Cách đọc Balance Sheet

3. Phân tích tổng quan bảng cân đối kế toán [Balance Sheet]

– Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính là Tài sản và Nguồn vốn. Tài sản và Nguồn vốn luôn bằng nhau, trong đó Tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, còn nguồn vốn bao các khoản nợ vay và vốn chủ sở hữu.

Các mục chính trong bảng cân đối kế toán

3.1. Phân tích Tài sản doanh nghiệp

3.1.1. Các nội dung quan trọng được tô đỏ trong ảnh sau:

Các mục quan trọng trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán được tô đỏ

3.1.2. Cách đọc mục Tài sản trong bảng cân đối kế toán

– Tài sản của doanh nghiệp được chia làm 2 loại là:

  • Tài sản ngắn hạn là những tài sản của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi ngắn [trong vòng 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh]. Bao gồm các khoản: Tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
  • Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài [hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh] và có giá trị lớn [từ 10 triệu đồng trở lên]. Qui định về giá trị có thể thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ khác nhau. Bao gồm các khoản: Phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

3.2. Phân tích Nguồn vốn doanh nghiệp

3.2.1. Các nội dung quan trọng được tô đỏ trong ảnh sau:

Các mục quan trọng trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán được tô đỏ

3.2.2. Cách đọc mục Nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán

– Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm 3 phần là:

  • Nợ phải trả: Bao gồm nợ ngắn hạn [các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng] và nợ dài hạn [khoản nở trên 12 tháng].
  • Vốn chủ sở hữu là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với các khoản thu được [hoặc trừ đi khoản bị mất].
  • Lợi ích cổ đông thiểu số: Trong trường hợp công ty mẹ – con, doanh thu và lợi nhuận của công ty con sẽ được ghi nhận vào công ty mẹ, và đây là phần lợi nhuận được giữ lại cho công ty con tương đương với tỷ lệ nắm giữ của nhóm cổ đông thiểu số tại công ty con.

3.3. Những chú ý khi phân tích bảng cân đối kế toán

– Khi đọc bảng cân đối kế toán cần làm rõ:

  • Đánh giá rủi ro nợ: Nợ có mang giá trị quá lớn không? Tỷ lệ tổng nợ/ tổng vốn có cao quá không? Nợ ngắn hạn và tiền hoặc tương đương tiền có chênh lệnh quá lớn không, nếu có thì rủi ro thanh toán cao, Nợ có gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu không?
  • Đánh giá rủi ro bị chiếm dụng vốn: các khoản phải thu/ doanh thu, phải trả – phải thu.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: ROE [lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu], ROA [lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản].

4. Phân tích tổng quan báo cáo lưu chuyển tiền tệ [Cash flow statement]

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về nguồn gốc hình thành cũng như mục đích sử dụng lượng tiền của doanh nghiệp. Theo sơ đồ sau:

4.1. Các nội dung quan trọngđược tô đỏ trong ảnh sau:

Các mục quan trọng trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tô đỏ

4.2. Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ:Báo cáo có 3 hạng mục chính:

  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh [Cash flow from operations]. Tiền thu được là do bán hàng => Tăng giảm do hoạt động kinh doanh => Tiền mất đi do phục vụ sản xuất [Lương, công, mua vật liệu, thuế và trả lãi vay].
  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài đầu tư [cash flow from investing]. Tiền thu được do [bán tài sản cố định, bán cổ phiếu đầu tư dài hạn, được nhận cổ tức, thu hồi nợ cho vay, cho vay lấy lãi] => Tăng giảm do hoạt động đầu tư => Tiền mất đi do [mua tài sản cố định, mua cổ phiếu đầu tư dài hạn, mua trái phiếu, đem cho vay].
  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính [Cash flow from financing]. Tiền thu được do [vay ngân hàng ngắn hoặc dài hạn, phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu] => Tăng giảm do hoạt động tài chính => Tiền mất đi do [trả cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phiếu quỹ, trả lại tiền đã vay, chủ sở hữu rút vốn ra].

4.3. Những chú ý khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh dương hay âm, nếu dương thì doanh nghiệp đang hoạt động tốt, có thu nhập đều đặn.

+ Lưu chuyển tiền từ đầu tư và tài chính âm dương đều được, trừ khi số âm quá lớn, chú ý tới rủi ro tiềm ẩn của các khoản không rõ ràng trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đi vay tiền để đầu tư.

  • Bài viết trước: PT Cơ Bản Phần 3: Phân Tích Tổng Quan Báo Cáo Tài Chính [Part 1]
  • Bài viết tiếp: PT Cơ Bản Phần 4: Các Cổ Phiếu Không Nên Đầu Tư [Part 1]
  • Tổng hợp các bài viết về Phân tích cơ bản: Đào tạo phân tích cơ bản chứng khoán

Chủ Đề