Ca sĩ Thu Hiền sinh năm bao nhiêu

NSND Thu Hiền (tên thật Nguyễn Thị Thanh Hiền, sinh ngày 3 tháng 5 năm 1952) là một nữ ca sĩ lớn của Việt Nam, nổi tiếng với những ca khúc nhạc cách mạng, trữ tình, dân ca. Năm 1993, bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vì những cống hiến của mình.

Người tạo: Admin

NSND Thu Hiền tiểu sử và sự nghiệp

NSND Thu Hiền tên thật là Nguyễn Thị Thanh Hiền. Bà sinh ra tại Đông Hưng, Thái Bình, nhưng nguyên quán ở Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ. Trong thời gian hoạt động tại chiến trường bà còn có bí danh Thanh Hồng. Hiện bà là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Năm 1967 đến 1968, Thu Hiền cùng đoàn quân khu Tây Bắc vào biểu diễn phục vụ động viên tinh thần chiến đấu chống Mỹ của quân và dân tuyến lửa miền Trung.

Năm 1971, bà về Đoàn Ca nhạc Dân tộc Trung ương.

Năm 1972, bà cùng đoàn văn công Tây Nguyên vào giải phóng Quảng Trị. Thu Hiền là người được tham dự cuộc trao trả tù binh.

Năm 1975, Thu Hiền cùng Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương vào giải phóng thành phố Huế.

Năm 1984, Thu Hiền được trao tặng danh hiệu NSƯT.

Năm 1993, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND.

Hiện nay bà đang làm Trưởng đoàn ca nhạc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam.

Ca sĩ Thu Hiền sinh năm bao nhiêu

NSND Thu Hiền ở tuôỉ 70

<<>>

<<>>

 

Các tác phẩm nổi bật 

Thu Hiền có giọng nữ cao (soprano), tình cảm phù hợp dân ca. Bài hát thành công để lại dấu ấn:Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp - thơ Đằng Giao)

Bài ca bên cánh võng (Nguyên Nhung)

Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Tý)

Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân)

Tình thắm duyên quê

Dáng đứng Bến Tre

Hoa cau vườn trầu

NSND Thu Hiền thông tin về cuộc đời và sự nghiệp

Đi hát từ khi 10 tuổi, NSND Thu Hiền đã có thâm niên gần 50 năm ca hát. Tiếng hát của chị đã vút lên trên những chiến trường khói bom khốc liệt.  Bà tên thật Nguyễn Thị Thanh Hiền. Trong thời gian hoạt động tại chiến trường bà còn có bí danh Thanh Hồng. Bà sinh tại Đông hưng, Thái Bình, quê quán Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ. Tuổi trẻ đã đi qua, mái tóc không còn dài, dày và óng mượt như thời mỏng mày hay hạt với những Người con gái Bến Tre, Lời ru trên nương ... nhưng giọng hát của NSND Thu Hiền vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp đằm thắm, năng lượng và những ý tưởng nghệ thuật của chị dường như chưa bao giờ vơi đi. Tận hưởng sự thanh nhàn của tuổi hưu bên người bạn đời cùng con cháu, ngày ngày chị vẫn luyện thanh để giữ sức khoẻ cho giọng hát. Niềm hạnh phúc của chị như dài thêm khi sau một câu hát của mình, cô cháu ngoại chưa đầy hai tuổi lại ê a bắt chước theo.

Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền bén duyên với âm nhạc từ rất sớm, 15 tuổi bà bước vào chiến trường để mang giọng hát phục vụ quân và dân ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ. Để chuẩn bị vào chiến trường, bà đã có 1 năm sống và học tập tại thôn Đoan Khê, xã Trung Kiên (nay là xã Lạc Đạo), huyện Văn Lâm. Ở đó, bà được học triết học, mỹ học, nghệ thuật để chuẩn bị bước vào chiến trường. Thời gian ấy khốn khó và gian nan đủ đường, nhưng dù cực khổ đến đâu bà vẫn hát và hát hết mình bởi tinh thần người lính đã ăn sâu vào máu thịt. Ngày xưa ấy, những nghệ sĩ ở thế hệ bà không ai đi hát mà nghĩ rằng một ngày sẽ thành ngôi sao hay nghệ sĩ nhân dân gì cả. Lúc đó hát là bằng cả trái tim để cổ vũ tinh thần của mọi người, hát để hướng tới lý tưởng giải phóng.

Năm 1971, nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền vào đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương. Năm 1972, bà cùng đoàn văn công Tây Nguyên vào giải phóng Quảng Trị. Bà là người được tham dự cuộc trao trả tù binh. Năm 1975, nghệ sĩ nhân dân tiếp tục cùng đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương theo bước chân thần tốc vào giải phóng thành phố Huế. Hiếm có ca sĩ nào như NSND Thu Hiền, đứng trên đỉnh cao nghệ thuật suốt hơn 50 năm với vị trí số một trong dòng nhạc dân ca Bắc Bộ. Giờ đây, đã ở tuổi "Lục thập", bà vẫn lao động nghệ thuật bền bỉ. Năm 1993, Thu Hiền được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Đi hát từ năm 10 tuổi, suốt quãng đời son trẻ NSND Thu Hiền hát phục vụ đồng bào và chiến sĩ ở đất miền Trung nắng lửa, bởi thế mà dù bố người Phú Thọ, mẹ người Thái Bình, lại được sinh ra ở Việt Bắc nhưng nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền lại khiến khán giả yêu bà tưởng rằng bà là người con của miền Trung. 

Rất nhiều bài hát về miền Trung từ dân ca đến tân nhạc được bà thể hiện xuất sắc và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. NSND Thu Hiền lý giải điều này rằng: “Tuy không sinh ra ở miền Trung nhưng lúa khoai ở đó nuôi sống mình, tuổi thanh xuân với những cảm nhận đầu đời của mình gắn liền với nơi này nên có nói miền Trung là quê hương mình thì cũng chẳng sai”.  Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền nói, chính từ câu hò Nghệ Tĩnh bà được nghe trên bến đò Linh Cảm buổi chiều đầy bom đạn đó làm tình yêu đối với dân ca miền Trung bắt đầu nhen lên trong tâm hồn bà. Bà hát dân ca miền trung bằng trái tim và bằng cả những trải nghiệm cuộc sống của mình. Lúc đầu bà hát chưa đạt chất miền Trung, bị ông mắng té tát. Bà xin được tập lại và sáng hôm sau, ông ngỡ ngàng nghe bà bắt ngay vào câu đầu "Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh..." ngọt như không thể ngọt hơn được nữa. Các nhạc sĩ bao giờ cũng có một ấn tượng rất đẹp về sự nghiêm túc trong lao động nghệ thuật của Thu Hiền. Với bà thì chỉ vì một lý do: "Tôi hát để trả ơn khoai sắn miền trung đã nuôi tôi khôn lớn, hát cho những người đồng đội mà bây giờ họ đã hòa làm một với đất đai sông suối". 

Ca sĩ Thu Hiền sinh năm bao nhiêu

Kỷ niệm sinh nhật của NSND Thu Hiền

Hạnh phúc hiện tại của nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền

Tuổi trẻ đã đi qua, mái tóc không còn dài, dày và óng mượt như thời mỏng mày hay hạt với những Người con gái Bến Tre, Lời ru trên nương ... nhưng giọng hát của NSND Thu Hiền vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp đằm thắm, năng lượng và những ý tưởng nghệ thuật của bà dường như chưa bao giờ vơi đi.

Người nghệ sĩ đã dành quá nửa đời cống hiến cho nghệ thuật bằng lòng với hạnh phúc hiện tại. Bà gặp người chồng cũng là bộ đội và yêu người đàn ông ấy chỉ bởi lối sống giản dị, biết thông cảm và sẻ chia. Ngoài tình vợ chồng giữa hai con người còn là tình nghĩa chiến hữu và cũng là đồng đội.

Tận hưởng sự thanh nhàn của tuổi hưu bên người bạn đời cùng con cháu, ngày ngày chị vẫn luyện thanh để giữ sức khoẻ cho giọng hát. Niềm hạnh phúc của chị như dài thêm khi sau một câu hát của mình.

Những album nổi bật của nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền

Một số tác phẩm nổi bật trong album NSND Thu Hiền

Tình thắm duyên quê
Hoa cau vườn trầu Hương cau
Ai ra xứ Huế Nhịp cầu duyên quê
Bến đợi
Giận mà thương
Đất nước lời ru
Thương về xứ Nghệ Hà Tĩnh quê mình
Khúc hát sông quê Duyên tình
Nghe em hát còn duyên
Dáng đứng Bến Tre
Câu đợi câu chờ Thu Hiền tuyển chọn Vol 1- Tình ca quê hương

NSND Thu Hiền vinh quang và cay đắng tột cùng

Năm nay là kỷ niệm 50 năm đi hát của NSND Thu Hiền. 50 năm ấy, chị đã trải qua biết bao nhiêu hạnh phúc, ngọt ngào, vinh quang và cả cay đắng của người nghệ sĩ luôn được yêu mến gọi là "người đàn bà hát". Người nghệ sĩ luôn lo giữ hình ảnh. Cánh làm báo thường nói với nhau, gặp NSND Thu Hiền khó lắm, muốn phỏng vấn chị càng khó hơn. Níu được Thu Hiền để phỏng vấn chị trong cuộc họp báo ra mắt album "Gửi người tri kỷ" của sao mai Bích Hồng thật đúng là "bắt được cơ hội vàng". Thu Hiền ít đi cà phê, cà pháo, ít lên phố chơi, cũng không đi những cuộc ra mắt thế này hay các sự kiện. Chị rất "tiết kiệm" trong việc xuất hiện. Nhận lời tham dự buổi ra mắt album của Bích Hồng vì chị rất yêu mến cô học trò này. Sự yêu mến ấy không chỉ bởi tài năng mà còn bởi đó là cô ca sĩ trẻ mà chị thấy có cái Tâm với nghề rất chân thành. Chị sợ những cô ca sĩ bây giờ, chưa thành "sao" đã thành "hôm", luôn cố tìm kiếm và đoạt danh hiệu này, danh hiệu nọ để có cát xê nhiều hơn. Giữa thời kỳ giới văn nghệ có vẻ hỗn loạn và đua danh hiệu như thế, thì cái Tâm trong sáng, sự nhiệt tình dành cho nghề như Bích Hồng là chị thấy hiếm và yêu.

Không phải vì yêu mến quá mà chị tỏ lời khen ngợi nồng nhiệt với cô học trò như thế. Với chị, phát ngôn là thể hiện hình ảnh của chính mình trong mắt công chúng. Chị ít nói, ít phát biểu vì chị không muốn nếu mình nói không "đẹp" thì sẽ làm các em trẻ chạnh lòng buồn. Đã nói là phải đúng, phải chính xác. Thế hệ trẻ bây giờ không giống với các chị ngày xưa, để thuyết phục các em yêu nghệ thuật bằng cả trái tim, cả cuộc sống của mình không dễ, chính vì vậy, từ trước tới nay, Thu Hiền chọn cách làm thôi chứ không nói. Chị cũng hiểu một điều, các bạn trẻ ngày nay tuy sung sướng vì được sinh ra trong hòa bình, có nhiều may mắn, thuận lợi với nghề, được học hành đến nơi đến chốn, nhưng mặt trái lại là áp lực nhiều và phải bươn chải cuộc sống, lo lắng về kinh tế. Trong hoàn cảnh đó, nếu không có ý chí vượt lên thì rất dễ bị nhanh "tàn" và "mờ". Ngày xưa, thời các chị tuy vất vả, học 1 thì phải làm việc đến 10, gian nan đủ đường nhưng cả đất nước khi đó chung một ý chí làm sao để có hòa bình, người hát như chị chỉ biết hát và mang tiếng hát phục vụ giấc mơ hòa bình đó. Trong cái khổ cực lại có thuận lợi là người nghệ sĩ chỉ việc hát và hát nên thành ra, có nhiều điều kiện để vươn lên trong sự nghiệp hơn.

Thu Hiền nói khiêm tốn thế thôi, chứ thực ra những người yêu mến chị đều biết chị đã nỗ lực, cống hiến và hi sinh vô cùng mới có thể có được một sự nghiệp rạng rỡ như thế. Cho đến bây giờ, giọng hát, gương mặt hiền hậu với "hai lỗ dùi" duyên dáng bên má của Thu Hiền vẫn được yêu mến trên khắp dải đất Việt Nam này. Đến giờ, Thu Hiền vẫn nhớ như in những tháng ngày cực khổ xưa, muốn có được chiếc áo dài để mặc phải đi làm thuê mãi mới mua được, để có chiếc quần lành lặn, cũng phải thức mấy đêm liền vá víu… Nhưng dù cực khổ đến đâu thì chị vẫn hát và hát hết mình.

NSND Thu Hiền bây giờ không hẳn "kiêm" thêm nghề giảng dạy cho các bạn trẻ. Thi thoảng chị mới dạy, khi những người bạn của chị gửi gắm học trò của họ để chị bồi dưỡng thêm kinh nghiệm đi hát. Thu Hiền không coi mình là giáo viên, chị coi mình là tiền bối của các em trẻ. 50 năm đi hát, từ chiến trường đến vùng sâu xa, từ sân khấu nhỏ đến sân khấu lớn, Thu Hiền đã quá nhiều kinh nghiệm và chị đem những gì mình có rèn dạy lại thế hệ sau.

Chị có một quan niệm sống: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình", trong giảng dạy, chị chẳng bao giờ giữ bất kì một "bí kíp" nào cả, có bao nhiêu tinh túy đều đem truyền lại cho học trò hết. Chị nghĩ, nghệ thuật luôn là một vườn hoa đa sắc, mỗi nghệ sĩ là một màu sắc riêng, chị dạy các em cách phát triển giọng hát theo cách riêng để tìm chỗ đứng cho mình chứ không phải là "mô phỏng" giọng hát của chị. Xã hội ngày càng phát triển, khán giả ngày càng tinh tế và kỹ tính, chị luôn đòi hỏi người học chị phải có sự nhẫn nại và yêu nghề hết mình. Chị sợ những "ngôi sao" nhanh chóng quên đi quá khứ nghèo của mình, diện vào người đồ hiệu là quên đi sự phấn đấu. Dạy ai đó nghề, chị cũng chọn lựa và kén lắm, kén đúng người yêu nghề như chị.

Chị luôn dạy học trò điều đầu tiên của người nghệ sĩ là phải yêu nghề thực sự, sau đó là biết chọn con đường đi của mình sao cho phù hợp. Bản thân chị là người lúc nào cũng trăn trở với nghề, không bao giờ thấy bằng lòng với những gì đã thể hiện được, chị tin chỉ khi người nghệ sĩ luôn cố gắng và trăn trở thì mới có thể có thành công. Không phải khi đứng trên sân khấu người ca sĩ khóc khi hát là một thành công mà mình khóc nhưng phải làm khán giả rưng rưng mới thật sự thành công. Điều đó chỉ có tình yêu nghề mới tạo ra được.

Cũng vì tình yêu nghề ấy mà NSND Thu Hiền luôn muốn giữ hình ảnh đẹp trong mắt khán giả. Chị cũng giữ đủ đường từ lời ăn tiếng nói đến chuyện ăn mặc. Trên sân khấu, bao giờ cũng chỉ thấy Thu Hiền mặc áo dài, quân phục hoặc áo bà ba, chị không mặc váy dù biết là cũng đẹp đấy nhưng không tự tin. Chị phải chọn trang phục phù hợp với bài hát, với hoàn cảnh sinh ra bài hát đó và phải thật mộc mạc. Sự mộc mạc từ giọng hát đến hình ảnh chính là điều làm khán giả say Thu Hiền.
Đến tuổi này, Thu Hiền nghĩ phải giữ tiếng chứ không phải lấy tiếng, việc giữ gìn hình ảnh lại càng phải thận trọng. Chị biết, mình là tên tuổi mang tính lịch sử, nhưng không bao giờ đem điều đó ra vỗ ngực với lớp trẻ mà luôn biết học tập người đi trước, lắng nghe người đi sau để rút kinh nghiệm và biết nên xuất hiện chỗ nào cho đúng, nói điều gì cho phải và sống hòa đồng, tin tưởng lớp trẻ. Có lẽ cũng vì thế mà chị luôn được nghệ sĩ trẻ thương yêu và kính trọng.

Ca sĩ Thu Hiền sinh năm bao nhiêu

NSND Thu Hiền trong chương trình Ký ức tuổi thơ

Nuốt nước mắt vào trong để hát 

Thu Hiền yêu hát đến nỗi không hát thì không sống được, lúc nào cũng chỉ muốn hát, hát cho đến khi không hát được nữa. Nếu để viết về cuộc đời NSND Thu Hiền, thì chắc hẳn phải viết một cuốn sách rất dày mới hết được. Từ năm 10 tuổi, chị đã bắt đầu thoát ly gia đình, sống tự lập và đi hát. Từ lúc còn nhỏ xíu ấy, cô gái nhỏ đã bắt đầu đặt bàn chân bé bỏng của mình lên khắp các chiến trường hát để động viên tinh thần chiến đấu của quân và Nam. Chị lớn lên cùng những năm tháng chiến tranh, tiếng hát đã vang từ miền Bắc tới miền Trung, trên những chiến trường ác liệt nhất như Quảng Trị… Ngẫm lại, chị cũng cảm thấy tự hào khi tiếng hát của mình đã động viên được tinh thần biết bao người lính, bao người dân vượt qua những khó khăn, dũng cảm hơn trên chiến trường.

Ngày xưa ấy, những nghệ sĩ ở thế hệ chị không ai đi hát mà nghĩ rằng, rồi mình sẽ thành ngôi sao, thành nghệ sĩ nhân dân, chỉ biết hát và hát. Hát để tinh thần của mọi người mạnh mẽ hơn, hát để hướng tới lý tưởng giải phóng, hát vì tình yêu âm nhạc trong trái tim mình. Bây giờ, Thu Hiền thường ước giá như mình trẻ hơn nữa để thời gian được hát sẽ dài thêm nữa. Chị không mong mình trẻ hơn, chỉ mong cái tuổi trẻ hơn thì sẽ được hát nhiều hơn thôi. Biết là ước mong ấy không được, ai cũng phải già đi, cũng đến cái dốc bên kia của cuộc sống, nhưng ước như thế để chị hát miệt mài hơn, say đắm hơn và khao khát hơn. Ngày xưa, chị dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ nơi chiến trường để hát, thì bây giờ chị vượt qua khó khăn tuổi tác để giữ tiếng hát trong lòng công chúng và biết mình nên xuất hiện chỗ nào cho phù hợp và không phản cảm. Chị sợ những thứ không đúng vị trí, không đúng tuổi.

Đôi khi chị cũng thích đi đây đi đó, nhưng đến bar chẳng hạn, chị chỉ ngồi một góc và ngắm nhìn những thứ xung quanh, quan sát người trẻ. Chị thấy sân khấu bây giờ là dành cho người trẻ, xã hội bây giờ dành cho người trẻ, mình ngồi một góc là đủ rồi. Cũng có đôi khi chị thấy chạnh lòng buồn đấy, nhưng vẫn thấy mình là người may mắn hơn nhiều người là luôn được xuất hiện chung với sân khấu của những người trẻ. Chị vẫn hát trong những chương trình có ca sĩ trẻ như Trọng Tấn - Anh Thơ, chương trình Ca khúc đi cùng năm tháng đều có chị, những khởi công, tổng kết luôn luôn được mời. Đó là may mắn, là hạnh phúc và là thành quả của người cả đời luôn đau đáu cho âm nhạc như chị.

Khi trên sân khấu và cất tiếng hát, chị không ngại bất cứ điều gì cả, nhưng bước xuống sân khấu lại là một Thu Hiền rất lặng lẽ, không thích cuộc sống ồn ào, chỉ chăm chăm vào công việc, khi nào cần nói thì nói, khi nào cần xuất hiện thì xuất hiện. Chị đi hát làm cho đời vui, cho người ra trận mạnh mẽ, cho người hậu phương an tâm, nhưng sau tiếng hát ấy là những tiếng khóc thầm của một người phụ nữ rất đỗi bình thường. Chị chỉ dùng một câu để miêu tả về chính mình là "vinh quang tột cùng mà cay đắng cũng tột cùng". Quan điểm sống của chị là cứ sống hết mình với bạn bè, không bao giờ gian dối, yêu cũng hết mình, tình yêu đó không chỉ là tình yêu giữa đàn ông và đàn bà… Với tình yêu, lúc nào chị cũng khao khát, cũng ước mong, tuy nhiên, trên đời lại chẳng có điều gì được trọn vẹn. Đau khổ, bất hạnh, vinh quang hay cay đắng chị đều gửi qua lời hát, đều trốn trong tiếng hát. Đời nghệ sĩ nghiệt ngã, buồn đấy, đau đấy nhưng có bao giờ được mang gương mặt đời sống đó lên sân khấu đâu, khi hay tin cha mẹ mất vẫn phải nở nụ cười để mà hát…

Cuối cùng thì là ý chí quyết định tất cả, ngưởi nghệ sĩ phải tự vươn lên khỏi những bất hạnh đời sống để hát. Nhưng ngược lại, được hát cũng như một sự cứu rỗi cho tâm hồn, nơi gửi gắm tất cả những buồn vui cuộc sống. Thu Hiền nói, chị hay khóc thầm lắm, nén nước mắt vào trong để mà hát. Nhìn lại chặng đường sống và cống hiến của mình, chính Thu Hiền cũng phải công nhận chị dũng cảm để đi qua những bão giông cuộc đời. Ngày xưa, cũng vì sự nghiệp, quá đam mê với công việc nên chị đã không giữ nổi hạnh phúc giản đơn của mình, mất mát và khổ đau khủng khiếp, "may" mà còn giữ lại được bên mình hai người con. Chị khiến người nghe muốn ứa nước mắt khi nói rằng, nhiều khi nhìn thấy ngoài đời có một người chồng lấy khăn mặt cho vợ lau mặt mà chị ngạc nhiên và khao khát vô cùng. Chị không có được những hạnh phúc, sự chăm sóc bé nhỏ, đơn sơ nhưng rất ngọt ngào ấy. Cuộc đời cho chị tiếng hát, nhưng không cho chị một hạnh phúc vẹn tròn.

Các con NSND Thu Hiền từng học nhạc, cũng định nối nghiệp mẹ làm ca sĩ, nhưng cuối cùng cả hai đều bỏ nghề cũng vì... mẹ. Lý do là vì nếu cứ theo đuổi nghề sẽ... đói, ngày xưa đi hát cát xê chỉ vài đồng, hát xong về nhà ăn cơm nguội, các con chị nói vì không đam mê nghề được như mẹ nên đi làm việc khác kiếm sống, làm "hậu phương" để mẹ ở nhà vững vàng đi hát mà không phải lo toan gì. Các con hỗ trợ để chị được làm nghệ thuật bằng tất cả trái tim. Thu Hiền cũng buồn lắm, vì sự hi sinh của các con, nhưng nghĩ lại, chị thấy nếu các con có theo đuổi được nghề cũng sẽ không có được thành công như chị vì không có ý chí, không quyết liệt. Chị sống để hát, vượt qua mọi khổ cực để hát, hi sinh hạnh phúc riêng vì hát, còn các con chị sống ở thời này, thích hát vì thích vui, thích thì đàn, không thích thì thôi... Các con chính là chỗ dựa tinh thần để chị vượt qua những nỗi buồn cuộc sống. Và những buổi sáng êm dịu, nhẹ nhàng...

Thu Hiền ít la cà, đi đây đi đó như mọi người. Đi hát xong là chị về thẳng nhà, đơn giản vì không có thời gian. Chị nói rất dí dỏm rằng, một ngày của chị bây giờ bao gồm tận 5 "con" một lúc. Sáng mở mắt ra là "con" bà cho cháu đi học, sau đó là "con" ô sin đi chợ, về là "con" vợ nấu cơm, đến chiều là "con" mẹ lo giùm các con việc đón cháu, cuối cùng là "con" hát. Một ngày xoay chừng ấy "con" thì còn đâu thời gian nữa để mà giao du, tán gẫu?!
Sau giờ hát, chị thích về nhà, ở nhà khâu vá, chuyển dịch đồ từ chỗ nọ sang chỗ kia cho mới mẻ, dọn dẹp nhà cửa... Có đôi khi chị hỏi chồng: "Em có khuyết điểm gì không?", chồng chị nói khuyết điểm duy nhất của chị là tham việc, mà "bệnh" đó thì khó sửa lắm. Thu Hiền bằng lòng với hạnh phúc hiện tại của mình. Bằng lòng chứ không phải hài lòng. Sau những khổ đau tìm hạnh phúc, chị gặp anh cùng là bộ đội, chị yêu anh vì anh sống giản dị, biết thông cảm và sẻ chia. Ngoài tình chồng vợ, chị và anh còn là người anh, người em, là bạn bè và cũng là đồng đội. Anh là chỗ dựa tinh thần của chị, tạo cho chị sự an tâm trong cuộc sống. Cũng vì là bộ đội nên anh không có những cử chỉ kiểu lấy khăn mặt cho vợ lau mặt như chị ao ước, nhưng chị yêu những buổi sáng thức dậy, chị lo mọi việc trong nhà, anh đi tập thể dục và bao giờ cũng chờ nhau ăn sáng. Buổi sáng luôn ấm áp và êm dịu như thế...

Chồng NSND Thu Hiền hơn chị khá nhiều tuổi, nên chị luôn cầu mong để anh mạnh khỏe. Chị ao ước anh luôn ở bên cạnh, cùng chăm sóc đàn cháu nhỏ của chị. Chị là người phụ nữ yêu con kinh khủng, đến khi có cháu thì lại yêu cháu kinh khủng. Chị luôn trực tiếp lo lắng cho cháu mọi chuyện từ ốm đau, ăn uống, đến vui chơi, chứ không tin vào bất kể một người giúp việc nào đó. Mỗi khi chị đi hát xa, anh lại giúp chị lo cho các cháu rất vẹn toàn. Cuộc sống của chị giờ cũng chẳng có nhu cầu gì hơn ngoài những hạnh phúc giản dị ấy và hát.

Chị lúc nào cũng thèm được hát, hát những bài mình yêu, còn những bài không thích thì chị không hát, kể cả có trả chị bao nhiêu tiền đi chăng nữa. Có nhiều nhạc sĩ nổi tiếng đặt hàng chị hát, nhưng nổi tiếng mấy mà không thích chị cũng không hát, ngược lại, có những nhạc sĩ chẳng có tên tuổi gì mà khi nghe nhạc phẩm của họ đầy cảm xúc, chị sẵn sàng hát miễn phí luôn. Cá tính ấy thể hiện chính "người đàn bà hát" Thu Hiền. Bên ngoài chị luôn là người phụ nữ mạnh mẽ để vượt lên chính mình, nhưng những bài chị hát thì bao giờ cũng tâm trạng, giấu vào đó những ưu tư cuộc đời của chị.

Với vinh quang đến giờ vẫn ở đỉnh cao, với một số lượng khán giả mê tiếng hát Thu Hiền đông đảo hơn bất kì ca sĩ trẻ nào, cũng có nhiều người mời Thu Hiền làm liveshow riêng. Chắc chắn liveshow Thu Hiền sẽ rất đông khán giả. Nhưng, chị không chịu làm liveshow riêng. Lý do cũng là vì chuyện giữ hình ảnh, chị e ngại nếu ngày liveshow mà chị căng thẳng, hát không tốt sẽ mất hình ảnh. Chi cho bằng cứ ra đĩa, người giàu thì mua đĩa gốc 40-50 ngàn đồng/ 1 đĩa, người nghèo mua đĩa... lậu vài ba ngàn, giàu hay nghèo cũng có thể nghe được chị hát. Hơn thế, chị thích bình lặng, nhẹ nhàng chứ không thích ồn ào.

Vừa rồi, đài truyền hình làm chương trình giọng ca vàng mời chị. Chị cũng có chút ái ngại vì trước đó họ đã làm những giọng ca như Quang Thọ, Quốc Hưng... mà khi hát phía sau họ là cả dàn hợp xướng rất hùng hậu, bề thế phía sau, giờ đến chị chỉ có... một mình. Cuối cùng chị thở phào vì chương trình của mình cũng được đón nhận nồng nhiệt. Không phải Thu Hiền tự ti với đồng nghiệp, mà là chị thận trọng, chị luôn muốn được khán giả yêu mến. Giọng hát của chị như như nguồn mạch âm thầm chảy trong tâm khảm của khán giả, cứ chảy mãi, miệt mài như lời hát ru ngọt ngào chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác...

Bây giờ, người trẻ tuổi có thể không biết nhiều đến NSND Thu Hiền, như lớp cha mẹ, ông bà của họ. Nhưng, cũng có đôi khi chị đến nhiều nơi hát, thấy các ông bà dẫn cháu đến nhất định gặp bằng được "bà Thu Hiền" và nói: "Đây này, bà Thu Hiền đây này, bà hay hát ru để con ngủ đấy, con ạ bà đi...". Chị thấy vui vui, tự hào, hạnh phúc ấy đâu phải ai cũng dễ dàng có được...

Con gái NSND Thu Hiền: Tôi yêu ca hát nhưng chỉ theo đuổi giấc mơ bay

Xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật nhưng tiếp viên trưởng, giáo viên dịch vụ Mai Nhật Lan - con NSND Thu Hiền lại lựa chọn “giấc mơ bay” làm mục tiêu của cuộc đời.
Là một giáo viên dịch vụ, chị Mai Nhật Lan đã có những chia sẻ về trải nghiệm giảng dạy, huấn luyện đội ngũ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines tại Trung tâm Huấn luyện bay nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Là con gái của NSND Thu Hiền, vậy lý do gì khiến chị trở thành một tiếp viên của Vietnam Airlines mà không phải nghề nào khác liên quan đến nghệ thuật?

- Cảm ơn bạn đã nhắc đến mẹ của tôi, người mà tôi luôn yêu thương nhất. Ngày tôi còn bé, mẹ từng mong muốn tôi sẽ trở thành ca sĩ. Tôi cũng đã học chơi bộ gõ và đàn piano tại Nhạc viện Hà Nội từ năm 8 tuổi. Nhưng sau đó, gia đình chuyển vào TP.HCM sinh sống nên tôi không thể tiếp tục con đường học nhạc.

Thêm nữa, tôi thấy mẹ vất vả nhiều, nếu tôi theo đuổi con đường nghệ thuật thì sẽ không có nhiều thời gian cho gia đình. Vì vậy, tôi quyết định làm việc trong lĩnh vực hàng không thay vì nghệ thuật.

- Trước lựa chọn nghề nghiệp của chị, NSND Thu Hiền đã phản ứng như thế nào?

- Tôi may mắn nhận được sự ủng hộ từ mẹ. Mẹ luôn nói với tôi rằng bà rất hãnh diện mỗi khi được các bạn tiếp viên chào đón trên máy bay, không phải vì mẹ là một NSND được mọi người biết đến, mà vì mẹ còn có cô con gái đứng trong đội ngũ tiếp viên của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Sau mỗi chuyến bay đường dài về Việt Nam, người đầu tiên gọi điện thoại cho tôi luôn luôn là mẹ. Mỗi khi tôi có chuyển biến tốt trong công việc, mẹ tôi cũng rất hạnh phúc và vui mừng.

- Chị có bao giờ hối hận vì lựa chọn ngành hàng không thay vì theo đuổi con đường nghệ thuật không?

- Niềm đam mê nghệ thuật không bao giờ ngừng chảy trong tôi, nhưng tôi chưa từng hối hận vì lựa chọn làm tiếp viên hàng không. Trong quá trình công tác tại Vietnam Airlines, tôi may mắn có cơ hội tham gia vào các chương trình văn nghệ của Tổng công ty và Đoàn tiếp viên. Trong các chương trình đó, mẹ vẫn luôn bên tôi, háo hức và tư vấn bài hát mỗi dịp tôi biểu diễn. Tuy chỉ là nghiệp dư nhưng với tôi, được sống và thể hiện đam mê của mình là điều hạnh phúc.
- Điều gì đã nuôi dưỡng tình cảm của chị dành cho nghề giáo viên dịch vụ?

- Việc giảng dạy lâu ngày đã giúp tôi gắn bó với công việc này. Bên cạnh đó, thấy các tiếp viên trẻ ngày càng phát triển và thành công, tôi cũng vui và tự hào vì có công sức của mình góp phần trong đó. Việc giảng dạy đòi hỏi tôi phải trau dồi liên tục để nâng cao trình độ và càng tìm hiểu sâu về nghiệp vụ, tôi lại càng say mê và yêu nghề.

Ca sĩ Thu Hiền sinh năm bao nhiêu

Con gái của NSND Thu Hiền 

- Chị có thể mô tả công việc cụ thể của một giáo viên dịch vụ tại đoàn tiếp viên được không?

- Nhiệm vụ của tôi là thực hiện các bài giảng về kiến thức tiêu chuẩn dịch vụ của Vietnam Airlines như cách xây dựng hình ảnh, giao tiếp ứng xử, thao tác chuẩn các kỹ năng phục vụ, chăm sóc khách hàng, phối hợp với đồng nghiệp… Để thực hiện bài giảng tốt, tôi và đồng nghiệp phải tham khảo giáo trình, chuẩn bị giáo án và tư liệu cho môn học như phim ảnh hay tài liệu âm thanh.

Chúng tôi cũng phải kiểm tra các dụng cụ thực hành kỹ năng cho mọi môn học. Ví dụ môn phát thanh tiếng Anh cần có loa, micro, máy ghi âm và các bài phát thanh mẫu; môn xây dựng hình ảnh cần có sổ tay để tập thẳng lưng, ống hút để tập cười… Cuối cùng, chúng tôi cùng nhau thống nhất phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá để đảm bảo công tác đào tạo đạt hiệu quả cao nhất.

- Theo chị, điều quan trọng nhất đối với một giáo viên dịch vụ đào tạo tiếp viên hàng không là gì?

- Theo tôi, giáo viên dịch vụ là người truyền dạy nghề nên trước hết phải là một nhân viên mẫu mực. Ngoài ra, sự tận tụy, tận tâm, nỗ lực trau đồi kiến thức và sức sáng tạo không ngừng cũng là những yếu tố quan trọng để người giáo viên có thể truyền lửa cho học trò.

Với giáo viên dịch vụ nghề tiếp viên hàng không, ngoài phẩm chất đạo đức kể trên, chúng tôi còn phải duy trì hình ảnh chỉn chu và tác phong chuyên nghiệp trong mắt học viên.
- Là một giáo viên trong ngành hàng không, chị có cảm xúc như thế nào trong ngày 20/11?

- Tôi từng là học trò tại Trung tâm Huấn luyện bay trước khi trở thành một giáo viên, nên cứ đến ngày 20/11, tôi lại nhớ thầy cô giáo cũ. Khi đã trở thành một giáo viên dịch vụ, tôi vẫn luôn biết ơn và kính trọng những người thầy, người cô của mình. Tôi cảm ơn ban lãnh đạo Vietnam Airlines, các anh chị lãnh đạo trong Đoàn tiếp viên, các giáo viên thế hệ trước đã cho tôi cơ hội phát triển và đóng góp giá trị ý như các thầy cô năm xưa của tôi đã làm.
- Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, chị có lời nhắn gửi nào đến những “giáo viên bay” đang ngày đêm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines không?

- Có lẽ tôi muốn tâm sự nhiều hơn là nhắn gửi vì tôi thuộc lứa giáo viên khá trẻ trong nghề. Tôi thấu hiểu sự hy sinh, cống hiến và gắn bó của nghề giáo nói chung và giáo viên dịch vụ nói riêng. Trong số các giáo viên dịch vụ tại đây, có những anh chị đã và đang làm nghề hơn 25 năm, có những người đã nghỉ hưu, song chưa ai bỏ nghề giữa chừng cả.

Tôi đã học được nhiều điều từ những tấm gương ấy và luôn tự nhắc mình rằng hạnh phúc với điều đang có, tận tâm hết sức vì nó thì sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

NSND Thu Hiền rưng rưng bên NSND Trung Đức khi trở về "ngôi nhà xưa"

Là biểu tượng vàng của những đôi song ca hát nhạc đỏ, tái ngộ trong đêm diễn đặc biệt, NSND Trung Đức - NSND Thu Hiền đã song ca “Gửi em ở cuối sông Hồng” nồng nàn, da diết. NSND Thu Hiền cũng rưng rưng nước mắt, không giấu nổi niềm xúc động khi giao lưu cùng khán giả. Nhân kỷ niệm 65 thành lập, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật biểu diễn miễn phí từ ngày 21 đến 24-11 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội). Tối qua (ngày 22/11), đêm nhạc có tựa đề "Những cánh chim không mỏi" đã diễn ra đầy xúc động với sự trở lại, quy tụ của nhiều thế hệ nghệ sĩ của Nhà hát như: NSND Trần Hiếu, NSND Quang Thọ, NSND Trung Đức, NSND Thu Hiền, NSND Thái Bảo, NSƯT Quang Huy, NSƯT Đức Long cùng diva Hồng Nhung, ca sĩ trẻ Hoàng Quyên - Á quân Vienam Idol 2012… Các nghệ sĩ sẽ thể hiện những ca khúc gắn liền với tên tuổi của mình.

Đêm nhạc mở đầu với ca khúc "Đất nước lời ru" qua phần thể hiện của NSƯT Tố Uyên và tập thể nghệ sĩ. Nữ nghệ sĩ xuất hiện duyên dáng trong chiếc xích đu lãng mạn được thả từ từ xuống sân khấu. Tiết mục được dàn dựng, biên đạo ấn tượng hòa quyện cùng lời ca mang âm hưởng tự hào đã mở màn ấn tượng đêm diễn. Nói về cảm xúc trong ngày trở lại ngôi nhà xưa, NSND Trung Đức chia sẻ cùng PV Dân trí: “Tôi rất vui khi chương trình mời rất nhiều thế hệ nghệ sĩ gắn bó với bước đường 65 năm thành lập và phát triển của Nhà hát. Niềm hứng khởi được gặp lại bạn bè xa gần, thế hệ trước, sau, các cháu, các em, tôi muốn gửi gắm qua ca khúc song ca và đơn ca. Mong rằng, qua bài hát, khán giả sẽ nhớ lại một Trung Đức của một thời cách đây mấy chục năm”. NSND Trung Đức đã thể hiện đơn ca “Cung đàn mùa xuân” trước khi song ca “Gửi em ở cuối sông Hồng” cùng NSND Thu Hiền. Cũng trên sân khấu này, cặp song ca Trung Đức - Thu Hiền đã trở thành biểu tượng vàng của những đôi song ca hát nhạc đỏ. Giọng hát hoà quyện vào nhau, nâng nhau lên, dạt dào tình cảm khiến bao thế hệ người Việt yêu mến.

Vẫn với chất giọng lan tỏa dạt dào cảm xúc, NSND Thu Hiền rưng rưng cảm xúc. Nghệ sĩ run run nói: “Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam là nơi Thu Hiền đã trưởng thành và lớn lên ở đây nên hôm nay tôi rất xúc động và lo quá”. Tiếp nối chương trình, rất nhiều những tiếng vỗ tay của khán giả ở dưới liền vang lên chào đón sự xuất hiện của NSND Trần Hiếu. Và người nghệ sĩ kì cựu đã đem đến không khí đầy vui tươi, phấn chấn cho khán giả với tiết mục “Tôi là Lê Anh nuôi”. NSƯT Quang Huy từng được gọi bằng cái tên hoàng tử nhạc nhẹ nhưng giờ đây ông lùi về phía sau để chuyên tâm vào công tác giảng dạy, tự nhận mình là “Người lái đò tốt bụng”. Trước khi thể hiện tiết mục “Dương cầm thu không em”, NSƯT Quang Huy gửi gắm tới khán giả: "Người phụ nữ quan trọng biết nhường nào với những người đàn ông. Chúng ta phải yêu thương và giữ chặt những người phụ nữ, đừng để họ rời khỏi vòng tay của chúng ta".

“Hà Nội không em, cây sấu già đổ lá, tình ta vừa chạm thu, đã thấy mùa đông sang…”, ca khúc “Dương cầm thu không em” khắc khoải nhớ mong qua tiếng hát NSƯT Quang Huy. NSND Thái Bảo thể hiện nhạc phẩm “Thời hoa đỏ” với phong cách quen thuộc là vừa hát vừa đệm đàn guitar. Nữ nghệ sĩ hải ngoại Lệ Quyên xúc động nói: “Cảm ơn nhà hát đã tạo điều kiện, cảm ơn khán giả đến đây nghe Quyên hát dù giọng hát đã phôi pha đi nhiều”. Ca sĩ trẻ Hoàng Quyên - Á quân Vienam Idol 2012 Hoàng Quyên cũng có những năm tháng gắn bó với Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Chia sẻ kỉ niệm năm xưa, Hoàng Quyên nói: “Cũng chính trên sân khấu này, năm 15 tuổi, Hoàng Quyên lên sân khấu rất hồn nhiên, ở dưới các cô các chú động viên, ủng hộ Quyên. Đó chính là bước đệm giúp Hoàng Quyên tự tin trên bước đường nghệ thuật sau này”.

Đêm diễn khép lại bằng ca khúc “Hà Nội mùa thu” với sự xuất hiện bất ngờ của diva Hồng Nhung cùng tất cả các nghệ sĩ trong đêm diễn. Sự nhiệt huyết, giọng ca nội lực, lắng sâu cảm xúc của các nghệ sĩ đã níu chân khán giả ngồi kín sân khấu đến phút cuối cùng. Rất nhiều khán giả cũng ở lại đến khuya để chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ sĩ.

NSND Thu Hiền và những chia sẻ

Nghệ sĩ của những khúc hát âm hưởng dân ca ngọt ngào tự nhận mình xưa cũ, với lối sống không ồn ào, tác phong bộ đội, ăn mặc chỉ cốt sao giản đơn, tiện lợi.
NSND Thu Hiền sống ở TP HCM cùng gia đình nhưng hàng tháng đều ra Hà Nội đi diễn. Mỗi lần về Hà Nội, cô nghỉ tại căn hộ thuộc diện nhà công vụ được Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam cấp cho trong khu Văn công Mai Dịch, Cầu Giấy. Nơi đây như thế giới nhỏ của NSND Thu Hiền. Bên ngoài có bộ bàn ghế gọn gàng tiếp khách, chỗ nấu ăn với cái nồi cơm điện nhỏ, một số bát đũa trên giá, bên trong là phòng ngủ có một chiếc giường và những vật dụng đơn giản, đặc biệt treo hai bức hình NSND Thu Hiền thời trẻ khi cô mới 15, 16 tuổi.

Nghệ sĩ nói mỗi lần trở về đây cô được sống với bạn bè trong giới nghệ thuật và sống cuộc sống của riêng mình. Lúc này, không còn là NSND Thu Hiền, không sân khấu, không khán giả, thậm chí không cả những lo toan gia đình thường nhật. "Ở trong kia có chồng, có con nhưng tôi sống ngoài này quen rồi. Tôi cứ thích ra ngoài này để tìm lại cái gì xưa của mình, mặc dù chỉ có một mình thôi. Hình như cái tuổi này người ta thích hoài niệm", NSND Thu Hiền chia sẻ.
Vậy là, hàng tháng, cô dành một quỹ thời gian để làm hết mọi thứ cần làm cho gia đình, rồi lại "khăn gói" ra Hà Nội. Gặp cô ngoài đời, trong chiếc áo màu bộ đội và quần đen giản dị, NSND Thu Hiền như cô thanh niên xung phong với nụ cười còn trẻ trung, tươi tắn và phong cách rất lính.

NSND Thu Hiền tự nhận mình là người cổ. Chiếc điện thoại nắp trượt đời cũ chỉ để nhắn tin và nghe gọi, những công việc cần giải quyết qua mail thì có con gái hoặc cháu lo. "Con gái tôi cứ bảo mẹ không chịu cập nhật thông tin, công nghệ gì cả. Tôi bảo thông tin thời sự thì mẹ xem tivi rồi, mẹ đọc đời tư, tâm sự trên báo làm gì cho phức tạp ra, mẹ đã là người hay nghĩ rồi. Tôi thế mà hay buồn lắm". Cô cũng không thích dùng mạng xã hội để rồi lên đó chia sẻ chuyện này chuyện kia. Ở tuổi 64, nghệ sĩ Thu Hiền thừa nhận phụ nữ ai cũng có nỗi khổ mà đã là nỗi khổ thì chẳng ai giống ai. Cô cũng nhận mình là "quê một cục" khi chưa đi tắm biển bao giờ, không thích đi du lịch dù có lần bị các con bắt đi cùng. Rời mỗi buổi diễn, nghệ sĩ thường về nhà thay vì đi ăn uống đùa vui cùng mọi người. "Những cái đó không hợp với mình. Tôi thích sống lặng lẽ, làm và nghe những gì mình thích".

Ca sĩ Thu Hiền sinh năm bao nhiêu

NSND Thu Hiền làm giám khảo cho một chương trình âm nhạc

Không thuộc về tất cả hào nhoáng, ồn ào, diêm dúa của đời sống bên ngoài. Vậy nghệ sĩ Thu Hiền thuộc về đâu? 

"Là âm nhạc". NSND Thu Hiền cho biết cô theo con đường nghệ thuật từ năm 10 tuổi và vào chiến trường đi hát khi mới 15, 16 tuổi. Ban đầu nghệ sĩ là diễn viên sân khấu, cũng từng nhận một huy chương vàng nhưng nhận thấy việc ca hát nổi trội hơn nên theo

Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền năm nay bao nhiêu tuổi?

71 tuổi (3 tháng 5, 1952)Thu Hiền / Tuổinull

Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ sinh năm bao nhiêu?

3 tháng 12, 1948 (74 tuổi)Quang Thọ / Ngày sinhnull

Diễn viên Trần Thu Hà sinh năm bao nhiêu?

Thu Hà (6 tháng 11 năm 1969) là một nữ diễn viên kịch và điện ảnh Việt Nam nổi tiếng vào thập niên 90, được biết nhiều vời biệt danh "tiểu thư lá ngọc cành vàng". Cô được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2019.

Anh Thơ ca sĩ sinh năm bao nhiêu?

1976 (47 tuổi)