Bút toán điều chỉnh giảm chi phí trích trước năm 2024

Thời điểm cuối năm [2021], Công ty sẽ thực hiện trích trước các khoản chi phí thực sự phát sinh trong năm nhưng chưa có hóa đơn, chưa thanh toán,… để phù hợp với chuẩn mực kế toán, sau đó các khoản trích trước này phải được thanh toán đầy đủ vào quý 1 năm sau [năm 2022] và trước thời điểm nộp quyết toán năm [trước ngày 30/03/2022] như vậy:

Về kê khai, khấu trừ thuế:

Đối với các hóa đơn có thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó [Công ty được kê khai, khấu trừ vào quý 1 năm sau] theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính .

Về trích trước các khoản chi phí:

Trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí hoặc giảm chi phí vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng theo quy định tại khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96 ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.

1. Chi phí trích trước bao gồm:

Theo Thông tư 200, TT 133 Quy định: chi phí phải trả [hay còn được gọi là chi phí trích trước hoặc chi phí dồn tích] là tài khoản dùng để phản ánh:

Các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

Các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép.

Các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo phải trích trước, như:

  • Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.
  • Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau [Khi trái phiếu đáo hạn].
  • Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán.
  • Trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ
  • Các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng [kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền]
  • Các khoản trích trước khác
    Có thể bạn cần: Dịch vụ kế toán trọn gói bao gồm báo cáo thuế giá rẻ

2. Hạch toán chi phí trích trước

Việc trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ [lập dự toán chi phí và được cấp có thẩm quyền phê duyệt] và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh.

Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hóa đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí [trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước] hoặc giảm chi phí [trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước] vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.

Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số tích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này.

1. Các bút toán điều chỉnh:Các bút toán điều chỉnh được ghi trên cơ sở: hệ thống kế toán doanh nghiệp được thực hiện theo cơ sở dồn tích accrual basis, nguyên tắc kì kế toán accounting period và nguyên tắc phù hợp matching principle.

Cuối kì kế toán, sau khi lập xong Bảng cân đối thử và trước khi lập các báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện các bút toán điều chỉnh sau:

1.1. Điều chỉnh khấu hao tài sản cố định

Cuối kì, kế toán tính ra số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kì và ghi bút toán điều chỉnh:

Nợ TK “Chi phí khấu hao tài sản cố định - Depreciation Expense”

Có TK “Hao mòn luỹ kế của TSCĐ - Accumulated Depreciation”

Khấu hao tài sản cố định có thể được điều chỉnh hàng tháng hoặc được ghi 1 lần vào cuối năm tài chính.

1.2. Điều chỉnh doanh thu nhận trước [doanh thu chưa thực hiện]

Doanh thu nhận trước phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp nhận được tiền trước cho việc thực hiện dịch vụ, khoản tiền nhận được thực chất là doanh thu của nhiều kì kế toán tiếp theo, chứ không phải doanh thu của kì thu tiền. Do vậy, kế toán phải điều chỉnh nhằm phản ánh chính xác số doanh thu đã thực hiện của kì này.

Khi phát sinh doanh thu nhận trước - Deffered Revenue

Nợ TK “Tiền - Cash”: Tổng số tiền đã nhận

Có TK “Doanh thu nhận trước - Unearned Revenue”

Điều chỉnh doanh thu nhận trước, tính vào doanh thu kì kế toán hiện thời:

Nợ TK “Doanh thu nhận trước - Unearned Revenue”

Có TK “Doanh thu - Revenue”: Doanh thu thực hiện kì này

1.3. Điều chỉnh doanh thu chưa thu

Doanh thu chưa thu phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa nhận được tiền. Việc thanh toán sẽ được thực hiện tại một thời điểm trong tương lai. Kế toán điều chỉnh doanh thu phải thu bằng bút toán sau:

Nợ TK “Phải thu... - Accounts [Interest] Receivable”

Có TK “Doanh thu... - Rent, Interest Revenue”

1.4. Điều chỉnh các loại chi phí trả trước

- Điều chỉnh chi phí bảo hiểm trả trước:

Khi thanh toán tiền mua bảo hiểm:

Nợ TK “Bảo hiểm trả trước - Prepaid Insurance”

Có TK “Tiền - Cash”

Điều chỉnh tiền bảo hiểm, tính vào chi phí năm nay:

Nợ TK “Chi phí bảo hiểm - Insurance Expenses”

Có TK “Bảo hiểm trả trước - Prepaid Insurance”

- Điều chỉnh chi phí văn phòng phẩm:

Khi mua văn phòng phẩm nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK “Văn phòng phẩm - Office supplies”

Có TK “Tiền - Cash”: Số đã thanh toán bằng tiền

Có TK “Phải trả người bán - Accounts Payable”: Số chưa trả

Số dư của tài khoản “Văn phòng phẩm” được thể hiện trên bảng cân đối thử chưa điều chỉnh. Vào thời điểm lập báo cáo, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán tính ra số văn phòng phẩm đã sử dụng trong kì kế toán và ghi bút toán điều chỉnh:

Nợ TK “Chi phí văn phòng phẩm - Office supplies Expense”

Có TK “Văn phòng phẩm - Office supplies”: số văn phòng phẩm đã dùng trong kì kế toán

1.5. Điều chỉnh các loại chi phí phải trả.

Chi phí phải trả là các khoản chi phí thực tế chưa phải chi trả nhưng được tính vào chi phí kinh doanh cho kì hiện hành. Kế toán phải ghi tăng chi phí của kì kế toán hiện hành và tăng nợ phải trả.

Ví dụ: Công ty trả lương vào ngày thứ 6 hàng tuần [lương tuần - wage], nhưng ngày kết thúc tháng lại là ngày thứ 3. Như vậy, có 2 ngày [thứ 2 và thứ 3] thuộc tháng này, nhưng tiền lương lại được trả vào thứ 6 trong tuần đầu của tháng tiếp theo. Vậy nên, kế toán cần tính tiền lương của 2 ngày đó vào chi phí của tháng này mặc dù chưa thanh toán cho người lao động.

Bút toán điều chỉnh trong trường hợp trên được ghi như sau:

Nợ TK “Chi phí tiền lương - Wages expense”: lương của 2 ngày

Có TK “Phải trả CNV - Wages payable”

Kế toán điều chỉnh tương tự với các khoản chi phí phải trả khác như: tiền thuê phải trả, lãi vay phải trả...

2. Các bút toán khoá sổ [Closing Entry]:

Doanh thu, chi phí và việc rút vốn của chủ sở hữu được luỹ kế trong kì kế toán. Cuối kì kế toán, khi tiến hành lập báo cáo, các thay đổi này phải được chuyển sang ghi nhận trên tài khoản vốn của chủ sở hữu. Xét về kĩ thuật kế toán, khoá sổ là kết chuyển số liệu về doanh thu, chi phí, rút vốn, đưa số dư các tài khoản này về số 0.

Khoá sổ tài khoản doanh thu:

Nợ TK “Doanh thu - Revenue”

Có TK “Xác định kết quả - Income summary”

Khoá sổ tài khoản chi phí:

Nợ TK “Xác định kết quả - Income summary”

Có TK “Chi phí - Expenses”

Khoá sổ tài khoản xác định kết quả:

Sau khi khoá sổ các tài khoản doanh thu và các tài khoản chi phí, kế toán xác định kết quả và kết chuyển chênh lệch vào tài khoản Vốn của chủ sở hữu.

Chủ Đề