Cầu thủ nào dắt giá nhất giải ngoại hang anh

Chưa biết khi thời điểm thị trường chuyển nhượng châu Âu đóng cửa [trải đều từ ngày 31-8 đến ngày 2-9 tùy vào từng thị trường] có thêm một hợp đồng bom tấn nào diễn ra ở giải ngoại hạng Anh hay không khi mà các đội trong nhóm Big 6 vẫn đang gặp vấn đề về nhân sự. Tuy vậy, theo Sky Sports thì có một chi tiết đáng chú ý: cần đánh giá dựa trên tỷ lệ lạm phát thì mới biết chính xác giá trị của cầu thủ.

Khoản phí 31 triệu bảng của Andriy Shevchenko đến Chelsea năm 2006 sẽ có giá trị 215 triệu bảng theo thời giá ngày nay. Với cách tính đó, 7 cầu thủ Chelsea lọt vào đội hình đắt giá mọi thời đại với mức phí điều chỉnh theo lạm phát trong kỷ nguyên Premier League. Từ đó mới có một sự thật: Chi tiêu của Chelsea trong hai năm đầu tiên dưới thời Roman Abramovich và Jose Mourinho vượt quá chi tiêu của Todd Boehly.

Kỷ lục chuyển nhượng của Anh đã bị phá 2 lần trong năm nay, 4 lần trong hai năm qua. Và chỉ còn hai ngày trước khi kỳ chuyển nhượng đóng cửa, ai có thể nói nó sẽ không bị phá vỡ nữa? Vấn đề là “phá vỡ” ấy mang ý nghĩa gì? Là con số hay là thể hiện một cuộc chuyển nhượng “đắt giá”. Bởi trong khi chuyển nhượng hơn 100 triệu bảng là một hiện tượng mới, nếu chúng ta điều chỉnh theo lạm phát thì cầu thủ đắt giá nhất mọi thời đại ở Premier League vẫn giữ nguyên trong gần 20 năm.

Vụ chuyển nhượng trị giá 31 triệu bảng của Shevchenko là 215 triệu bảng ngày nay, và đó là vụ chuyển nhượng duy nhất trên 200 triệu bảng khi điều chỉnh theo giá năm 2023. Rio Ferdinand đứng ở vị trí thứ hai và cho đến nay là hậu vệ đắt giá nhất trong danh sách - mức phí 29 triệu bảng của anh năm 2002 tương đương với 199 triệu bảng ngày nay. Bản hợp đồng kỷ lục mới của Chelsea, Moises Caicedo, được ký với giá 115 triệu bảng từ Brighton vào mùa hè này, thậm chí sẽ không lọt vào top 30.

7 cầu thủ trong đội hình xuất phát đắt giá nhất mọi thời đại ở Premier League là những bản hợp đồng của Chelsea, 4 cầu thủ còn lại đều là cầu thủ của Man.United. Trong khi đó, tính theo lạm phát thì các bản hợp đồng đắt giá nhất của Man.City là Joleon Lescott, Kevin de Bruyne và Robinho.

Vậy Câu lạc bộ nào đã chi nhiều nhất? Nếu tính đến giá trị của các cầu thủ trong mỗi mùa giải, Chelsea là đội chi tiêu tổng cộng nhiều nhất trong kỷ nguyên Premier League. Mức chi tiêu của họ trong các mùa giải 2003/04 và 2004/05 - hai mùa giải đầy đủ đầu tiên dưới thời Abramovich và HLV Mourinho, sẽ tương đương với mức chi 1,5 tỷ bảng hiện nay, tức là nhiều hơn số tiền họ đã chi trong hai mùa hè vừa qua dưới thời chủ sở hữu mới Todd Boehly. Phần còn lại của tốp 6 tổng chuyển nhượng bao gồm các câu lạc bộ 'Big 6' khác – theo thứ tự là Man.United, Man.City, Liverpool, Tottenham và Arsenal.

Các cầu thủ đắt giá - mùa bóng - số tiền ở thời điểm đó và số tiền tính trượt giá hiện nay

Trong khi đó, HLV chi tiêu nhiều nhất không ai khác, là Sir Alex Ferguson, vị thuyền trưởng thành công nhất ở Premier League. Tính theo lạm phát, thì thời của Sir Alex đã chi tương đương 3,5 tỷ bảng. Mặc dù chỉ làm HLV có gần 500 trận ở Premier League nhưng Mourinho đứng thứ 2, chủ yếu diễn ra ở nhiệm kỳ đầu tại Chelsea.

Theo Sky Sports, lạm phát giá trong thị trường chuyển nhượng cầu thủ đáng báo động vì nó không tuân theo qui luật thời đại. Ví dụ như lạm phát ở nước Anh cao nhất là 11,1%, thì cũng không là gì so với mức độ lạm phát đã ảnh hưởng đến bóng đá trong ba mươi năm qua. Nếu tính theo kiểu bóng đá, thì một ổ bánh mì sẽ có giá 24 bảng, trong khi một lít sữa sẽ có giá 11 bảng và một lít bia sẽ có giá gần 50 bảng.

Christian Schwarz, Giám đốc quốc tế tại Transfermarkt, lý giải rằng lạm phát giá cầu thủ đến từ việc “rất nhiều câu lạc bộ ngày nay cố gắng đầu tư tiền của họ vào những cầu thủ có tiềm năng phát triển. Những cầu thủ 16,17 tuổi ở Brazil sẽ được mua bằng giá rất cao và xem đó là khoảng đầu tư. Vì mua từ nhỏ đã cao, lúc bán đương nhiên không thể thấp. Nghĩa là các CLB sẽ định giá mua – bán trên triển vọng tương lai. Nhưng khi Chelsea đã trả 70 triệu bảng cho Mykhailo Mudryk hồi tháng 1, thì giá trị thị trường của cầu thủ này chỉ khoảng 40 triệu bảng, vậy là Chelsea cứ nhân đôi lên”.

Mức phí chuyển nhượng trung bình của 20 năm trước là khoảng 3,13 triệu bảng, nhưng nay là 21,9 triệu bảng, lớn hơn khoảng bảy lần. Theo cách tính này, thì mức phí của Shevchenko là 216 triệu bảng, tương đương với cách tính theo lạm phát.

Có nhiều đơn vị cung cấp giá trị chuyển nhượng của các cầu thủ, nhưng Transfermakt vẫn luôn là 1 trong những địa chỉ uy tín nhất không chỉ cho người hâm mộ mà còn cho chính các câu lạc bộ, các nhà môi giới...

Hãy cùng Sporting News Vietnam điểm qua danh sách 10 cầu thủ đắt giá nhất thế giới theo Transfermakt:

10 cầu thủ đắt giá nhất thế giới

Không bất ngờ khi Mbappe và Erling Haaland chia sẻ vị trí dẫn đầu danh sách. Cả hai được kỳ vọng tạo nên một cuộc đua như Ronaldo và Messi trong quá khứ. Trong khi Erling Haaland đã thống trị Ngoại hạng Anh mùa giải 2022/23 thì Mbappe cũng có một mủa giải bùng nổ và đang muốn đến Real Madrid để tìm kiếm thêm danh hiệu.

Nước Anh có tới 3 cầu thủ trong danh sách này và họ đều ở trong độ tuổi U23. Jude Bellingham và Bukayo Saka đều được định giá 120 triệu euro, trong khi Phil Foden cũng chỉ kém 10 triệu euro.

10 cầu thủ đắt giá nhất thế giới

Hạng Tên Năm sinh Câu lạc bộ Đội tuyển Giá trị [euro] 1 Erling Haaland 2000 Man City Na Uy 180 triệu 2 Kylian Mbappe 1998 PSG Pháp 180 triệu 3 Vinicius Junior 2000 Real Madrid Brazil 150 triệu 4 Jude Bellingham 2003 Real Madrid Anh 120 triệu 5 Bukayo Saka 2001 Arsenal Anh 120 triệu 6 Victor Osimhen 1998 Napoli Nigeria 120 triệu 7 Jamal Musiala 2003 Bayern Munich Đức 110 triệu 8 Phil Foden 2000 Man City Anh 110 triệu 9 Pedri 2002 Barcelona Tây Ban Nha 100 triệu 10 Rodrygo 2001 Real Madrid Brazil 100 triệu

Cập nhật đến tháng 08/2023

Giá trị cầu thủ được tính thế nào?

Rất nhiều yếu tố được Transfermakt cân nhắc trước khi đưa ra giá trị chuyển nhượng của 1 cầu thủ, trong đó quan trọng nhất là tuổi tác, đội bóng, giải đấu đang thi đấu, thành tích cá nhân...

Chủ Đề