Bé 8 tháng cao bao nhiêu

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này, trong đó có chiều cao cân nặng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Bé 8 tháng cao bao nhiêu
Tập luyện có thể cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ

Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ em chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại, iPad hay tivi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh. Do đó, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch ở trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.

Sự phát triển chiều cao cân nặng hay thể chất ở trẻ là điều kiện cần cho sức khỏe của con nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Bên cạnh phát triển thể chất chiều cao cân nặng của trẻ, bạn cũng đừng quên bồi dưỡng đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con yêu nhé!

Bài viết này nhận được sự tư vấn chuyên khoa từ Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh - Bác sĩ Nội nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Mẹ đã biết cân nặng bé 1 tuổi bao nhiêu kg, chiều cao bao nhiêu mới chuẩn? Tốc độ phát triển của bé sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để biết cân nặng và chiều cao chuẩn của con mình là bao nhiêu, mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời cho mình, mẹ nhé!

Bảng cân nặng và chiều cao trẻ 1 tuổi theo chuẩn WHO sẽ cung cấp những thông tin tham khảo giúp mẹ biết được liệu bé cưng có đang phát triển đúng với lứa tuổi của mình không. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mỗi bé sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau. Nếu bé không gặp vấn đề về sức khoẻ và cân nặng, chiều cao vẫn tăng dần theo tỷ lệ thuận với thời gian thì bé vẫn đang phát triển bình thường.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ 12 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng và vận động

Ngược lại, nếu đã mấy tháng rồi bé vẫn không lên kg nào hoặc có vẻ thấp bé, còi cọc nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa thì đây là một dấu hiệu đáng lo ngại. Rất có thể, bé con đang gặp phải một vấn đề về sức khoẻ như tiêu hoá kém, chậm hấp thu dưỡng chất dẫn đến còi cọc, hoặc do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển của bé. Với những trường hợp như vậy, mẹ nên đưa bé đến các chuyên gia nhi khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Bảng chiều cao cân nặng trẻ 0 - 12 tháng tuổi chuẩn WHO

Tháng tuổi 

Cân nặng (kg) 

Chiều cao (cm) 

Bé trai 

Bé gái 

Bé trai 

Bé gái 

Sơ sinh 

2.9 - 3.8 

2.7 - 3.6 

48.2- 52.8 

47.7- 52.0 

1 tháng 

3.6 - 5 

3.4 - 4.5 

52.1- 52.8 

52.1- 55.8 

2 tháng 

4.3 - 6 

4.0 - 5.4 

55.5- 60.7 

54.4- 59.2 

3 tháng 

5 - 6.9 

5.3 - 6.9 

58.7- 63.7 

57.1- 59.5 

4 tháng 

5.7 - 7.6 

5.8 - 7.5 

61.0- 66.4 

59.4- 64.5 

5 tháng 

6.3 - 8.2 

6.3 - 8.1 

63.2- 68.6 

61.5- 66.7 

6 tháng 

7.3 - 8.5 

6.8 - 8.7 

65.1- 70.5 

63.3- 68.6 

7 tháng 

7.4 - 9.2 

7.1 - 9.0 

69.2 – 73.4 

67.3 – 74.2 

8 tháng 

7.7 - 9.6 

7.7 – 9.1 

70.3- 75.7 

68.7- 75.8 

9 tháng 

8.25 - 9.57 

8.2 – 9.3 

70.6 - 72.2 

70.1- 77.4 

10 tháng 

8.3 - 10.2 

8.5 – 9.6 

73.3- 80.1 

70.1- 77.4 

11 tháng 

8.4 - 10.5 

8.7 – 9.9 

74.1- 81.5 

72.8- 80.3 

12 tháng 

8.9 - 10.4 

8.9 – 10.1 

74.5- 82.9 

74.0- 81.7 

Cân nặng trẻ 1 tuổi theo chuẩn WHO

Bé 1 tuổi bao nhiêu kg là câu hỏi khiến nhiều mẹ lo lắng. Thực tế, cân nặng của trẻ trong 1 năm đầu đời thường có sự thay đổi đáng kể. Trong vòng 6 tháng đầu tiên, trung bình mỗi bé có thể tăng thêm 0,5 kg/ mỗi tháng.

Tuy nhiên, từ 6-12 tháng tuổi, cân nặng của bé có thể tăng chậm hơn một chút, mẹ đừng nên quá lo lắng. Hầu hết các bé sơ sinh tăng gấp đôi trọng lượng so với lúc mới sinh và có thể tăng gấp 3 lần khi bé đón sinh nhật đầu đời.

Theo WHO, cân nặng của bé gái 1 tuổi khoảng 8,9 kg, trong khi cân nặng của bé trai 1 tuổi có thể đạt khoảng 9,6kg.

Bé 8 tháng cao bao nhiêu

Cân nặng của trẻ trong 1 năm đầu đời thường có sự thay đổi đáng kể (Nguồn: Sưu tầm)

Chuẩn chiều cao trẻ 1 tuổi theo WHO

Giống như cân nặng bé gái 1 tuổi, chiều cao cũng thay đổi khá “ngoạn mục”. Trung bình, bé có thể tăng 2,5cm mỗi tháng trong suốt 6 tháng đầu đời và tiếp tục tăng 1,5 cm/ tháng trong giai đoạn từ 6-12 tháng.

Trong những năm tiếp theo, mức độ tăng trưởng của bé sẽ có xu hướng chậm lại một chút. Chiều dài trung bình của một bé trai lúc 6 tháng tuổi sẽ khoảng 67,6 cm và một bé gái khoảng 65,7cm. Khi được 1 tuổi, bé trai có thể cao khoảng 75,7cm và bé gái cao trung bình 74cm.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết thêm:

Theo WHO, trẻ 12 tháng có cân nặng bình thường từ 7.9-10.1kg (nữ), 8.6-10.8kg (nam), có chiều cao bình thường từ 71.4-76.6cm (nữ), 73.4-78.1cm (nam). Đây là chỉ số tham khảo, điều quan trọng nhất là trẻ có sự phát triển tăng dần về chiều cao và cân nặng theo tuổi và đạt chỉ số trong mức bình thường. Mỗi trẻ có sự phát triển riêng không giống nhau nên không cần so sánh các trẻ với nhau mà chỉ cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của riêng trẻ, mẹ nhé!

>>> Tham khảo thêm: Bảng chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ

Lưu ý khi đo cân nặng, chiều cao ở trẻ 1 tuổi

Đo cân nặng cho trẻ 1 tuổi

Các mẹ nên đo cân nặng định kỳ cho bé mỗi tháng 1 lần để theo dõi quá trình phát triển của con. Để đo cân nặng của bé yêu, mẹ cần chuẩn bị một cái cân đảm bảo độ chính xác và độ nhạy như cân điện tử, cân treo, cân đòn,...

Cách đo cân nặng cho bé 1 tuổi:

  • Đặt cân ở mặt phẳng, chỉnh kim cân về vạch số 0.
  • Hãy kiểm tra độ chính xác của cân bằng cách cân với một vật đã biết trước trọng lượng.
  • Cho bé nằm ngửa lên mặt cân.
  • Ghi chép số cân theo kg với 1 số thập phân.
  • Những điều các mẹ cần lưu ý trong quá trình đo để xác định số cân nặng của bé chính xác hơn:

  • Mẹ nên đo lúc bé đang đói hoặc là lúc bé đã đi tiểu và theo dõi ở bảng cân chuẩn của trẻ.
  • Mẹ không nên cho bé mặc quần áo dày, không mang giày dép, mũ nón hay các vật nặng khác trên người bé.
  • Mẹ hãy lấy kết quả đo trừ đi khối lượng quần áo và tã của bé (khoảng 200 - 400 gram).
  • Khi còn sơ sinh, bé trai thường có số cân nặng nhỉnh hơn một chút so với bé gái, nên các mẹ không cần lo lắng đâu nhé!
  • Bé 8 tháng cao bao nhiêu

    Đo cân nặng cho bé 1 tuổi, mẹ cần chuẩn bị một cái cân có độ chính xác cao (Nguồn: Sưu tầm)

    Đo chiều cao cho trẻ 1 tuổi

    Cũng giống như cân nặng, chiều cao cũng là một yếu tố quan trọng để theo dõi sự phát triển của bé.

    Cách đo chiều cao cho trẻ 1 tuổi:

  • Sử dụng thước có vạch chia tối thiểu 0.1cm.
  • Cho trẻ nằm ngửa, dọc với thước đo.
  • Giữ đầu bé nhìn thẳng.
  • Kéo thẳng đầu gối của bé.
  • Ghi chép lại kết quả đo theo cm với 1 số thập phân.
  • Những điều các mẹ cần lưu ý trong quá trình đo để xác định chính xác chiều cao của bé:

  • Mẹ hãy bỏ mũ, giày của bé ra ngoài, tiến hành đo và theo dõi ở bảng cân chuẩn của trẻ sơ sinh.
  • Mẹ nên đo chiều cao cho con vào buổi sáng là tốt nhất.
  • Chiều cao của bé trai cũng có phần nhỉnh hơn so với bé gái, nên các mẹ cũng đừng lo lắng nhé!
  • Bé 8 tháng cao bao nhiêu

    Đo chiều cao cho trẻ 1 tuổi để theo dõi sự phát triển của bé (Nguồn: Sưu tầm)

    Hướng dẫn mẹ đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số chiều cao cận nặng

    Z-core là chỉ số đánh giá dinh dưỡng ở trẻ được đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Dựa vào chỉ số này các mẹ có thể đánh giá được tình trạng phát triển và hấp thu dinh dưỡng của con.

    Công thức xác định Z-core như sau:

    Z-core = (Kết quả đo được - số trung bình của quần thể chuẩn)/ Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

    Tuy nhiên, để đơn giản hóa việc này, Huggies sẽ cung cấp cho các mẹ bảng tra chỉ số Z-core. Các mẹ chỉ cần so sánh kết quả đo chiều cao, cân nặng của bé thông qua bảng này là đã đánh giá được tình trạng phát triển của con.

    Các mẹ sẽ tra cứu chỉ số Z-core từ bảng trên và so sánh với bảng dưới đây để nhận định kết quả:

    Z-Core 

    Các chỉ số tăng trưởng 

    Chiều dài/tuổi 

    Cân nặng/tuổi 

    Cân nặng/chiều cao 

    BMI/tuổi 

    >3 

    Xem chú ý 1 

    Chú ý 2 

    Béo phì 

    Béo phì 

    >2 

    Bình thường 

    Thừa cân  

    Thừa cân  

    >1 

    Bình thường 

    Có nguy cơ thừa cân 

    Có nguy cơ thừa cân 

    Bình thường 

    Bình thường 

    Bình thường 

    Bình thường 

    <-1 

    Bình thường 

    Bình thường 

    Bình thường 

    Bình thường 

    <-2 

    Thấp còi (xem chú ý 3) 

    Thiếu cân 

    Gầy còm 

    Gầy còm 

    <-3 

    Thấp còi nặng (xem chú ý 3) 

    Thiếu cân nặng 

    Gầy còm nặng 

    Gầy còm nặng 

    Chú thích bảng:

  • Chú ý 1: Mẹ lưu ý bé có chiều cao trong khoảng này là rất cao. Việc phát triển chiều cao quá mức có thể là biểu hiện của rối loạn nội tiết. Vì vậy, mẹ hãy cho con đi khám để kiểm tra.
  • Chú ý 2: Bé có chỉ số cân nặng/tuổi thấp nằm ở mức này có thể là biểu hiện của sự lệch lạc tăng trưởng. Tuy nhiên, biểu hiện này sẽ được đánh giá kĩ hơn từ chỉ số cân nặng/chiều cao hoặc BMI/tuổi.
  • Chú ý 3: Chỉ số chiều cao/tuổi thấp biểu hiện cho tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc bé bị suy dinh dưỡng trong quá khứ.
  • Mách mẹ cách tính chỉ số BMI cho trẻ 1 tuổi dựa vào chiều cao cân nặng

    Các mẹ có thể dựa vào kết quả đo chiều cao, cân nặng để tính chỉ số BMI nhằm giúp đánh giá tình trạng phát triển và hấp thu dinh dưỡng của bé. BMI viết tắt cho cụm từ Body Mass Index là chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng cơ thể. Đây là phương pháp tầm soát vấn đề sức khỏe không tốn kém và dễ thực hiện.

    Cụ thể, chỉ số BMI được tính theo công thức sau:

    BMI = Cân nặng (kg)/ ((chiều cao(m) * chiều cao (m))

    Bé 8 tháng cao bao nhiêu

    Biểu đồ chỉ số BMI thể hiện dưới dạng % (Nguồn: Sưu tầm)

    Chỉ số BMI được biểu hiện dưới dạng phần trăm như biểu đồ trên, kết quả nhận định như sau:

  • Chỉ số BMI < 5%: Thiếu cân, bé có nguy cơ suy dinh dưỡng.
  • Chỉ số BMI từ 5% - 85%: Bé phát triển bình thường, cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt.
  • Chỉ số BMI từ 85% - 95%: Bé thừa cân, có nguy cơ béo phì.
  • Chỉ số BMI > 95%: Bé bị béo phì.
  • Dựa vào kết quả đo chiều cao của cân nặng của bé con, các mẹ có thể theo dõi tình trạng phát triển và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Từ đó kịp thời can thiệp nếu bé có dấu hiệu phát triển không bình thường. Một chế độ chăm sóc tốt, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho sự phát triển toàn diện của bé. Như vậy, mẹ sẽ không phải lo lắng bé 12 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn nữa phải không nào!

    Bổ sung thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

    Ở thời điểm này, nguồn thức ăn chính của bé vẫn là sữa. Tùy theo từng bé, lượng sữa và nước mỗi ngày bé cần nạp vào cơ thể cho mỗi kilogam cân nặng trung bình khoảng 100 – 150ml.

    Ngoài ra, bé cũng có thể ăn dặm những món ăn như súp, cháo hoặc những món được xay nhuyễn, hầm nhừ. So với thời điểm bé tập ăn dặm, mẹ có thể nấu cháo đặc hơn một chút. Nếu mẹ thấy bé có thể ăn được cơm nhão, mẹ có thể cho bé ăn để tập cho bé biết động tác nhai.

    Bên cạnh đó, hằng ngày mẹ nên bổ sung thêm trái cây, rau quả, tôm, thịt gà luộc cho bé. Lưu ý, những món ăn của bé mẹ nhớ đừng làm quá cứng vì bé chỉ đang trong thời gian bắt đầu tập nhai.

    Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng khá quan trọng đối với bé 1 tuổi. Để tránh việc bé bị ngán và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ba mẹ nên lên kế hoạch và đa dạng thức ăn cho bữa ăn của bé.

    >>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé ngon và bổ dưỡng

    Thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng như sau:

  • Bú mẹ: 3-4 cữ.
  • Ăn thức ăn dặm: 3 bữa.
  • Sữa công thức, nui, mì, phở, trái cây,... dành cho các bữa phụ.
  • Đối với các bữa ăn dặm, các mẹ nên lưu ý về các nhóm thực phẩm cần có trong món ăn như sau:

  • Tinh bột, đường: cơm nhão, ngũ cốc, cháo.
  • Đạm: thịt, cá, trứng.
  • Chất béo: 1 muỗng cà phê dầu thực vật.
  • Chất xơ: rau luộc, cà rốt, khoai tây, củ dền, bí đỏ.
  • >>> Tham khảo thêm: Những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé

    Bé 8 tháng cao bao nhiêu

    Nguồn thức ăn chính của bé 1 tuổi vẫn là sữa (Nguồn: Sưu tầm)

    Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của trẻ

    Di truyền: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất cũng như các cơ quan khác của trẻ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền từ bố và mẹ chỉ ảnh hưởng tầm 23% đến sự phát triển toàn diện của bé.

    Chế độ dinh dưỡng: Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời.

    Môi trường sống: Khí hậu ô nhiễm, ít được tổng hợp vitamin D từ nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé.

    Bệnh lý mãn tính: Trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh.

    Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ: Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé cũng xuất phát từ mặt "sức khỏe tinh thần". Những bé được ba mẹ gần gũi chăm sóc sẽ phát triển đúng chuẩn và khỏe mạnh hơn.

    Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Trong thời gian thai kỳ, nếu mẹ bầu bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết như: sắt, axit folic, canxi, DHA,... thì con sẽ phát triển tốt cả về sức khỏe tinh thần, lẫn trí tuệ và kỹ năng vận động.

    Vận động thể chất: Với trẻ dưới 1 tuổi, các hoạt động thể chất sẽ không nhiều. Nhưng đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chiều cao - cân nặng của bé không thể không kể đến.

    Chất lượng giấc ngủ: Trong quá trình bé ngủ sâu, các hormones phát triển cơ xương vẫn tiếp tục làm việc năng nổ, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời, giúp bé đạt chiều cao lý tưởng.

    Bí kíp chăm sóc bé 1 tuổi phát triển chiều cao, cân nặng tối ưu

    Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên, theo tổ chức WHO, 12 tháng đầu đời là giai đoạn “vàng” quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của bé trong tương lai.

    Để giúp phát triển chiều cao và cân nặng trẻ 1 tuổi, mẹ nên bảo đảm bữa ăn hàng ngày của bé đủ các nhóm vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. bên cạnh sữa, các bé 1 tuổi cần bổ sung thêm các thức ăn dạng rắn để cung cấp đủ nguồn năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.

    Dù chế độ dinh dưỡng là một trong những điều cần quan tâm nhất khi chăm sóc bé 1 tuổi, mẹ cũng không nên quá áp lực đâu nhé! Thay vì bắt ép bé ăn nhiều hơn, mẹ có thể khơi gợi sự hứng thú ăn uống của bé bằng cách cho con thử nhiều loại thức ăn mới lạ và dạy bé cách tận hưởng bữa ăn một cách thú vị hơn.

    Ngoài ra, giấc ngủ cũng ảnh hưởng lớn đến chiều cao và cân nặng của bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy một giấc ngủ ngon sẽ giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. Sự thoải mái là một trong những yếu tố giúp bé ngon giấc.

    >>> Tham khảo thêm:

    Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon

    Trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?

    Mẹ nên lưu ý một số điều sau khi chăm sóc bé:

  • Không nên cho bé ăn quá no, hoặc quá đói trước khi đi ngủ.
  • Các bé 1 tuổi sẽ ngủ ngon hơn nếu được massage nhẹ nhàng 15 phút trước khi đi ngủ.
  • Cảm giác ẩm ướt khi mặc tã ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Để làn da bé luôn khô thoáng, thoải mái, mẹ nên chọn tã có khả năng thấm hút tốt và luôn thoáng khí. Vừa ngăn hầm bí khó chịu, vừa giúp bé con thoải mái và ngon giấc hơn.
  • Không cao và nặng cân như các bé trai, các bé gái trong năm đầu đời thường có vẻ “mi nhon” hơn hẳn. Điều này là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo đâu nhé!

    Hơn nữa, ngoài yếu tố cân nặng và chiều cao trẻ 1 tuổi, mẹ cũng nên quan tâm đến các kỹ năng bé sẽ phát triển trong giai đoạn này, chẳng hạn như kỹ năng vận động tinh, kỹ năng vận động thô, phát triển trí não…

    >> Xem thêm:

  • Chiều cao cân nặng trẻ 2 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
  • Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
  • Chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
  • Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
  • Như vậy, bài viết trên đây của Huggies đã giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi trẻ 1 tuổi bao nhiêu kg là tốt nhất. Để theo dõi sự phát triển của bé, mẹ có thể tham khảo những thông tin về sự phát triển của bé cũng như cách chăm sóc bé trong từng giai đoạn tại chuyên mục Chăm sóc bé tại Huggies nhé!