Bón phân đầu trâu như thế nào

Phạm Ngọc Thái ĐT, zalo: 0986109186, nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ lên zalo, đăng ký kênh:Youtube: shopmaithai, theo dõi facebook: Phạm ngọc Thái để ủng hộ em nha. Chúc các bác chăm lan nhanh tốt.

   Bón phân là một bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa cảnh, nếu được bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn theo đúng nhu cầu của người trồng.
Kỹ thuật trồng cây, chăm sóc hoa cảnh cần chú ý tới rất nhiều bước, trong đó có kỹ thuật bón phân. Bón phân là con dao 2 lưỡi, nếu làm đúng, cây cảnh sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng tươi tốt, nếu làm sai, cây cảnh có thể héo, úa, thậm chí là chết.
Bón phân cho cây cảnh là một trong những biện pháp quan trọng của việc nuôi trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.

Kỹ thuật chăm sóc cây rất coi trọng việc bón đúng cách

Không chỉ kỹ thuật trồng mà kỹ thuật chăm sóc cũng phải hợp lý

Thời gian bón phânMột số lưu ý khi bón phân
Phân bón lỏng
Phân bón lỏng là lựa chọn để cải thiện nhanh chóng tình trạng úa vàng của cây. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao, tuy nhiên nếu nhiều hơn, cây không những không sinh trưởng tốt mà còn có thể bị phát triển rễ, phá dáng, hoặc xấu đi. Nên bón khoảng 3/4 liều lượng được ghi trên bao bì. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.
Thành phần phân bón
Phân bón thường chứa 3 thành phần cơ bản là N, P, K, tương ứng với Nitơ, Photpho, Kali. Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp.
Mùa bón phân
Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa, ngoài ra còn cần chú ý đến mùa bón phân, mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, sang mùa đông thì không cần bón phân.
Số lần bón
Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều, không được bón quá nhiều, quá đặc. Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, vào sau lập thu cứ 2 – 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón.

Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.
Một số nhà trồng hoa đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, trong đó “4 nhiều” là bón nhiều phân khi [1] cây vàng, yếu, [2] trước khi nảy chồi, [3] kỳ ra nụ hoa, [4] sau mùa hoa nở. “4 ít” là bón ít phân khi: [1] cây khoẻ, [2] nảy chồi, [3] hoa nở, [4] mùa mưa. “4 không” là không bón phân khi: [1] cây mọc cao vống, [2] khi mới trồng, [3] nắng nóng nhiều, [4] cây ngủ nghỉ. “3 kỵ” là [1] kỵ phân bón đặc, [2] kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, [3] kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu, phải cách ly một lớp đất.


Nguồn Ths Nguyễn Tri Hiếu [sưu tầm]
Công ty cổ phần Bình Điền – MeKong

Bài viết liên quan

  • 29/10/2021 Các nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất, chất lượng nông sản
  • 16/03/2017 Phòng trừ rệp sáp trên hồ tiêu mùa khô
  • 26/12/2016 Trồng Lan công nghệ cao, nhìn từ kinh nghiệm thành công của Thái Lan
  • 10/11/2016 Tưới nước tiết kiệm cho lúa
  • 09/11/2016 Đối phó với biến đổi khí hậu
  • 12/10/2016 Giá trị của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

Diễn giả: GS.TS Nguyễn Bảo Vệ , Trường ĐH Cần Thơ; PGS.TS Mai Thành Phụng , Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ThS. Phan Văn Tâm , Cty Phân bón Bình Điền]

Những năm gần đây, các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học trong nước đều khuyến cáo người dân sử dụng phân bón giảm lượng nhưng tăng hiệu quả và giảm thất thoát giảm thất thoát.

Do nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi qua từng thời kỳ sinh trưởng, kèm theo đó là ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường nên việc sử dụng phân bón sao cho đúng lúc, đúng cách vẫn chưa được bà con thực hiện chính xác.

Bổ sung dinh dưỡng đúng lúc

Thời điểm sử dụng phân bón để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây trồng đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong thời gian dài và đã đi đến kết luận về thời điểm thích hợp nhất khi bón phân.

Đối với cây ăn trái, sau khi sử dụng dưỡng chất để tạo trái thì thời gian sau khi thu hoạch là lúc cây cần phải được bổ sung thêm dinh dưỡng. Bấy giờ, cây cần nhiều cả đạm, lân và kali để có thể hồi phục cũng như tích trữ cho đợt trái tiếp theo.

Giai đoạn tiếp theo là khi nảy mầm hoa, cây cần ít đạm, nhiều lân để kích thích việc ra hoa, kết trái. Khi đã đậu trái thì cần chú trọng bổ sung thêm kali, phục vụ cho việc nuôi trái của cây. Với các cây có thời gian nuôi trái dài như cam, quýt, bưởi thì lượng phân cần chia ra dùng làm nhiều đợt.

Với lúa, thông dụng nhất hiện nay là bón phân vào 3 đợt. Đợt đầu tiên là 8 - 10 ngày sau khi gieo hạt. Vì dưỡng chất tích trữ trong hạt chỉ đủ để sử dụng trong 11 ngày, nên sau đó, cây con bắt buộc phải lấy dưỡng chất từ bên ngoài.

Giai đoạn này cây con cần nhiều đạm và lân. Với đồng ruộng có vùi rơm rạ thì đạm đã bị vi sinh vật sử dụng nên cần tăng cường thêm, sau khi phân hủy hết thì đạm sẽ được trả lại vào đất. Kali lúc này chưa quan trọng cho cây, kết hợp với đất nhiều kali, có thể tạm cung cấp cho cây giai đoạn đầu.

Đợt thứ hai vào 18 - 22 ngày sau gieo, là thời điểm phát triển chồi, cây cần nhiều đạm và lân. Đợt cuối là đón đòng, khi tim đèn xuất hiện; lúc này lúa cần dưỡng chất để thụ tinh, tạo bông lúa to, nhiều hạt. Đây là thời điểm quyết định đến năng suất cần chú ý, tránh bón phân trễ.

Bổ sung dinh dưỡng đúng cách

Bón phân đúng cách chính là nâng cao hiệu quả, chống thất thoát và giúp cây trồng hấp thu được tối đa lượng phân. Vấn đề này phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó 3 yếu tố chính là đấy, cây và loại phân.

Nguyên tắc đầu tiên là trước khi bón phân phải đưa cây nói chung và rễ cây nói riêng vào trạng thái sẵn sàng hút dinh dưỡng. Nếu cây bị bệnh hại, tổn thương hay đang phải chống chịu với điều kiện môi trường thì phải giải quyết các vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ.

Đặc biệt với các vùng đất phèn thì phải thực hiện ém phèn, hạn chế cố định lân; cũng như tiến hành rửa mặn đối với đất nhiễm mặn. Trên những vùng đất cát, khả năng rửa trôi phân bón cao thì nên chia phân ra làm nhiều lần để sử dụng, có thể 4 đợt bón, cũng như tăng thêm lượng phân. Ngược lại với đất nhiều sét thì có thể giảm số lần bón.

Cây ăn trái có bộ rễ lớn, chiếm vùng rộng, thường tán cây vươn xa đến đâu thì rễ non cũng phát triển đến đó. Do đó khi bón phải tiến hành băm đất, rắc phân, lấp đất, tưới nước trong phạm vi của rễ, quanh tán cây. Với những vườn đất không bằng phẳng thì rắc nhiều phân ở phía đất cao, ít ở nơi thấp; khi rửa trôi xảy ra sẽ dàn đều phân ra.

Tương tự như vậy, trên ruộng lúa cũng nên thực hiện bón ít ở những nơi trũng. Điều cần thiết là cần tính toán chỗ ít, chỗ nhiều ngay từ ban đầu và lên phương án sử dụng máy mọc hoặc rải tay sao cho đều trên ruộng. Biện pháp bón phân vá áo, tăng thêm lượng phân ở chỗ lúa xấu và giảm lượng phân ở chỗ lúa tốt cũng được khuyến cáo sử dụng để tạo độ đồng đều cho cây.

2loại phân bón gốc và phân bón lá cũng có cách thức sử dụng khác nhau. Phân bón gốc do cần phải tan trong nước nên đòi hỏi đồng ruộng phải xăm xắp nước; 3 - 5 cm là tốt nhất, ít hơn thì khả năng hòa tan phân sẽ kém và nhiều hơn thì phân sẽ bị loãng, dễ dàng bị thất thoát.

Trong khi đó, phân bón lá đi vào lá qua khí khổng nên khi sử dụng vào buổi sáng hoặc chiều sẽ đem lại hiệu quả tối ưu, đặc biệt không sử dụng buổi trưa khi khí khổng lá đóng kín. Ngoài ra cần phải tránh những lúc trời âm u, sắp mưa, có khả năng bị rửa trôi cao.

Một yếu tố mang tính cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng là trước khi sử dụng bất kì loại phân nào, người dân cần đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì để nắm rõ loại phân, liều lượng, cách thức và hiệu quả sử dụng.

Các loại phân chuyên dùng được sản xuất riêng cho từng loại cây để dùng vào những thời điểm sinh trưởng trên những vùng đất cụ thể có công thức tối ưu cho từng đối tượng khác nhau, sử dụng sai sản phẩm sẽ không đem lại lợi ích như mong đợi.

Khi nào bón phân đầu trâu?

Như đối với cây ăn quả, bạn nên bón phân đầu trâu NPK vào giai đoạn cây nảy mầm và sau khi thu hoạch. Giai đoạn cây nảy mầm: Cây cần có nhiều dưỡng chất để phát triển rễ, kích thích việc ra hoa. Giai đoạn sau khi thu hoạch: Cây cần được bổ sung thêm một lượng đạm, lân, kali,…

Phân trâu là loại phân gì?

Phân trâu là gì? Phân trâu là một loại phân chuồng quen thuộc với người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi an cỏ và thức ăn trâu đã thải ra phân có chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn, giúp tăng độ mùn và làm đất trở nên tơi xốp hơn.

Phân Đầu trâu có thành phân gì?

Thành phần chính của phân đầu trâu là các yếu tố đa lượng đạm [N], lân [P] và kali [K]..
Dạng lân được sử dụng phổ biến nhất là superphosphate..
Dạng lân chậm tan như bột xương hay phân gia cầm cũng chứa hàm lượng lân hợp lý..

Phân đầu trâu xanh là phân gì?

Đạm hạt xanh là một loại ure có tỷ lệ 46% N, giống như các loại ure khác.

Chủ Đề