Cách đo điện trở tiếp địa

Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam
Giá:
Đơn vị: cái
Khối lượng:
Mã sản phẩm:
Thương hiệu:
Số lượng tối thiểu cung cấp:  cái
Số lượng có thể cung cấp:  cái/
Thời gian cung cấp:
Bảo hành:
Mô tả hoặc các tên gọi khác:

Đo điện trở tiếp địa, kiểm tra điện trở tiếp địa, đo điện trở đất, kiểm tra điện trở đất, đo điện trở chống sét, kiểm tra điện trở chống sét, đo điện trở tiếp mát, đo kiểm tra điện trở chống rò, đồng hồ đo điện trở tiếp địa, đồng hồ tiếp địa, đồng hồ kiểm tra điện trở đất

   Để duy trì, đảm bảo độ an toàn của hệ thống chống sét cần phải đo diện trở tiếp địa, về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có quy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ. Theo đó, cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385: 2012 “Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.  Các hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo yếu tố có tổng trở nhỏ hơn 10 Ohm đối với chống sét trực tiếp và nhỏ hơn 4 Ohm đối với chống sét lan truyền.

   Sơ đồ đấu nối và trình tự đo nó tóm tắt ở phía mặt trong của nắp thiết bị. Bạn nhìn là hiểu. ở đó chân E được đấu với điện trở tiếp địa cần đo, chân P [áp ] nối với dây nối với cọc áp, chân C [dòng] nối với dây nối với cọc dòng.

2 cọc cần đóng này nó đi kèm với thiết bị, dài chừng 40-100cm, đóng lút cọc và theo khoảng cách vẽ trong hình. trên thiết bị thường có các nấc thang điện trở, nút đo, test nguồn...

Các bước tiến hành đo điện trở đất:

    1] Kiểm tra nguồn Pin máy [Battery Voltage Check] bảo đảm tốt. Nếu Pin yếu màn hình hiển thị biểu tượng hình 2 cục pin.

    2] Đấu nối dây và kiểm tra kết nối [Test Load Connection]:
    - Công tắc đang vị trí OFF.
    - Dây xanh đấu vào cực E của Teromet đầu còn lại đấu vào cọc đất.
    - Dây vàng đấu vào cực P của Teromet đầu còn lại đấu vào cọc chữ T số 1 đã được cấm xuống đất. Cọc chữ  T cách cọc đất 5 đến 10 mét.
    - Dây đỏ đấu vào cực C của Teromet đầu còn lại đấu vào cọc chữ T số 2 đã được cấm xuống đất. Cọc chữ  T số 2 cách cọc chữ T số 1 từ  5 đến 10 mét.

    3] Kiểm tra điện áp của đất [Earth Voltage Check]:
    - Chuyển nút chỉnh thang đo tại vị trí : Earth Voltage
    - Nhấn nút : Press to Test, màn hình hiển thị 10 volt thì không được đo.
    - Tiếp tục sang trình tự 4…

     4] Thực hiện đo điện trở đất:
    - Đặt thang đo ở cấp cao nhất [2000] nếu nhấn Press to Test màn hình hiển thị : “!     □     □     □” nghĩa là giá trị đo đã vượt dãi thang đo thì kiểm tra lại các cọc chữ  T hoặc chuyển vị trí. Nếu giá trị đo có chỉ số nhỏ thì chuyển về thang đo có giá trị thấp hơn.

    - Đọc số chỉ thị trên màn hình.

    - Nên thực hiện 2 đến 3 lần bằng cách di chuyển 2 cọc chữ  T về hướng khác để kiểm tra độ chính xác số liệu đo tại vị trí đó.
    5] Kết thúc: tắt các công tắc về OFF và thu hồi máy đo và phụ kiện.

Downloads Tài liệu / Catalogue / Further Information:

Catalogue 1

Catalogue 2

Đo điện trở chống sét là phương pháp giúp bảo vệ an toàn cho các thiết bị của người dùng khỏi tác động của sét. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đo điện trở chống sét đúng chuẩn, đảm bảo an toàn.

Xem nhanh

  1. Tổng hợp phương pháp đo điện trở chống sét cho hệ thống tiếp địa
  2. Cách đo điện trở chống sét bằng máy đo điện trở
  3. Top máy đo điện trở hỗ trợ đo điện trở chống sét tốt nhất

Hệ thống tiếp địa giúp truyền lượng điện trong sét và dòng điện rò rỉ từ mạch điện xuống lòng đất để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Việc đo điện trở chống sét bằng máy đo điện trở đất là cách kiểm tra khả năng phóng - truyền của hệ thống tiếp địa. Kiểm tra đúng cách sẽ đảm bảo cho hệ thống chống sét vận hành an toàn và hiệu quả. 

Tổng hợp phương pháp đo điện trở chống sét cho hệ thống tiếp địa

Có nhiều phương pháp đo điện trở chống sét khác nhau. Dưới đây là các phương pháp đo phổ biến được áp dụng nhiều nhất: 

Phương pháp điện áp rơi 3 cực

Phương pháp điện áp rơi 3 cực hoạt động dựa trên nguyên lý bơm dòng điện vào trong mạch gồm: đồng hồ đo - cọc nối đất - điện cực dòng - đồng hồ đo. Trong đó, điện cực dòng được đặt cách nhau tối thiểu 10 lần so với chiều dài cọc tiếp địa.

Đo điện trở chống sét bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực

Điện áp rơi 3 cực được đánh giá là một trong những cách đo điện trở tiếp địa an toàn và hiệu quả cao. Đây cũng là phương pháp mang tính thông dụng hơn cả. Tuy nhiên quá trình đo cần đảm bảo khoảng cách giữa các điện cực xa nhau hết mức có thể, thông thường khoảng cách này là 40m.  

Điện áp được cắm vào đất trong khu vực có nguồn điện thế bằng 0, ngay khoảng giữa điện cực dòng và cọc nối đất. Để đảm bảo tính chính xác cao, nên thực hiện cả 3 phép đo với điện cực áp ở vị trí cách cọc nối đất khoảng 6m. Trường hợp cả 3 có kết quả giống nhau thì vị trí các điện cực áp đã được xác định chính xác.  

Đo điện trở chống sét bằng phương pháp 4 cực

Cách đo điện trở tiếp địa 4 cực được áp dụng chủ yếu cho các hệ thống nối đất liên hợp, hệ thống nối đất riêng lẻ, kết nối ngầm với nhau. Khi tiến hành đo điện trở cho hệ thống này, cần cô lập từng hệ thống riêng lẻ bằng các kìm đo.

Tiếp đến, bố trí các điện áp cực và điện áp dòng tương tự như phương pháp đo 3 cực. Tuy nhiên, dòng điện được đo bởi kìm cố định trên cọc nối đất. Khi đó, đồng hồ đo sẽ tính điện trở bằng giá trị của dòng điện chạy qua hệ thống cọc nối đất.  

Phương pháp hai kìm đo điện trở tiếp địa

Phương pháp hai kìm áp dụng cho hệ thống tiếp địa liên hợp không có kết nối ngầm với nhau. Mục đích của cách đo là dẫn xung sét xuống đất, chỉ có phần gần với điểm thu sét nhất mới có khả năng thoát khỏi dòng sét hiệu quả.

Mặc dù phương pháp tiếp địa với điện trở cố định thấp, duy trì được một số tính năng bảo vệ cơ bản tốt nhưng lại không có khả năng chống sét cao.

Phương pháp 2 kìm hỗ trợ hiệu quả trong đo điện trở tiếp địa

Đo điện trở chống sét bằng phương pháp xung

Phương pháp xung được sử dụng để đo điện trở của những cột điện cao thế, có khả năng xác định trở kháng đất của một tổng thể gồm hệ thống khung sắt và móng trụ. Hơn nữa, khi áp dụng cách này thì không cần ngắt điện của đường dây cao thế.

Cách đo điện trở chống sét bằng máy đo điện trở

Phương pháp đo điện trở tiếp địa bằng máy đo điện trở - loại máy đo và kiểm tra điện được thực hiện theo quy trình 4 bước như sau. 

Bước 1: Tiến hành kiểm tra điện áp pin

  • Xoay công tắc tới vị trí  “BATT. CHECK”.
  • Ấn và giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
  • Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng “BATT. GOOD”, nếu không cần thay PIN mới để tiếp tục làm việc.

Bước 2: Nối đầu nối của các dây nối

Cắm lần lượt 2 cọc bổ trợ: cọc thứ 1 cách điểm đo 5 – 10m, cọc thứ 2 cách cọc thứ 1 khoảng 5 – 10m. Dây màu xanh [Green] kẹp vào điểm đo với chiều dài 5m. Dây màu vàng [Yellow] dài 10m và dây màu đỏ [Red] dài 20m, kẹp lần lượt vào cọc 1 và cọc 2 sao cho tương ứng với chiều dài của dây.  

Chú ý nối đầu cọc khi đo điện trở chống sét

Bước 3:Đo điện áp của đất

Bật công tắc đến vị trí “EARTH VOLTAGE”, sau đó nhấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp của đất. Để kết quả đo chính xác thì điện áp của đất không được lớn hơn 10V.  

Bước 4:Bắt đầu đo điện trở tiếp địa

  • Bật công tắc mạch đồng hồ đo điện trở đất về thang đo x100Ω. Kết hợp nhấn giữ và xoay phím “PRESS TO TEST”. Nếu thấy đồng hồ chớp nháy liên tục thì khả năng cao các que đo hoặc cọc đất chưa được tiếp xúc đất tốt. Lúc này, đổ thêm nước vào cọc đất.
  • Bật công tắc chuyển mạch đồng hồ đo điện trở tiếp đất về vị trí thang đo x10Ω hoặc x1Ω.
  • Tiếp tục thực hiện nhấn giữ và xoay phím “PRESS TO TEST”, kiểm tra giá trị hiển thị trên đồng hồ. Kết quả đo dưới

Chủ Đề