Cách để đạt điểm cao môn văn

chinh phục đề thi môn Ngữ Văn.Tại phần II – Về cấu trúc và mức độ yêu cầu của đề thi, Bộ GD – ĐT đã đưa ra những khuyến nghị về việc ra đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn như sau:

“Nên chia đề thi thành nhiều phần để tiện kiểm tra về kiến thức và kĩ năng được rộng hơn. Nhất là để việc chấm thi được chính xác và thuận lợi hơn. Đề thi cần ghi rõ số điểm dành cho từng phần. Ngoài những đề yêu cầu trình bày sự cảm nhận, phân tích,… liên quan đến một tác phẩm [hoặc một khía cạnh, một đoạn trích,… của tác phẩm]. Cần có những đề tổng hợp yêu cầu vận dụng hiểu biết về nhiều tác phẩm. Không nên đưa ra những đề quá khó. Nhất là cần tránh những đề thí sinh có thể sao chép tài liệu một cách dễ dàng”.

Như vậy, cấu trúc đề thi sẽ bao gồm nhiều câu hỏi nhỏ khác nhau. Câu nghị luận văn học thường chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi tuyển sinh 9 lên 10 cũng như kì thi THPT Quốc gia. Đây cũng là nội dung kiến thức cao nhất. Đòi hỏi học sinh cần có năng lực cảm nhận văn học.

2. Xác định đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề thi môn Ngữ Văn

Trước khi làm bài, các em cần đọc kĩ và xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi về các phương diện như kiểu bài: Xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng kĩ năng nghị luận văn học hay nghị luận xã hội, không được nhầm lẫn về kiểu bài.

Đồng thời, cần xác định đúng nội dung và hình thức trình bày bài viết. Điều này sẽ giúp các em không bị lạc đề và không bị mất điểm về hình thức cấu trúc bài văn.

Các em nên xác định yêu cầu của đề thi trong thời gian nhanh nhất, để cân đối thời gian làm bài. Đồng thời hoàn thiện hết tất cả các câu hỏi, không được bỏ sót ý nào dù là nhỏ nhất.

3. Tìm ý [luận điểm] nhanh, đúng, đủ và sắp xếp triển khai hợp lí

Để bài thi môn Ngữ Văn đạt điểm cao thì trong phần làm văn, các em cần xác lập một hệ thống ý đầy đủ, sáng tạo, chặt chẽ và trình bày rõ ràng, diễn đạt chính xác. Bởi vậy, việc tìm ra các ý chính luôn là điều quan trọng nhất khi giải quyết một đề văn.

Để tìm ra ý cần dựa vào yêu cầu của đề bài, kết hợp với kiến thức các em đã học. Sau khi lập ra các ý, cần lưu ý xác định xem ý nào là chính, có vai trò quan trọng để dành thời gian phân tích kĩ hơn, còn ý nào phụ thì chỉ cần phân tích ngắn gọn, tránh việc lan man, rộng dài.

Tìm ý [luận điểm] nhanh, đúng, đủ và sắp xếp triển khai hợp lí đề thi môn Ngữ Văn

4. Xây dựng đoạn văn chặt chẽ và chuyển ý khéo léo

Để làm được điều này, các em cần rèn luyện nhuần nhuyễn kỹ năng tạo lập đoạn văn dưới nhiều hình thức như quy nạp, diễn dịch, tổng – phân – hợp,… Đồng thời xác định mức độ trình bày đối với mỗi ý. Trong đoạn văn, ý nào quan trọng thì cần được triển khai dài hơn, còn ý nào phụ thì trình bày lướt qua hoặc nêu tóm tắt.

5. Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc

Một bài thi môn Văn đạt điểm cao luôn đặt ra yêu cầu về việc trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Như vậy, một số lưu ý nhỏ được đặt ra đối với hình thức của bài thi môn Văn là:

Cần hết sức tránh việc tẩy xóa, để tránh mất điểm từ việc bài thi xấu và bẩn. Trong trường hợp đã viết sai và bắt buộc phải sửa, các em nên sử dụng thước kẻ gạch đè lên nhẹ nhàng với độ đậm mực vừa phải.

Các em không nên sử dụng bút xóa, vì rất dễ bị coi là dấu hiệu của việc đánh dấu bài thi. Ngoài ra cũng không nên gạch bằng tay, bài thi sẽ rất rối mắt và mất điểm trình bày.

Cần tránh việc sai lỗi chính tả, tránh viết những câu văn cộc lốc, không có thành phần chủ ngữ, vị ngữ.

Cần tránh các kiểu diễn đạt mập mờ và dễ gây ra hiểu nhầm cho người đọc. Để làm được điều này, trước hết các em cần diễn đạt đúng. Nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Sau đó mới tiến hành luyện tập để viết các câu văn diễn đạt, cảm xúc và mạch lạc hơn.

Để diễn đạt hay, chúng ta cần vận dụng linh hoạt các kiểu câu, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ để tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo nên chất văn. Đôi lúc, chỉ cần thêm bớt hay thay một vài từ ngữ là câu văn đã hay hơn và sâu sắc hơn.

Để học giỏi môn ngữ văn

6. Phân bố thời gian làm đề thi môn Ngữ Văn hợp lí

Theo cấu trúc của đề thi tuyển sinh 9 lên 10, trong thời gian 120 phút làm bài môn Ngữ Văn. Các em phải trả lời những câu hỏi của phần Đọc – Hiểu văn bản ở mức nhận biết, tái hiện và thông hiểu, đồng thời viết hai đoạn văn nghị luận nhỏ.

– Các em cần lưu ý điểm số của từng câu được ghi trong đề thi để chủ động phân chia thời lượng cho từng câu một cách hợp lí.

– Không nên viết nháp đoạn văn rồi chép lại, vì như thế sẽ không đủ thời gian. Các em chỉ nên gạch ra các ý chính thông qua các gạch đầu dòng, thông qua các nhánh cây, rồi lựa chọn các hình thức diễn đạt và viết ngay thành lời văn vào giấy thi.

Nên dành ra khoảng 4 – 5 phút cuối cùng của bài thi để đọc lại bài làm, ra soát các lỗi sai về chính tả, dấu câu, ngữ pháp,….

Với các mẹo nhỏ trên, Novateen hi vọng các em sẽ có được những kĩ năng làm bài thành thục và đạt điểm số cao trong bài thi môn Ngữ văn.

Chủ Đề