tử vong lớn. Parvovirus rất dễ lây lan, có thể bị lây ngay do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân, chất thải đã bị nhiễm - loại bệnh cực kỳ hay mắc phải ở chó con dưới 1 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 1 - dưới 6 tháng.

Các biểu hiện thường thấy là: tiêu chảy ra máu, nôn mửa và chán ăn bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi dẫn đến kém năng động, nằm một chỗ. Bạn có thể dễ dàng tránh được virus Parvo bằng cách tiêm vắc-xin cho chó con. Hoặc nếu chó mẹ đã được tiêm phòng trước đó, nó có thể truyền kháng thể bảo vệ để chống lại căn bệnh này cho em bé thông qua sữa.

Bệnh này khiến chó bị xuất huyết dạ dày - ruột gây ra tình trạng thiếu máu, dẫn đến tử vong.

Parvovirus là bệnh viêm ruột truyền nhiễm

2. Bệnh Care [Sài sốt – Distemper]

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thường xảy ra ở chó non, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Virus này có khả năng lây nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêu hóa. Virus này có thể gây tổn thương thần kinh và cả giảm cân ở cún con nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh Care ở chó hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Để điều trị bệnh cần kịp thời bổ sung nước và các chất điện giải đã mất do ỉa chảy. Tăng cường sức đề kháng cho chó và đề phòng nhiễm trùng kế phát. Bệnh Care ở chó là 1 loại bệnh nguy hiểm nên tuyệt đối không tự điều trị cho chó tại nhà nếu chưa có chỉ định của bác sĩ thú y.

3. Ký sinh trùng đường ruột [giun]

Nhiều con chó con bị ký sinh trùng đường ruột, chẳng hạn như giun tròn hoặc giun móc ngay từ đầu đời. Các triệu chứng bao gồm phân lỏng và dạ dày khó chịu. Hầu hết những con chó con có giun như từ khi sinh ra. Các bác sĩ thú y có thể cung cấp thuốc uống làm tê liệt giun và sau đó bé cún thải ra ngoài. Để tránh ký sinh trùng đường ruột, bạn nên cho cún con uống thuốc xổ giun hàng tháng.

4. Bệnh giun tim [Heartworms]

Là bệnh ký sinh do giun chỉ Dirofilaria immitis gây ra, giun trưởng thành ký sinh ở tim và động mạch phổi, làm giãn tim, tắc nghẽn động mạch phổi. Sau khoảng 75 – 120 ngày bị nhiễm ấu trùng do muỗi truyền, ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun non, di chuyển vào dòng máu, đi qua tim và cư trú ở phổi, tại đây, chúng phát triển thành giun trưởng thành.

Phải mất đến sáu hoặc bảy tháng trước khi cún con nhà bạn có dấu hiệu bị bệnh. Giun tim có thể gây suy tim, bệnh phổi và cũng có khả năng gây tử vong. Ít nhất thì bạn sẽ nhìn thấy sự mệt mỏi, giảm ăn và sự tụt giảm cân. Để tránh điều này, cần cho chó của bạn uống thuốc phòng ngừa giun tim hàng tháng.

5. Bệnh cầu trùng Coccidia

Ký sinh trùng này, thường được tìm thấy trong các vũng nước đọng, có thể lây nhiễm đường tiêu hóa của chó con và các tế bào bên trong. Cún con của bạn có thể có nguy cơ nhiễm bệnh nếu nó không được giữ một môi trường sạch sẽ, khô ráo khi mới sinh. Các triệu chứng ở đây bao gồm tiêu chảy, máu trong phân hoặc mất nước. Các bác sĩ thú y có thể cho thuốc diệt ký sinh trùng. Bạn tìm cách để tránh căn bệnh bằng cách giữ vệ sinh xung quanh nơi ở của chó con khô ráo, sạch chất thải và cung cấp nước sạch cho chó con của bạn.

6. Bệnh hạ đường huyết

Những chú chó nhỏ rất dễ bị hạ đường huyết nếu chúng không được cho ăn đủ và kịp lúc. Bạn cần theo dõi thói quen ăn uống của chó con, đặc biệt là khi chúng vẫn còn nhỏ để kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Nếu con chó của bạn bị hạ đường huyết, bé cún có thể có dấu hiệu thờ ơ mệt mỏi, và có thể bị co giật. Để chăm sóc chú cún, chỉ cần đưa ra một chế độ ăn uống hợp lý và cũng có thể là thuốc trị tiểu đường do bác sĩ thú y cung cấp [cần được chỉ định bởi bác sĩ thú y].

Một điều lớn chủ nuôi có thể làm để đảm bảo sức khỏe cho cún con là chăm sóc đúng cách từ khi cún còn rất nhỏ.

7. Bệnh viêm phế quản [Ho cũi chó]

Bệnh xảy ra nhiều nhất ở chó dưới 6 tháng tuổi, chó nhập từ nước ngoài, chó chuyển vùng vào đợt rét lạnh, ẩm ướt [vậy nên chó ta và chó nhà đẻ cũng khó bị mắc bệnh này]

Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khạc kéo dài từ 7- 21 ngày do viêm đường hô hấp trên, mặc dù lúc đầu vẫn ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, khó có thể biết chó đã mang bệnh. Biểu hiện chó con bị nhiễm bệnh như: mắt không trong sáng, có ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra...

Bệnh chuyển sang mãn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Parvovirus, Care... tiêu chảy, phân nát có nhầy máu, hôi tanh , nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch. Bệnh thường diễn biến kéo dài tới nhiều tuần, thậm chí tới 2 tháng. Những con được chữa trị theo triệu chứng, tưởng chừng đã khỏi, sau vài tuần bị lại, tỷ lệ tử vong rất cao.

8. Bệnh ghẻ Demodex

Bệnh ghẻ do Demodex [bệnh xà mâu] là một trong những bệnh da thường xảy ra trên chó, chó phát bệnh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu. Demodex canis, là một sinh vật hội sinh bình thường trên da chó và truyền từ chó mẹ sang chó con trong 2 – 3 ngày đầu bú sữa.

Bệnh ghẻ Demodex gây ra tình trạng thú bị rụng lông toàn thân, da đóng vảy và tiết dịch, biểu hiện lờ đờ, sốt và nhiễm trùng huyết do nhiễm khuẩn thứ phát. Mụn, mụn mủ, đỏ da, tăng sắc tố mô là tổn thương kế phát. Nếu nghi ngờ cún cưng bị bệnh này, bạn nên nhổ lông vùng da hoặc cạo da sâu vùng da bị bệnh.

Chó bị nôn bỏ ăn mệt mỏi là bệnh gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột, viêm đường ruột: khi chó bỏ ăn, mệt mỏi, uống nhiều nước thì rất có thể đường tiêu hóa của chó đã bị rối loạn. Nhiễm bệnh lý về gan và dạ dày: sẽ dẫn đến tình trạng chó bị nôn bỏ ăn mệt mỏi, hoặc là nôn mửa sau khi ăn. Do răng miệng bị tổn thương hoặc yếu: chó cũng sẽ bỏ ăn, ít ăn hơn.

Chó bò ăn bao nhiêu ngày thì chết?

Chó có thể nhịn ăn trong bao lâu Theo nghiên cứu của các nhà động vật học cho rằng, trung bình một con chó có thể nhịn không ăn trong 3 ngày đến 5 ngày thậm chí có thể hơn 1 tuần và đó là bản năng tự nhiên của chúng sẵn có. Chó có thể nhịn ăn lâu nhưng nước uống thì không.

Chó không chịu ăn là bệnh gì?

Do mắc các bệnh lý Problèmes dentaires: Chó có thể ngừng ăn nếu nó đang cảm thấy đau do vấn đề về răng lợi. Bệnh gan và thận: Các bệnh liên quan đến gan và thận có thể làm giảm khả năng ăn của chó. Rối loạn tiêu hóa: Viêm dạ dày, viêm ruột hoặc sỏi bàng quang có thể khiến chó không muốn ăn.

Chó bò ăn thì chó ăn gì?

Khi chó bị ốm, sau 24 giờ không ăn và thấy chúng đã hoạt động bình thường trở lại. Lúc này bạn có thể cho thú cưng ăn đồ nhạt, nên duy trì từ 1 - 2 ngày với những đồ ăn có đạm và tinh bột dễ tiêu hóa như phomat, sữa, thịt gà không da/ không mỡ, thịt viên luộc, cơm trắng, cháo, ...

Chủ Đề