Buồn nhiều có tốt không

Hầu như không ai thích trải qua cảm giác buồn bã, tiêu cực. Mọi người luôn chúc nhau và được chúc vui vẻ, hạnh phúc. Cuộc đời thì không phải lúc nào cũng toàn những điều tươi đẹp, bạn lúc nào cũng thấy mãn nguyện, như ý. Cảm xúc lúc lên lúc xuống là hoàn toàn bình thường nhưng chúng ta thường cảm thấy khó chấp nhận cảm xúc buồn bã ấy. Các nhà khoa học đã chứng minh nỗi buồn cũng có những lợi ích quan trọng với con người.

Định kiến về nỗi buồn

Nỗi buồn thường không được đánh giá cao trong thời đại của chúng ta. Sách kỹ năng sống, self-help đều nói về lợi ích của tư duy tích cực, thái độ tích cực và cư xử đúng mực. Nỗi buồn được gán mác là một dạng vấn đề trong cảm xúc cần được xóa bỏ hay ngăn chặn.

Sự tiến hoá hẳn có lý do của nó khi nỗi buồn vẫn đồng hành với chúng ta từ thời ông bà tổ tiên đến ngày nay. Cảm giác buồn bã trong cuộc đời góp phần giúp loài người sống sót và tồn tại. Dù nỗi buồn được xếp vào loại cảm xúc tiêu cực cùng với sợ hãi, tức giận hay ghê tởm, những cảm xúc này giúp loài người chuẩn bị tinh thần để chiến đấu hay bỏ chạy, né tránh. Vai trò của nỗi buồn luôn là một câu hỏi lớn cho đến ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời.

Với công nghệ hình ảnh fMRI và rất nhiều nghiên cứu về bộ não, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu được nhiều hơn về cơ chế hoạt động của nỗi buồn đối với não bộ và ảnh hưởng của nó lên suy nghĩ, hành vi của con người. Dù cảm xúc vui vẻ vẫn được khích lệ trong rất nhiều hoàn cảnh, cảm giác buồn bã cũng có những ưu điểm quan trọng. Dưới đây là một vài vai trò của nỗi buồn đối với cảm xúc và sự phát triển của con người.

Nỗi buồn giúp tăng khả năng ghi nhớ

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện mọi người thường cảm thấy buồn chán vào những ngày thời tiết âm u. Và những người tham gia nghiên cứu có khả năng ghi nhớ các chi tiết về sự vật tốt hơn trong hoàn cảnh như vậy. Ngược lại, vào những ngày nắng ráo, tâm trạng họ vui vẻ còn trí nhớ thì kém hơn trong hoàn cảnh tương tự. Thí nghiệm này cho thấy các cảm xúc tích cực khiến sự tập trung bị phân tán, trong khi cảm xúc tiêu cực thu hút sự chú ý của chúng ta vào các chi tiết cụ thể trong không gian xung quanh.

Kết luận là có một tâm trạng đúng lúc đúng thời điểm giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy cảm giác hạnh phúc khiến chúng ta sao nhãng nhiều hơn và khiến việc nhận thức thông tin bị sai lệch. Còn cảm xúc buồn bã giúp ta ghi nhớ tốt và lâu hơn.

Nỗi buồn giúp tăng khả năng phán đoán

Con người liên tục đưa ra các phán đoán, định kiến với những người xung quanh để thấu hiểu và đoán trước suy nghĩ, thái độ. Tiếc thay các phán đoán ấy thường sai do sự ảnh hưởng của các thiên kiến. 

Các nhà khoa học phát hiện rằng chúng ta thường đưa ra phán đoán sai do bị ảnh hưởng bởi cảm xúc vui vẻ. Nỗi buồn hạn chế khả năng chúng ta đưa ra các thiên kiến sai lệch về sự việc. Quy chụp sai lệch cơ bản chính xảy ra khi mọi người vô ý gán những nhận xét về hành vi của một người, bỏ qua các yếu tố ngoại cảnh. Hay hiệu ứng Halo, hiệu ứng người lan toả, chúng ta thường gán những đặc điểm tốt: tốt tính, thông minh cho những người ưa nhìn. 

Nỗi buồn cũng giúp giảm các thiên kiến phán đoán dựa trên những thông tin đầu tiên, và xem xét sự việc trong tổng thể.

Tâm trạng buồn bã giúp cải thiện tính chính xác trong quá trình hình thành nhận định. 

Nỗi buồn thúc đẩy động lực

Khi hạnh phúc, chúng ta có xu hướng muốn cảm giác đó tồn tại mãi mãi. Cảm giác vui vẻ cho thấy chúng ta đang ở trong môi trường an toàn, quen thuộc và không cần nỗ lực thay đổi điều gì. Nỗi buồn thì ngược lại, nó giống một tín hiệu kích thích con người cố gắng đứng lên thay đổi hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Còn những người hạnh phúc thường chọn phương án an toàn, không muốn thay đổi.

Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đánh giá hành vi này bằng cách cho người tham gia xem một bộ phim buồn hoặc vui. Sau đó yêu cầu họ trả lời các câu hỏi cần tư duy nghiêm túc, không giới hạn thời gian. Kết quả bài kiểm tra sẽ đánh giá số lượng câu hỏi hoàn thành, thời gian họ trả lời và số câu trả lời đúng. Những người có tâm trạng vui vẻ làm bài kiểm tra trong thời gian ngắn hơn, trả lời được ít câu hơn và có tổng điểm thấp hơn so với những người trong tâm trạng buồn bã.

Điều này cho thấy cảm giác vui vẻ khiến người ta không sẵn lòng hay có động lực đối đầu với thử thách.

Nỗi buồn thúc đẩy khả năng tương tác trong một vài trường hợp

Niềm hạnh phúc bấy lâu nay vẫn là sợi dây thúc đẩy những mối quan hệ vui vẻ giữa người với người. Những người vui tính, lạc quan có khả năng giao tiếp điệu nghệ, tinh tế và quyết đoán. Họ hay cười và được mọi người yêu quý hơn những người có khuôn mặt buồn thảm.

Tuy nhiên, khi tình huống cần sự cẩn trọng, lịch sự và tế nhị, cảm xúc buồn bã lại có ích. Trong một thí nghiệm, người tham gia được cho xem một bộ phim buồn hoặc hài hước và đột ngột nhận nhiệm vụ đi lấy một tài liệu từ văn phòng bên cạnh. Nhiệm vụ ấy được phát ra từ một chiếc máy ghi âm giấu kín. Phân tích cho thấy những người đang trong tâm trạng buồn bã ứng xử lịch sự, tế nhị khi nói ra lời yêu cầu tài liệu. Trong khi những người đang vui vẻ với bộ phim nói năng trực tiếp và kém lịch sự hơn.

Tại sao lại như vậy? Trong hoàn cảnh giao tiếp không được chuẩn bị trước như vậy, con người cần dồn chú ý lớn hơn về hoàn cảnh để tìm cách ứng xử phù hợp nhất. Những người trong tâm trạng buồn thường để ý nhiều hơn vào môi trường bên ngoài thay vì tập trung chủ yếu vào những ấn tượng đầu tiên.

Buồn không phải là trầm cảm

Dù không được đánh giá cao trong cuộc sống, nỗi buồn có vai trò quan trọng tương đương với những cảm xúc khác. Những người mang tâm trạng buồn thường ít đánh giá sai tình hình hơn, nhận ra sự sự thật bị bóp méo bởi các yếu tố xung quanh. Họ có động lực hơn và cư xử tế nhị, thông minh hơn với những người xung quanh. 

Tuy thế, nỗi buồn cũng có giới hạn. Trầm cảm - hình thái rối loạn cảm xúc chính là kết quả của một thời gian dài sống trong tâm trạng buồn bã cực điểm, có thể giết chết một con người. Và chắc chắn không ai khuyến khích chúng ta nên buồn để cải thiện trí nhớ. Các nghiên cứu chưa chứng minh được kết quả của việc phải buồn để chiến đấu với suy giảm trí nhớ.

Thực tế cho thấy cảm giác buồn trong ngắn hạn có ích trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Dù trải qua cảm giác buồn thật sự buồn, các tác phẩm nghệ thuật danh tiếng trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ, văn học thường tìm cảm hứng từ chính nỗi buồn. Và hàng ngày, chính chúng ta cũng tìm cách để trải nghiệm nỗi buồn man mác qua những bộ phim, cuốn sách hay nghe những bài hát tâm trạng.

Tổng kết

Thuyết tiến hoá cho thấy chúng ta cần đối xử các cảm xúc bên trong mình một cách công bằng, bởi chúng đều có vai trò quan trọng trong những trường hợp cần thiết. Vậy nên dù chúng ta luôn tìm kiếm niềm phấn khởi mỗi ngày bằng cách đi chơi, đi du lịch, đừng cố gắng kìm nén và xua đuổi nỗi buồn.

Nếu bạn khó khăn khi phải đối diện với nỗi buồn, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ Chuyên khoa Tâm Lý qua úng dụng Doctor Anywhere một cách nhanh chóng và ở bất cứ đâu. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn các vấn đề về sức khỏe.

Chủ Đề