Cắn vào môi phải làm sao

Viêm nhiệt miệng là một thuật ngữ chỉ sự viêm đau làm “gián đoạn” khả năng ăn, nói chuyện gây khó chịu mệt mỏi trong người. Viêm nhiệt miệng có thể ở trong má, lợi, lưỡi, môi và vòm miệng.

Một số loại viêm nhiệt miệng phổ biến

Loại viêm này có vết loét màu nhạt hoặc vàng nhạt với viền màu đỏ và thường xuất hiện trên má, lưỡi hoặc bên trong môi.

Các mụn nước nổi gần môi hay trên môi, ít khi ở nướu hoặc vòm miệng nhưng nó thường gây đau, ngứa ran hoặc bị vỡ trước khi các vết loét xuất hiện trên hoặc xung quanh môi.

Cắn vào môi phải làm sao

Nguyên nhân gây viêm nhiệt miệng

  • Trong khi ăn hoặc nói chuyện vô tình bạn cắn vào má, lưỡi hoặc môi;
  • Đeo niềng răng hoặc răng bị vỡ có cạnh sắc nhọn;
  • Sử dụng thuốc lá dạng nhai;
  • Ăn hoặc uống đồ quá nóng;
  • Bị bệnh viêm lợi hoặc nhiễm trùng miệng;
  • Mẫn cảm với một số loại thức ăn hoặc thuốc;
  • Bị ảnh hưởng bởi những bệnh tự miễn dịch làm ảnh hưởng đến niêm mạc của miệng như bệnh lupus, bệnh Crohn hoặc bệnh Behcet;
  • Khi uống một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc dùng cho viêm khớp dạng thấp, thuốc động kinh;
  • Xạ trị ung thư;

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố gây viêm nhiệt miệng như bị chấn thương, thiếu dinh dưỡng, căng thẳng, vi khuẩn hoặc vi-rút, thiếu ngủ, giảm cân đột ngột và một số thực phẩm như khoai tây, cà phê, bơ… Nhiệt miệng cũng liên quan đến hệ thống miễn dịch đang bị yếu đi do cảm lạnh, cảm cúm, thay đổi hooc-môn hoặc thiếu vitamin B12 hoặc folate.

Với bệnh herpes môi, khi bị nhiễm vi-rút, nó sẽ “nằm” lại trong cơ thể, chỉ đợi những điều kiện thuận lợi như bạn bị stress, sốt, bị thương, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể thì chúng mới phát tác.

Các triệu chứng của viêm nhiệt miệng

Vết loét có thể gây đau thường kéo dài trong khoảng 5 đến 10 ngày, viêm nhiệt hay tái phái nhưng thường không gây sốt

Thường gây đau đớn và tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày, đôi khi kết hợp với triệu chứng cảm lạnh hoặc bị cúm.

Cắn vào môi phải làm sao

Điều trị viêm nhiệt miệng như thế nào?

Thông thường vết loét chỉ kéo dài không quá hai tuần và thường thì tự khỏi. Nếu xác định được nguyên nhân như bạn bị nhiễm nấm, vi-rút hay vi khuẩn thì bác sĩ sẽ có thuốc điều trị phù hợp và giúp vết thương mau lành. Ngoài ra bạn có thể giảm đau và viêm loét miệng bằng cách sau đây:

  • Tránh ăn uống đồ còn nóng và các thực phẩm cay, mặn;
  • Sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen;
  • Nên súc miệng bằng nước mát và dùng ống hút nếu như bạn có vết loét ở miệng;
  • Uống nhiều nước và súc miệng với nước muối nhạt;
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách;

Nếu bị viêm miệng thường xuyên hoặc nếu vết thương lâu lành thì hãy đến bác sĩ để kiểm tra, có thể do cơ thể thiếu hụt quá nhiều vitamin B12.

Một lưu ý nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì chú ý đến thuốc kháng viêm, có thể nó làm tăng lượng đường trong máu. Tốt nhất bạn nên hỏi rõ ý kiến của bác sĩ về vấn đề này.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Rất ít người biết công dụng của baking soda có thể chữa sưng môi tại nhà một cách hiệu quả. Nếu môi bị sưng do bị phồng rộp, dị ứng, côn trùng hoặc muỗi đốt thì bạn nên sử dụng baking soda. Đó là một chất vô trùng có khả năng kháng viêm và giúp bạn cảm thấy dễ chịu.

Chuẩn bị: 1 thìa baking soda, nước.

Cách làm

  • Pha baking soda với nước
  • Đắp lên vùng môi bị sưng
  • Giữ trong 10 phút và sau đó rửa với nước lạnh
  • Bạn nên lặp lại quá trình trên sau 3 đến 4 giờ nếu nhận thấy môi không giảm sưng.

6. Cách trị sưng môi bằng mật ong

Chúng ta đều biết mật ong có khả năng làm lành vết thương và kháng khuẩn tự nhiên. Đó là cách nhanh chóng để làm giảm viêm vì có khả năng làm dịu ngứa hoặc phiền toái đi kèm với tình trạng môi bị sưng.

Chuẩn bị: một thìa mật ong, bông hoặc gạc.

Cách làm:

  • Nhúng một nhúm bông vào mật ong
  • Chấm trực tiếp vào vùng môi bị sưng
  • Giữ trong 20 phút sau đó rửa với nước lạnh
  • Bạn có thể lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.

7. Cách làm hết sưng môi với chiết xuất cây phỉ

Chiết xuất của cây phỉ được sử dụng rộng rãi như là chất làm se da để làm sạch và tẩy ra. Chiết xuất này cũng có tác dụng giảm viêm và làm dịu chỗ sưng và các vùng da nhạy cảm ở môi.

Chuẩn bị: 1 thìa chiết xuất từ cây phỉ, 2 thìa muối, bông

Cách làm

  • Trộn muối với bột chiết xuất từ cây phỉ
  • Dùng bông chấm dịch trộn vào môi và để trong 30 phút
  • Rửa bằng nước lạnh
  • Bạn nên lặp lại 1, 2 lần để cho kết quả tốt nhất.

8. Cách trị sưng môi bằng tinh dầu tràm trà

Cắn vào môi phải làm sao

Việc dùng gel cây lô hội có thể được sử dụng để trị sưng môi và để có thể đạt kết quả tốt hơn, bạn nên dùng kèm với tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm trà có hợp chất kháng khuẩn mạnh, có thể giúp giảm sưng do nhiễm khuẩn hoặc côn trùng cắn một cách nhanh chóng.

Chuẩn bị: 1 thìa gel lô hội và một vài giọt tinh dầu tràm trà.

Cách làm:

  • Thêm tinh dầu tràm trà vào gel lô hội và trộn đều
  • Bôi hỗn hợp này vào môi và massage nhẹ nhàng trong 1 đến 2 phút
  • Giữ 10–12 phút sau đó rửa bằng nước lạnh
  • Tùy thuộc vào hiệu quả giảm sưng, bạn có thể lặp lại 1 đến 2 lần mỗi ngày.

9. Dùng dầu dừa

Dầu dừa là một loại thảo dược rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về da. Loại dầu này có tính năng kháng khuẩn nhờ đó có thể giúp đào thải các vi khuẩn, nấm hoặc virus có hại khi hấp thụ tất cả các chất bẩn trên lỗ chân lông. Đó cũng là cách làm dịu chỗ sưng và làm mềm da.

Chuẩn bị: dầu dừa

Cách làm:

  • Bôi một vài giọt dầu dừa vào chỗ môi bị sưng
  • Để trong vài giờ
  • Nếu hiện tượng sưng không giảm bớt nhanh, bạn có thể lặp lại cách này vài lần.

10. Cách làm hết sưng môi với muối Epsom

Cắn vào môi phải làm sao

Nước muối Epsom ấm có thể làm mềm da, giảm đau và kháng viêm. Nếu bạn có bất kỳ tổn thương nào ở môi, việc áp dụng cách trị sưng môi nhanh nhất với nước muối Epsom ấm có thể giúp vết tổn thương này được chữa lành nhanh chóng.

Chuẩn bị: Một thìa muối Epsom, một cốc nước ấm và một chiếc khăn sạch.

Cách làm:

  • Pha muối Epsom trong nước
  • Nhúng khăn vào nước và chấm vào chỗ sưng môi trong 15 phút.
  • Bạn có thể lặp lại cách trên một vài lần cho đến khi bớt sưng môi.

11. Cách trị sưng môi bằng giấm táo

Tác dụng của giấm táo có thể giúp giảm sưng do có khả năng chống phù và viêm đồng thời diệt khuẩn.

Chuẩn bị: 1 thìa giấm táo, một thìa nước, bông gòn.

Cách làm:

  • Pha loãng giấm táo và dùng bông thấm dung dịch này, sau đó chấm lên vùng môi bị sưng
  • Để trong vài phút
  • Rửa bằng nước
  • Bạn nên thực hiện cách làm hết sưng môi này 2 lần mỗi ngày.

Sưng môi hoặc bị giập môi làm sao mau lành? Ngoài việc áp dụng các cách trị sưng môi mà Hello Bacsi đã tổng hợp trong bài, bạn nên có chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, giàu vitamin để tránh bị sưng môi. Nếu môi của bạn bị sưng thường xuyên, đã áp dụng các cách trị sưng môi mà không thuyên giảm thì hãy đến gặp bác sĩ để biết rõ cụ thể nguyên nhân, điều trị kịp thời.