Cách để hết mụn ở cổ

Bỗng dưng xuất hiện mụn ở vùng cổ, giải quyết thế nào đây? Nặn mụn hay sử dụng kem trị mụn? Những nguyên nhân và biện pháp phòng tránh mụn ở vùng cổ là gì?

Mụn, vấn đề luôn khiến chúng ta đau đầu. Mụn xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi nơi trên cơ thể. Nhưng… trong một ngày “đẹp trời”, bỗng dưng xuất hiện mụn ở vùng cổ bạn. Chúng ta sẽ bị nhấn chìm trong vô vàn câu hỏi: Tại sao mụn lại xuất hiện ở cổ? Liệu pháp điều trị là gì? Cách nào để phòng ngừa mụn ở vùng cổ?

Nguyên nhân gây mụn ở vùng cổ?

Thông thường, mụn xuất hiện ở vùng cổ do tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông tắc nghẽn do tế bào chết tích tụ, bã nhờn và vi khuẩn P.acnes. Đối với mụn ở vùng cổ, nguyên nhân còn có:

  • Chúng ta không vệ sinh vùng da cổ sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiết nhiều mồ hôi
  • Chúng ta sử dụng những sản phẩm gây bít tắc lỗ chân lông, như các loại kem dưỡng, sản phẩm trang điểm, kem chống nắng và có thể là sản phẩm chăm sóc tóc.
  • Chúng ta mặc những loại quần áo hay phụ kiện quấn quanh vùng cổ và khiến vùng da trở nên bí tắc
  • Những lọn tóc dài quấn quanh cổ khiến bụi bẩn từ tóc dịch chuyển lên da gây mụn.
  • Ngoài ra khi chúng ta thay đổi thổ nhưỡng, thời tiết, thuốc, thực phẩm, hormone hoặc stress cũng khiến mụn xuất hiện ở vùng cổ.

Mụn ở vùng cổ báo hiệu một dạng bệnh lý.

Bạn nên quan sát kĩ khi xuất hiện mụn ở vùng cổ, liệu chúng có khác biệt gì với những loại mụn thông thường không? Đôi khi sự bất thường ở những nốt mụn là dấu hiệu bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó, ví dụ như: Ung thư da, nhiễm trùng da, bệnh áp-xe (Abscess), Keloid (quá trình lành vết thương trên da gây ra các vết sẹo)…

Biện pháp xử lý mụn ở vùng cổ

Nặn mụn

Tự ý nặn mụn ở vùng cổ không phải là một ý kiến hay. Thứ nhất, tự ý nặn mụn không đúng kỹ thuật sẽ khiến nốt mụn hình thành sẹo lõm và lây lan ra khu vực da lân cận. Thứ hai, những dụng cụ nặn mụn không được tiệt trùng kỹ lưỡng sẽ đưa thêm vi khuẩn vào vết thương hở gây nhiễm trùng và viêm da.

Sử dụng các sản phẩm bôi lưu

Chúng ta có thể sử dụng những sản phẩm bôi lưu để trị các vùng mụn ở cổ. Những sản phẩm bôi trên da có thể là kem, gel, kem dưỡng… Bạn nên cân nhắc đọc kỹ thông tin sản phẩm và hướng dẫn sử dụng trước khi thoa các sản phẩm này lên da. Những thành phần nên có trong các sản phẩm bôi lưu để trị mụn vùng cổ:

  • Benzoyl peroxide: hoạt chất này sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm tình trạng sưng viêm
  • Salicylic acid: sẽ giúp làm khô nhân mụn
  • Sulfur: Lưu huỳnh sẽ tạo một bàn chắn ngăn vi khuẩn bên ngoài tấn công mụn, và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn bên trong. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên chấm những sản phẩm chứa lưu huỳnh trên từng nốt mụn tránh thoa lan lên vùng da rộng.

Chúng ta chỉ thấy được kết quả điều trị sau vài ngày hoặc vài tuần sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, nếu kích ứng xảy ra quá mạnh: kéo dài hơn 1 phút, bỏng rát, tấy đỏ… chúng ta nên ngừng sử dụng sản phẩm. Các hoạt chất trên có thể dùng kèm với các thành phần có trong sản phẩm chăm sóc da khác như: Retinol hay AHA.  

Sử dụng thuốc uống

Nếu chúng ta bị mụn ở vùng cổ nặng, chúng ta nên hỏi ý kiến của các bác sĩ da liễu để có liều trình điều trị bôi thoa và dùng thuốc phù hợp. Các bác sĩ điều trị có thể sử dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại để điều trị các nốt mụn. Một số phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai để điều tiết lại lượng Estrogen và Progestin giúp hạn chế sự phát triển của mụn.

Mụn thể nhẹ và vừa hay còn gọi là trứng cá toàn phát thường xảy ra trên mặt nhưng trong số những người bị mụn, có khoảng 15% có mụn ở phần cổ. Mụn đầu trắng và mụn đầu đen ở cổ thường là do sự tích tụ da chết, vi khuẩn gây mụn p.acnes và dầu thừa trong lỗ chân lông. Chỉ cần giải quyết được 3 trong số những tác nhân này là có thể giảm được tình trạng mụn ở cổ.

Đôi khi bạn chỉ cần chú ý tắm rửa sạch sẽ phần cổ và sau tai. Vì phần da ở gáy dày và cứng hơn da vùng mặt, nên phần da này cũng sẽ có phản ứng tốt với benzoyl peroxide, tuy nhiên, không nên dùng benzoyl peroxide cho phần cổ khi đi ngoài trời nắng hoặc dùng cho làn da tối màu. Benzoyl peroxide có tác dụng trị mụn rất tốt cho vùng cổ và gáy nhưng lại gây mất màu đối với da người Châu Á và da nâu vàng. Nếu dùng các loại gel diệt khuẩn, bạn nên dùng thêm kem chống nắng khi đi ngoài trời.

Mụn trứng cá còn thường mọc ra ở vùng cằm của nam giới, đặc biệt là vùng thường được cạo râu. Rất nhiều nam giới bị mụn trứng cá sẹo lồi ở vùng da mà họ thường cạo râu mỗi ngày. Loại mụn này không phải do lỗ chân lông bị bít và thường hình thành quanh những vùng có râu mọc ngược. Hệ miễn dịch tiêu diệt râu mọc ngược bằng cách gây ra phản ứng viêm và sau đó những sợi râu này sẽ bị mắc lại bên dưới những mô sẹo.

Việc rửa mặt hay tắm cũng đều không có tác dụng trị loại mụn này mà phải cần đến kem tretinoin để làm mở nang lông, đưa những sợi râu này ra ngoài. Ngoài ra nếu dùng thêm kháng sinh, bạn cần phải cẩn thận vì các loại kháng sinh dùng cho mụn thường sẽ không có tác dụng đối với nang lông vì nang lông thường bị viêm do tụ cầu khuẩn và phế cầu khuẩn chứ không phải do vi khuẩn gây mụn p.acnes. Bên cạnh đó, kháng sinh neosporin còn có thể làm mọc thêm mụn dưới cằm.

Bạn không nên tự điều trị mụn do lông mọc ngược tại nhà vì nếu điều trị sai cách có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng trên vùng da lớn hơn, khiến cho vi khuẩn trong mụn có thể xâm nhập vào đường máu. Nếu những phương pháp tự điều trị tại nhà vẫn không có hiệu quả sau 4 – 5 ngày, bạn cần đến gặp bác sỹ.

Cách để ngăn ngừa mụn trứng cá vùng cổ là luôn phải dùng loại dao cạo an toàn và thay lưỡi dao thường xuyên. Lưỡi dao cùn có thể khiến râu mọc chìm bên dưới da. Đàn ông Châu Phi và Mỹ Latin thường bị mụn vùng gáy trong khi ở đàn ông Châu Á và Châu Âu, mụn lại thường mọc ở cằm.

Mụn trứng cá do clo là một loại mụn khác cũng thường xuất hiện ở vùng cổ. Loại mụn này thường có nguyên nhân là do da tiếp xúc với các chất hóa học chứa Clo. Mụn trứng cá do clo là một vấn đề phổ biến ở Trung Quốc.

Mụn trứng cá do clo được phát hiện lần đầu tiên ở Đức vào khoảng những năm 1880, khi Đức đang phát triển nền công nghiệp hóa chất. Hiện nay, do Trung Quốc đang phát triển sản xuất chlorinated phenols, polychlorinated biphenyls (PCBs), chloronaphthalenes, và những loại hợp chất polychlorinated khác như polychlorinated dibenzo-p-dioxins, polyhalogenateddibenzofurans, chlorinated azo- và azoxybenzenes, nên số người bị mụn trứng cá do clo đang ngày một tăng lên. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp bị loại mụn này sau khi bơi trong bể bơi có chứa hàm lượng clo quá lớn.

Loại mụn này có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở vùng cổ. Đặc biệt, những người có màu tóc sáng thường có nguy cơ cao bị mụn trứng cá do Clo.

Loại mụn này thường bắt đầu mọc ở xung quanh mặt và lan dần xuống cổ. Khi bị loại mụn này, phần da trong lỗ chân lông không phát triển bình thường mà sẽ mọc với tốc độ rất nhanh, giữ lại dầu thừa và tế bào chết bên trong lỗ chân lông. Từ cổ, những nốt mụn có thể lan xuống ngực, mông và bộ phận sinh dục.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể trị được mụn trứng cá do Clo nhưng nếu ngừng tiếp xúc với Clo, mụn có thể sẽ tự khỏi sau vài năm. Trong trường hợp mụn trứng cá do Clo, việc dùng mỡ tổng hợp Olestra có thể sẽ giúp ích. Loại chất béo thay thế này có thể ngăn chặn những chất độc gây mụn ở vùng cổ. Việc ăn những thực phẩm có Olestra sẽ giúp đẩy những chất độc ra ngoài theo phân và giúp cho tình trạng mụn dần hồi phục.

Nhiều người có làn da nâu tối thường không bị mụn vào tuổi dậy thì nhưng khi trưởng thành lại gặp phải một dạng mụn nặng hơn, đó là mụn bọc. Nguyên nhân gây mụn thường là do lớp da ở vùng cổ quá khỏe, khiến cho tế bào da phát triển nhanh chóng và mọc trùm lên lỗ chân lông bị mụn. Trong khi đó hệ miễn dịch tiếp tục tấn công vi khuẩn gây mụn bằng phản ứng viêm và hình thành nên mụn bọc.

Việc nặn, chọc, đâm kimhoặc các phương pháp điều trị nóng hay lạnh cũng đều khiến mụn bọc ở vùng cổ trở nên nặng hơn. Phương pháp duy nhất bạn có thể áp dụng là dùng kem bôi tretinoin. Tretinoin có tác dụng đẩy nhanh tốc độ các tế bào da già đi và rời khỏi da.Sau 3 – 4 tuần, khi tế bào da chết đã bị loại bỏ, nốt mụn bọc sẽ tự mở ra, và bạn có thể dùng các sản phẩm dưỡng da hàng ngày để ngăn mụn quay lại.

Trong qua trình dùng tretinoin để trị mụn, bạn cần phải dùng kem chống nắng cho phần cổ để ngăn chặn sự hình thành các đốm thâm trên da. Bạn có thể dùng các loại kem chống nắng có thành phần vitamin E và tretinoin cùng lúc để vừa có thể trị mụn lại vẫn ngăn ngừa thâm cho da.

Một loại mụn khác cũng có thể mọc ở cổ là mụn trứng cá cơ học. Loại mụn này hình thành khi vùng cổ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như cổ áo quá chật hay những vật liệu chà xát lên vùng cổ. Cách giải quyết rất đơn giản: bạn chỉ cần nới lỏng cổ áo và tắm rửa sạch sẽ sau khi ra mồ hôi để giảm thiểu nguy cơ hình thành mụn xuống mức thấp nhất.

Nếu bạn bị mụn trứng cá sẹo lồi, trứng cá do clo, mụn bọc hay mụn trứng cá do cơ học, bạn sẽ cần đến những phương pháp đặc trị. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị mụn thể nhẹ và vừa, bạn có thể chỉ cần áp dụng một quy trình dưỡng da hoàn chỉnh là đủ.

Tại sao lại bị mụn ở có?

Nguyên nhân hình thành mụn ở cổ và lưng Bã nhờn, cùng với các tế bào da chết và vi khuẩn, có thể tích tụ trên các nang lông trên cổ và lưng, làm tắc nghẽn chúng và hình thành nên mụn. Sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra mụn mọc ở cổ và lưng.

Mọc nhiều mụn ở có là bệnh gì?

Những nguyên nhân thường gặp gây nổi mụn ở cổ Sự rối loạn hormone trong cơ thể khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc tiền mãn kinh làm cho các tuyến dầu tăng sản sinh bã nhờn, lượng bã nhờn dư thừa này gây bít tắc lỗ chân lông, đồng thời cũng thực phẩm tốt cho vi khuẩn gây mụn trứng cá ở cổ.

Tại sao lại mọc mụn trứng cá ở có?

Tại sao bị nổi mụn trứng cá bọc ở cổ? Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá trên cổ bao gồm: Lỗ chân lông bị bít kín, lâu dần bị bít lại do sự tích tụ của tế bào chết và bã nhờn, ngoài ra nó còn do vi khuẩn P. acnes gây ra.

Tại sao bị mụn ở cằm và có?

Nguyên nhân nổi mụn ở cằm Theo giới chuyên gia, mụn thường xuất hiện do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Dầu, tế bào da chết bụi bẩn, vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến nổi mụn. Mặt khác, mụn do nội tiết tố xuất hiện đầu tiên xung quanh miệng, cằm và đường viền hàm.