A full range of là gì

Loa full range hay còn gọi là loa toàn dải là loại loa được thiết kế đặc biệt chỉ có một loa trong thùng loa. Nó có nhiệm vụ phát ra cả 3 âm cao, trung và trầm. Nó không sử dụng bộ phân tần như loa nhiều dải. Đặc biệt hơn nó hoàn toàn không lệ thuộc vào chất lượng phân tần do đó bạn sẽ cảm nhận được âm rất truyền cảm ở giọng hát, âm hình chính xác.

Ngày nay loa toàn dải đã được sử dụng phổ biến ở các dàn âm thanh, nhưng không phải ai cũng biết vì sao gọi chúng là loa toàn dải và chúng có những ưu nhược điểm gì. Để mọi người giải đáp những thắc mắc đó bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ những thông tin hữu ích về loa toàn dải, sẽ giúp bạn có sự hiểu biết hơn về dòng loa này.

Đặc điểm của loa full range hay loa toàn dải

Loa toàn dải là dòng loa chỉ có một loa trong một thùng, nhưng nó đảm nhiệm vai trò phát ra cả ba âm thấp, cao và âm trung. Bình thường trong một dàn âm thanh karaoke thì mỗi một loa sẽ đảm nhiệm một âm khác nhau, chúng không sử dụng bộ phân tần như loa toàn dải. Loa toàn dải không sử dụng bộ phân tần như loa nhiều dải vì thế âm phát ra không phụ thuộc vào chất lượng phân tầng.

Ưu, nhược điểm của loa full range hay loa toàn dải

Vậy loa toàn dải có những ưu và nhược điểm như thế nào, dưới đây là những ưu và nhược điểm mà chúng tôi đã liệt kê được sẽ là là thông tin để bạn tham khảo nếu có ý định mua một chiếc loa toàn dải để sử dụng.

Tạo âm thanh nổi tốt: Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của loa toàn dải, có được ưu điểm này dựa vào nguyên lí hoạt động của chúng. Chúng dựa vào màng giấy phát ra âm thanh mà không dùng các linh kiện LCK như dòng loa khác cho nên tính đồng phase của các dải tần này là tuyệt đối. Vì thế mà đạt được cảm giác nổi tốt nhất, nếu bạn set-up loa tốt trong một phòng nghe có hệ thống tiêu tán âm phù hợp thì tăng cảm giác âm nổi hơn mà nhiều lúc không thấy thấy loa nữa.

Độ nhạy cao : Do màng loa được làm băng giấy thường nhẹ và không sự dụng các linh kiện LCR có độ phân tần sẽ giúp tín hiệu không bị suy giảm.

Âm thanh liền mạch: Bởi các dải tần trong loa toàn dải có sự kết nối liền mạch, vì thế khi nghe âm thanh sẽ không có cảm giác rời rạc như nhiều hệ thống loa khác.

Trung tâm loa toàn dải rất đặc biệt : Người nghe luôn có cảm giác độ mở không gian lớn hơn các dòng loa cột thông thường, nếu bạn kết hợp với ván hở tốt thì sẽ giúp cho âm thanh phát ra tốt nhất. Vì thế nếu cho loa toàn dỉa vào thùng hay thùng kèn, reflex thì âm thanh sẽ hơi nặng và vang vang bật lại.

Rất dễ phối hợp với ampli đèn : Sự kết hợp này sẽ giúp người nghe vừa thưởng thức được âm nhạc cùng với chất âm tinh tế của các dòng đèn.

Bên cạnh những ưu điểm thì loa toàn dải cũng có một vài nhược điểm như sau :

Dải tần của loa hẹp : Bởi thế loa toàn dải phù hợp với các dòng nhạc nhẹ và các giọng hát tốt, nếu bạn sử dụng loa toàn dải để nghe dòng nhạc mạnh mẽ hay cổ điển hùng tráng âm thanh phát ra sẽ méo méo không tròn.

Hay xuất hiện tình trạng méo biên độ : Tần số trên loa toàn dải trên một dải tần khá trầm trọng vì chung một nón. Nếu người dùng muốn sửa méo thì cần lắp thên LCR nhưng nếu làm thế sẽ làm giảm độ nhạy của loa.

Một nhược điểm của loa toàn dải là rất kén Ampli : Sẽ rất khó trong quá trình chọn Ampli để có công suất cũng như tiếng hay nhất.

Cách nhận biết loa toàn dải bằng mắt thường

Loa có duy nhất 1 thùng loa.

Có 1 phễu nhỏ ở giữa hoặc có hình nón úp vào bên trong hoặc hình tròn úp.

Trên củ loa có chữ Full range

Trên đây là một vài thông tin về loa toàn dải, chúng tôi hi vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về loa toàn dải đồng thời sẽ giúp ích cho những người có ý định mua loa để sử dụng.

Video liên quan

Chủ Đề