Bao nhiêu tiền 1 khối nước sạch năm 2024

Hiện nay, giá nước sinh hoạt được áp dụng dựa theo khung giá nước sạch tối thiểu và tối đa được quy định tại Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC, chi tiết đó là:

Bảng khung giá nước sinh hoạt mới nhất

Lưu ý: khung giá nước sinh hoạt nêu trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Đồng thời, giá nước sinh hoạt tại các khu vực tương ứng sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết áp dụng cho địa phương nhưng không được vượt quá mức giá tối đa mà Bộ Tài chính đã ban hành.

Hiện nay giá nước sinh hoạt là bao nhiêu tiền 1 khối? [Hình từ Internet]

Cung cấp nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm b khoản 3, điểm e khoản 6 Điều 44 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Không bảo đảm áp lực nước tối thiểu của các họng cứu hỏa theo tính toán của mạng lưới đường ống;
b] Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a] Buộc báo cáo theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b] Buộc thiết kế, xây lắp, bảo trì, sử dụng và kiểm tra các thiết bị của khách hàng sử dụng nước đấu nối vào mạng lưới cấp nước của đơn vị cấp nước phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c] Buộc đảm bảo chất lượng dịch vụ tại điểm đấu nối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
d] Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
đ] Buộc bảo đảm áp lực nước tối thiểu của các họng cứu hỏa theo tính toán của mạng lưới đường ống với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
e] Buộc cung cấp nước sạch bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
g] Buộc thực hiện các biện pháp cấp nước tạm thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân ở khu vực bị ảnh hưởng theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
h] Buộc lắp đặt hệ thống các trụ cứu hỏa theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
i] Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của hệ thống cung cấp nước sạch với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
k] Buộc xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển nhượng quyền kinh doanh dịch vụ cấp nước theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Như vậy, tổ chức có hành vi cung cấp nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng cho người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Trường hợp cá nhân vi phạm thì sẽ chịu mức phạt bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức cho cùng một hành vi vi phạm, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Tức là, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về mức phí như sau:

Mức phí
1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.
...

Theo đó, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 khối nước sạch và chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí cho phù hợp.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 53/2020/NĐ-CP số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

Số phí phải nộp [đồng] = Số lượng nước sạch sử dụng [m3] x Giá bán nước sạch [đồng/m3] x Mức thu phí

Trong đó:

- Số lượng nước sạch sử dụng: được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí.

Trường hợp tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

- Giá bán nước sạch: chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.

1 khối nước là bao nhiêu tiền?

2. Giá nước sinh hoạt là bao nhiêu tiền 1 khối?.

Tiền nước bao nhiêu 1 khối 2024?

Quy định giá nước sạch sinh hoạt mới nhất năm 2024 Với định mức 4m3/người/tháng, đơn giá nước sẽ tăng từ 6.300 đồng thành 6.700 đồng/m3. Với định mức 4m3 - 6m3/người/tháng, đơn giá nước sẽ tăng từ 12.100 đồng thành 12.900 đồng/m3.

Bao nhiêu tiền một khối nước ở Hà Nội?

TPO - Hà Nội chính thức phê duyệt giá bán lẻ nước sinh hoạt. Theo đó từ 1/7/2023, giá bán nước đối với hộ dân sử dụng trên 30m3/tháng là 24.000 đồng/m3; từ ngày 1/1/2024, giá bán mức này lên 27.000 đồng/m3.

Trung bình 1 người xài bao nhiêu khối nước 1 tháng ở trọ?

Vậy tổng một tháng ở trọ hết bao nhiêu khối nước = 30 + 100 + 150 + 20 = 400 lít nước . 400 x 30 = 12 000 lít tức là 12 m3 nước . Tuy nhiên việc tắm - giặt của nhiều người khác nhau nên chúng thường theo khảo sát tại nhiều khu trọ thì trung bình 1 người chỉ đi làm từ sáng tới tối thì sử dụng ở mức 6 -8m3 nước 1 tháng .

Chủ Đề