Bàn là con gà 12 lỗ giá bao nhiêu năm 2024

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MÁY VŨ THANH

Mã Số Thuế: 03146066225

Địa Chỉ: 01 Trường Chinh, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12 TP.HCM [dưới chân cầu Tham Lương]

Điện thoại: 0908540039- 0868410079

Email: vuthanh188@yahoo.com

Xem sơ đồ đến công ty chúng tôi:

Hoặc có thể gửi liên hệ với chúng tôi bằng form sau:

Họ tên

Địa chỉ email

Địa chỉ

Điện thoại

Nội dung

Code

Bí mật về chiếc bàn là con gà có giá hàng tỷ đồng được nhiều người tìm mua đến nay vẫn khiến nhiều người không khỏi thắc mắc.

Trên thị trường, việc sưu tầm, thu mua bàn là con gà vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều năm trước đây, không ít thương lái, dân sưu tầm cũng lùng sục tìm mua món đồ này. Mức giá cho những chiếc bàn là cổ lỗ sĩ này từ hàng trăm triệu cho đến cả tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.

Dân mua bán đồ cổ cũng kháo nhau cách phân biệt khóa hình con gà có đúng là đồng lạnh hay không bằng cách đun sôi nước [tỷ lệ 200 ml nước/1g đồng]. Nước đang sôi thả con gà vào sẽ tắt sôi và đun tiếp trong 30 phút, nước sôi lại và có thể thò tay vào lấy con gà ra.

Ngoài ra, nếu chiếc khóa hình con gà trên bàn là không là đồng lạnh mà là đồng đổi màu thì giá trị của chúng chỉ vào khoảng 2-4 tỷ đồng, tùy vào thời gian đổi màu về bình thường của đồng.

Chiếc bàn là cổ được cho là có con gà bằng đồng lạnh được nhiều người tìm mua

Đồng lạnh thường có trong các đồ cổ, đồ thờ cúng, con gà ở trên các bàn là than ngày xưa nên không khó hiểu nhiều người sưu tầm đăng tin, lùng sục tìm mua chiếc bàn là xưa cũ này. Chưa rõ dân thu mua, người sưu tầm tìm đồng lạnh để làm gì, song mức giá cho mỗi kg đồng không hề rẻ, khoảng 5 tỷ đồng. Bản thân người bán cũng tò mò và không rõ cách phân biệt đồng lạnh trong món đồ mà mình sở hữu.

Theo những người có kinh nghiệm đúc đồng cho biết, bàn là cổ hiện giờ trên thị trường rất nhiều, tuy nhiên chỉ duy nhất loại bàn là được Pháp sản xuất đưa vào Việt Nam lần đầu tiên có 12 lỗ, trọng lượng trên 3kg và khối lượng con gà khoảng 2 lạng là được làm bằng đồng lạnh. Còn lại một loại là 2,5kg có 9 lỗ và loại 1,3kg có 8 lỗ bên hông đều được sản xuất sau và không đúng yêu cầu.

Khi được hỏi về công dụng và đầu ra của sản phẩm có giá tiền tỷ này thì hầu hết nhiều cả hàng và người chơi đồ cổ đều lơ mơ và không biết chính xác công dụng là gì. Nhiều người cho rằng đồng lạnh có giá đắt như vậy vì đó là vật liệu tích nhiệt rất thấp nên được dùng để tản nhiệt trong Hàng không vũ trụ và để chế tạo một số vi mạch phi thuyền, vỏ vi thuyền để chống ma sát.

Theo một công ty chuyên đăng tin và đứng ra mua mặt hàng này cho biết, trên thực tế, người mua cuối cùng những món đồ giá trị cao như "đồng lạnh" là 1 tổ chức nước ngoài chứ bình thường người dân chẳng ai mua làm gì những thứ đó.

Chính vì lẽ đó nên sau khi một loạt "cò" đi săn lùng, thử hàng thì bước cuối cùng là giá thành của sản phẩm là bao nhiêu mới được định đoạt. Còn các tin rao có thể là từ 500 triệu đồng đến hàng trăm tỷ đồng cũng chỉ là ảo và không chắc chắn.

Trước đó, những vụ mua bán đồng lạnh, đồng đổi màu cũng từng xảy ra không ít rủi ro, lừa đảo. Thiết nghĩ, người mua cũng không nên quá tin vào các tin rao cả tỷ đồng không có gì chắc chắn đó.

Bàn ủi con gà xuất xứ sản xuất ở Pháp cách đây hơn 200 năm. Vào khoảng năm 1930, chiếc bàn ủi con gà được lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là chiếc đúc bằng kim loại tại Huế có hình tượng và kiểu dáng giống nguyên mẫu ở Pháp.

Gọi là bàn ủi con gà vì ở trên đầu nắp bàn ủi của nó có gắn hình con gà để làm chốt khóa mở ra hoặc đóng lại. Đặc biệt “con gà” này chế tạo bằng loại đồng lạnh để không hấp nhiệt từ than nóng ở bên trong, để khi cầm vào đầu con gà để mở hoặc đóng nắp, người dùng sẽ không bị bỏng tay.

Cô Võ Thị Út, ngụ ở xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, khi được hỏi về chiếc bàn ủi con gà cô vẫn nhớ như in chiếc bàn ủi với bao ký ức ùa về. Cô Út huyên thuyên kể về chiếc bàn ủi con gà ngày xưa: "Bàn ủi đó so với bàn ủi điện bây giờ thì nó nặng hơn. Bàn ủi điện mình gắn điện chút xíu là ủi được liền. Còn ngày xưa bàn ủi con gà phải đốt than rồi để vô cho nó nóng.

Than bằng miển dùa hay than nào có chắc đó. Có than nó cháy hết khòi rồi mình mới để vô bàn ủi con gà. Để vô bàn ủi mình phải đợi cho nó nóng. Rồi sau đó thử vô cái mền hay miếng lá chuối cho độ nóng nó bớt nóng rồi sau đó mới chà lại vô mền rồi mới thử vô đồ".

Bàn ủi con gà sử dụng nhiệt từ than nóng đỏ được bỏ vào phía bên trong, nếu trong quá trình ủi bớt nóng thì mở nắp và tiếp tục bỏ than vào, và chốt hình con gà trước mũi bàn ủi là dùng để mở và đóng mỗi khi muốn bỏ than vào, lấy than ra.

Vì vậy, chỉ cần ai đó vội vàng quên gài khóa con gà cẩn thận thì khi đưa lên ủi, than sẽ rớt ra ngoài làm hư đồ hoặc phỏng than. Bàn ủi con gà ngày xưa được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gang hay sắt.

Đến thập niên 1980, bàn ủi con gà đã được sản xuất tại Việt Nam, làm bằng gang rồi xi bên ngoài lớp sơn màu đồng nên bàn ủi nhẹ và độ tinh xảo không bằng bàn ủi của Pháp hồi xưa. Trên đầu bàn ủi, con gà được thiết kế đa dạng và sinh động hơn.

Cô Lê Thị Hoa ở huyện Mỏ Cày Nam chia sẻ: "Hồi đó bàn ủi con gà cũng có gà trống, gà mái nữa. Bàn ủi làm con gà trống cao mà ốm. Còn gà mái thì mập và lùn. Gà trống cao có mồng dồ àn. Còn gà mai thì như nằm ấp trứng vậy đó. Thấy cũng đẹp đó!".

Bây giờ, bàn ủi con gà đã trở thành "cổ vật" để trưng bày và chỉ còn trong ký ức về đồ dùng một thời của nhiều người. Các loại bàn ủi con gà được giới sưu tầm truy lùng với giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến hàng tỷ đồng, giá cả tùy thuộc vào độ hiếm, sự nguyên bản, năm sản xuất và chất liệu của bàn ủi.

Cô Võ Thị Út vẫn còn giữ lại chiếc bàn ủi con gà bằng đồng của năm nào như giữ một món kỷ vật của gia đình: "Có nhiều người hỏi lắm, không phải mấy người mua ve chai đâu mà là mấy người mua đồ cổ của ngày xưa đó. Nhưng mà hỏi thì cô Út không bán cô Út để làm kỷ niệm. Ba mẹ cô Út ngày xưa sắm rồi để lại cũng như kỉ niệm ngày xưa tời giờ. Mình bán thì bao nhiêu cũng xài hết mà mình giữ lại để làm kỉ niệm coi hoài luôn".

Nhiều người có thú vui sưu tầm bàn ủi con gà.

Hầu hết những chiếc bàn ủi được rao bán trên thị trường với giá vài trăm ngàn đồng chỉ là bằng đồng thường chứ không phải là đồng lạnh nguyên chất.

Nếu như là bàn ủi bằng đồng lạnh sẽ có giá hàng chục, hàng trăm và thậm chí lên đến hàng tỷ đồng một chiếc. Những chiếc bàn ủi bằng sắt thì có giá trị rẻ hơn nhiều so với bằng đồng lạnh.

Hiện nay, chúng được rao bán trên thị trường với giá khoảng 380.000 đến 900.000 đồng tùy thuộc vào độ mới của bàn ủi.

Bàn ủi quý hiếm và có giá trị cao nhất được xem là loại bàn ủi nguyên bản của Pháp sản xuất năm 1914, được gọi là bàn ủi 1914. Phía dưới nắp trên của bàn ủi này được khắc chữ Made in France, 1914.

Cô Lê Thị Hoa, một người con Bến Tre cho biết, thời xưa cô từng là thợ may nên chiếc bàn ủi con gà đã gắn bó với cô như một người bạn không thể tách rời: "Hồi đó là thợ may có sắm được cái bàn ủi con gà bằng gang, nó bầu bầu. Lúc đó, mua bàn ủi cũng mắc lắm về ủi mà ủi riết rồi nó lủng không xài được nữa nên bán lại cho ve chai.

Họ mua cái này họ nói là bà bán cho con cái này là bà có thể mua lại được 5 cái bàn ủi khác thời bây giờ. Mà cái bàn ủi con gà hồi đó là ủi không bị văng than, chứ bàn ủi sau này là ủi bị văng than không khéo là nó bị cháy đồ".

Hồi đó không phải nhà ai cũng có bàn ủi, mà thường chỉ những nhà khá giả và nhà nào có con gái ngày nào cũng mặc áo dài đi học thì mới sắm một bàn ủi con gà để trong nhà. Nên mỗi bận Tết đến hoặc trúng ngày lễ cưới hỏi, nhà nào không có phải đi đến nhà khác để mượn.

Vì vậy nên mỗi lần như vậy cái bàn ủi con gà được chuyền tay từ nhà này sang nhà khác, là hình ảnh của không khí ấm áp tươi vui của lễ hội và tình làng nghĩa xóm cũng thêm gắn kết.

Cô Lê Thị Hoa chia sẻ, chiếc bàn ủi con gà đã gắn bó một thời thanh xuân của cô, thế nên mỗi lần nhắc đến chiếc bàn ủi cô lại nhớ đến những ngày xa xưa: "Giờ già rồi, nhắc lại bàn ủi con gà là nhớ tới thời xuân xanh thời mà còn may vá. Sau này có chồng có con không theo nghề nữa. Giờ nhắc lại bàn ủi con gà là nhớ nghề lắm, nhớ thời còn trẻ. Bây giờ người ta ủi điện không chứ đâu có bàn ủi con gà nữa".

Hình ảnh chú gà trống ngẩng đầu như cất tiếng gáy, than củi đỏ rực bên trong được đẩy tới lui làm bóng mượt tạo li thẳng thớm cho những chiếc quần, chiếc áo quá đỗi thân quen. Khói than nghi ngút và tiếng kêu lốc cốc của chiếc bàn ủi gợi cho ta nhớ lại một thời nghèo khó của đất nước.

Ngày nay, khi lưới điện phủ khắp nơi và bàn ủi điện trở nên phổ biến thì chiếc bàn ủi con gà cũng dần đi vào quá khứ. Thế nhưng, ký ức về chiếc bàn ủi con gà vẫn được lưu giữ vẹn nguyên với nhiều người cũng những kỉ niệm khó quên đi cùng năm tháng mà khi nhắc lại đều không khỏi bồi hồi.

Chủ Đề