Cách phát triển Lazada

Mô hình kinh doanh của lazada là gì? Bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi này chưa? Hiện nay, trong khu vực Đông Nam Á thì Lazada.vn có vị thế khá cao. Từ đó có rất nhiều đối tác, doanh nghiệp bị thu hút và tham gia vào chuỗi cung ứng. Mời bạn cùng Atosa đọc ngay bài viết sau để có thông tin chính xác về mô hình kinh doanh của Lazada nhé!

Lazada là công ty gì? Mô hình kinh doanh của Lazada là gì?

Lazada là công ty về gì? Lazada được thành lập vào năm 2011. Năm 2012, kênh mua sắm này bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Và tới năm 2015, nó chính thức được Jack Ma  – một doanh nhân tại nước Trung Quốc mua lại. Sau quá trình lịch sử hình thành và phát triển, Lazada dần trở thành một trung tâm thương mại online có tầm cỡ với số lượng truy cập hàng tháng lên tới 100 triệu người. Theo đó, nếu được hỏi Lazada là công ty gì? Các bạn có thể trả lời: Đây là công ty TMĐT của Alibaba. Vậy, mô hình kinh doanh của Lazada là gì? Lazada hoạt động kinh doanh theo mô hình B2B. Lazada sẽ là người giữ vai trò trung gian trong quy trình mua bán hàng trực tuyến – “Marketplace”.

>>> Xem thêm bài viết: SKU Lazada là gì? Cách tạo sản phẩm trên Lazada

Trong các trường hợp có các khiếu nại xảy ra hay các đánh giá tiêu cực từ khách hàng thì Lazada sẽ là người có trách nhiệm xử lý.  Tuy nhiên về chất lượng sản phẩm và thông tin nhà bán thì Lazada sẽ không tham gia kiểm soát. Có một điều khá hấp dẫn các đơn vị bán hàng khi tham gia thị trường của của Lazada đó chính là họ sẽ không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.

B2B là gì?

Mô hình kinh doanh B2B [Business to Business] diễn tả các hoạt động giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây có thể coi là một giải pháp trong ngành công nghệ dịch vụ. Giúp cho cộng đồng người dùng Lazada, cụ thể là người bán và người mua có thể kết nối với nhau, cụ thể là:

  • Giữa các nhà sản xuất sản phẩm với đơn vị bán hàng/ kinh doanh.
  • Giữa một đơn vị bán sỉ [số lượng nhiều] và đơn vị bán lẻ [số lượng nhiều].

Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều sử dụng mô hình kinh doanh B2B. Lazada cũng phát triển dựa trên mô hình này. Trong tương lai, loại hình này được dự đoán rằng sẽ còn có nhiều triển vọng để phát triển.

Mô hình B2B có những ưu điểm gì cho doanh nghiệp?

Để có thể gia tăng giá trị của lợi nhuận, chiếm ưu thế trên thị trường thì các doanh nghiệp thường lựa chọn việc hợp tác với nhau để tăng doanh thu nhờ vào các website thương mại điện tử B2B uy tín.

Đối với một quy trình mua hàng của người tiêu dùng thông thường thì cảm xúc chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên với người tiêu dùng là các doanh nghiệp thì tính logic là điều có sức ảnh hưởng lớn với họ.

Việc các doanh nghiệp được kết nối với nhau qua mô hình B2B sẽ có những lợi ích sau:

  • Tiết kiệm thời gian tìm hiểu, tiền bạc, nguồn lực quản lý nhưng hiệu quả vẫn được đảm bảo.
  • Tăng cơ hội liên kết giữa những đơn vị kinh doanh khác nhau.
  • Mở ra những mối quan hệ mắt xích có cùng lợi ích chung.

Có những loại hình B2B nào?

Các loại mô hình B2B hiện có là:

  • Loại hình B2B có lợi cho bên mua: Các đơn vị kinh doanh sử dụng nguồn hàng từ bên thứ 3 để cung cấp hàng hóa cho khách hàng khi có đơn hàng.
  • Loại hình B2B có lợi cho người bán: Các doanh nghiệp có các trang thương mại điện tử riêng và họ cung cấp các sản phẩm cho các đối tác [đại lý, nhà bán lẻ, doanh nghiệp,…] với số lượng lớn.
  • Loại hình B2B theo dạng trung gian: Các trang thương mại điện tử sẽ đóng vai trò là sàn thương mại điện tử trung gian kết nối người bán và người người với nhau.
  • Loại hình B2B dạng hợp tác thương mại: Tương tự như B2B trung gian, nhưng khác nhau ở điểm là loại hình B2B dạng hợp tác thương mại mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn.

Các doanh nghiệp sẽ chọn loại hình B2B phù hợp dựa vào quốc gia của mình.

Lazada ứng dụng loại mô hình B2B nào và cách thức hoạt động ra sao?

Loại B2B trung gian chính là mô hình thương mại điện tử mà Lazada đang ứng dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Nghĩa là đơn vị trung gian giữa người mua và người bán hàng Lazada sẽ là Lazada.

Khi các cá nhân/doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu bán hàng, họ sẽ đăng các thông tin sản phẩm [mẫu mã, giá thành,…] lên hệ thống của Lazada để tiếp cận đến người tiêu dùng [cá nhân/tổ chức] có nhu cầu mua.

Người tiêu dùng sẽ tiến hành mua hàng, đặt hàng bằng cách truy cập vào trang Lazada, tìm kiếm sản phẩm mình có nhu cầu mua và tham khảo các thông tin về sản phẩm [mẫu mã, giá thành, đánh giá của người mua,…].

Phía đơn vị trung gian – Lazada sẽ là người ban hành các quy định đặt hàng và các quy định về bảo vệ quyền lợi cho cá nhân/đơn vị/doanh nghiệp bán hàng.

Lazada được hưởng những lợi ích gì khi sử dụng mô hình B2B trung gian ?

So với mô hình kinh doanh truyền thống – B2C thì mô hình B2B trung gian mà Lazada đang sử dụng có nhiều tiện lợi hơn. Dù cho có khó khăn hơn ở bước khởi đầu.

Với B2B, không quan trọng người dùng ở đâu. Người tiêu dùng vẫn có thể tìm mua các sản phẩm từ bình dân đến cao cấp một cách dễ dàng mà không cần phải di chuyển [mô hình B2C].

Không những thế, với mô hình B2B của Lazada, người tiêu dùng còn có thể tìm thấy được những sản phẩm liên quan thông qua gợi ý từ Lazada. Hoặc so sánh giá thành của sản phẩm giữa các đơn vị bán hàng khác nhau. Từ đó mua được sản phẩm với giá tốt nhất.

Đối với các đơn vị tham gia kinh doanh trên Lazada, họ sẽ thực hiện quá trình quảng bá thương hiệu đơn giản và nhanh chóng hơn. Từ đó chiếm ưu mạnh thế trên thị trường.

Về phía đơn vị trung gian – Lazada, họ chỉ cần đảm nhiệm vai trò vận chuyển hàng hóa và hưởng lợi nhuận từ đây. Tạo cầu nối giữa người mua và người bán mà không bị ảnh hưởng bởi chất lượng hàn hóa/đơn vị kinh doanh.

Dù cho mô hình kinh doanh của Lazada là gì thì họ vẫn đang trở thành một trong những công ty TMĐT uy tín và lớn nhất tại Việt Nam.

Tổng kết 

Bài viết trên đây chính là câu trả lời cho câu hỏi : “Mô hình kinh doanh của lazada là gì?” Mô hình thương mại điện tử B2B sẽ còn có tiềm năng phát triển lớn mạnh trong tương lai. Hy vọng qua bài chia sẻ trên bạn đã có được những thông tin hữu ích cho bản thân.

Lazada Việt Nam - thổi bùng ngành thương mại điện tử Việt

Thương mại điện tử được xem là một ngành đầy tiềm năng phát triển tại Việt Nam, cũng chính vì điều này mà trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa các sàn thương mại điện tử trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nổi bật trong số những trang web này ta phải kể tới Lazada – doanh nghiệp đã bứt phát nhanh mạnh ngay sau khi đặt chân vào Việt Nam năm 2012. Lazada đã cho thấy, bản thân là một trong những doanh nghiệp, trang web thương mại điện tử với sản phẩm phẩm đa dạng, được quản lý chặt chẽ từ khâu phân phối cho tới dòng hàng đồng thời cũng là doanh nghiệp có nhiều sự kết hợp chặt chẽ với nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu về Lazada Việt Nam để hiểu hơn về doanh nghiệp này bạn nhé!

Mục lục:

Lazada Group là công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, đồng thời doanh nghiệp này cũng chính là công ty con của Tập đoàn Alibaba. Tính đến thời điểm năm 2014, Lazada Groups đã phát triển và mở rộng hoạt động trên rất nhiều các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.

Thông tin về Lazada Việt Nam bạn nên biết

Lazada Group vốn đã được biết tới là một trong những doanh nghiệp sở hữu mạng lưới thanh toán Logistic lớn nhất nhì khu vực hiện nay, nhắc đến doanh nghiệp này là nhắc đến văn hóa tiêu dùng, đời sống hàng ngày của người dân khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, sau năm 2016, sau khi nhận sự hỗ trợ về công nghệ và hạ tầng thương mại của công ty mẹ - Tập đoàn Alibaba – doanh nghiệp này ngày càng phát triển. Định hướng trong tương lai, chính xác là đến năm 2030, Lazada sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu Đông Nam Á phục vụ hơn 300 triệu khách hàng trong khu vực. Hiện tại, Lazada Group đang được điều hành bởi tổng giám đốc ông Pierre Poignant, ngoài ra, tại mỗi quốc gia, Lazada đều có những giám đốc điều hành riêng trong trụ sở của mình.

Lazada Việt Nam được nhắc đến nhiều hơn với vai trò là một sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm đa dạng về nhà sản xuất, mẫu mã cho tới giá thành sản phẩm. Cùng tìm hiểu chi tiết về Lazada Việt Nam để hiểu nhiều hơn về sản giao dịch thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất hiện nay.

1.1. Sự hình thành và phát triển của Lazada Việt Nam

Lazada Việt Nam ra đời vào đầu năm năm 2012 và là công ty con của Lazada Group. Tên đầy đủ của doanh nghiệp này là Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn [Lazada.vn]. Lazada Việt Nam mang trong mình sứ mệnh trao tận tay người tiêu dùng những sản phẩm phong phú nhất với mức giá cạnh tranh nhất nhằm đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời mở ra một “sân chơi” chung cho các doanh nghiệp khác khi đăng ký và bán sản phẩm trên hệ thống trang web của mình.

Sự hình thành và phát triển của Lazada Việt Nam

Khẩu hiệu “Một click, ngàn tiện ích”, công ty TNHH Lazada Việt Nam cung cấp cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất đồng thời đem đến những trải nghiệm tiêu dùng giá trị và đầy tính ưu việt tới khách hàng. Qua quá trình phát triển, hiện nay, Lazada Việt Nam trở thành sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất cả nước với lượng truy cập khủng hàng tháng, hàng ngày, hàng giờ.

Nói về quá trình phát triển của công ty thương mại điện tử hàng đầu này, chúng ta không thể bỏ qua những cột mốc quan trọng sau:

- Ngày 16 tháng 4 năm 2013: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn Ngọc Lục Bảo chính thức trở thành đối tác truyền thông duy nhất của thương hiệu Lazada cho doanh nghiệp tại nước ta.

- Ngày 9-7-2013: giới thiệu Affiliate Program [được hiểu là tiếp thị liên kết] nhằm đem lại cơ hội hấp dẫn trong hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác với Lazada.

- Ngày 25-9-2013: Lazada ký kết hợp tác phát triển với công ty Cổ phần Mạng Tầm Nhìn mới nhằm thúc đẩy việc sử dụng các kênh tiếp thị truyền thông số tại nước ta.

- Ngày 23-10-2013: công bố sàn giao dịch trực tuyến mới bao gồm: Lazada Mi, Lazada ID, Lazada TH, Lazada PH và Lazada Việt Nam.

- Cũng trong năm 2013 khánh thành nhà kho đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh.

- Năm 2014: mở trung tâm điều phối đầu tiên tại Đông Nam Bộ.

- Tháng 3 – 2016: Doanh nghiệp này đã có 35 trung tâm điều phối và một đội ngũ vận chuyển là LEX [Lazada Express].

Hiện trụ sở doanh nghiệp được đặt tại Tầng 19, 20, tháp 2, tòa nhà Saigon Center, số 67, đường Lê Lợi, phường Bến Nghé quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tập doanh nghiệp này còn hai kho vận nằm tại: KCN Tân Bình mở rộng, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, thành phố HCM; và kho 2 nằm tại Xã Phù Chẩn, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ceo Lazada - Maximilian Bitter

Lazada tại Việt Nam đang được điều hành bởi giám đốc kiêm nhà sáng lập Maximilian Bitter – quốc tịch Đức, giám đốc điều hành doanh nghiệp là CEO James Z.Dong. Tập đoàn Alibaba đã chính thức mua lại doanh nghiệp này vào đầu năm 2015, như vậy, hiện tại người có quyền hạn tối cao với Lazada Việt Nam chính là tỷ phú Jack Ma.

Xuyên suốt quá trình phát triển của mình, Lazada đã đạt được không ít những thành tự quan trọng trong các mặt, các dịch vụ của mình. Chỉ tính riêng cuối năm 2012, doanh nghiệp này đã cung cấp hơn 12 ngành hàng và hơn 1000 sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng Việt Nam. Cũng chỉ trong một thời gian ngắn, kênh thương mại điện tử này đã đạt hơn 3,5 triệu lượt truy cập đồng thời cũng trở thành doanh nghiệp đạt chứng chỉ PCI DSS đầu tiên tại nước ta.

Trên đà tăng trưởng của mình, từ 3,5 triệu lượt truy cập Lazada đã tăng lên 200 triệu lượt truy cập tại Việt Nam vào năm 2014 với tổng số sản phẩm bán ra tăng hơn 300.000 món đồ.

Những thành tự mà Lazada đạt được

Lazada Việt Nam cũng không ngừng nỗ lực, nhằm tạo dựng mối quan hệ vững chãi với các doanh nghiệp khác, điều này nhằm đem đến những sản phẩm chính hãng, đặc biệt là các sản phẩm điện tử cho người tiêu dùng. Và nổi bật trong số những đối tác này, ta không thể bỏ qua các đối tác lớn như Apple, Canon, Glasslock, Edugame, …

Và theo thống kê gần đây nhất của kênh thông tin Alexa, Lazada đã lọt TOP 20.000 website lớn nhất triển toàn thế giới.

2. Mô hình kinh doanh và những định hướng phát triển của công ty Lazada Việt Nam

*Nguồn lực tài chính:

Trước khi được Alibaba mua lại, Lazada là công ty con của tập đoàn Rocket Internet tại Đức, với định hướng phát triển doanh nghiệp theo mô hình B2C [mô hình bán lẻ trực tuyến các sản phẩm tiêu dùng], con đường này tương tự như con đường mà Amazon đã chọn. Nhờ sự hẫu thuẫn vững chắc của công ty mẹ mà Lazada Group đã phát triển và chinh phục được những thị trường khó tính nhất trong vực Đông Nam Á. Riêng tại Việt Nam, Lazada Việt Nam với định hướng mục tiêu trở thành một trong những kênh thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến số một tại nước ta, bởi thế nên ngay từ khi mới bắt đầu chập chững bước chân vào Việt Nam, doanh nghiệp này đã nhận được nguồn vốn mạnh mẽ từ công ty mẹ. Sau khi được Alibaba mua lại, Lazada Việt Nam tiếp tục nhận được những hậu thuẫn mạnh mẽ từ một trong những công ty thương mại điện tử hàng đầu châu Á này.

Mô hình kinh doanh và những định hướng phát triển của công ty Lazada Việt Nam

Hiện tại, Lazada Việt Nam đã đầu tư cho mình 4 kho hàng chính với tổng diện tích gầm 4000 vuông tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Bắc trung bộ, định hướng trong tương lai sẽ mở rộng, đưa vào vận hành và phát triển kho hàng tại Đà Nẵng nhằm cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng tại khu vực miền Trung. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý, và vận hàng.

*Môi trường làm việc và nhân lực:

Sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ

Lazada được xem là doanh nghiệp có chế độ ưu đãi nhân viên hấp dẫn nhất nước ta chính vì vậy, doanh nghiệp này sở hữu tiềm năng thu hút, giữ chân nhân lực chất lượng cho cơ doanh nghiệp mình. Riêng với Lazada Group, tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này đã có khoảng hơn 6 nghìn nhân viên tại 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đó là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.

Đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp tương đối đa dạng, trình độ lao động cao là nhân tố quan trọng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự thành công của Lazada Việt Nam. Doanh nghiệp này thường xuyên chiêu mộ nhân tài với mức lương “Khủng”, họ sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để có một nhân sự giỏi cho mình, tuy nhiên, trong thời gian 4 – 6 tháng, nếu người nhân viên đó không đạt yêu cầu công việc họ sẵn sàng sàng sa thải. Cách làm này giúp Lazada tận dụng được tối đa tinh hoa của nhân lực TMĐT Việt Nam để biến mình thành người mạnh nhất trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, toàn bộ các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp lại do người nước ngoài nắm giữ.

*Sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ:

Sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ

Doanh nghiệp này với chiến lược đa dạng hóa về chủng loại và sản phẩm trên kênh thương maijd điện tử của mình. Chính điều này đã đem đến nhiều sự lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hơn nữa.

Nhắc đến các sản phẩm và dịch vụ ta khoogn thể bỏ qua các sản phẩm như: thiết bị điện tử, đồ gia dụng, âm nhạc và sức khỏe, đồ chơi, thời trang, …

*Mạng lưới đối tác:

Lazada Việt Nam đã bắt tay với rất nhiều các nhà phân phối, nhà bán lẻ lớn nhỏ giúp tăng thêm cơ hội kinh doanh cho chính những doanh nghiệp này. Khi trải nghiệm dịch vụ trên hệ thống, không khó để tìm kiếm sản phẩm của các thương hiệu quan thuộc như PNJ, Kangaroo, Điện máy Chợ lớn, Home Center, … theo xu hướng phát triển của thị trường.

Nhìn chung, chính những động thái này đã giúp Lazada ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, thu hút chọn lựa truy cập của khách hàng đồng thời vươn lên trở thành website thương mại điện tử lớn nhất nhì hiện nay.

Mạng lưới đối tác

Lazada đã tác động không nhỏ đến việc thức tỉnh sự bùng nổ của Thương mại điện tử tại Việt Nam, doanh nghiệp này đã và đang không ngừng hoàn thiện hệ thống trang web của mình nhằm đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng đồng thời cũng thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu nước ta. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã nắm thêm được những thông tin về Công ty Lazada Việt Nam cho mình.

Video liên quan

Chủ Đề