Bệnh trào ngược dạ dày triệu chứng như thế nào năm 2024

Cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả khiến cho các phần bên trong dạ dày trào ngược vào thực quản gây đau bỏng rát. Trào ngược kéo dài có thể dẫn đến viêm thực quản, chít hẹp và trong trường hiếm là dị sản hoặc ung thư. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, đôi khi bằng nội soi có hoặc không có kiểm tra axit. Điều trị bao gồm thay đổi lối sống, ức chế axit dịch vị bằng cách sử dụng thuốc ức chế bơm proton, đôi khi phải phục hồi bằng phẫu thuật.

Có trào ngược cho thấy cơ thắt thực quản dưới [LES] hoạt động kém hiệu quả, có thể là do mất toàn bộ trương lực cơ thắt trong hoặc do các đợt giãn thoáng qua không thích hợp tái đi tái lại [tức là không liên quan đến nuốt]. Giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua khởi phát do căng giãn dạ dày hoặc do kích thích dưới ngưỡng ở họng.

Các yếu tố góp phần vào khả năng của đường nối dạ dày thực quản bao gồm góc của đường nối thực quản, hoạt động của cơ hoành, và trọng lực [tức là tư thế thẳng đứng] và tuổi của bệnh nhân. Các yếu tố có thể góp phần dẫn đến trào ngược bao gồm tăng cân, thức ăn nhiều mỡ, đồ uống có caffein hoặc có ga, rượu, hút thuốc và thuốc. Các thuốc làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới bao gồm thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chẹn kênh calci, progesterone và nhóm thuốc nitrat.

Các triệu chứng và dấu hiệu của GERD

Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, có hoặc không có trào ngược dạ dày vào miệng. Triệu chứng chính ở trẻ nhỏ có nôn ói, kích thích, chán ăn và đôi khi có triệu chứng hít phải thức ăn kéo dài. Cả người lớn và trẻ nhỏ bị hít phải thức ăn kéo dài đều có thể có ho, khàn giọng, hoặc khò khè.

Viêm thực quản có thể gây đau khi nuốt và thậm chí là xuất huyết thực quản, vấn đề này thường tiềm ẩn nhưng cũng có thể rất nặng. Chít hẹp thực quản gây khó nuốt đồ đặc, tiến triển dần dần. Loét dạ dày thực quản gây đau giống loét dạ dày hoặc tá tràng, nhưng đau thường khu trú ở mũi ức hoặc ở vùng cao sau xương ức. Loét dạ dày thực quản lành chậm, có xu hướng tái phát và thường gây chít hẹp khi lành.

  • Chẩn đoán lâm sàng
  • Nội soi cho bệnh nhân không đáp ứng với điều trị theo kinh nghiệm
  • Xét nghiệm độ pH nâng cao cho những bệnh nhân có các triệu chứng điển hình nhưng nội soi bình thường

Bệnh sử chi tiết để nhắm đến chẩn đoán. Bệnh nhân với các triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể được cho thử dùng liệu pháp ức chế axit. Những bệnh nhân không cải thiện hoặc có các triệu chứng kéo dài hoặc có triệu chứng biến chứng cần được kiểm tra thêm.

  • Độ A: Một hoặc nhiều vết rách niêm mạc ≤ 5 mm không vượt qua đỉnh của 2 nếp niêm mạc
  • Độ B: Một hoặc nhiều vết rách niêm mạc > 5 mm không vượt qua đỉnh của 2 nếp gấp niêm mạc
  • Độ C: Một hoặc nhiều vết rách niêm mạc cắt ngang ≥ 2 nếp gấp niêm mạc và liên quan đến < 75% chu vi thực quản
  • Độ D: Một hoặc nhiều vết rách niêm mạc liên quan đến ≥ 75% chu vi thực quản
  • 1. Sami SS, Ragunath K: The Los Angeles classification of gastroesophageal reflux disease. Video Journal and Encyclopedia of GI Endoscopy 1[1]:103–104, 2013. doi: 10.1016/S2212- 0971[13]70046-3103
  • Nâng đầu giường
  • Trành cà phê, rượu, chất béo và hút thuốc
  • Thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2

Xử trí GERD không biến chứng bao gồm nâng cao đầu giường khoảng 15 cm [6 inch] bằng cách đặt các khối khoảng 15 đến 20 cm [6 đến 8 inch] dưới chân ở đầu giường, bằng cách sử dụng gối nêm, hoặc bằng cách đặt một cái nêm dưới nệm. Ngoài ra, cần tránh những điều sau:

  • Ăn trong vòng 3 giờ trước khi ngủ
  • Các chất kích thích tiết axit mạnh [ví dụ: caffein, rượu]
  • Một số loại thuốc nhất định [ví dụ: thuốc kháng cholinergic]
  • Một số thực phẩm cụ thể [ví dụ: chất béo, sô cô la]
  • Hút thuốc

Sụt cân được đề nghị cho những bệnh nhân thừa cân và những bệnh nhân đã tăng cân gần đây.

Điều trị bằng thuốc thường là bằng một loại thuốc ức chế bơm proton; một số loại thuốc có hiệu quả hơn những loại khác, nhưng tất cả đều được chứng minh là có hiệu quả. Ví dụ, người lớn có thể được cho uống omeprazole 20 mg, lansoprazole 30 mg, pantoprazole 40 mg, hoặc esomeprazole 40 mg 30 phút trước bữa ăn [ví dụ, trước bữa ăn sáng, hoặc dùng hai lần mỗi ngày, trước bữa sáng và bữa tối]. Trong một số trường hợp [ví dụ, chỉ đáp ứng một phần với liều dùng một lần mỗi ngày], thuốc ức chế bơm proton có thể được dùng hai lần mỗi ngày trước bữa ăn. Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể được dùng những loại thuốc này với liều duy nhất hàng ngày thấp hơn thích hợp [tức là, omeprazole 20 mg ở trẻ em \> 3 tuổi, 10 mg ở trẻ em < 3 năm; lansoprazole 15 mg ở trẻ em ≤ 30 kg, 30 mg ở trẻ em \> 30 kg]. Những thuốc này có thể được sử dụng liên tục lâu dài, nhưng liều nên được điều chỉnh đến mức tối thiểu cần để ngăn ngừa các triệu chứng, bao gồm dùng liều gián đoạn hoặc khi cần. Thuốc chẹn H2 cũng là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho GERD có triệu chứng nhẹ. Thuốc chẹn axit cạnh tranh kali [ví dụ, vonoprazan] là một liệu pháp mới nổi có sẵn ở một số quốc gia nhưng không có ở Mỹ. Thuốc kích thích [ví dụ, metoclopramide 10 mg uống 30 phút trước bữa ăn và trước khi đi ngủ] ít hiệu quả hơn nhưng có thể được thêm vào chế độ ức chế bơm proton.

Phẫu thuật chống trào ngược [thường là nong qua nội soi] được thực hiện ở những bệnh nhân bị viêm thực quản độ C và D, thoát vị hông lớn, xuất huyết, hẹp, loét, một lượng lớn trào ngược nonacid có triệu chứng, hoặc những người không thể dung nạp điều trị bằng thuốc. Chít hẹp thực quản thường được xử trí bằng cách nong qua nội soi lặp lại nhiều lần.

Thực quản Barrett có thể hoặc không thoái triển khi có điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. [Xem thêm Hướng dẫn về chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh Barrett thực quản 2016 của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ.] Bởi vì Barrett thực quản là tiền thân của ung thư biểu mô tuyến, nên theo dõi nội soi để tìm biến dạng ác tính được khuyến cáo sau mỗi 3 đến 5 năm đối với bệnh không loạn sản. Hướng dẫn năm 2016 của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ khuyến nghị việc xem xét liệu pháp cắt bỏ bằng nội soi cho những bệnh nhân mắc chứng loạn sản mức độ thấp đã có chẩn đoán xác định và không có bệnh đi kèm giới hạn tính mạng; tuy nhiên, theo dõi nội soi 12 tháng một lần là một giải pháp thay thế có thể chấp nhận được. Bệnh nhân bị thực quản Barrett và có chẩn đoán xác định loạn sản mức độ cao cần phải được xử trí bằng phương pháp cắt bỏ bằng nội soi trừ khi họ có các bệnh lý làm giảm thời gian sống. Các kỹ thuật cắt bỏ bằng nội soi điều trị thực quản Barrett bao gồm cắt bỏ niêm mạc, liệu pháp quang động, liệu pháp lạnh và cắt bỏ bằng laser.

  • Cơ vòng thực quản dưới kém và giãn thoáng qua cho phép các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản và hiếm khi vào thanh quản hoặc phổi.
  • Các biến chứng bao gồm viêm thực quản, hẹp thực quản, Barrett thực quản và ung thư biểu mô tuyến thực quản.
  • Triệu chứng chính ở người lớn là ợ nóng và ở trẻ nhỏ có nôn ói, kích thích, chán ăn và đôi khi có triệu chứng hít phải thức ăn kéo dài; ở bất cứ lứa tuổi nào, hít phải thức ăn kéo dài có thể gây ho, khàn giọng, hoặc khò khè.
  • Chẩn đoán lâm sàng; làm nội soi ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị theo kinh nghiệm và xem xét theo dõi pH nâng cao nếu nội soi bình thường ở những bệnh nhân có triệu chứng điển hình.
  • Điều trị bằng thay đổi lối sống [ví dụ: nằm đầu cao, giảm cân, tránh các chất kích thích trong chế độ ăn] và liệu pháp ức chế axit.
  • Phẫu thuật chống trào ngược có thể giúp những bệnh nhân bị viêm thực quản nặng, biến chứng của viêm thực quản, không dung nạp với điều trị bằng thuốc hoặc một lượng lớn trào ngược không axit có triệu chứng.

Sau đây là các nguồn tài nguyên bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

Bệnh trào ngược dạ dày có những triệu chứng gì?

7 dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Buồn nôn, nôn. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. ... .

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua. ... .

Đau vùng thượng vị ... .

Đắng miệng và hôi miệng. ... .

Miệng tiết ra nhiều nước bọt. ... .

Khó nuốt. ... .

Khàn giọng và ho. ... .

Điều trị bằng thuốc..

Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì?

Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao [chanh, cam, dứa...], nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate... Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Trào ngược dạ dày thì nên uống gì?

5 loại thức uống giúp bạn chống lại trào ngược dạ dày.

Trà gừng. Gừng có tác dụng làm dịu dạ dày và có thể giúp giảm sản xuất axit. ... .

Trà thảo mộc. Bị trào ngược dạ dày có được uống trà không? ... .

Sữa tách béo hoặc sữa có nguồn gốc thực vật. ... .

Nước trái cây. ... .

Nước lọc..

Trào ngược dạ dày khi nào nên đi khám?

Cơn đau ngực của trào ngược sẽ nằm ở dưới xương ức, kèm theo cảm giác nóng rát cổ họng do tác động từ a xít dạ dày. Trong khi đó, đau ngực do đau tim thì cơn đau có thể lan đến cánh tay, cổ, hàm, kèm theo chóng mặt, khó thở. Khi đó, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Chủ Đề