Cách trồng thơm trong chậu

Dứa là loại cây ăn quả dễ trồng lại cho quả thơm ngon có vị chua ngọt đặc trưng có tác dụng giải khát, rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy học cách trồng dứa đơn tại nhà để có được những quả dứa tươi sạch phục vụ gia đình bạn nhé.

Kỹ thuật trồng dứa tại nhà vô cùng đơn giản, hơn nữa đây là loại cây trồng ưa bóng râm nên có thể để ở trong nhà sử dụng làm cây cảnh, trang trí cho ngôi nhà trở nên tươi mới hơn.

Ngoài ra, nếu muốn trồng cây dứa với số lượng lớn hơn có thể trồng dứa ở trong chậu, chế độ chăm bón tốt, cung cấp đầy đủ ánh sáng, nước tưới để cây ra quả to, đều đẹp.

Với cách trồng đơn giản bạn có ngay chậu dứa tại nhà

Cách trồng dứa đơn giản tại nhà

Chuẩn bị:

Đất trồng cây dứa: Cây dứa có bộ rễ khá yếu và ăn nông nên muốn trồng dứa cho năng suất cao đất cần có lớp đất tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng cao, đồng thời thoát nước tốt.

Dứa cả quả còn cuống và phần thân lá: Tìm một quả dứa to đều, chín vàng, mắt quả thưa, cuống nhỏ

Cách làm

Bước 1: Trước tiên, vặn phần thân lá ra khỏi quả dứa, chú ý không để gẫy giữa phần thân cây. Sau đó dùng dao cắt bỏ phần đế vừa cắt từ thân lá và bóc một vài lá dứa ở đầu vết cắt, để chừa 1 khoảng 3cm.

Bước 2: Đổ nước vào cốc và đặt thân dứa vào trong cốc

Bước 3: Đặt phần đầu vào trong bát nước và để ở khu vực cửa sổ nhiều nắng trong ba ngày để cây rứa có thể mọc rễ.

Bạn nhớ phải thay nước hàng ngày trong những ngày đầu để tránh không thối nước, làm chết cây.

Bước 4: Khi cây đã mọc rễ thì đổ đất vào trong chậu sau đó mang cây dứa đặt vào chậu rồi lấp đất, cắt hết phần lá dứa khô và đặt chậu cây vào một góc thích hợp trong nhà.

Lưu ý, nếu sau 3 ngày chưa nhìn thấy các gốc dứa đâm chồi thì bạn cũng đừng lo lắng vì chúng sẽ nhanh chóng mọc ra sau khi được kích thích bởi nước và ánh sáng. Ngoài ra , cần tưới nước 2 lần/ tuần để đảm bảo lượng nước đủ cung cấp cho cây.

Chăm sóc cây dứa sau khi trồng

Nên bón phân 3 lần/năm: bón phân vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, ngoài ra có thể bón phân thêm một lần sau khi hoa nở  để cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi quả.

Dứa trồng trong chậu có thể cho quả to đệp, nhưng thời gian có thể dài hơn khi trồng dứa đại trà. Người trồng dứa nên tạo môi trường thuận lợi cho sự  phát triển của cây dứa như ánh sáng, chất dinh dưỡng, nước tưới nhiệt độ thích hợp để dứa sinh trưởng tốt và cho quả.

Một chậu dứa nhỏ xinh trồng tại nhà có thể phát triển trong khoảng 24-36 tháng.

LỜI KẾT: Kinhnghiemquy.com Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn gặp khó khăn hay có những kinh nghiệm hữu ích hơn trong nông nghiệp trồng trọt thì hãy bình luận trực tiếp trong bài này,  Kinhnghiemquy sẽ tư vấn chỉ dẫn, và đăng những bài viết hữu ích từ phía các bạn.

Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ chúng tôi cho những bài viết và những bài sưu tầm tiếp theo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn

Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những bài viết kiến thức về ngành trồng trọt hữu ích trên Kinh nghiệm quý nhé!

Cây dứa có thể trồng quanh năm, tuy nhiên là cây ưa nhiệt vì vậy trồng dứa vào mùa khô cho năng suất cao hơn mùa mưa. Cây khóm nếu trồng trong chậu hay thùng xốp vừa cho trái mập mạp vừa có thể làm cảnh.

Cây dứa hay khóm là cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy cần lưu ý trồng cây dứa, khóm trên loại đất tơi xốp dễ thoát nước.

Nếu trồng cây dứa trong thùng xốp thì chọn loại thùng, chậu có chiều sâu và rộng để trồng khóm, ở đáy thùng phải đục lỗ thoát nước. Trộn đất, xơ dừa, tro trấu, phân hữu cơ vào thùng hoặc chậu. Cây dứa cần có nhiều đất mới phát triển tốt vì vậy cần cho hỗn hợp đất vào đầy thùng.

Nếu trồng cây dứa, khớm ngoài ruộng thì chú ý chọn địa điểm trồng cây khớm phải là vùng đất cao ráo, đất có thể giữ ẩm và dễ thoát nước. Đất trồng cây khớm, thơm cần phải được xới kỹ, làm sạch cỏ rác, bón lót vôi bột, lân, kali và phân chuồng ủ hoại trộn vào đất để phơi đất trong vòng 10 ngày để diệt mầm bệnh. Sau đó san phẳng đất, lên luống cao 20 - 30cm, rộng 1m, rạch 2 luống song song cách nhau 40 - 50cm. Trồng mỗi hàng cách nhau 70 - 80cm, mỗi cây cách nhau 25 - 30cm.

Trồng dứa bằng phần cuống

Trồng dứa vô cùng đơn giản chỉ cần tận dụng phần cuống của trái dứa để nhân giống trồng cây. Chọn quả dứa to chính vàng, cuống nhỏ.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng dứa tại nhà

Bước 1: Cắt lấy phần cuống dứa

Dùng tay vặn phần cuống dứa ra khỏi quả dứa, sau đó bóc các lá ở phần dưới sát chân cuống ra và cắt ngang phần dưới để bỏ hết phần thịt dứa đi, cắt đến khi thấy ở chân cuống dứa có những đốm li ti màu nâu là được, những đốm nâu đó chính là phần rễ.

Bước 2: Ươm cuống dứa

Dùng 3 que nhọn xiên chéo vào phần cuối của thân dứa. Đặt cuống dứa vào chậu nước trong vòng 7 - 10 ngày, chú ý thay nước thường xuyên để tránh nước bị bẩn. Đặt ở nơi có ánh sáng nhẹ và thông thoáng.

Sau thời gian ươm cuống dứa trong nước sạch thì rễ cây sẽ bắt đầu mọc ra. Khi cuống dứa bắt đầu mọc rễ dài khoảng 3 - 4cm thì chuyển sang chậu đất hoặc thùng xốp để trồng.

Bước 3: Trồng dứa

Cho đất vào thùng xốp hoặc chậu rồi san phẳng mặt đất, tạo lỗ sâu khoảng 3cm rồi đặt cuống dừa vào trồng, chú ý chỉ trồng phần trổ rễ ở gốc thân cây. Sau đó vun đất cho chặt gốc và tưới ẩm nước cho cây nhanh bén rễ.

Chăm sóc

Trồng dứa trong chậu hay thùng xốp thì lâu cho ra quả, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt thì dứa sẽ sớm phát triển tốt. Cây dứa cần được tưới nước thường xuyên và làm cỏ, vun đất vào gốc cây. Nếu trồng dứa trong chậu thì cần bổ sung xơ dừa, mùn cưa, tro trấu và bón phân hữu cơ hoặc phân trùn quế theo định kỳ 1 tháng 1 lần thì cây dứa sẽ nhanh cho trái.

Trồng cây dứa, cây khóm thì chủ yếu sử dụng phân bón tổng hợp NPK 12 - 6 - 18 chuyên dùng cho cây dứa, bón phân theo 4 - 5 đợt, đợt đầu bón phân vào thời điểm 2 tháng đầu sau trồng, tiếp tục bón các đợt sau mỗi đợt cách nhau 1 tháng. Bón phân bằng cách rải trực tiếp hạt phân vào các nách lá già sát gốc của từng cây rồi tưới nước cho phân tan.

Trước khi cây ra hoa 1 tháng cần phải bón thêm phân đạm và lân để nuôi cây ra hoa kết trái. Khi cây dứa ra hoa và trong giai đoạn phát triển quả thì cần ngưng bón phân chỉ cần tưới nước. Vì nếu bón phân ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Thu hoạch dứa

Cây dứa là cây trồng lâu năm, trồng dứa từ cuống sau 1,5 - 2 năm mới cho ra trái. Cây dứa sẽ cho thu hoạch dài hạn nếu bạn chăm sóc sau khi thu hoạch. Với hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dứa từ cuống và kinh nghiệm trồng cây khóm tại nhà như Hội nuôi trồng cung cấp thì các bạn có thể bắt tay vào trồng cây dứa, cây thơm, cây khớm rồi nhé.

Để trồng một cây dứa, tất cả bạn cần là một quả dứa tươi. Lần tới khi ra cửa hàng hãy mua một quả, sau đó tách cuống ra khỏi quả và ngâm cuống trong nước. Trong một vài tuần, rễ sẽ mọc ra và bạn có thể trồng dứa trong chậu và nhìn ngắm nó lớn lên từng ngày. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về cách trồng dứa của riêng bạn.

  1. 1

    Mua một quả dứa tươi. Hãy chọn quả có lá xanh và cứng chưa chuyển sang màu vàng hoặc nâu. Vỏ quả dứa phải có màu nâu vàng và cứng khi chạm vào. Hãy ngửi quả dứa để xem nó chín chưa: nó phải tỏa ra mùi thơm ngọt ngào, sực nức cho thấy rằng bạn đã chọn dứa vừa đúng thời điểm để bắt đầu trồng một cây dứa mới.

    • Hãy chắc chắn rằng quả dứa đã chín. Nó cần phải chín thì mới có thể mọc lên cây mới.
    • Kiểm tra để chắc chắn rằng dứa không chín quá bằng cách giật mạnh một chút ở lá. Nếu lá rụng ra, quả dứa này đã quá chín để trồng.
    • Hãy chắc chắn không có rệp son xung quanh cuống lá. Chúng trông giống như những đốm xám nhỏ.

  2. 2

    Vặn phần cuống ra khỏi đầu quả dứa. Nắm chặt phần thân dứa bằng một tay và sử dụng tay còn lại túm lấy phần cuống và vặn nó ra. Phương pháp này đảm bảo rằng phần thân lá sẽ vẫn nguyên vẹn. Nó sẽ dính một chút thịt dứa không cần thiết khi trồng cây.

    • Nếu không vặn được, bạn có thể dùng dao cắt nó ra. Cắt hết phần thịt dứa thừa xung quanh rễ.
    • Hãy chắc chắn phần chân cuống, chỗ ngoài cùng nơi lá dính lại với nhau vẫn còn nguyên vẹn. Rễ mới sẽ được mọc lên từ chỗ này, và nếu không có nó cây sẽ không mọc.

  3. 3

    Tước bớt một số lá bên dưới cuống để lộ ra phần thân. Điều này giúp thân mọc rễ khi trồng. Hãy tước cho đến khi chừa ra vài cm thân cây. Cắt bớt phần thịt dứa còn lại mà không gây tổn hại đến thân dứa.

  4. 4

    Lật ngược thân dứa và để nó khô trong một tuần. Những chỗ nơi bạn cắt và bóc bớt lá sẽ cứng lại, điều này là cần thiết trước khi bạn thực hiện bước tiếp theo.

  1. 1

    Đổ nước vào một cốc nước to. Miệng của cốc phải đủ rộng để cho vừa cuống dứa, nhưng cũng đủ nhỏ để bạn có thể giữ cho nó khỏi bị chìm xuống.

  2. 2

    Cắm một vài chiếc tăm vào trong cuống dứa. Cắm chúng chéo nhau gần về phía đầu thân dứa. Ấn chúng vào vừa đủ để chúng cố định trong đó. Những chiếc tăm này được sử dụng để ngăn không cho cuống dứa chìm vào trong cốc nước.

  3. 3

    Đặt cuống dứa vào trong nước. Các que tăm sẽ ngáng trên vành cốc. Cuống dứa phải được nhấn chìm trong nước, và lá phải nhô ra ngoài.

  4. 4

    Đặt cốc ở cửa sổ có ánh nắng mặt trời và chờ cho rễ mọc ra. Phải mất vài ngày hoặc đến vài tuần để rễ trắng thò ra và bắt đầu phát triển.

    • Giữ cây ở nhiệt độ phù hợp. Đừng để nó ở chỗ quá nóng hoặc quá lạnh.
    • Vài ngày lại thay nước một lần để ngăn sự phát triển của nấm mốc.

  1. 1

    Chuẩn bị một chậu đất để trồng cây. Cho đất vườn xốp có trộn 30% chất hữu cơ vào trong chậu. Thành phần dinh dưỡng này phù hợp cho cây phát triển.

  2. 2

    Trồng cuống dứa vào trong chậu đất. Trồng cuống khi rễ mọc dài vài cm. Đợi cho tới khi rễ đủ dài để đâm vào trong đất. Nếu bạn trồng quá sớm, nó sẽ không phát triển tốt. Ấn chặt đất xung quanh thân cuống mà không để đất phủ lên trên lá.

  3. 3

    Giữ ẩm và ấm cho cây. Cây cần một môi trường ấm, ẩm và đầy nắng nơi nhiệt độ ban đêm không giảm xuống dưới 18ºC. Nếu điều kiện không khí khô, hãy làm ẩm cho cây thường xuyên.

    • Bạn có thể cho chậu cây ra bên ngoài nếu bạn sống trong vùng khí hậu ấm áp. Khi mùa đông đến hãy cho cây vào trong nhà và đặt nó cạnh cửa sổ có nắng. Điều quan trọng là cây phải có nắng quanh năm.

  4. 4

    Tưới nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Tưới ẩm đất mỗi tuần một lần. Bón phân hai lần một tháng trong suốt mùa hè.

  5. 5

    Đợi hoa nở. Có thể mất vài năm, nhưng cuối cùng một hình nón màu đỏ sẽ xuất hiện từ giữa thân lá, tiếp theo là hoa màu xanh và cuối cùng là quả dứa. Phải mất khoảng sáu tháng để quả phát triển hoàn thiện. Quả dứa sẽ lớn lên từ hoa, nhô lên trên mặt đất, ở giữa của cây.

  • Bạn nên trồng hai quả dứa để đề phòng trường hợp một cây trong chúng không phát triển tốt. Bằng cách đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để trồng cây đến lúc đơm hoa kết trái.
  • Để kích khích cây ra hoa, hãy đặt cây vào trong một chiếc túi có hai nửa quả táo chín nhừ cắt làm đôi. Khí ethylene thoát ra từ quả táo có thể kích thích quá trình nở hoa.
  • Để quả dứa đạt độ to nhất, cây sẽ cần phải rộng khoảng 1 mét và cao 1 mét. Trừ khi bạn chăm sóc đặc biệt để đạt đến kích thước này, đừng ngạc nhiên nếu dứa bạn trồng không to như trong siêu thị.
  • Hãy rất cẩn thận nếu sử dụng dứa dại. Nhựa từ cây dứa xanh có chứa các enzyme cực kỳ mạnh và có thể gây kích ứng da của bạn.

  • Quả dứa
  • Chậu trồng
  • Đất
  • Nước
  • Cốc
  • Tăm
  • Phân bón

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 57 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 9.829 lần.

Chuyên mục: Làm vườn

Trang này đã được đọc 9.829 lần.

Video liên quan

Chủ Đề